học thực tế hơn những phỏng đoán mơ hồ. Tuy nhiên, việc tìm ra phương pháp đánh giá hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều khía cạnh khác nhau về quy mô chiến dịch, số lượng các kênh sử dụng.
Tính chất nổi bật của truyền thông xã hội là việc người dùng Internet tự tạo ra các nội dung (bao gồm cả video và hình ảnh), kết nối với các cá nhân khác trong cộng đồng mạng và chia sẻ những điều đó. Khi một cư dân mạng được chia sẻ những nội dung đó, nếu thích họ lại tiếp tục chia sẻ cho những người bạn khác. Và điều này sẽ tạo ra một sức lan truyền vô cùng lớn. Nó tương tự marketing truyền miệng trong truyền thông truyền thống.
1.5.1 KPIs truyền thông xã hội để tiếp cận
Có bao nhiêu người có thể xem bài đăng của bạn trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội?
Dưới đây là các chỉ số được dùng để đánh giá KPIs truyền thông xã hội để tiếp cận
Bảng 1.1: Các KPIs truyền thông truyền thông xã hội để tiếp cận
Cách theo dõi | |
Số lần hiển thị (Impression) | - Xác định số lần hiển thị cho một bài đăng nhất định, trên một nền tảng nhất định - Xác định khoảng thời gian báo cáo để đánh giá, chẳng hạn như một tuần, tháng, quý - So sánh với các giai đoạn trước để xem xu hướng |
Tỷ lệ tăng trưởng (Growth Rate Percentage) | - Xác định số lượng người theo dõi mới trong tháng - Tỷ lệ tăng trưởng = (Số người theo dõi mới/ số người theo dõi) * 100 - So sánh với các giai đoạn trước để xem xu hướng |
Phạm vi tiếp cận bài đăng (Post Reach Percentage) | - Xác định một bài đăng để đánh giá - Xác định có bao nhiêu người đã xem bài đăng - Phạm vi tiếp cận bài đăng = (Số người đã xem bài đăng/ số người theo dõi) * 100 - So sánh với các bài đăng khác |
Đề cập thương hiệu (SSOV- Social share of voice) | - Xác định kỳ báo cáo - Đánh giá mọi đề cập đến thương hiệu, trực tiếp và gián tiếp trong khoảng thời gian đó - Làm tương tự với đối thủ cạnh tranh - SSOV = (Số đề cập của bạn/ Tổng số lượng đề cập của bạn và đối thủ) * 100 - So sánh với đối thủ |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Marketing Truyền Thông Xã Hội
- Khó Khăn Trong Việc Kiểm Soát Thông Tin Và Đánh Giá Hiệu Quả
- Website Tổng Hợp Thông Tin Từ Mạng Xã Hội (Social Network Aggregators)
- Phân Tích Hoạt Động Marketing Truyền Thông Xã Hội Qua Facebook Của Hệ Thống
- Ảnh Hưởng Của Covid-19 Đến Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Công Ty
- Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Marketing Truyền Thông Xã Hội Của Hues Thông Qua Hệ Thống Kpis
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(Nguồn: hootsuite.com)
1.5.2 KPIs truyền thông xã hội để tương tác
Đánh giá mức độ tương tác của mọi người với bài đăng của bạn
Bảng 1.2: Các KPIs truyền thông xã hội để tương tác
Cách theo dõi | |
Tỷ lệ tán thưởng (Applause Rate Percentage) | - Xác định kỳ báo cáo - Xác định một bài đăng để đánh giá - Xác định lượt thích bài đăng - Tỷ lệ tán thưởng = (Số lượt thích bài đăng/ số người theo dõi) * 100 - So sánh với các mục tiêu của bạn |
Tỷ lệ tương tác trung bình (Average Engagement Rate) | - Xác định kỳ báo cáo - Tổng số lượt thích, bình luận và chia sẻ của bài đăng - Tỷ lệ tương tác trung bình = (Số lượt thích + bình luận + chia sẻ)/ số người theo dõi * 100 - So sánh với các giai đoạn trước để xem xu hướng |
Tỷ lệ khuếch đại (Amplification Rate) | - Xác định kỳ báo cáo - Đếm lượt chia sẻ cho một bài đăng trong thời gian đó - Tỷ lệ khuếch đại = (Lượt chia sẻ bài đăng/ người theo dõi) * 100 - So sánh với mục tiêu của bạn |
Tỷ lệ lan truyền (Virality Rate) | - Xác định kỳ báo cáo - Xác định số lần hiển thị cho một bài đăng trong thời gian đó - Tỷ lệ lan truyền = (Số lượt chia sẻ bài đăng/ lượt hiển thị) * 100 - So sánh với mục tiêu trước đó |
(Nguồn: hootsuite.com)
1.5.3 KPIs trên mạng xã hội cho chuyển đổi
Đánh giá mức độ hiệu quả của phương tiện truyền thông xã hộ
Bảng 1.3: Các KPIs trên mạng xã hội cho chuyển đổi
Cách theo dõi | |
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) | - Xác định một bài đăng để đánh giá - Theo dõi số lượng nhấp chuột - Theo dõi các chuyển đổi liên kết đến trang của bạn - Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượt chuyển đổi/ số nhấp chuột) * 100 - So sánh với các mục tiêu của bạn |
Tỷ lệ nhấp (CTR – Click-trough Rate Percentage) | - Xác định số lần nhấp CTA cho một bài đăng - Xác định số lần hiển thị - Tỷ lệ nhấp = (Số lần nhấp CTA của bài đăng/ số lần hiển thị) * 100 - So sánh với các mục tiêu của bạn |
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate) | - Thiết lập Google Analytics - Điều hướng đến tab ‘chuyển đổi’ - Xem trong ‘Tất cả lưu lượng truy cập’ - Sau đó xem ‘kênh’ - Nhấp vào nút Tỷ lệ thoát - Xem từng kênh của bạn, được xếp theo tỷ lệ - So sánh tỷ lệ với mục tiêu của bạn |
Giá mỗi nhấp chuột (CPC – Cost- Per-Click) | - Xác định tổng chi tiêu của bạn cho một bộ quảng cáo - Đếm số lần nhấp vào quảng cáo đó - CPC = Phí quảng cáo Facebook/ số lần nhấp chuột - So sánh với mục tiêu trước đó |
Giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM – Cost Per 1000 Impressions) | - Tổng chi tiêu cho quảng cáo - Xác định số lần hiển thị - CPM = Tổng chi tiêu/ số lần hiển thị - So sánh với mục tiêu trước đó |
- Tổng số chuyển đổi qua liên kết đến bài đăng - Các chuyển đổi từ bài đăng qua MXH - Tỷ lệ chuyển đổi MXH = (Số chuyển đổi MXH/ Tổng chuyển đổi) * 100 - So sánh với mục tiêu trước đó | |
Tỷ lệ chuyển đổi nhận xét (Comment Conversion Rate) | - Sử dụng Hootsuite Analytics để theo dõi số lượng nhận xét trong một khoảng thời gian - Tỷ lệ chuyển đổi nhận xét = (Số lượng nhận xét/ số người theo dõi) * 100 - So sánh với mục tiêu trước đó |
(Nguồn: hootsuite.com)
1.5.4 KPIs trên mạng xã hội để hỗ trợ khách hàng
Cho biết khách hàng nghĩ và cảm nhận về thương hiệu của bạn. Cách thức thực hiện:
- Thu thập thông tin những khách hàng tốt nhất của bạn
- Chạy một chiến dịch truyền thông xã hội yêu cầu mọi người nêu cảm nhận bằng văn bản, video hoặc trực tuyến
- Liên kết biểu mẫu của Google để tạo sự đơn giản cho những người truyền bá
thương hiệu
Các KPIs đánh giá sự hỗ trợ khách hàng:
Bảng 1.4: Các KPIs trên mạng xã hội để hỗ trợ khách hàng
Cách theo dõi | |
Điểm hài lòng của khách hàng (CSAT) | - Tạo một cuộc khảo sát - Tổng điểm đánh giá theo thang điểm 0 – 10 - CSAT = (Tổng điểm/ số người trả lời) * 100 - So sánh với các mục tiêu của bạn |
Chỉ số đánh giá sự hài lòng của khách hàng (NPS) | - Tạo một cuộc khảo sát - Phân loại khách hàng theo thang điểm + Khách hàng trung thành 9 – 10 điểm + Khách hàng thụ động 7 – 8 điểm + Khách hàng không hài lòng 0 – 6 điểm - NPS = (Khách hàng trung thành – Khách hàng không hài lòng) * 100 - So sánh với các mục tiêu của bạn |
(Nguồn: hootsuite.com)
Vậy trong các KPIs này thì chỉ số nào là tuyệt đối quan trọng để theo dõi?
Bạn có thể không chỉ đánh giá một số liệu để đánh giá toàn bộ hiệu quả của quá trình làm Social media marketing. Các chỉ số này phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp bạn. Nếu bạn muốn quảng cáo một số sự kiện, thì chỉ số quan trọng là chính số lượng người xem phản hồi về sự kiện. Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra khách hàng tiềm năng, thì bạn nên theo dõi số lượng chuyển đổi đến từ một kênh truyền thông cụ thể.
Bắt đầu bắt cách đặt mục tiêu cho những nỗ lực của bạn trên mạng xã hội, sau đó, chọn từ các chỉ số trên để đặt KPIs mà bạn sẽ theo dõi để xem liệu lợi nhuận của bạn từ MXH có xứng đáng với thời gian và công sức bạn đang bỏ ra vào Social media marketing hay không?
Hình 1.1: Danh sách tổng hợp các KPIs Social Media cần theo dõi để đánh giá
hiệu quả truyền thông xã hội
(Nguồn: 18 Social Media KPIs you need to track to measure success – Hootsuite Blog)
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Như vậy, marketing truyền thông xã hội là một trong những loại hình marketing mới mẻ nhất hiện nay. Tận dụng nền tảng công nghệ web 2.0, marketing truyền thông xã hội hướng tới việc xây dựng, bồi đắp quan hệ khách hàng thông qua quá trình đối thoại giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Để thực hiện marketing truyền thông xã hội có rất nhiều công cụ cho doanh nghiệp lựa chọn, trong đó nhóm các công cụ phổ biến là mạng xã hội (Social Networking Site), mạng chia sẻ (Sharing Website), blog/microblog, mạng đánh dấu và lưu trữ đường link (Social Bookmarking Site), diễn đàn (Forum) và một số công cụ khác như website tổng hợp thông tin từ mạng xã hội (Social Network Aggregator), webiste mở (Wiki), thế giới ảo (Virtual World), ứng dụng Widget, chuỗi các tập thông tin kĩ thuật số (Podcast).
Nhìn chung, loại hình marketing này được đánh giá mang cả những ưu và nhược điểm nhất định. Để sử dụng tốt marketing truyền thông xã hội, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết rõ những đặc điểm này để từ đó có thể tận dụng các ưu điểm, khắc phục các nhược điểm, tránh việc rơi vào “khủng hoảng truyền thông xã hội” đã xảy ra với nhiều doanh nghiệp, kể cả những thương hiệu lớn trên thế giới. Doanh nghiệp nên có những kiến thức về marketing mix áp dụng cụ thể với marketing truyền thông xã hội để có được cái nhìn sâu sắc hơn về loại hình marketing hết sức mới mẻ này.
Ngoài ra, để đánh giá mức độ hiệu quả của các marketing truyền thông xã hội, doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ số KPIs Social nắm vững các chỉ số này doanh nghiệp có thể dùng Facebook marketing hữu hiệu nhất.