Tổng Hợp Về Nhận Xét Hiệu Quả Tổ Chức Marketing

- Theo dõi kiểm tra và hướng dẫn việc kinh doanh tour tuyến thông qua người phụ trách bán tour.


Xây dựng thiết kế tour:


- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch khảo sát các tour tuyến đang hoạt động, các tour tuyến mới, về điểm tham quan du lịch, phương tiện vận chuyển, các dịch vụ du lịch để xây dựng thiết kế các chương trình du lịch thường xuyên và xây dựng các chương trình du lịch theo yêu cầu cúa khách hàng.


- Theo dõi giá cả của các đơn vị khác, giá cả thị trường, giá cả thời vụ để xây dựng giá cho tour tuyến du lịch – xây dựng giá cho nhiều loại hình, các dịch vụ khác nhau, trình Ban Giám Đốc trung tâm để phê duyệt, chào bán cho các đơn vị bạn, cho bộ phận bán tour và tếp thị quảng cáo, thực hiện, chịu trách nhiệm thiết kế tour tuyến đã hợp đồng trình Ban Giám Đốc trước khi phân công hướng dẫn, lập phiếu hành trình để hướng dẫn viên thực hiện.


- Chịu trách nhiệm biên tập các chương trình, chi tiết các hoạt động tour để các hướng dẫn viên nghiên cứu và ôn tập trước khi dẫn tour.


Bán tour:


- Giao dịch với khách hàng để bán tour du lịch đang khai thác theo giá cả đã được xây dựng và theo giá yêu cầu của từng loại tour đối với từng loại khách hàng, đảm bảo tour thực hiện được và có lãi.


- Thường xuyên quan hệ với các phương tiện vận chuyển bên ngoài, các dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn để nắm giá và kịp thời đặt các dịch vụ khi khách hàng đặt tour, trường hợp tăng hoặc giảm giá so với giá đã được ấn định sẵn phải báo cho người phụ trách và được sự thống nhất của Ban Giám Đốc trung tâm để thực hiện phong cách văn minh lịch sự khi giao dịch, phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng và đảm bảo uy tín cho đơn vị và công ty.

Hướng dẫn viên:


- Thực hiện hướng dẫn theo sự phân công của người điều hành và chương

trình tour đã được xây dựng


- Thường xuyên nghiên cứu tài liệu và các phương tiện thông tin tuyên truyền, sách báo để nâng cao vốn kiến thức hiểu biết để phục vụ cho việc thuyết minh giới thiệu các địa danh, lịch sử địa phương mà tour du lịch đi qua cho du khách.


- Nêu cao tinh thần phục vụ khách hàng, có tác phong văn minh, lịch sự, vui vẻ với khách hàng tạo uy tín cho đơn vị và công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động.


Như đã thấy ở trên, doanh nghiệp không có phòng chuyên về marketing, chỉ có sự phân công nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm mới thuộc về phòng điều hành, nghĩa là các chức năng của phòng marketing đã bị phân chia nhỏ cho từng phòng ban, nên sự liên kết các chức năng lại với nhau là một việc làm hơi khó, và Giám đốc mới là người có thẩm quyền xem xét và thiết lập mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của Trung tâm.


5.3.3. Hiệu quả tổ chức marketing tổng hợp:


Bảng 18: Tổng hợp về nhận xét hiệu quả tổ chức marketing


Đơn vị tính: %


Hiệu quả tổ chức marketing

Tỷ lệ

1. Ban quản lý kiểm soát và kết hợp các chức năng marketing chủ yếu với

mức độ như thế nào?


a) Không có. Thực tế không có sự cố gắng trong việc kết hợp hay kiểm soát các hoạt động, và có sự tồn tại mâu thuẩn ở một số bộ phận marketing.


0,00

b) Có, nhưng còn nhiều hạn chế, nói chung cấp độ kiểm tra và hợp tác chưa đạt hiệu quả cao.

53,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả Marketing của Dòng sản phẩm Tour du lịch trong nước ở Trung tâm điều hành du lịch thuộc Công ty Canthotourist - 13

46,67

2. Mối quan hệ giữa người quản lý marketing với những người quản lý

nghiên cứu & phát triển, tài chính, sản xuất, cung ứng là như thế nào?


a) Nói chung là tệ. Có những điều phàn nàn rằng phòng marketing có những đòi hỏi không hợp lý.

0,00

b) Tương đối tốt, mặc dù có cảm giác là mỗi phòng ban đều hoạt động chủ

yếu vì quyền lợi của riêng mình.

66,67

c) Toàn bộ đều tốt, các phòng ban làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề vì lợi ích của toàn doanh nghiệp.

33,33

3. Quá trình phát triển sản phẩm mới được tổ chức tốt như thế nào?


a) Không tốt.

0,00

b) Nói chung là tiến trình phát triển sản phẩm mới có, nhưng làm không được tốt lắm.

60,00

c) Được tổ chức tốt, quản lý chuyên nghiệp và đạt được nhiều kết quả tốt.

40,00

c) Khá tốt, các bộ phận chức năng làm việc với nhau có hiệu quả.


(Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ 15 mẫu phỏng vấn các phó & trưởng phòng tại Canthotourist)


Thông qua bảng 18, ta thấy hệ thống marketing được vận hành khá tốt, với các chức năng kiểm soát marketing, mối quan hệ giữa các phòng ban khá tốt, bộ phận Điều hành với nhiệm vụ phát triển sản phẩm mới cũng được tổ chức tương đối tốt. Nhưng còn nhiều mặt hạn chế là sự kiểm tra và hợp tác chưa hiệu quả lắm, 66,7% người cho rằng các phòng ban còn chủ yếu là làm việc, hoàn thành nhiệm vụ của riêng phòng ban mình mà sự kết nối, cùng nhau làm việc còn có hạn chế. Nên cần có một số thay đổi trong tổ chức marketing để các phòng ban cùng nhau hợp tác làm việc vì mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

5.4. Kiểm tra hệ thống marketing:


5.4.1. Hiệu quả thông tin marketing:


Đầu tiên phải xem xét hiệu quả thông tin marketing, xem có các thông tin có cung cấp kịp thời, những người ra quyết định có sử dụng các kết quả nghiên cứu thị trường hay không. Thông qua bảng tổng hợp hiệu quả thông tin marketing từ việc phỏng vấn các phó & trưởng phòng của doanh nghiệp, ta có thể trả lời các câu hỏi đó.

Bảng 19: Tổng hợp về đánh giá hiệu quả thông tin marketing


Đơn vị tính: %


Hiệu quả thông tin marketing

Tỷ lệ

1. Mức độ thường xuyên mà doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu marketing

về khách hàng, kênh phân phối và đối thủ cạnh tranh?


a) Ít khi

13,33

b) Thỉnh thoảng, đôi khi.

60,00

c) Tương đối thường xuyên, và được tổ chức tốt.

13,33

2. Ban quản lý nắm được tiềm năng tiêu thụ, khả năng sinh lời của các khúc thị trường khác nhau, các khách hàng, địa bàn, sản phẩm, kênh và quy mô đơn hàng đến mức độ nào?


a) Hoàn toàn không

0,00

b) Trong một chừng mực nào đó.

73,33

c) Rất tốt.

26,67

3. Đã triển khai những nổ lực gì để nâng cao hiệu quả chi phí của các

khoản chi phí marketing khác nhau?


a) Không có.

0,00

80,00

c) Rất tốt.

20,00

b) Một vài, nhưng không thường xuyên hay được tổ chức tốt


(Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ 15 mẫu phỏng vấn các phó & trưởng phòng tại Canthotourist)


Qua bảng 19, ta thấy có 60% người trả lời là doanh nghiệp chỉ thỉnh thoảng, hoặc đôi khi mới tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hay kênh phân phối, điều này thể hiện Doanh nghiệp cũng còn chưa quan tâm nhiều lắm đến công tác nghiên cứu thị trường, điều này rất bất lợi trong việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng để cung cấp sản phẩm tốt hơn, và nhận diện các đối thủ cạnh tranh để có những sự điều chỉnh phù hợp; Có đến 73,3% người nói việc Ban quản lý chỉ nắm các thông tin về tiềm năng tiêu thụ, khả năng sinh lời ở từng thị trường ở trong một chừng, điều này có lẽ do nhiều nguyên nhân, nhưng cụ thể nhất có lẽ là do không có bộ phận chức năng chuyên về marketing, nên các thông tin đưa đến cho nhà quản lý, cụ thể là Giám đốc trung tâm chỉ ở các con số tổng, không chi tiết hóa đến từng tuyến, dòng sản phẩm cụ thể, điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh doanh lâu dài sau này.


Và có 80% người đồng ý rằng những nổ lực nhằm nâng cao hiệu quả chi phí marketing không được thường xuyên và tổ chức tốt, nếu doanh nghiệp không có những nỗ lực hơn nữa thì ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập kế hoạch marketing sau này, và cũng thiếu cơ sở để kiểm tra năng suất marketing.


5.4.2. Định hướng chiến lược:


Bảng 20: Tổng hợp đánh giá về định hướng chiến lược marketing


Đơn vị tính: %


Định hướng chiến lược

Tỷ lệ

1. Tiến trình lập kế hoạch marketing được chuẩn hóa như thế nào?


a) Doanh nghiệp hầu như không có kế hoạch marketing được chuẩn hóa.

0,00

33,33

c) Doanh nghiệp phát triển một kế hoạch hàng năm chi tiết và kế hoạch dài hạn được cập nhật hàng năm.

66,67

2. Chất lượng của những suy nghĩ làm nền tảng cho chiến lược marketing

hiện tại?


a) Chiến lược hiện tại thì không rõ ràng

0,00

b) Chiến lược hiện tại thì rõ ràng và có sự kế thừa chiến lược trước đó.

73,33

c) Chiến lược hiện tài thì rõ ràng, dễ thuyết phục và khả thi cao

26,67

3. Ban quản lý có suy nghĩ và lập kế hoạch đối phó với những điều bất ngờ

không?


a) Không có.

20,00

b) Có một vài suy nghĩ đến những điều bất ngờ, nhưng không có kế hoạch

kỹ càng.

66,67

c) Có dự kiến đến xác định những điều bất ngờ nhất, và có xây dựng kế

hoạch đối phó.

13,33

b) Kế hoạch hàng năm được phát triển.


(Nguồn:Tổng hợp của tác giả từ 15 mẫu phỏng vấn các phó & trưởng phòng tại Canthotourist)


Qua bảng 20, ta thấy do doanh nghiệp là Công ty cổ phần, nên đòi hỏi phải có những kỳ báo cáo cuối năm cho các nhà đầu tư, nên 66,7% người cho rằng doanh nghiệp phát triển một kế hoạch hàng năm chi tiết và kế hoạch dài hạn được cập nhật hàng năm, và việc triển khai chiến lược sau luôn có sự kế thừa những thành quả trước đó với 73% người đồng ý với câu trả lời đó. Nhưng với những việc lập kế hoạch ứng phó với những điều bất ngờ thì tới 66,7% trả lời là doanh nghiệp cũng có suy nghĩ, nhưng chưa có một kế hoạch kỹ càng. Do có lẽ chưa có một bộ phận chuyên trách về thông tin nên những dự báo còn thiên về cảm tính, chưa có những định lượng cần thiết. Đây là những điều mà doanh nghiệp nên quan tâm hơn nữa.

5.5. Kiểm tra năng suất marketing:


5.5.1. Phân tích khả năng sinh lời:


Bảng 21: Chỉ tiêu kết quả hoạt động Tour du lịch trong nước

của Trung tâm điều hành


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2006

Năm 2007

1. Số khách du lịch

Người

3.024

2.650

2. Số ngày khách

Ngày

7.759

6.115

3. Doanh thu

Triệu đồng

45.430,153

40.595,079

4. Độ dài du lịch bình quân một khách

Ngày

2,6

2,3

5. Mức thu bình quân một ngày

Triệu đồng

5,9

6,6


(Nguồn: Trích từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Canthotourist trong năm

2006 – 2007)


Từ bảng 21, ta có hệ thống chỉ số sau để phân tích sự biến động của doanh thu giữa 2 năm:


Biến động Doanh thu


Biến động Mức thu

= bình quân x 1 ngày

Biến động

Số ngày DL bình quân

1 khách


Biến động Số khách trong kỳ


40.595,079 6,6 x 2,3 x 2.650

45.430,153 5,9 2,6 3.024


Hay 0,9 = 1,1 x 0,9 x 0,9

Hay

-4.835,07 = 0,8 x -0,3 x -374


Nhận xét doanh thu của Trung tâm điều hành đối với Tour du lịch trong nước của năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,1 lần hay 4.835,07 triệu đồng là do 3 nguyên nhân:


- Mức thu bình quân một ngày của năm 2007 so với 2006 tăng ít 0,1 lần hay

0,8 triệu đồng.


- Độ dài du lịch bình quân một khách của năm 2007 so với 2006 giảm 0,1 lần

hay 0,3 ngày.


- Số khách du lịch của năm 2007 so với 2006 giảm 0,1 lần hay 374 người.


Nên trong thời gian tới, muốn tăng doanh thu của dòng sản phẩm Tour du lịch trong nước phải tìm các biện pháp làm tăng độ dài du lịch của khách, kích thích tiêu dùng các tuyến sản phẩm tour dài ngày ngày, và các chương trình marketing thu hút nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hơn nữa.


5.5.2. Hiệu suất công tác:


Bảng 22: Tổng hợp đánh giá về hiệu suất công tác


Đơn vị tính: %


Hiệu suất công tác

Tỷ lệ

1. Chiến lược marketing được quán triệt và thực hiện như thế nào?


a) Rất kém.

6,67

b) Tạm được

73,33

c) Rất tốt.

20,00

2. Ban quản lý có sử dụng hiệu quả những nguồn tài nguyên hiện có hay

không?


a) Không. Nguồn tài nguyên đó không được sử dụng tương xứng với mục

0,00


b) Trong phạm vi hạn chế. Tài nguyên hiện có được sử dụng tương xứng, nhưng không được sử dụng với hiệu quả tối ưu.

86,67

c) Có. Nguồn tài nguyên đó được sử dụng tương xứng với mục tiêu, và có hiệu quả tốt.

13,33

3. Ban quản lý phản ứng nhanh và hiệu quả đối với những biến động không

mong muốn của thị trường hiện tại không?


a) Không. Thông tin thị trường thì rất cũ, không thực sự kịp thời và ban quản lý phản ứng chậm chạp.

0,00

b) Có trong một chừng mực nào đó. Thông tin thị trường được cập nhật, nhưng ban quản lý có phản ứng lúc nhanh lúc chậm.

80,00

c) Có. Ban lãnh đạo đã xây dựng những hệ thống cung cấp thông tin kịp

thời, và luôn phản ứng nhanh.

20,00

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 21/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí