Phân tích hàm lượng một số dạng crom, mangan trong lá chè trên địa bàn huyện Mộc Châu và huyện bắc yên tỉnh Sơn La - 4

phần hóa học của các mẫu chè xanh thu hái ở các vụ khác nhau trong năm ở các vùng trồng chè Thái Nguyên, Phú Thọ, Mộc Châu nhằm mục đích xây dựng tiêu chuẩn chè nguyên liệu sử dụng trong chế biến bột chiết chè xanh chất lượng cao. Kết quả cho thấy, chè trồng tại Mộc Châu thu hái vào vụ Hè - Thu có hàm lượng polyphenol cao nhất lớn hơn 15%, chất hoà tan 40 - 45%, tanin 20 - 24% (tính theo khối lượng khô) [30].

T. Atomssa T và A. V. Gholap (2015) đã xác định hàm lượng tổng của các catechin (EGCG, EGC, ECG, EC) trong mẫu chè xanh Ethiopia và Sri Lanka bằng phương pháp trắc quang. Kết quả thu được hàm lượng tổng các catechin trong chè xanh Ethiopia và Sri Lanka lần lượt là 171,4 ± 0,01 mg/g và 71,7 ± 0,12 mg/g đối với mẫu chè khô [31].

1.2.2.2. Các nguyên tố vi lượng

Ngoài các thành phần hữu cơ, trong chè còn chứa nhiều nguyên tố phi kim và kim loại [5, 32, 33, 34]. Tác giả R. F. Milani và cộng sự đã sử dụng kỹ thuật ICP-MS phân tích hàm lượng các nguyên tố Al, As, Ba, Cd, Cr, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb, Se và Zn trong một số mẫu chè và chè thảo mộc. Hàm lượng trung bình Mn tổng trong nước chè đen và nước chè xanh lần lượt là 175 và 1619 µg/L. Hàm lượng trung bình Cr tổng trong nước chè đen và nước chè xanh lần lượt là < 0,29 và 2,69 µg/L [35].

K. M. Mesbaul Alam và cộng sự đã phân tích hàm lượng một số nguyên tố kim loại và phi kim trong 17 thương hiệu chè đen tại Băng-la-đét. Hàm lượng trung bình giá trị của các thành phần khoáng N, P, K, Ca, Na và Fe trong các mẫu chè lần lượt là 5,11%, 0,24%, 2,21%, 1,35%, 0,16% và 0,057% [36].

W. S. Zhong và cộng sự đã xác định hàm lượng Pb, Cd, Cr, Cu và Ni trong 25 mẫu chè Trung Quốc bao gồm chè xanh, chè vàng, chè trắng, chè ôlong, chè đen và chè lên men bằng phương pháp GFAAS. Hàm lượng chì, cadimi, crom, đồng và niken lần lượt trong khoảng: 0,48 ÷ 10,57 mg/kg, 0,01 ÷ 0,39 mg/kg, 0,27 ÷ 2,45 mg/kg, 7,73 ÷ 63,71 mg/kg và 2,70 ÷ 13,41 mg/kg [37].

Ở Việt Nam có một số nghiên cứu xác định hàm lượng các nguyên tố trong mẫu chè. Vò Trần Quang Thái và cộng sự đã phân tích hàm lượng các nguyên tố đất hiếm trong mẫu chè tỉnh Lâm Đồng. Hàm lượng trung bình các nguyên tố trong chè thu hái ở hai khu vực Cầu Đất và Bảo Lộc là Ce (0,12 ÷ 0,14 mg/kg), Dy (0,010 ÷ 0,013 mg/kg), Eu (0,005 ÷ 0,006 mg/kg), Gd (0,010 ÷ 0,011 mg/kg), La (0,06 ÷ 0,095

mg/kg), Nd (0,05 ÷ 0,053 mg/kg), Pr (0,01 ÷ 0,014 mg/kg), Sc (0,036 ÷ 0,04 mg/kg),

Sm (0,01 ÷ 0,015 mg/kg), Tb (0,02 mg/kg), Y (0,04 ÷ 0,05 mg/kg), Yb (0,003 ÷ 0,004

mg/kg), còn các nguyên tố Ho, Lu, Er, Tm dưới giới hạn phát hiện [38].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Nguyen Thi Thao và Tran Thi Mai đã xác định hàm lượng một số nguyên tố trong 9 mẫu chè Tuyên Quang và 10 mẫu chè Yên Bái bằng phương pháp ICP-OES và AAS. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trọng các mẫu chè K (12204-20595 mg/kg), Mg (1419-2141 mg/kg), Ca (2808-6811 mg/kg), Mn (412-2149 mg/kg), Al (238-2454 mg/kg), hàm lượng các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng trong lá chè là Na (41,7-228,1 mg/kg), Ba (9,69-57,7 mg/kg), Fe (48,0-112,5 mg/kg), Cu (12,4-

28,0 mg/kg), Zn (7,14-61,5 mg/kg), B (9,98-25,2 mg/kg), Se (3,90-10,0 mg/kg), Sn

Phân tích hàm lượng một số dạng crom, mangan trong lá chè trên địa bàn huyện Mộc Châu và huyện bắc yên tỉnh Sơn La - 4

(3,18-10,6 mg/kg), Ni (3,02-9,71 mg/kg), Pb (0,14-0,67 µg/kg) và Hg (0,02-0,19

µg/kg). Hàm lượng As, Cd trong các mẫu chè rất nhỏ dưới giới hạn phát hiện [39].

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu xác định hàm lượng các nguyên tố trong mẫu chè trên Thế giới và ở Việt Nam.

1.2.3. Công dụng của chè

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các chất catechin trong lá chè có tác dụng chống viêm [40, 41]. Một nghiên cứu của B. T. Chen và cộng sự dịch chiết từ hoa chè cũng có tác dụng chống viêm gan [42]. Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey nghiên cứu ức chế Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), được gọi là siêu vi khuẩn, dẫn đến tình trạng nghiêm trọng về máu, da, đường tiết niệu và nhiễm trùng đường hô hấp bằng kháng sinh aztreonam kết hợp với EGCG. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trên tế bào da người và trên ấu trùng sáp bướm đã chứng minh rằng EGCG làm mềm vi khuẩn, giúp kháng sinh xâm nhập và tiêu diệt dễ dàng hơn. Sự kết hợp này đã làm giảm số lượng các chủng P. aeruginosa kháng đa lâm sàng [43].

Ngoài tác dụng kháng viêm uống chè thường xuyên có tác dụng chống ung thư (ung thư vú, ung thư phổi, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da). Ở chuột, sự hình thành tự phát của các khối u phổi và u cơ vân đã được chứng minh là bị ức chế khi sử dụng chè đen và chè xanh. Sau 60 tuần điều trị với chè đen hoặc chè xanh đã làm giảm đáng kể tỷ lệ ung thư phổi từ 52 xuống 27%, đa số từ 0,72 xuống 0,33 khối u/chuột và kích thước từ 38,3 xuống 4,27mm3. Ngoài ra, nhóm chuột được điều trị bằng chè có trọng lượng cơ thể thấp hơn đáng kể, đặc biệt là trọng lượng mỡ trong cơ thể, so với nhóm đối chứng [44]. Tại Hàng Châu, Trung Quốc, một

nghiên cứu đã được thực hiện trên 130 bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến tiền liệt. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm khi tăng tần suất, thời gian và khối lượng chè xanh sử dụng, điều đó cho thấy chè xanh có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt [45]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa việc uống chè và mối đe dọa của bệnh ung thư phổi. Uống chè làm giảm nguy cơ ung thư phổi ở nam giới hút thuốc lá trong một nghiên cứu bệnh chứng ở Uruguay [46]. Trong một nghiên cứu bệnh chứng trên người ở Thượng Hải, Trung Quốc, tiêu thụ trà xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc và nguy cơ càng giảm khối lượng chè tiêu thụ tăng lên [47]. Mối liên quan giữa uống chè xanh và nguy cơ ung thư tuyến tụy đã được điều tra trong một nghiên cứu ở dân số ở thành thị Thượng Hải với 908 bệnh nhân ung thư tuyến tụy và 1067 đối chứng khỏe mạnh. Uống chè xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm 32% nguy cơ ung thư tuyến tụy so với những người không uống chè thường xuyên [48].

Tiêu thụ chè ngày càng được chứng minh là có liên quan đến việc tăng cường sức khỏe tim mạch và trao đổi chất. Các catechin trong trà xanh ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid và ngăn chặn sự xuất hiện của mảng xơ vữa động mạch. Ở những bệnh nhân được chụp động mạch vành ở Trung Quốc, tiêu thụ chè xanh làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành ở bệnh nhân nam, với tỷ lệ là 0,62 so với những người không uống trà xanh [49]. Trong một phân tích tổng hợp, dữ liệu từ 9 nghiên cứu liên quan đến 4378 ca đột quỵ trong số 194965 cá nhân. Kết quả chỉ ra những người tiêu thụ từ 3 tách trà/ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 21% so với những người tiêu thụ ít hơn 1 tách trà/ngày bất kể nguồn gốc xuất xứ của họ [50].

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng uống chè ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu trên nhóm phụ nữ trung niên ở Mỹ, những phụ nữ tiêu thụ từ 4 tách trà/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 30% so với những người không tiêu thụ trà [51]. Trong một nghiên cứu ở người trưởng thành Nhật Bản, những người tiêu thụ từ 6 tách trà xanh/ngày giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường xuống 33%, trong khi không tìm thấy mối liên quan với nguy cơ tiểu đường đối với trà ô long hoặc trà đen [52].

Theo Y học cổ truyền Việt Nam, chè có tác dụng giúp tiêu hóa, sáng mắt, trung hòa độc tố. Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi viết chè để pha nước uống, có tác dụng kích thích não do chứa cafein, chữa lỵ do trùng shiga,

uống hoặc thụt giữ thuốc [53].

1.3. Các kỹ thuật tách chiết Mn, Cr

Quá trình phân tích dạng Mn, Cr được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất tách các dạng khác nhau của Mn, Cr, tiếp theo là định lượng Mn, Cr bằng các phương pháp phân tích phù hợp. Những phương pháp dùng để tách các dạng Mn, Cr bao gồm: Chiết lỏng - lỏng, điện di mao quản, sắc ký rây phân tử, sắc ký trao đổi ion, chiết pha rắn, chiết điểm mù và một số kỹ thuật khác.

1.3.1. Chiết lỏng - lỏng

Chiết lỏng – lỏng (Liquid - Liquid Extraction: LLE) là kỹ thuật chiết đã được sử dụng từ lâu để tách và làm giàu chất phân tích. Nguyên tắc của kỹ thuật chiết này là dựa trên sự phân bố của chất phân tích vào hai pha lỏng (2 dung môi) không trộn lẫn được vào nhau. Hệ số phân bố Kp của cân bằng chiết là một yếu tố quyết định hiệu quả của phép chiết. Hệ số phân bố Kp được tính theo công thức:

K = CB

C

p

A

Trong đó: CA, CB lần lượt là nồng độ của chất tan trong pha A và pha B ở trạng thái cân bằng.

Hệ số phân bố KP đặc trưng cho một chất tan và một cặp dung môi xác định A và B. Giá trị KP phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, tính chất của chất tan trong dung môi. Giá trị KP càng lớn thì quá trình chiết càng hiệu quả.

P. K. Tarafder và cộng sự đã sử dụng kỹ thuật chiết lỏng – lỏng và trắc quang để xác định Mn(II) trong các mẫu địa chất. Dạng Mn(II) được tạo phức màu tím xanh với thuốc thử 2,3-dihydroxynaphthalene (MnL22-) ở pH = 11 - 12, phức này được chiết lên pha ethyl acetate, phức tạo thành hấp thụ cực đại ở bước sóng λmax = 547 nm [54].

A. I. C. Ehirim và cộng sự đã sử dụng chiết lỏng - lỏng để tách Mn(II) với tác nhân tạo phức là 4-butanoyl-3-methyl-1-phenylpyrazol-5-one ở pH = 2 và dung môi chiết chloroform. Phương pháp trắc quang đã được dùng để định lượng Mn ở bước sóng hấp thụ cực đại của phức 400,9 nm [55].

A. Ouejhani và cộng sự đã nghiên cứu chiết tách Cr(VI) và Cr(III) trong mẫu nước sử dụng tributylphosphate trong môi trường axit HCl 0,5M. Hàm lượng Cr trong mẫu được xác định bằng phương pháp FAAS [56]. C.P. Mane và cộng sự nghiên cứu

chiết Cr (VI) với 2-octylaminopyridine trong xylen ở nhiệt độ phòng. Môi trường thuận lợi cho quá trình chiết là HCl 0,4 – 0,8 M. Dạng Cr(VI) được chiết lại từ pha hữu cơ bằng dung dịch NH3 7 N và được xác định bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử [57].

Nhược điểm của kỹ thuật chiết lỏng – lỏng là sử dụng lượng lớn dung môi hữu cơ, do đó dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, giá thành phân tích cao. Do vậy, hóa học phân tích hiện nay cần tích cực nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật tách chiết hiệu quả, bảo vệ môi trường và chi phí phân tích thấp.

1.3.2. Điện di mao quản

Điện di mao quản (Capillary Electrophoresis : CE ) là một kỹ thuật tách các chất trong dung dịch lỏng dựa trên sự di chuyển khác nhau của các tiểu phân mang điện tích trong cột mao quản dưới ảnh hưởng của điện trường tạo bởi điện áp cao thế từ 15 đến 30 kV đặt vào hai đầu mao quản. Những ion có điện tích lớn và kích thước nhỏ sẽ dịch chuyển nhanh hơn các ion có điện tích nhỏ và kích thước lớn. Một thiết bị điện di mao quản bao gồm các bộ phận: Mao quản tách chứa dung dịch đệm điện di, nguồn điện thế cao và detector. Điện di mao quản ban đầu được ứng dụng để phân tích hữu cơ. Trong vài thập niên gần đây, điện di mao quản được nghiên cứu, ứng dụng để phân tích các ion kim loại trong các mẫu sinh học và môi trường.

B. Michalke và cộng sự đã sử dụng điện di kết hợp với ICP - MS để xác định các dạng Mn trong gan với giới hạn phát hiện là 1,1 µg/L. Sử dụng cột có đường kính 50µm và chiều dài 120cm, thế điện áp đưa vào ống mao quản là + 15kV. Hàm lượng một số dạng mangan định lượng được như arginase là 143 µg/L, Mn- transferrine là 941µg/L, Mn-albuminla là 107 µg/L [58].

A. Mallah và cộng sự đã tách Cr(III) và Cr(VI) bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng 2-Acetylpyridine-4-phenylthiosemicarbazone (APPT) làm tác nhân tạo phức trước khi vào cột tách. Nghiên cứu đã dùng phương pháp điện di vùng mao mạch (CZE), trong đó Cr (III), Cr(VI) tạo được phức với APPT tạo thành phức chất tan trong nước - metanol. Các phức Cr(III)-APPT và Cr(VI) - APPT hấp thụ cực đại ở bước sóng lần lượt là 360 nm và 390 nm. Đối với phép phân tích Cr(III), LOD và LOQ lần lượt là 0,2 mg/L và 0,6 mg/L. Đối với phép phân tích Cr(VI), LOD và LOQ lần lượt là 0,1 mg/L và 0,3 mg/L. Phương pháp đã được áp dụng để xác định Cr (III) từ nước máy, Cr (VI) từ nước thải công nghiệp [59].

Điện di mao quản (CE) có ưu điểm hơn so với sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Giá thành đầu tư thiết bị, vận hành và giá thành cho một lần phân tích đối với CE thấp hơn hẳn so với HPLC. Mặt khác, CE đã được phát triển thành thiết bị phân tích xách tay hiện trường, HPLC hầu như không có khả năng phát triển thành dòng thiết bị hiện trường. Tuy nhiên, CE hầu như không thể sử dụng để phân tích được các chất không mang điện, trong khi HPLC thì có thể. Một nhược điểm nữa của CE là thời gian di chuyển của các chất cần phân tích khi sử dụng mao quản silica trong nhiều trường hợp không ổn định, thường phải sử dụng thêm chất nội chuẩn.

1.3.3. Sắc ký rây phân tử

Sắc ký rây phân tử (Size exclusion chromatography: SEC) còn gọi là sắc ký loại trừ kích thước. Pha tĩnh được chế tạo từ các vật liệu bền vững, có chứa các mao quản kích thước cỡ phân tử, vì vậy có thể xem như chúng là các rây phân tử. Khi cho hỗn hợp chất tan có kích thước phân tử khác nhau vào cột tách, các phân tử có kích thước nhỏ sẽ đi sâu được vào mạng lưới của chất nhồi, còn các phân tử có kích thước lớn hơn sẽ chỉ thâm nhập ở mức độ nhất định, các phân tử có khối lượng rất lớn sẽ không đi vào các mao quản được. Trong quá trình rửa giải, các chất càng thâm nhập sâu vào pha tĩnh, càng mất nhiều thời gian để trở lại pha động, do đó sẽ di chuyển càng chậm. Kết quả là các phân tử có kích thước lớn hơn sẽ bị rửa giải trước, sau đó đến các phân tử có kích thước nhỏ hơn. Thời gian lưu của chất tỷ lệ nghịch với kích thước phân tử của chúng.

Sắc ký rây phân tử đã được một số tác giả nghiên cứu, ứng dụng phân tích kim loại nặng. R. G. Wuilloud và cộng sự (2004) đã xác định hàm lượng các dạng của Zn, Ni, Cu, Mn trong một số loại hạt (hạt óc chó, hạt đào lộn hột và hạt lạc) bằng phương pháp sắc ký rây phân tử sử dụng detecter UV-Vis và ICP-MS. Cột Superdex 75 được sử dụng để tách các hợp chất có khối lượng phân tử lớn từ 3000 đến 70,000 Da, cột Superdex Peptide được sử dụng để tách các hợp chất có khối lượng phân tử thấp. Kết quả thu được, dạng 55Mn liên kết có khối lượng phân tử lớn 10400 –13400 Da xác định được trong phân đoạn NaOH 0,05M, còn dạng 55Mn liên kết có khối lượng phân tử thấp 3600 – 4100 Da xác định được trong phân đoạn HCl 0,05M trong đa số các loại hạt. Kết quả chỉ ra rằng trong các loại hạt đó 55Mn tồn tại ở dạng liên kết với protein và được hòa tan hiệu quả trong pha động NaOH nhưng ít bị hòa tan khi pha động có môi trường axit [60].

1.3.4. Chiết pha rắn

Chiết pha rắn (Solid Phase Etraction : SPE) là quá trình phân bố chất tan giữa hai pha lỏng-rắn. Pha rắn có thể là các hạt silicagel xốp, các polime hữu cơ hoặc các loại nhựa trao đổi ion hay than hoạt tính. Quá trình chiết có thể thực hiện ở điều kiện tĩnh hay điều kiện động. Các chất bị giữ lại trên pha rắn có thể được tách ra bằng cách rửa giải với dung môi thích hợp. Thông thường thể tích cần thiết để rửa giải hoàn toàn chất phân tích luôn nhỏ hơn rất nhiều so với thể tích của dung dịch mẫu ban đầu, vì thế mà mẫu được làm giàu.

A. Tobiasz và cộng sự đã ứng dụng kỹ thuật chiết pha rắn để phân tích dạng mangan trong các mẫu nước sử dụng kỹ thuật FAAS. Hai loại chất hấp thụ, silicagel hoạt tính và Dowex 1×4, được sử dụng tương ứng cho Mn(II) và Mn(VII) để tách và làm giàu chất phân tích. Các điều kiện khác nhau như: loại và nồng độ chất rửa giải, pH và thời gian đưa mẫu qua cột đã được khảo sát. Trong điều kiện thích hợp, có thể thu được các hệ số làm giàu lần lượt là 20 và 16 cho Mn(II) và Mn(VII). Độ chính xác của quy trình gần 4%, trong khi giới hạn phát hiện là 1,4 μg/L đối với Mn(II) và 4,8 μg/L đối với Mn(VII) [61].

B. Leśniewska và cộng sự đã sử dụng chiết pha rắn và FAAS để phân tích dạng crom trong nước thải và chất thải. Vật liệu tạo bởi 1,5-diphenylcarbazone và polyme làm pha rắn để chọn lọc ion Cr(III). Cho dung dịch mẫu được điều chỉnh pH

= 9 bằng amoni chảy qua cột với tốc độ 0,7 mL/phút, sử dụng 2 mL dung dịch axit ethylene diamine tetraacetic 0,1 M làm chất rửa giải với tốc độ 0,37 mL/phút. Cho 2 mL nước cất chảy qua cột để loại bỏ Cr(VI) trước bước rửa giải Cr(III). Hiệu suất thu hổi Cr(III) là 99 ± 5 %. Giá trị LOD và LOQ lần lượt là 0,030 μg/mL, và 0,10 μg/mL [62].

Đặng Ngọc Định và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng vật liệu vỏ trấu biến tính làm vật liệu chiết pha rắn kết hợp với phương pháp F-AAS để xác định lượng vết crom. Nguyên liệu để chế tạo vật liệu hấp phụ là vỏ trấu tự nhiên được với diphenylcacbazit pha trong aceton đã điều chỉnh pH = 9. Vật liệu được nhồi vào cột có đường kính 0.5cm, chiều dài cột 10 cm. Mẫu được điều chỉnh pH = 1 nạp vào cột với tốc độ 1,0 mL/phút, rửa giải bằng 50 mL dung dịch HNO3 3 M với tốc độ 0,5 mL/phút. Các tác giả đã ứng dụng để phân tích Cr(VI) trong một số mẫu nước thải công nghiệp lấy tại Mỹ Hào - Hưng Yên, xác định Cr(III) bằng cách oxi hóa Cr(III)

lên Cr2O72- bằng amoni pesunphat (NH4)2S2O8 trong môi trường axit có mặt ion Ag+ làm xúc tác [63].

Chiết pha rắn là kỹ thuật làm giàu hiệu quả cao, chi phí thấp có thể xác định lượng vết mangan, crom và các kim loại khác. Kỹ thuật này cho giới hạn phát hiện thấp cỡ µg/L. Tuy nhiên, kỹ thuật này có sử dụng những dung môi gây độc hại với môi trường và cần chi phí để đầu tư bộ chiết pha rắn.

1.3.5. Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography: HPLC) ra đời năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển. HPLC là một phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biến bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt. Dựa vào sự khác nhau về cơ chế tách chiết sử dụng trong phương pháp HPLC, chia HPLC thành 4 loại: sắc ký hấp phụ hay sắc ký lỏng rắn (adsorption /liquid chromatography), sắc ký ion (ion chromatography), sắc ký phân bố (partition chromatography), sắc ký rây phân tử (size exclusion/gel permeation chromatography).

E. G. Szymanko và cộng sự đã phân tích dạng mangan sử dụng phương pháp sắc ký ghép cặp ion. Sự phân tách các dạng Mn(II) và Mn(VII) được thực hiện bằng cách sử dụng axit tetraacetic ethylenediamine (EDTA) để tạo phức Mn(II), tetrabutylammonium hydroxide là chất ghép cặp ion và cột C8 Brownlee pha đảo. Định lượng dạng mangan bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao - kết hợp cảm ứng khối phổ plasma (HPLC ICP-MS). Việc chuyển đổi Mn(VII). Thời gian lưu đối với dạng Mn(VII) và Mn(II) lần lượt là 2,95 và 4,75 phút. Phương pháp đã được áp dụng để phân tích dạng mangan trong một số mẫu nước [64].

B. Lésniewska và cộng sự đã tách dạng crom trong đất bằng phương pháp sắc ký cặp ion pha đảo - HPLC (IP-RP-HPLC) sử dụng dung dịch chứa axit tetraacetic ethylenediamine (EDTA) và tetrabutylammonium làm pha động. Để phân tách, các cation Cr(III) được tạo phức EDTA tích điện âm, trong khi

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí