Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Của Khu Vực Nghiên Cứu

hạn phát hiện đối với Cr(III)-PAN và Cr(III)- 5-Br-PADAP lần lượt là 2,1 và 2,5 μg/L [77].

J. Li và cộng sự đã phát triển một phương pháp xác định lượng vết Cr và Cu bằng phương pháp ICP - OES sau khi chiết điểm mù bằng cách sử dụng phối tử 8- hydroxyquinoline và chất tạo hệ keo Triton X-100. Trong điều kiện tối ưu, giới hạn phát hiện lần lượt là 1,29 và 1,31 μg/L đối với Cr và Cu. Phương pháp được áp dụng để xác định hàm lượng Cr và Cu trong mẫu nước [78].

1.4.3. Phương pháp CPE - ICP - MS

Phổ khối nguồn plasma cảm ứng cao tần (ICP-MS) là một phương pháp phổ khối với nguồn ion hóa là plasma kết hợp cảm ứng. Plasma cảm ứng ICP là một nguồn khí trơ (thường là khí argon) được ion hóa, có số ion và số electron bằng nhau và được duy trì bằng một trường điện từ tần số radio. Khi mẫu tiếp xúc với ICP, nhiệt độ cao của plasma sẽ khử dung môi, hóa hơi, kích thích và ion hóa các nguyên tử trong mẫu. Các ion này được đưa vào máy phổ khối và được tách theo tỷ lệ số khối/điện tích (m/z).

G. Peng và cộng sự đã kết hợp CPE-ICP-MS để tách, làm giàu và phân tích các nguyên tố Cr, Ga, Ag, Cd, Mn, Fe, In, Cu, Ni, Co, Pb và Zn trong một số mẫu nước. Các điều kiện tối ưu đối với CPE: nồng độ chất tạo phức 8-HQ 0,25 mM; pH 6,5; nhiệt độ ủ 60oC; chất hoạt động bề mặt Triton X-114 0,1%; thời gian ủ 30 phút và không thêm muối để tạo lực ion. Hệ số làm giàu với Cr và Mn là 14,28 và 13,28. Giá trị LOD với Cr và Mn là 0,32 và 0,26 μg/L, khoảng tuyến tính là 1-800 mg/L. Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) ứng với nồng độ 10 μg/L và n = 6 với Cr và Mn là 1,82% và 2,42% [79].

Y. Yamini và cộng sự đã nghiên cứu phương pháp CPE - ICP - OES để chiết đồng thời, kết tủa và xác định các ion Cd2+, Co2+, Cr3+, Cu2+, Fe3+ và Mn2+ trong các mẫu nước. Phản ứng tạo phức của các ion kim loại với thuốc thử 1- (2-thenoyl) - 3,3,3-trifluoraceton (TTA) ở pH 6,0 với sự có mặt của Triton X-114. Hỗn hợp phản ứng được đun nóng 60oC và được nạp qua một cột được nhồi bằng bông để giữ lại pha giàu chất hoạt động bề mặt chứa chất phân tích. Sau đó, pha giàu chất hoạt động bề mặt được rửa giải bằng propanol : axit nitric 0,5 mol/L (75 : 25, v/v) với tốc độ dòng 3,0 mL/min và phân tích bằng ICP-OES. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các điều kiện CPE đã được đánh giá và tối ưu hóa. Trong các điều kiện tối ưu, hệ số làm giàu

nằm trong khoảng từ 42 đến 97, LOD nằm trong khoảng 0,1 ÷ 2,2 µg/L. Độ lệch chuẩn tương đối ở nồng độ 100 µg/L của mỗi ion nhỏ hơn 4,6%. Khoảng tuyến tính 0,5 ÷ 100 µg/L với các hệ số tương quan trong phạm vi 0,9948 ÷ 0,9994. Phương pháp đã được áp dụng để chiết và xác định các ion kim loại trên trong các mẫu nước, giếng, nước biển và nước khoáng [80].

1.4.4. Phương pháp CPE – AAS

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử lần đầu tiên được sử dụng bởi G. Kirchhoff và R. Bunsen năm 1859 và 1860, tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp này trong phân tích bị hạn chế gần một thế kỷ bởi vấn đề cần độ phân giải cao để định lượng một cách chính xác [81]. Đến năm 1953, Walsh đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng một nguồn sáng có bước sóng xác định (nguồn đơn sắc), đây cũng là ý tưởng mà Alkemade theo đuổi một cách độc lập, nghiên cứu của ông được xuất bản vào năm 1955 [82].

Các nguyên tử ở trạng thái bình thường không hấp thụ hay bức xạ năng lượng nhưng khi ở trạng thái tự do dưới dạng những đám hơi nguyên tử thì các nguyên tử hấp thụ và bức xạ năng lượng. Mỗi nguyên tử chỉ hấp thu những bức xạ nhất định tương ứng với những bức xạ mà chúng có thể phát ra trong quá trình phát xạ của chúng. Khi nguyên tử nhận năng lượng chúng chuyển lên mức năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích. Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thụ nguyên tử.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là phương pháp có độ nhạy cao nên trong nhiều trường hợp không cần làm giàu mẫu phân tích. Mặt khác, do có độ chọn lọc cao nên không bị cản trở bởi các nguyên tố khác. Do đó, phương pháp AAS là phương pháp được ứng dụng rộng rãi để phân tích lượng vết kim loại.

1.4.4.1. Phương pháp CPE - FAAS

Quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) là kỹ thuật dùng nhiệt độ cao của ngọn lửa để nguyên tử hóa mẫu phân tích. Hỗn hợp khí thường sử dụng là C2H2

- không khí, N2O - C2H2. Kỹ thuật này có độ nhạy cỡ mg/L. Nhiệt độ ngọn lửa là yếu tố quyết định đến hiệu suất nguyên tử hóa.

Trong các phương pháp định lượng Mn, Cr kết hợp với chiết điểm mù, FAAS là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Một số công trình đã nghiên cứu sử dụng phương pháp CPE-FAAS phân tích dạng Mn trong các mẫu sinh học và mẫu

môi trường được trình bày trong bảng 1.4.

Bảng 1.4. Phương pháp CPE-FAAS xác định dạng Mn



Nguồn tham khảo


Chất tạo phức

Chất hoạt động bề

mặt


LOD

(μg/L)

Hệ số làm giàu


Mẫu

Arain và cộng sự

2014 [83]

PAN

TX-114

0,097

46

Mẫu sinh học

Rod và cộng sự

2006 [84]

PAN

TX-114

0,39

49,1

Nước sông, sữa bò

Bezerra và cộng

sự 2006 [85]

TAR

TX-114

0,60

9

Nước thải nhà máy

lọc dầu

Lemos và cộng sự 2010 [86]

Me- BTABr


TX-114


0,7


17

Gạo, ngô, tôm, hạt lanh, bột mì, đậu

nành, yến mạch

Farajzadeh và

cộng sự 2006 [87]

8-HQ

TX-114

0,033

100

Nước hồ, nước thải

và nước cất

Yalçin và cộng sự

2012 [88]

8-HQ

TX-100

1,9

10

Mẫu chè, nước máy,

nước hồ, nước biển

Nguyễn Thị Hiên và cộng sự 2014

[89]


8-HQ


TX-100


63


10


Mẫu chè

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Phân tích hàm lượng một số dạng crom, mangan trong lá chè trên địa bàn huyện Mộc Châu và huyện bắc yên tỉnh Sơn La - 6

Chữ viết tắt: PAN: 1-(2-pyridylazo)-2-naphthol

TAR: 4-(2-thiazolylazo) resorcinol

Me-BTABr: 2-[2′-(6-methyl-benzothiazolylazo)]-4-bromophenol APDC: ammonium pyrrolidine dithiocarbamate

8-HQ: 8-hydroxyquinoline


Phương pháp CPE-FAAS được nghiên cứu và ứng dụng để phân tích dạng Cr. Tác giả Z. Yildiz và cộng sự đã tách và phân tích dạng Cr(III), Cr(VI) trong mẫu nước máy, nước hồ và nước thải công nghiệp sử dụng phương pháp chiết điểm mù kết hợp với quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa. Quá trình tạo phức Cr(III) - DDTC (diethylammonium-N,N diethyldithiocarbamate) tối ưu ở pH 6,82 và được chiết bằng Triton X-100. Giá trị LOD với Cr(III) là 0,08 μg/L và hệ số làm giàu bằng 98 [90].

H. I. Ulusoy và cộng sự đã phát triển phương pháp chiết tách và làm giàu bằng

CPE đối với dạng Cr(III) và tổng crom trước khi định lượng crom bằng FAAS. Phương pháp này dựa trên sự tạo phức của các ion Cr(III) với Brilliant Cresyl Blue (BCB) với sự có mặt của chất hoạt động bề mặt không ion Triton X-114. Phản ứng tạo phức tối ưu tại pH = 9, dùng thiosunfat để khử Cr(VI) về Cr(III). Trong điều kiện tối ưu, hiệu suất CPE cao đạt 99% [91].

F. Shemirani và cộng sự đã phân tích dạng Cr(III) và tổng Cr sử dụng CPE – FAAS. Phản ứng tạo phức Cr(III) với bazơ Schiff N,N´- bis-(a-methyl salicylidene propane-1,3-diimine tối ưu ở pH = 6, chất tạo mixen là Triton X -114. Điều kiện tối ưu khi nồng độ Cr 10 mg/L là: nồng độ Triton X-114 0,18%, nồng độ bazơ Schiff 2.10-4 M, thời gian ủ 15 phút ở nhiệt độ 40oC. Hiệu suất CPE khi có mặt các cation khác trong khoảng 96,1 – 104,4%, kết quả đó chỉ ra các cation khác ở nồng độ khảo sát ít ảnh hưởng đến quá trình chiết Cr. Giá trị LOD = 0,1 µg/L với khoảng tuyến tính 0 ÷ 75 µg/L, độ lệch chuẩn RSD = 2,3% cho cả hai dạng Cr. Phương pháp CPE- FAAS đã được ứng dụng để phân tích mẫu chuẩn BCR 544 và thu được kết quả phù hợp tốt [92].

1.4.4.2. Phương pháp CPE – GFAAS

Phương pháp GFAAS dùng để phân tích các nguyên tố có nhiệt độ nguyên tử hóa cao và có nồng độ thấp cỡ μg/L. Phương pháp GFAAS kết hợp với kỹ thuật CPE đã được một số tác giả ứng dụng để tách, làm giàu phân tích dạng Mn và Cr trong các mẫu sinh học và mẫu môi trường.

N. N. Meeravali và cộng sự đã phân tích lượng vết của 8 kim loại Ag, Co, Cr, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb trong nước biển sử dụng kỹ thuật CPE và xác định bằng GFAAS. Chất tạo phức và chất hoạt động bề mặt được sử dụng là ammonium pyrrolidine dithiocarbamate (APDC) và Triton X-114. Các tác giả đã khảo sát điều kiện tối ưu cho quá trình CPE thu được kết quả: 0,5% (w/v) Triton X-114, 0,1% (w/v) APDC, pH = 5,6. Giá trị LOD của Mn và Cr lần lượt là 0,002 µg/L và 0,003 µg/L. Hiệu suất thu hồi CPE của Mn và Cr lần lượt là 98,4 ± 3,3% và 97,4 ± 3.7%. Phương pháp CPE

– GFAAS đã được ứng dụng để phân tích các mẫu chuẩn CASS-4 (nước biển gần bờ), NASS-5 (nước biển) và NIST-1640 (nước tự nhiên) [93].

M. Ezoddin và cộng sự đã ứng dụng CPE – GFAAS để phân tích dạng crom trong mẫu nước. Phản ứng tạo phức giữa Cr(VI) và 1,5 - diphenyle carbazid trong môi trường axit HCl được chiết vào pha mixen chất hoạt động bề mặt được tạo thành

do hỗn hợp chất hoạt động bề mặt loại anion natri dodecyl sulfate và loại không ion Triton X-114. Giới hạn phát hiện là 1,0 ng/L, khoảng tuyến tính 3 – 300 ng/L, hệ số tương quan 0,9994, giá trị RSD 3,5% ứng với 5 lần phân tích mẫu Cr 0,1 µg/L, hệ số làm giàu 92 [94].

M. Sun và cộng sự đã sử dụng CPE kết hợp với GFAAS để xác định dạng Cr(III) trong mẫu huyết thanh người. Cr(III) phản ứng với PAN tạo thành phức kỵ nước và được chiết vào pha giàu chất hoạt động bề mặt Triton X -114. Hàm lượng tổng Cr được xác định sau khi khử dạng Cr(VI) về Cr(III) bằng chất khử axit ascorbic. Hệ số làm giàu Cr(III) là 83,5 thu được bằng cách chiết 10 mL dung dịch. Dưới các điều kiện tối ưu, giá trị LOD của Cr(III) 0,02 µg/L. Độ lệch chuẩn tương đối (RSD) là 2,6% (n = 7, C = 10 µg/L), giá trị hiệu suất thu hồi trong khoảng từ 92,0% đến 94,7% đối với 3 mẫu. Phương pháp CPE-GFAAS được áp dụng để phân tích dạng Cr trong huyết thanh người [95].

1.5. Tình hình nghiên cứu chiết điểm mù ở Việt Nam


Những năm gần đây trên thế giới kỹ thuật chiết điểm mù đã được nghiên cứu ứng dụng để phân tích ion kim loại trong các mẫu môi trường, mẫu sinh học. Tuy nhiên ở Việt Nam có rất ít các công bố nghiên cứu về chiết điểm mù để phân tích dạng kim loại. Theo tìm hiểu của chúng tôi ở Việt Nam đến nay có một số nghiên cứu về chiết điểm mù như sau:

Nguyễn Thị Hiên và cộng sự đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp CPE – FAAS để phân tích dạng mangan trong nước chè trồng tại tỉnh Thái Nguyên. Phân tích hàm lượng tổng Mn trong lá chè bằng phương pháp FAAS sau khi vô cơ hóa mẫu lá chè bằng kỹ thuật vô cơ hóa ướt. Nghiên cứu này đã áp dụng quy trình CPE của

S. Yalçin [88] và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng cho phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm. Tác giả đã khảo sát các điều kiện tối ưu cho quá trình tạo phức và quá trình CPE tiến hành với mẫu chứa Mn2+ 0,5 mg/L và thu được kết quả: giá trị pH = 9,0 là tối ưu cho phản ứng tạo phức, nồng độ 8-HQ 5.10-4 M và nồng độ Triton X- 100 0,1%, nhiệt độ ủ 90oC, thời gian ủ 110 phút, nồng độ chất điện ly NaCl 0,5%, thời gian ly tâm 10 phút. Đánh giá hiệu suất thu hồi CPE bằng phương pháp thêm chuẩn đối với hai mẫu chè và thu được kết quả trong khoảng 91,7 – 94,5%. Ứng dụng quy trình CPE để phân tích dạng Mn trong chè Thái Nguyên, kết quả được trình bày trong bảng 1.5 [89].

Bảng 1.5. Hàm lượng Mn trong một số mẫu chè Thái Nguyên



STT


Mẫu chè


Mn trong lá chè (mg/kg)

Mn trong nước chè (mg/kg)

Mn tổng

chiết

Mn(II)-

flavonoid

Mn(II)-

tự do

1

Hồng Thái - Tân Cương

1399,1

344,02

17,21

326,81

2

Nam Thái - Tân Cương

693,9

173,40

8,46

164,94

3

Nam Tân - Tân Cương

899,2

230,54

10,97

219,57

4

Phúc Trìu - Thái Nguyên

1424,2

374,83

19,03

355,80

5

Mỹ Yên - Đại Từ

1532,4

390,10

18,58

371,52

6

Ký Phú - Đại Từ

751,7

190,92

9,27

181,65

7

La Bằng - Đại Từ

997,3

255,70

11,05

244,65

8

Trại Cài - Đồng Hỉ

1150,0

249,21

12,15

237,06

9

Hóa Thượng - Đồng Hỉ

712,3

190,45

9,20

181,25

10

Minh Lập - Đồng Hỉ

1156,4

290,8

14,01

276,79

Mangan chiết từ lá chè vào nước chè trong khoảng 21,7 ÷ 26,7%. Trong nước chè, nồng độ dạng mangan ở dạng liên kết flavonoid chiếm tỉ lệ nhỏ cỡ 5%, còn dạng Mn(II) – tự do và phức yếu chiếm 95% của mangan tổng chiết. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của S. Yalçin và cộng sự đối với các mẫu chè lấy tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ [88].

Các tác giả Nguyễn Xuân Trung và Lê Thị Hạnh đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp chiết điểm mù và quang phổ hấp thụ nguyên tử phân tích lượng vết Pb2+ và Cd2+ trong mẫu nước. Phản ứng tạo phức giữa Pb2+, Cd2+ với 1,5- Diphenylthiocarbazone (dithizone) thuận lợi nhất ở pH = 8,0 đệm photphat. Các điều kiện tối ưu cho quá trình CPE: nồng độ triton X-100 2,0%, nhiệt độ ủ 60oC và thời gian ủ 15 phút. Hiệu suất thu hồi trong khoảng 85,9 ÷ 88,5%. Quy trình được áp dụng phân tích lượng vết Pb2+ và Cd2+ trong mẫu nước Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Tây [96].

Trần Thị Hoài Linh và cộng sự đã sử dụng chiết điểm mù kết hợp với phương

pháp quang phổ hấp thụ phân tử để xác định hàm lượng Zn trong một số mẫu rau trồng tại Đà Lạt, sử dụng thuốc thử 1-(2-pyridylazo)-2- naphtol (PAN), chất hoạt động bề mặt Triton X-100. Phức chất màu hồng được tạo ra giữa Zn2+ và PAN trong môi trường pH 8,5, độ hấp thụ cực đại tại bước sóng 545nm. Phương pháp đạt được giới hạn phát hiện 0,12 mg/kg, với độ lặp lại RSD = 0,13% và độ thu hồi 89,3% [97]. Ở Việt Nam chưa có luận án nào nghiên cứu có hệ thống về chiết điểm mù

Mn, Cr và ứng dụng để phân tích dạng Mn, Cr trong mẫu chè trên địa bàn Tỉnh Sơn La. Do đó, mục tiêu của luận án nghiên cứu về chiết điểm mù Mn, Cr với việc khảo sát đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết góp phần vào cải tiến phương pháp chiết là thực sự cần thiết.

1.6. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

1.6.1. Điều kiện tự nhiên

Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180 km về hướng Tây Bắc, diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49% diện tích của tỉnh Sơn La. Phía Bắc giáp huyện Phù Yên, phía đông giáp huyện Vân Hồ, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và Nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 40,6 km. Toàn Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 2 thị trấn và 13 xã. Mộc Châu có đặc điểm đặc trưng địa hình vùng miền núi Tây Bắc, chia cắt phức tạp, nằm trên hệ thống núi đá vôi, có cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình khoảng 1.050 m so với mặt nước biển. Mộc Châu có cả bốn mùa rò rệt, với đặc điểm nổi bật là vùng khí hậu cao nguyên ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình/năm khoảng 18-20oC, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1500 - 1600 mm và độ ẩm không khí trung bình 85%.

Bắc Yên là huyện vùng cao, ở phía đông bắc của tỉnh Sơn La, độ cao trung bình từ 1000 -1400m so với mặt nước biển. Phía đông giáp huyện Phù Yên; phía tây giáp huyện Mường La và huyện Mai Sơn. Phía nam huyện Mộc Châu và huyện Yên Châu. Phía bắc giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Huyện Bắc Yên có 16 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 01 thị trấn và 15 xã. Tổng diện tích tự nhiên 109863,74 ha, đất nông nghiệp 68027,76 ha, chiếm 61,9% tổng diện tích tự nhiên. Nhiệt độ trung bình hàng năm 18,5oC – 20oC. Thời tiết thường lạnh nhiều vào các tháng 10, 11, 12,

đến các tháng 1, 2 năm sau; nắng nhiều vào các tháng 4, 5, 6, 7; mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9, lượng mưa trung bình hàng năm 1160 - 1600mm. Huyện Bắc Yên chia thành 3 vùng theo độ cao: vùng cao gồm 6 xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng, Hua Nhàn, độ cao trung bình 1300m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ, mùa đông lạnh (từ 5-10oC) quanh năm có sương mù. Vùng giữa gồm 4 xã Phiêng Ban, Mường Khoa, Hồng Ngài, Song Pe và Thị trấn Bắc Yên, là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và thường có sương muối, từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm có gió Lào. Vùng còn lại là các xã vùng lòng hồ sông Đà gồm: Chiềng Sại, Phiêng Côn, Tạ Khoa, Chim Vàn, Pắc Ngà, Song Pe.

1.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo thống kê năm 2013, huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên 108.166 ha diện, dân số 104.730 người. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng bình quân 19,3%, năm 2014 ước đạt 6.437 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người ước đạt 1300 USD, cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 29,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 47,8% và dịch vụ chiếm 22,4%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 ước đạt 820 tỷ đồng, tăng bình quân 2,6%, thu ngân sách địa phương đạt 613 tỷ đồng.

Trong sản xuất nông nghiệp cây chè là một thế mạnh của huyện Mộc Châu. Được triển khai từ năm 1958, đến nay có 14 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè (01 doanh nghiệp trung ương, 02 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 11 doanh nghiệp tư nhân), tổng diện tích chè hiện có 1748 ha, sản lượng đạt khoảng 20 ngàn tấn chè búp tươi/năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Nhật bản, Đài Loan, Pakistan và một số thị trường khác.

Theo thống kê năm 2019, huyện Bắc Yên có 65210 người, bao gồm 17 dân tộc sinh sống trong đó có 7 dân tộc chiếm đa số là H’Mông, Thái, Mường Kinh, Dao, Khơ Mú, Tày (người H’Mông chiếm gần một nửa). Là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Sơn La, Bắc Yên hiện có 15/16 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Năm 2014, thu nhập 15,5 triệu/người/năm, GDP bình quân đạt 13,6%/năm. Huyện Bắc Yên có địa hình dốc và có nhiều sông suối nên thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn huyện có 10 nhà máy thủy điện đưa vào hoạt động. Về tài nguyên khoáng sản, huyện Bắc Yên có nhiều loại khoáng sản như niken, đồng, chì, cao lanh, uran.

Phát triển vùng nguyên liệu chè được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022