Hệ Thống Quang Phổ Hấp Thụ Nguyên Tử Tử Aas Zeenit 700

trong phát triển kinh tế của huyện Bắc Yên. Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của huyện Bắc Yên, khôi phục, cải tạo và phát triển diện tích chè Shan tuyết hiện có đồng thời trồng mới diện tích chè đặc sản Tà Xùa, đưa chè trở thành sản phẩm chủ lực của huyện; tạo điều kiện cho Doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư, tiêu thụ sản phẩm để các hộ cải tạo, chăm sóc chè, nâng cao chất lượng chế biến. Phấn đấu rồng mới 20 ha, đưa diện tích cây chè đặc sản Tà Xùa lên 258 ha trong năm 2020.

Tóm tắt phần tổng quan của luận án

Trong các nguyên tố vi lượng trong chè, mangan và crom là hai nguyên tố thiết yếu cho cơ thể. Mangan đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate, hấp thụ canxi, và điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Mangan cũng cần thiết cho chức năng não và thần kinh bình thường. Mangan là một thành phần quan trọng của hệ thống enzyme. Dạng Cr (III) là một yếu tố vi lượng thiết yếu liên quan đến việc kiểm soát chuyển hóa glucose bằng insulin. Tuy nhiên dạng Cr(VI) lại gây độc cho cơ thể. Do đó phân tích hàm lượng Mn, Cr trong chè là thật sự cần thiết giúp đánh giá ảnh hưởng của Mn, Cr đến sức khỏe người sử dụng.

Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước liên quan đến nghiên cứu phân tích dạng kim loại mangan, crom trong chè bằng phương pháp chiết điểm mù cho thấy việc xác định hàm lượng tổng và các dạng liên kết của kim loại mangan, crom trong chè là rất cần thiết. Dạng Mn(II) - chất hữu cơ có lợi hơn so với dạng Mn(II) - vô cơ và dạng Cr(III) có lợi hơn đối với sức khỏe so với dạng Cr(VI).


Sau khi hệ thống các cơ sở lý thuyết của quy trình chiết điểm mù mangan, crom đã lựa chọn được quy trình phù hợp để áp dụng cho luận án đó là quy trình chiết điểm mù của S. Yalçin [87] nhưng cần khảo sát lại các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn điều kiện tối ưu nhằm tăng hiệu suất chiết và định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.

Dựa trên tình hình nghiên cứu phân tích mangan, crom trong chè, các nghiên cứu hầu hết tập trung vào phân tích hàm lượng tổng, điều đó không cho biết được hàm lượng từng dạng mangan, crom trong lá chè.

Ở Việt Nam, chưa có công trình công bố nghiên cứu một các đầy đủ về kỹ thuật chiết điểm mù kết hợp với quang phổ hấp thụ nguyên tử xác định dạng mangan,

crom trong chè trên địa bàn huyện Mộc Châu và huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Huyện Mộc Châu và huyện Bắc Yên là vùng nguyên liệu chè lớn của tỉnh Sơn La, đặc biệt là cây chè Tà Xùa là loại chè cổ thụ có giá trị kinh tế cao, do đó cần được nghiên cứu xác định thành phần hóa học nói chung và hàm lượng dạng mangan, crom nói riêng góp phần đánh giá chất lượng chè.

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

2.1. Máy móc, thiết bị, hóa chất

2.1.1. Máy móc, thiết bị

Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử:

Các phép phân tích mangan, crom được thực hiện trên hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS ZEEnit 700 của hãng Analytik Jena (Đức) tại phòng Hóa phân tích - Trường Đại học Tây Bắc (Hình 2.1). Ngoài ra, hàm lượng mangan và crom được phân tích so sánh trên hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS- 3300 của hãng Perkin Elmer (Mỹ) tại phòng Hóa phân tích - Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hình 2 1 Hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử tử AAS ZEEnit 700 Phân tích 1


Hình 2.1. Hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử tử AAS ZEEnit 700

Phân tích mangan bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) dùng đèn catot rỗng (HCL) nguyên tố Mn, bổ chính nền bằng đèn Deuteri (D2).

Phân tích crom bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit (GFAAS) dùng lò graphit platform, bổ chính nền dùng kỹ thuật Zeeman.

Hệ thống máy quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ NexION 2000 ICP-MS được sử dụng để khảo sát thành phần một số nguyên tố kim loại trong mẫu chè và phân tích so sánh hàm lượng mangan, crom trong mẫu nghiên cứu với kết quả phân tích trên máy AAS ZEEnit 700 và máy AAS-3300.

Tủ sấy UNB 400 của hãng Memmert dùng để sấy các mẫu lá chè và dụng


cụ thủy tinh.

37

Máy nghiền mẫu A11 basic của hãng IKA dùng để nghiền nhỏ mẫu lá chè sau khi sấy.

Cân phân tích XT 220A của hãng Precisa (độ chính xác ± 0,0001g) dùng để cân khối lượng mẫu và hóa chất.

Máy đo pH model HI 2211 của hãng Hanna (độ chính xác ± 0,01) dùng điều chỉnh pH của các dung dịch đệm.

Bể ổn nhiệt WNB14 hãng Memmert dùng để đun cách thủy các mẫu chiết điểm mù mangan, crom.

Máy lắc Vortex ZX3 hãng Velp dùng để đồng nhất mẫu.

Máy cất nước hai lần WSC/4D hãng Hamilton.

Máy khuấy từ IKA RCT basic, tốc độ khuấy từ 0 - 1200 vòng/phút.

Micropipet các loại 2-20µl, 20-200µl, 100-1000µl, 1000-5000 µl của hãng Jencons.

Các dung cụ thủy tinh phòng thí nghiệm được làm sạch bằng cách ngâm 8 giờ trong dung dịch HNO3 10%.

2.1.2. Hóa chất

Các chất tạo phức


8-hydroxyquinoline (8 – HQ) của hãng Merck


Công thức phân tử C 9 H 7 NO khối lượng mol phân tử 145 16 g mol  2


Công thức phân tử: C9H7NO, khối lượng mol phân tử: 145,16 g/mol

1-(2-pyridylazo)-2-naphtol (PAN) của hãng Merck


Công thức phân tử C 15 H 11 ON 3 khối lượng mol phân tử 249 27 g mol  Chất 3

Công thức phân tử: C15H11ON3, khối lượng mol phân tử: 249,27 g/mol

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Chất hoạt động bề mặt không ion (nonionic surfactant)


Octylphenoxypolyethoxyethanol (Triton X-100) của hãng Merck.


Với giá trị n 9 ÷ 10 khối lượng mol trung bình 647 g mol  4

Với giá trị n = 9 ÷ 10, khối lượng mol trung bình: 647 g/mol

(1,1,3,3-Tetramethylbutyl) phenyl-polyethylene glycol: (Triton X-114) của hãng Merck.


Với giá trị n 7 ÷ 8 khối lượng mol trung bình 537 g mol  Các dung dịch làm 5

Với giá trị n = 7 ÷ 8, khối lượng mol trung bình: 537 g/mol


Các dung dịch làm việc: Mn2+, Cr3+, Cr O2- , MnO - , Zn2+, Fe3+, Ni2+, Co2+,

2 7 4

Al3+, Pb2+, Cu2+, Mg2+, Ca2+, Ag+,...được pha từ dung dịch chuẩn nồng độ 1000 ± 1 mg/L của hãng Merck.

Các hóa chất: axit nitric HNO3 65%, axit pecloric HClO4 70 – 72% hãng Merck, axit axetic CH3COOH, natri axetat CH3COONa.3H2O, kali đihiđrophotphat KH2PO4, axit boric H3BO3, borac Na2B4O7.10H2O, axit clohidric HCl 37%, natri hidroxit NaOH, kali clorua KCl tinh khiết phân tích dùng pha các dung dịch đệm pH.

2.2. Vị trí, phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

2.2.1. Vị trí lấy mẫu

Huyện Mộc Châu có vùng trồng chè lớn với tổng diện tích 1748 ha, sản lượng đạt khoảng 20000 tấn chè búp tươi/năm. Cây chè được trồng chủ yếu ở 4 xã, thị trấn bao gồm: Thị trấn Nông Trường, xã Phiêng Luông, xã Tân Lập và xã Chiềng Sơn. Cây chè Mộc Châu có độ tuổi chủ yếu từ 4 đến 8 năm, cây chè có độ cao 40-45cm (hình 2.2).

Hình 2 2 Thu hái mẫu chè tại huyện Mộc Châu Tại huyện Mộc Châu chúng tôi thu 6


Hình 2.2. Thu hái mẫu chè tại huyện Mộc Châu


Tại huyện Mộc Châu, chúng tôi thu hái mẫu chè tại 8 vị trí của 4 địa điểm: Thị trấn Nông Trường, xã Phiêng Luông, xã Tân Lập và xã Chiềng Sơn, mỗi điểm thu hái 02 mẫu. Mẫu chè được thu hái hai đợt, đợt 1 ngày 10/12/2017 thời điểm thu hái vào mùa khô (thời tiết mát, khô ráo, nhiệt độ 20oC) và đợt 2 ngày 07/4/2018 vào mùa mưa (thời tiết mát, khô ráo, nhiệt độ 28oC) . Vị trí thu mẫu được trình bày trong bảng

2.1 và hình 2.3.

Bảng 2.1. Vị trí thu các mẫu chè tại huyện Mộc Châu


STT

Vị trí

Kí hiệu mẫu

Tọa độ

1

Tiểu khu Chè Đen -

Nông Trường

CĐ-NT

N: 20o49’57; E: 104o41’41

Độ cao: 950 m

2

Tiểu khu S89 - Nông Trường

S89-NT

N: 20o49’50; E: 104o42’48

Độ cao: 942 m

3

Bản Muống - Phiêng Luông -

BM-PL

N: 20o49’12; E: 104o44’16

Độ cao: 913 m

4

Bản Suối Khem -

Phiêng Luông

SK-PL

N: 20o50’34; E: 104o46’08

Độ cao: 809 m

5

Bản Hoa –

Tân Lập

BH1-TL

N: 20o56’51; E: 104o37’53

Độ cao: 844 m

6

Bản Hoa –

Tân Lập

BH2-TL

N: 20o57’10; E: 104o37’22

Độ cao: 799 m

7

Tiểu khu 7 - Chiềng

Sơn

TK7-CS

N: 20o44’33; E: 104o37’17

Độ cao: 712 m

8

Tiểu khu 2 -

Chiềng Sơn

TK2-CS

N: 20o46’08; E: 104o35’21

Độ cao: 712 m

Hình 2 3 Bản đồ thu mẫu chè tại huyện Mộc Châu 41 Tại huyện Bắc Yên cây 7


Hình 2.3. Bản đồ thu mẫu chè tại huyện Mộc Châu


41

Tại huyện Bắc Yên cây chè được phân bố chủ yếu ở xã Tà Xùa. Cây chè cổ thụ tập trung ở các bản: Mống Vàng, Bản Bẹ, Bản Chung Trinh. Theo khảo sát số lượng cây Chè cổ thụ không còn nhiều do đó cần có giải pháp để bảo tồn và phát triển số lượng và chất lượng cây chè cổ thụ. Bản Bẹ và Bản Chung Trinh có số lượng cây chè trồng lâu năm nhiều nhất. Ngày 21/12/2019, tại bản Bẹ, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã phối hợp UBND huyện Bắc Yên tổ chức lễ vinh danh cây di sản Việt Nam đối với cây chè shan tuyết cổ thụ tại địa bản Bẹ xã Tà Xùa. Hiện nay, tại bản Bẹ - xã Tà Xùa 200 cây chè cổ thụ xã Tà Xùa được vinh danh cây di sản. Qua nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, hiện nay ở bản Bẹ, xã Tà Xùa có hơn 200 cây chè Shan tuyết thuộc loại cây lâu năm, trong đó cây nhiều năm nhất là 300 năm tuổi, cây ít năm cũng trên 100 năm tuổi (hình 2.4).


Hình 2 4 Thu hái chè cổ thụ tại xã Tà Xùa huyện Bắc Yên Ở độ cao trên 8


Hình 2.4. Thu hái chè cổ thụ tại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên

Ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển, Tà Xùa có khí hậu và thổ nhưỡng rất đặc biệt, bởi thế những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở đây cho sản phẩm mang hương vị đặc biệt, màu nước vàng mật cùng vị chát, ngọt đặc trưng, hương thơm dịu nhẹ, thương hiệu chè Tà Xùa đã được nhiều người biết đến.

Chúng tôi thu hái 6 mẫu chè tại xã Tà Xùa vào hai đợt. Đợt 1, thu hái ngày 04/11/2017, thời điểm thu hái là vào mùa khô. Đợt 2, thu hái ngày 25/4/2018, thời

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí