phí tăng thêm 4.760 đồng/kg bao gồm: thuê lao động dán tem, đóng gói, vô thùng, lãi vay, quản lý, vận chuyển, thuê xe,…Vì không qua tác nhân trung gian nên phần trăm giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần được HTX nhận
đủ 100%. Góp phần làm lợi cho các xã viên, các nhà vườn bán Xoài cho
HTX. Trung bình 1 đồng vốn HTX bỏ ra đầu tư vào sản xuất và kinh doanh thu được 0,37 đồng lời.
Từ kết quả phân tích các kênh cho thấy, tổng giá trị gia tăng được tạo ra trong kênh 1, kênh 2 và kênh 3 là như nhau 19.980 đồng/kg. Khi kênh thị trường càng được rút ngắn thì tổng chi phí tăng thêm càng giảm và giá trị
gia tăng thuần (lợi nhuận/kg) càng tăng. So sánh kênh 1 (đầy đủ các tác
nhân) với kênh 2 (bỏ qua tác nhân vựa phân phối ngoài tỉnh) thì tổng chi phí tăng thêm kênh 2 giảm khoảng 6%, trong khi đó tổng lợi nhuận trong kênh 2
tăng khoảng 8%. Nếu so sánh kênh 1 và kênh 3 (bỏ qua hai tác nhân là
thương lái và vựa phân phối) thì tổng chi phí tăng thêm kênh 3 giảm khoảng 13% và tổng lợi nhuận kênh 3 tăng thêm khoảng 15%. Qua kết quả phân tích cũng chỉ ra rằng, khi rút ngắn kênh thị trường thì lợi nhuận được phân phối theo nguyên tắc tác nhân liền kề trước và tác nhân liền kề sau được hưởng lợi. Riêng kênh 4 chỉ có tác nhân HTX thì đối tượng hưởng lợi chính là xã viên và các nhà vườn bán Xoài cho hợp tác xã, mặc dù tạo ra tổng giá trị gia tăng và tổng lợi nhuận không cao bằng các kênh khác nhưng tổng chi phí tăng thêm của kênh 4 là thấp nhất và xem xét theo từng tác nhân thì HTX trong kênh 4 có lợi nhuận/kg đạt cao nhất (6.740 đ/kg) so với các tác nhân trong các kênh khác. Đặc biệt nhà vườn trong kênh 4 bán Xoài với giá cao nhất 13.500đ/kg trong khi nhà vườn kênh 3 bán được 13.200 đ/kg và kênh 1, kênh 2 nhà vườn chỉ bán được 12.300 đ/kg.
Hình 4.13 Phân phối giá trị gia tăng thuần của từng tác nhân
(Nguồn, Kết quả điều tra thực tế các tác nhân Đồng Tháp, 2013)
Bên cạnh đẩy mạnh xuất khẩu thì tiềm năng phát triển thị trường nội địa cũng rất lớn vì rất nhiều vùng miền trong cả nước ưa chuộng Xoài cát Chu Cao Lãnh. Lượng Xoài tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 25,5% chủ yếu thông qua các chợ đầu mối và phân phối lại cho các tiểu thương, bán lẻ. Các chợ đầu mối tiêu thụ chủ yếu Xoài cát Chu Cao Lãnh như sau: chợ Thủ Đức TP HCM, chợ Đà Lạt, chợ Huế, chợ Long Biên Hà Nội,... trong đó Hà Nội là thị trường tiêu thụ Xoài cát Chu Cao Lãnh mạnh nhất so với các thị trường nội địa khác.
Sau đây là giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ nội địa (Bảng 4.36).
Kênh 5: Nhà vườn Thương lái Vựa đóng gói trong tỉnh Vựa
phân phối trong tỉnh Bán lẻ tiêu dùng
Nhà vườn bán xoài cho thương lái bình quân với giá 12.300 đồng/kg Xoài cát Chu Cao Lãnh. Tổng chi phí tăng thêm của nhà vườn 3.290 đồng/kg bao gồm: thuê lao động, đấp mô, bao trái, vận chuyển, lãi vay, … Trung bình 1 đồng vốn nhà vườn đầu tư vào vườn Xoài thu được 0,48 đồng lời.
Bảng 4.36 Giátrị gia tăng chuỗi giá trị Xoài cát Chu Cao Lãnh theo kênh nội địa (đồng)
Khoản mục
Nhà vườn
Thương lái
Vựa đóng gói trong tỉnh
Vựa phân phối ngoài tỉnh
Bán lẻ Tổng
Kênh 5: Nhà vườn Thương lái Vựa trong tỉnh Vựa ngoài tỉnh Bán lẻ Nội địa
14.500 | 18.500 | 24.000 | 31.000 | |||
Giá trị gia tăng | 7.280 | 2.200 | 4.000 | 5.500 | 7.000 | 25.980 |
Chi phí đầu vào | 5.020 | 12.300 | 14.500 | 18.500 | 24.000 | |
Chi phí tăng thêm | 3.290 | 960 | 2.910 | 4.470 | 790 | 12.420 |
Giá trị gia tăng thuần Lợi nhuận/chí phí (lần) | 3.990 0,48 | 1.240 0,09 | 1.090 0,06 | 1.030 0,04 | 6.210 0,25 | 13.560 |
Kênh 6: Nhà vườn Thương lái Vựa phân phối ngoài tỉnh Bán lẻ Nội địa | ||||||
Giá bán | 12.300 | 16.000 | 24.000 | 31.000 | ||
Giá trị gia tăng | 7.280 | 3.700 | 8.000 | 7.000 | 25.980 | |
Chi phí đầu vào | 5.020 | 12.300 | 16.000 | 24.000 | ||
Chi phí tăng thêm | 3.290 | 1.970 | 4.980 | 790 | 11.030 | |
Giá trị gia tăng thuần Lợi nhuận/chí phí (lần) | 3.990 0,48 | 1.730 0,12 | 3.020 0,14 | 6.210 0,25 | 14.950 | |
Kênh 7: Nhà vườn Vựa đóng gói trong tỉnh Bán lẻ Nội địa | ||||||
Giá bán | 13.200 | 24.000 | 31.000 | |||
Giá trị gia tăng | 8.180 | 10.800 | 7.000 | 25.980 | ||
Chi phí đầu vào | 5.020 | 13.200 | 24.000 | |||
Chi phí tăng thêm | 3.560 | 4.980 | 790 | 9.330 | ||
Giá trị gia tăng thuần Lợi nhuận/chí phí (lần) | 4.620 0,54 | 5.820 0,32 | 6.210 0,25 | 16.650 | ||
Kênh 8: Nhà vườn Vựa phân phối ngoài tỉnh Bán lẻ Nội địa | ||||||
Giá bán | 14.000 | 24.000 | 31.000 | |||
Giá trị gia tăng | 8.980 | 10.000 | 7.000 | 25.980 | ||
Chi phí đầu vào | 5.020 | 14.000 | 24.000 | |||
Chi phí tăng thêm | 4.090 | 4.980 | 790 | 9.860 | ||
Giá trị gia tăng thuần Lợi nhuận/chí phí (lần) | 4.890 0,54 | 5.020 0,26 | 6.210 0,25 | 16.120 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thuận Lợi Khó Khăn Trong Hoạt Động Của Các Tác Nhân Thương Mại Trong Chuỗi Giá Trị Xoài Cát Ở Tỉnh Đồng Tháp
- Thực Trạng Hoạt Động Của Các Tác Nhân Hỗ Trợ Và Thúc Đẩy Chuỗi Giá Trị Xoài Cát
- Chức Năng Cơ Bản Trong Chuỗi Giá Trị Xoài Cát
- Giải Pháp Nâng Cao Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Xoài Cát
- Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 19
- Phân tích chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp - 20
Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.
Giá bán
(Nguồn, Kết quả điều tra thực tế các tác nhân Đồng Tháp, 2013)
Thương lái mua Xoài của nhà vườn và bán lại cho vựa đóng gói trong tỉnh bình quân với giá 14.500 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm của thương lái thấp nhất ở kênh 1 này chỉ có 960 đồng/kg vì thương lái chỉ là người thu gom Xoài của nhà vườn bán lại cho chủ vựa trong tỉnh hơn nữa thương lái rất ít khi thuê lao động tận dụng lao động gia đình để thực hiện hoạt động mua bán này. Trung bình 1 đồng vốn của thương lái thu được 0,09 đồng lời.
Chủ
vựa đóng gói trong tỉnh, mua từ
thương lái và bán lại cho vựa
phân phối ngoài tỉnh với giá bình quân 18.500 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm của vựa phân phối ngoài tỉnh 2.910 đồng/kg bao gồm các chi phí đóng
gói, vô thùng, vận chuyển, thuê lao động, thuế, thuê xe, nếu tự vận chuyển đến vựa phân phối hoặc gửi xe đến vựa phân phối…. Trung bình mỗi 1 đồng vốn vựa đóng gói thu được với giá trị là 0,06 đồng lời.
Vựa phân phối ngoài tỉnh, mua xoài từ vựa phân phối trong tỉnh, từ đây Xoài được xuất khẩu với giá bình quân 24.000 đồng/kg Tổng chi phí tăng thêm của vựa phân phối ngoài tỉnh ở kênh này 4.470 đồng/kg bao gồm: thuê lao động, thuế, lãi vay, vận chuyển, thuê xe tải đường xa hoặc gửi sang thị trường các tỉnh miền trung, miền Bắc, TP HCM,… Trung bình tại vựa phân phối thì 1 đồng vốn vựa đầu tư vào kinh doanh thu được 0,04 đồng lời.
Người bán lẻ ngoài tỉnh, vì Xoài cát Chu Cao Lãnh chất lượng thơm ngon, phù phù hợp với sở thích tiêu dùng ở thị trường miền Bắc, Trung,… nên Xoài được bán với giá trung bình là 31.000 đồng/kg, chi phí tăng thêm của người bán lẻ không cao, trung bình khoảng 790 đồng/kg. Trung bình 1 đồng vốn người bán lẻ thu được 0,25 đồng lời.
Phân phối giá trị gia tăng: Kênh này có đầy đủ tác nhân nhất. Tổng giá
trị tăng của kênh 1 này 25.980 đồng/kg. Trong đó nhà vườn là tác nhân
chiếm tỷ
trọng lớn nhất trên 28%, kế
đó là người bán lẻ
chiếm khoảng
27%, vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm trên 21%. Còn lại tác nhân thương lái là thấp nhất chỉ chiếm 8.5% và vựa đóng gói trong tỉnh chiếm trên 15%.
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của toàn kênh là 13.560 đồng/kg. Trong đó tác nhân bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất trên 45%, nhà vườn chiếm tỷ trọng khoảng 30%, và các tác nhân còn lại được phân bổ tương đối đồng đều.
Kênh 6: Nhà vườn – Thương lái Vựa phân phối ngoài tỉnh Bán
lẻ Tiêu dùng
Nhà vườn bán cho thương lái bình quân với giá 12.300 đồng/kg Xoài cát Chu Cao Lãnh. Tổng chi phí tăng thêm của nhà vườn 3.290 đồng/kg bao gồm: thuê lao động, đấp mô, bao trái, vận chuyển, lãi vay, … Trung bình 1 đồng vốn nhà vườn đầu tư vào vườn Xoài thu được 0,48 đồng lời.
Thương lái, mua Xoài của nhà vườn và bán lại cho vựa phân phối ngoài tỉnh bình quân với giá 16.000 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm của
thương lái ở kênh này chỉ có 1.970 đồng/kg vì thương lái bán trực tiếp cho vựa phân phối ngoài tỉnh nên thương lái làm thêm hoạt động vô thùng đóng gói vận chuyển bằng xe tải thuê hoặc gửi xe đến vựa ngoài đặc biệt là thị trường miền ngoài: Bắc, Trung,…Trung bình 1 đồng vốn của thương lái thu được 0,12 đồng lời.
Chủ vựa phân phối ngoài tỉnh, bán Xoài với giá trung bình là 24.000
đồng/kg,
chi phí tăng thêm của
chủ vựa ngoài tỉnh
trung bình là 4.980
đồng/kg. Vì tại đây, chủ vựa phân phối ngoài tỉnh phân phối lại thị trường ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường các tỉnh miền Trung, miền Bắc, hay các siêu thị, nhà hàng… nên phải chi trả thêm phần thuê xe, nhiên liệu, hoặc chi phí gửi xe trực tiếp, thuê lao động, lãi vay,…. Trung bình 1 đồng vốn vựa phân phối ngoài tỉnh thu được 0,14 đồng lời.
Người bán lẻ ngoài tỉnh, vì Xoài cát Chu Cao Lãnh chất lượng thơm
ngon, phù với sở thích tiêu dùng của người dân Hà Nội, các tỉnh miền
ngoài,… nên Xoài được bán với giá trung bình là 31.000 đồng/kg. Tổng chi
phí tăng thêm của người bán lẻ không cao, trung bình khoảng 790
đồng/kg chủ yếu các khoản lãi vay, nhiên liệu. Trung bình 1 đồng vốn của người bán lẻ thu lại được 0,25 đồng lời.
Phân phối giá trị
gia tăng: Tổng giá trị
gia tăng toàn kênh 25.980
đồng/kg. Trong đó được phân bổ gần như đồng đều cho mọi tác nhân. Tác nhân vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng cao nhất trên 30%, kế đó là
tác nhân nhà vườn chiếm 28%, người bán lẻ chiếm gần 27%.
cũng có tỷ
trọng khá cao
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Sau khi trừ tất cả các khoản chi thì lợi nhuận toàn kênh 14.950 đồng/kg. Trong đó, tác nhân bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất trên 41%, kế đó là nhà vườn chiếm trên 26% và thấp nhất là thương lái chiếm trên 11%.
Kênh 7: Nhà vườn Vựa đóng gói trong tỉnh Bán lẻ Tiêu dùng
Nhà vườn bán Xoài cho vựa đóng gói trong tỉnh với giá bình quân
13.200 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm 3.560 đồng/kg bao gồm: thuê lao động, nhiên liệu, lãi ngân hàng, bao trái,…. Tại kênh này, trung bình 1 đồng vốn nhà vườn lời được 0,54 đồng.
Chủ vựa đóng gói trong tỉnh, mua Xoài từ nhà vườn trồng Xoài, bán lại với giá trung bình 24.000 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của chủ vựa đóng gói trong tỉnh trung bình là 4.980 đồng/kg, trong đó bao gồm các chi phí vận chuyển, gửi xe, thuê xe, đóng gói, thuê lao động, tiền lãi vay,… Trung bình 1 đồng chí phí bỏ ra thì vựa đóng gói trong tỉnh thu được 0,32 đồng lời.
Người bán lẻ ngoài tỉnh, mua Xoài từ vựa đóng gói trong tỉnh chuyển đến tận nơi với giá bình quân 31.000 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm của người bán lẻ không cao, trung bình khoảng 790 đồng/kg chủ yếu các khoản lãi vay, nhiên liệu.Trung bình 1 đồng vốn của người bán lẻ thu lại được 0,25 đồng lời.
Phân phối giá trị
gia tăng: Tổng giá trị
gia tăng toàn kênh 25.980
đông/kg. Trong đó, các tỷ lệ được phân bổ tương đối đồng đều, vựa đóng gói chiếm tỷ trọng cao nhất trên 41%, kế đó là nhà vườn chiếm trên 31%. Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần toàn kênh 16.650 đồng/kg. Trong đó, tác nhân bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất trên chiếm tỷ trọng 37% trong khi giá trị gia tăng lại thấp nhất, kế đó là tác nhân vựa đóng gói và thấp nhất là nhà vườn chiếm khoảng 28% giá trị toàn kênh.
Kênh 8: Nhà vườn Vựa phân phối ngoài tỉnh Bán lẻ Tiêu dùng
Nhà vườn bán Xoài cho vựa phân phối ngoài tỉnh với giá bình quân
14.000 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm của nhà vườn 4.090 đồng/kg Xoài bao gồm cac chi phí bao trái, thuê lao động, lãi vay, thông tin liên lạc, vận chuyển hay gửi Xoài lên vựa phân phối ngoài tỉnh, tiền cò Xoài,…Tại kênh này, trung bình 1 đồng vốn nhà vườn lời được 0,54 đồng.
Chủ vựa phân phối ngoài tỉnh, mua Xoài từ nhà vườn trồng Xoài, bán lại với giá trung bình 14.000 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm của chủ vựa phân phối ngoài tỉnh trung bình là 4.980 đồng/kg, trong đó bao gồm các chi phí vận chuyển, gửi xe, thuê xe, đóng gói, thuê lao động, tiền lãi vay,… chuyển đến thị trường tiêu thụ các tỉnh miền ngoài. Trung bình 1 đồng chí phí bỏ ra thì vựa phân phối ngoài tỉnh thu được 0,26 đồng lời.
Người bán lẻ ngoài tỉnh, mua xoai từ vựa phân phối ngoài tỉnh chuyển đến tận nơi với giá bình quân 31.000 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm của
người bán lẻ không cao, trung bình khoảng 790 đồng/kg chủ yếu các khoản lãi vay, nhiên liệu.Trung bình 1 đồng vốn của người bán lẻ thu lại được 0,25 đồng lời.
Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị tăng của kênh là 25.980 đồng/kg. Trong đó, tác nhân vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng cao nhất trên 38%, và thấp nhất là người bán lẻ chiếm trên 27%.
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần toàn kênh
16.120 đồng/kg. Trong đó, tác nhân người bán lẻ chiếm tỷ trọng giá trị gia tăng thấp nhất mà tỷ trọng về giá trị gia tăng thuần cao nhất trên 38%, kế đó là vựa phân phối ngoài tỉnh chiếm trên 31% và cuối cùng là tác nhân nhà vườn chiếm trên 30%. Phân bổ giá trị gia tăng thuần ở kênh này tương đối đồng đều giữa các tác nhân.
Kết quả phân tích Bảng 4.39 cho thấy khi phân tích các kênh thị
trường nội địa thì kết quả
đạt được tương tự
như phân tích các kênh thị
trường xuất khẩu. Khi kênh thị trường càng ngắn thì tổng chi phí tăng thêm của kênh càng giảm và tổng lợi nhuận của kênh càng tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) được tái phân phối theo nguyên tắc tác nhân liền kề trước và liền kề sau được tăng thêm lợi nhuận.
Tuy nhiên, qua kết quả phân tích Bảng 4.39 cũng chỉ ra rằng hai kênh có số lượng tác nhân bằng nhau nhưng tạo ra giá trị khác nhau. Cụ thể khi so sánh kênh 7 (Nhà vườn , vựa đóng gói trong tỉnh, bán lẻ) và kênh 8 (Nhà vườn, vựa phân phối ngoài tỉnh, bán lẻ) cho thấy kênh 7 có tổng chi phí tăng thêm giảm 2,7% và tổng giá trị gia tăng thuần tăng 1,6% so với kênh 8. Kết quả so sánh kênh 7 và kênh 8 góp phần khẳng định khi hai kênh thị trường có độ dài kênh bằng nhau, thì kênh có các tác nhân tiếp cận tốt vùng nguyên
liệu sẽ tạo ra tổng lợi nhuận toàn kênh nhiều hơn. Tóm lại, khi kênh thị
trường được rút ngắn như kênh 7 và kênh 8 thì cả hai tác nhân nhà vườn và
tác nhân chủ vựa đều gia tăng được lợi nhuận và việc rút ngắn kênh thị
trường giúp mang lại hiệu quả hơn về tổng chí phí, tổng giá trị gia tăng và tổng lợi nhuận cho toàn kênh.
Hình 4.14 Phân phối giá trị gia tăng thuần của từng tác nhân
(Nguồn, Kết quả điều tra thực tế các tác nhân Đồng Tháp, 2013)
Tóm lại, khi kênh thị trường được rút ngắn như kênh 5 và kênh 7 thì cả hai tác nhân nhà vươn cũng như HTX và tác nhân chủ vựa đều gia tăng được lợi nhuận và việc rút ngắn kênh thị trường giúp mang lại hiệu quả hơn về tổng chí phí, tổng giá trị gia tăng và tổng lợi nhuận cho toàn kênh. Vậy, khi kênh thị trường được rút ngắn thì lợi nhuận của nhà vườn được tăng lên khi giảm bớt các tác nhân trung gian và việc rút ngắn kênh thị trường giúp mang lại hiệu quả hơn về tổng chí phí, tổng giá trị gia tăng và tổng lợi nhuận cho toàn kênh.
4.3.5 Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi Chuỗi giá trị Xoài cát Chu Cao Lãnh
Kết quả trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp và kết hợp với Niên giám Thống kê của tỉnh, đặc biệt là sản xuất Xoài đã cho biết năm 2012 tổng lượng Xoài toàn tỉnh 83.992 tấn, trong đó sản lượng Xoài cát Chu Cao Lãnh 61.194 tấn, quy đổi sang Xoài cát Chu Cao Lãnh loại 1 là khoảng 49.324 tấn. Kết quả phân tích tổng thể kinh tế chuỗi như sau:Qua kết quả phân tích kinh tế chuỗi Bảng 4.44 cho thấy kênh xuất khẩu tạo tổng giá trị sản lượng (tổng thu nhập) cao gấp 2,2 lần kênh nội địa. Khi phân tích cho toàn chuỗi (cả kênh xuất khẩu và nội địa) thì tổng giá trị sản lượng của sản phẩm Xoài cát Chu Cao Lãnh mang lại khá lớn là trên 3.000 tỷ đồng/năm và tổng lợi nhuận đạt trên 400 tỷ đồng/năm. Điều quan trọng khi nghiên cứu chuỗi giá trị là không chỉ quan tâm đến giá trị tạo ra lớn mà còn là sự tái phân phối lợi nhuận sao cho sự vận hành chuỗi được