Tình Hình Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Tại Tp. Hồ Chí Minh Từ 2009-2010

tiếp tục đăng cai các sự kiện quốc tế lớn hơn nữa tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Năm 1995, Thành phố chỉ có 426 cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) với 11.820 phòng thì đến tháng 11/2009, toàn thành phố có 1.671 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 34.931 phòng, tăng 326 cơ sở với 3.962 phòng so với cùng kỳ năm 2008. Cuối tháng 08/2010, có 1.446 cơ sở lưu trú du lịch với 33.702 phòng đã được phân loại, xếp hạng theo Nghị định 92/CP, trong đó có: 765 khách sạn – 23.541 phòng được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, với 65 khách sạn – 8.980 phòng thuộc khối 3 – 5 sao.

Bảng 2.5: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh từ 2009-2010



Loại, hạng KS


Thời điểm 31/8/2010

Thời điểm

31/7/2009

Số cơ sở

Số phòng

Số cơ sở

Số phòng

5 sao

13

4.221

12

3.916

4 sao

10

1.410

8

1.220

3 sao

42

3.349

32

2.707

2 sao

155

5.696

133

5.079

1 sao

545

8.865

364

5.848

1 - 5 sao

765

23.541

549

18.770

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh - 7

(Nguồn: Phòng Quản lý

Khách sạn- Sở VHTT-DL TP.HCM)

Về chất lượng, hệ thống CSLTDL của thành phố cũng đã có bước phát triển khá nhanh. Cùng với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống khách sạn vào loại nhiều và tốt nhất trong cả nước, khả năng cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực không ngừng được nâng cao. Cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh trong nước là yếu tố tích cực thúc đẩy các CSLTDL không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn thông qua đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ. Trong những năm qua, hầu hết các khách sạn cao cấp, đặc biệt là các khách sạn 4 – 5 sao đều quan tâm đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch MICE, góp phần hình thành và phát triển phân khúc thị trường du lịch cao cấp này cho Tp. Hồ Chí Minh cũng như cho cả nước.

Dựa trên số liệu của Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 1/2013, học viên đã tổng hợp và so sánh số lượng khách sạn từ 3 sao – 5 sao trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với Hà Nội và Đà Nẵng (2 trung tâm du lịch lớn khác của cả nước) như sau:

Khách sạn 5 sao:

Khách sạn 5 sao bao gồm 15 khách sạn chiếm 27,8% so với khách sạn 5 sao cả nước, với 4.612 buồng chiếm 35% so với cả nước. Số lượng khách sạn 5 sao và số buồng tại TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn Hà Nội, Đà Nẵng và cao nhất cả nước.

Bảng 2.6: Số lượng khách sạn 5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, tháng 1/2013


STT


Số lượng khách sạn 5 sao

Phần trăm so với cả nước

Số lượng buồng

Phần trăm so với cả nước

Trung bình số buồng/ 1 khách sạn

1

Tp. Hồ Chí

Minh

15

27,8 %

4.612

35 %

307

2

Hà Nội

12

22,2 %

3.838

29 %

320

3

Đà Nẵng

7

13 %

1.635

12,2 %

236

4

Cả nước

54


13.372


248


(Nguồn: Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch)


Trong số khách sạn 5 sao, có rất nhiều chuỗi khách sạn quốc tế, có thương hiệu bao gồm Park Hyatt, Sofitel, Movenpick, Nikko, Intercontinental, Sheraton, Duxon…

Khách sạn 4 sao:

Khách sạn 4 sao tại Tp. Hồ Chí Minh gồm 14 khách sạn chiếm 10% so với khách sạn 4 sao cả nước với số buồng là 2057 chiếm 12,1% so với cả nước. Số lượng khách sạn 4 sao và số buồng tại Tp. Hồ Chí Minh đều cao hơn Hà Nội, Đà Nẵng và cao nhất cả nước.

Bảng 2.7: Số lượng khách sạn 4 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, tháng 1/2013


STT


Số lượng khách sạn 4 sao

Phần trăm so với cả nước

Số lượng buồng

Phần trăm so với cả nước

Trung bình số buồng/ 1

khách sạn

1

Tp. Hồ Chí

Minh

14

10%

2057

12,1%

147

2

Hà Nội

10

7,1%

1642

9,6%

164

3

Đà Nẵng

2

1,4%

291

1,7%

146

4

Cả nước

140


17.026


122

(Nguồn: Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch)


Khách sạn 3 sao:

Số lượng khách sạn 3 sao tại Tp. Hồ Chí Minh là 61, chiếm 19,4% so với khách sạn 3 sao cả nước, với số buồng là 4633, chiếm 21,2% so với cả nước. Số lượng khách sạn 3 sao và số buồng tại Tp. Hồ Chí Minh đều cao hơn Hà Nội, Đà Nẵng và cao nhất cả nước.


Bảng 2.8: Số lượng khách sạn 3 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, tháng 1/2013


Số lượng khách sạn 3 sao

Phần trăm so với cả

nước

Số lượng buồng

Phần trăm so với cả

nước

Trung bình số buồng/1 khách sạn

1

Tp. Hồ Chí

Minh

61

19,4%

4633

21,2%

76

2

Hà Nội

19

6,05%

1788

8,2%

94

3

Đà Nẵng

18

5,7%

1148

5,24%

64

4

Cả nước

314


21.888


70

STT

(Nguồn: Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch)


Cơ cấu phòng khách sạn chia theo quận:

Theo nghiên cứu của R&D Sacomreal-S tháng 8/2011, trong số khách sạn từ 3-5 sao, quận 1 có số phòng khách sạn lớn nhất, khoảng 6.799 phòng, chiếm khoảng 73% nguồn cung, quận 5 có khoảng 1.089 phòng, chiếm 11,7% nguồn cung, quận 3 với 671 phòng, chiếm 7,2% nguồn cung, quận Tân Bình với khoảng 299 phòng, chiếm khoảng 3,2% nguồn cung, quận Phú Nhuận với khoảng 194 phòng, chiếm 2,1% nguồn cung, các quận khác còn lại chiếm 2,9% nguồn cung.

Bảng 2.9: Cơ cấu phòng khách sạn từ 3-5 sao chia theo quận tại Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn cung theo quận

Số phòng

Chiếm (%)

Quận 1

6.799

73

Quận 5

1.089

11,7

Quận 3

671

7,2

Quận Tân Bình

299

3,2

Quận Phú Nhuận

194

2,1

Khác

268

2,9

Tổng nguồn cung

9320

100

(Nguồn: R&D Sacomreal-S tháng 8/2011) Giá thuê và công suất phòng từ 3-5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh:

Theo Grant Thornton Việt Nam, nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao có sự gia tăng về công suất sử dụng phòng lần lượt là 5,3% và 5% trong khi công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1,6%. Điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu sang hướng các khách sạn có chất lượng cao và du khách ngày nay ngày càng chọn loại hình khách sạn theo tiện nghi và dịch vụ.

Bảng 2.10: Giá thuê phòng khách sạn từ 3-5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh


Hạng khách sạn

Khoảng giá thuê

Giá thuê trung bình

Khách sạn 3 sao

34,6-78 USD/đêm

52,3 USD/đêm

Khách sạn 4 sao

70-140 USD/đêm

106,7 USD/đêm

Khách sạn 5 sao

113-290 USD/đêm

178,9 USD/đêm

(Nguồn: R&D Sacomreal-S tháng 8/2011)

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh có số lượng khách sạn 3-5 sao nhiều nhất Việt Nam. Chất lượng phục vụ tại các khách sạn cũng tốt nhất so với cả nước.

2.2.5.2. Số lượng phòng họp tổ chức hội nghị, hội thảo

Số lượng phòng họp tổ chức hội nghị, hội thảo đáng kể nhất của Thành phố nằm trong các khách sạn chất lượng 3-5 sao với những không gian đặc trưng dành riêng cho việc tổ chức hội nghị - hội thảo – sự kiện. Nhiều khách sạn sang trọng đã khẳng định được đẳng cấp, thương hiệu tại thị trường khu vực quốc tế như: Sheraton, Caravelle, Majestic, Park Hyatt Saigon, REX. Một số khách sạn chỉ tập trung vào đối tượng khách thương nhân như InterContinental, Asianna Saigon, Windsor Plaza, Legend Saigon, Continental.

Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều địa điểm tổ chức hội nghị, triển lãm nhất cả nước, trong đó có những địa điểm nổi tiếng như Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn, White Palace, Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ, Khu du lịch Văn Thánh, Trung tâm hội nghị và triển lãm Tân Bình...

Theo Tham luận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh về phát triển du lịch MICE tại Tọa đàm với 10 công ty lữ hành và khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010, Thành phố có tổng cộng có khoảng gần 200 phòng họp lớn, nhỏ phục vụ các loại hội nghị, hội họp trong và ngoài nước với tổng diện tích trên 28.000 m2.

Bảng 2.11: Tổng hợp số lượng các phòng họp hội nghị tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010

Loại

Tổng hợp dịch vụ hội nghị

Riêng sảnh lớn nhất


Sồ phòng họp các loại

Tổng diện tích (m2)

Số ghế xếp theo kiểu lớp họp

Số ghế xếp theo kiểu nhà hát

Số ghế xếp theo kiểu lớp họp

Số ghế

xếp theo

kiểu nhà hát

Khách

sạn 5 sao

125

14184

5913

11181

3680

7160

Khách

sạn 4 sao

42

8427

3464

6445

1480

2410

sạn 3 sao

27

5337

2715

3795

1360

2010

Căn hộ

cao cấp

1

300

180

120

180

120

Trung tâm hội nghị,

triển lãm

9

48.000

-

-

300

400

Tổng cộng

199

28625

12477

21721

6800

11840

Khách

(Nguồn: Phòng Khách sạn, Sở VHTTDL Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010)

Một số địa chỉ uy tín hàng đầu trong tổ chức các hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh là:

- Khách sạn Sheraton có 13 phòng họp, với tổng diện tích 1586 m2, trong đó có phòng The Grand Ballroom với diện tích 760 m2, sức chứa gần 1100 đại biểu.

- Khách sạn Intercontinental Asiana Sài Gòn có 10 phòng họp, với tổng diện tích 1277 m2, trong đó có phòng The Grand Ballroom với diện tích 818 m2, sức chứa gần 1200 đại biểu.

- Khách sạn Windsor Plaza có 22 phòng họp, với tổng diện tích 2754 m2, trong đó có phòng Jade Ballroom với diện tích 1500 m2, sức chứa gần 1200 đại biểu.

- Khách sạn dành cho doanh nhân tốt nhất: Khách sạn Sheraton Sài Gòn.

- Khách sạn có dịch vụ MICE tốt nhất: Khách sạn Intercontinental Asiana Sai Gon.

Bảng 2.12: So sánh số phòng họp và sức chứa phòng họp chính của khách sạn 5 sao của Tp. Hồ Chí Minh với các thành phố khác

Tỉnh/Thành

Khách sạn

(5 sao)

Số phòng họp

Sức chứa Phòng họp chính (người)

Tp. Hồ Chí Minh

Winsor Plaza

22

1647

Hà Nội

Melia Hà Nội

13

1200

Đà Nẵng

Furama Resort

06

300

Hội An

Golden Sand

Resort

04

500

Huế

Imperial

02

450

Nha Trang

Sofitel

Vinpearl

03

500

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh)

2.2.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng

Tp. Hồ Chí Minh còn là một trung tâm giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hầu hết các

hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở Tp. Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60-70% doanh thu chiếu phim của cả nước. Tp. Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng bao gồm hhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3, Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF... Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng... hoạt động âm nhạc thành phố diễn ra ở nhiều phòng trà, quán cà phê như Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen...

Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam. Thành phố có hệ thống bán lẻ tương đối đa dạng bao gồm các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ.....Trong đó, các trung tâm mua sắm cao cấp như: Saigon Trade Center, Diamond Plaza, Thuận Kiều Plaza, Zen Plaza, Parkson Saigon, Parkson Hùng Vương, Thương xá Tax.....phần lớn đều tập trung ở khu trung tâm thành phố như quận 1, quận 3, quận 5. Hệ thống siêu thị thì tương đối phổ cập hơn, nằm rải rác ở các quận nội thành đến vùng ven. Trong đó, mạnh nhất là hệ thống Co-op Mart với hàng chục siêu thị lớn nhỏ rải đều khắp thành phố. Ngoài ra còn có các hệ thống khác như: Citmart, Maximart, Big C, Metro và các trung tâm điện máy, điện tử......Hệ thống chợ bao gồm các chợ nổi tiếng như: chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, chợ An Đông, chợ Tân Bình, chợ Tân Định, chợ Bà Chiểu.....Trong đó, chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố.

Bên cạnh đó, ẩm thực Sài Gòn vừa đa dạng, phong phú, vừa có những nét riêng, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung hầu hết tất cả những thức ngon vật lạ khắp mọi miền đất nước. Du khách có thể thưởng thức món ăn miền Bắc như: phở, bún chả, chả cá Lã Vọng, bún riêu ốc, bún ốc, cơm Bắc...; món ăn miền Trung như bún Bò Đông Ba, nhà hàng Món Huế, bánh bèo Vĩ Dạ, nhà hàng Cung Đình...; món ăn miền Nam với các món nướng, lẩu cá kèo, lẩu dê, lẩu bò cũng như các món Trung Hoa, Hàn, Nhật, Ý, Pháp, Braxil…‌

2.2.7. Cảnh quan môi trường

So với các thành phố trong cả nước, Tp. Hồ Chí Minh có cảnh quan môi trường khá khang trang, sạch đẹp đặc biệt tại các khu vực trung tâm như Quận 1, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng…Thành phố cũng được quy hoạch gọn gàng với nhiều công viên cây xanh, công trình vui chơi giải trí công cộng.

2.2.8. Tham quan du lịch

2.2.8.1. Tài nguyên nhân văn

Tp. Hồ Chí Minh có 85 di tích văn hóa xếp hạng cấp tỉnh và 58 di tích văn hóa xếp hạng quốc gia. Tp. Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Tp. Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880.

Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Bên ngoài khu vực trung tâm, Địa đạo Củ Chi cũng là một địa điểm quan trọng.

2.2.8.2. Tài nguyên thiên nhiên

Rừng của Tp. Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ, đây là rừng ngập mặn ven biển. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống sông rạch đa dạng bao gồm sông Sài Gòn, sông Đồng Nai là nơi có thể khai thác du lịch đường sông; khu du lịch Vườn Cò ở quận 9 có thể khai thác du lịch sinh thái, bổ sung vào sản phẩm du lịch của Thành phố.

2.2.8.3. Tính liên kết với tài nguyên du lịch các tỉnh khác trong khu vực

Các tỉnh lân cận Thành phố như Vũng Tàu, Đồng Nai đều có những điểm du lịch nổi tiếng có thể bổ sung sản phẩm du lịch cho Thành phố. Từ Tp. Hồ Chí Minh có thể dễ dàng đi các điểm du lịch nổi tiếng tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ bằng đường không, đường bộ (ô tô, tàu hỏa), đường biển như Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phan Thiết Mũi Né, miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long…

Tính đến nay Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch thành phố .Hồ Chí Minh đã ký kết song phương hợp tác phát triển du lịch với 24 tỉnh, thành và ký kết đa phương với 13 tỉnh thành. Ngành Du lịch thường xuyên tổ chức đoàn khảo sát các điểm du lịch mới tại Long An, Tiền

Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa,

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí