Nhóm Giải Pháp Về Năng Lực Phục Vụ Và Sự Đồng Cảm


- Tuyên truyền nâng cao ý thức người kinh doanh các mặt hàng ăn uống chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thường xuyên tập huấn công tác cứu nạn, cứu hộ phòng cháy chữa cháy cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và nhân viên phục vụ.

- Sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện đại đảm bảo điều kiện an toàn, hoạt động đúng qui định hiện hành,.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú với các thủ tục nhanh gọn, chặt chẽ vừa đảm bảo an toàn cho khách vừa đảm bảo yêu cầu về an ninh trật tự trong địa bàn.

- Thành lập các điểm thông tin, khiếu nại cho khách du lịch tại các khu du lịch.

- Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các cấp chính quyền để làm rõ trách nhiệm trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội cho du khách tại các điểm tham quan và lưu trú của du khách.

- Cần phải xử lý nghiêm các hành vi chèo kéo, đeo bám khách du lịch để bán hàng, xin tiền lừa đảo, cướp giật...

4.3.3.2. Nhóm giải pháp về mức độ đáp ứng

- Hợp tác với các tỉnh có tiềm năng du lịch để hình thành tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ sản phẩm du lịch chất lượng cao của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

- Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn hài hòa và hợp lý để tạo ấn tượng tốt và kỷ niệm khó quên trong lòng du khách.

- Đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm, khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán sản phẩm lưu niệm.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long - 12

- Chế biến nhiều món ăn mới lạ phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Xây dựng các món ăn, thức uống mang nét đặc trưng Vĩnh Long và sử dụng nguyên liệu là đặc sản địa phương như bưởi 5 roi, cam sành, khoai lang, . . . .

- Đáp ứng kịp thời, nhanh chóng các yêu cầu của du khách.

4.3.3.3. Nhóm giải pháp về năng lực phục vụ và sự đồng cảm

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mang tính


quyết định trong qúa trình phát triển du lịch, bởi con người chính là chủ thể của hoạt động du lịch. Theo đánh giá của chuyên gia trong ngành nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu, yếu về chuyên môn và nhất là trình độ ngoại ngữ. Vì vậy giải pháp pháp triển nguồn nhân lực là giải pháp không thể thiếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Các giải pháp cụ thể như sau:

- Cần phải điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong toàn ngành về cả số lượng lẫn chất lượng để có hiến lược phát triển nguồn nhân lực thay thế hợp lý.

- Hàng năm phải mở các lớp đào tạo ngắn hạn về bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức quản lý nhà nước về du lịch, về xúc tiến quảng bá du lịch,....

- Xây dựng chính sách đãi ngộ cụ thể để thu hút các chuyên gia giỏi về du lịch, lao động có chuyên môn cao và các sinh viên đang học tập trong và ngoài tỉnh về làm việc trong ngành du lịch của tỉnh.

- Cần có chương trình hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về du lịch với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ quản lý ngành và quản lý doanh nghiệp du lịch tham gia các hội nghị, hội thảo về du lịch trong nước cũng như nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm.

- Thiết kế trang phục nhân viên phù hợp với từng bộ phận và theo thời gian, ấn tượng nhất vẫn là áo dài và áo bà ba.

- Quản lý nhân viên chặt chẽ theo nội quy, quy định đã được áp dụng, cần có những hình thức xử phạt nếu nhân viên bị khách phàn nàn để nhân viên ý thức hơn về thái độ phục vụ du khách.

- Có thùng thư góp ý dành cho du khách để du khách góp ý về những bất cập trong cung cách phục vụ của nhân viên để kịp thời khắc phục và xử lý.

- Sự thân thiện của người dân địa phương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách do đó cần phải tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên môi trường, môi trường du lịch, di tích lịch sử văn hóa đến cộng đồng địa phương. Tổ chức thường xuyên các hoạt động cụ thể bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái đặc biệt là


trong giới trẻ.

- Xây dựng chính sách đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần thu nhập du lịch sẽ quay trở lại hỗ trợ cộng đồng và cho các công tác bảo tồn, tu sửa các di tích lịch sử cũng như các điểm du lịch ở địa phương.

4.3.3.4. Nhóm giải pháp về mức độ hợp lý của chi phí

- Cần ban hành quy chế tổ chức và quản lý các khu, điểm du lịch trong toàn tỉnh trong đó chú trọng việc niêm yết giá cả tại các điểm, khu du lịch.

- Làm tăng sự chi tiêu của du khách tại các điểm vườn, đồng thời giới thiệu những nét ẩm thực độc đáo, dân dã của Vĩnh Long đến với du khách. Các điểm vườn nên tổ chức phố hàng rong vào các ngày cuối tuần với các món ăn chơi như : bánh xèo, bánh cống,...được chế biến tại chổ để phục vụ du khách tạo sự thích thú và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thường xuyên cập nhật thực đơn, bổ sung những món ăn mới làm đa dạng sản phẩm phục vụ du khách.

- Thiết kế đa dạng các tour du lịch phù hợp với khả năng chi tiêu của từng bộ phận du khách.

- Tổ chức các làng nghề tại các điểm vườn có thể trực tiếp tạo thành sản phẩm làm quà lưu niệm, vừa để biểu diễn cho du khách tham quan hoặc hướng dẫn để du khách trực tiếp tạo thành sản phẩm làm quà lưu niệm cho du khách.Ví dụ như đan nón lá, làm gốm,...

- Tăng cường công tác kiểm tra về giá bán tại các khu du lịch, điểm du lịch trong toàn tỉnh để tránh tình trạng chặt chém du khách, bán với giá lên cao.

- Thực hiện chính sách giảm giá vào mùa thấp điểm để thu hút du khách.

4.3.3.5. Nhóm giải pháp về chất lượng sản phẩm dịch vụ

- Đa dạng hóa các hoạt động vui chơi giải trí, đầu tư xây dựng thêm các điểm vui chơi, các trò chơi mới lạ, tổ chức các buổi triển lảm, liên hoan, các cuộc thi nhằm thu hút du khách vào mùa thấp điểm.

- Tổ chức các loại hình sinh hoạt cộng đồng vào ban đêm để kéo dài thời gian vui chơi của du khách như đòn ca tài tử, văn nghệ miệt vườn, chợ đêm.... góp


phần tăng nhu cầu lưu trú của du khách.

- Du khách rất thích được tận tay hái trái cây và thưởng thức tại chổ các loại trái cây trong vườn, ta sẽ khai thác yếu tố này vào du lịch miệt vườn để góp phần thu hút khách du lịch bằng việc mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn trái mang tính đặc sản của Vĩnh Long như: bưởi năm roi, chôm chôm, nhãn,....

- Nâng cấp các di tích lịch sử thành điểm tham quan du lịch nghiên cứu, tổ chức các sự kiện mang nét đặc thù của địa phương và từng bước nâng lên tầm quốc gia để thu hút du khách.

- Tăng cường việc tổ chức, phục hồi các lễ hội văn hóa, các trò chơi dân gian, các điệu múa dân tộc và các làng ẩm thực đồng thời duy trì các ngành nghề thủ công, những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và tái hiện những loại hình nghệ thuật đặc sắc để tạo tính đặc thù của sản phẩm.

- Khuyến khích việc quy hoạch lại các ngành nghề truyền thống như: đan lát, làm gốm, làm bánh tráng,...

- Phối hợp tất cả các nguồn lực đầu tư thỏa đáng để bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tiêu biểu nhất phục vụ cho phát triển du lịch.

- Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của Vĩnh Long có sứ hút cao, ấn tượng và liên kết cả vùng nhưng không trùng lấp. Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch của Vĩnh Long.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Du lịch sinh thái là một trong những đặc trưng của du lịch Vĩnh Long và đây cũng là loại hình du lịch mà tỉnh chú trọng phát triển trong tương lai. Doanh thu du lịch sinh thái và lượng khách đến Vĩnh Long có tăng trưởng qua các năm. Mặc dù giai đoạn 2008 – 2012 trên thế giới và Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nhưng doanh thu và lượng khách đến không ngừng tăng lên, điều này cho thấy sản phẩm du lịch sinh thái Vĩnh Long đã đáp ứng phần nào nhu cầu của du khách.

Tuy nhiên sự phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long còn chưa đồng bộ và mang tính tự phát, bên cạnh những thành tựu đạt được còn không ít những hạn chế và yếu kém nên chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của du khách, thời gian lưu lại của du khách không lâu và mức chi tiêu còn thấp.

Kết quả phân tích đặc điểm của du khách cho thấy đa số khách du lịch đến Vĩnh Long thì nữ chiếm tỷ lệ cao hơn, trình độ học vấn của du khách khá cao và họ đến Vĩnh Long chủ yếu với mục đích tham quan nghỉ dưỡng, họ thường đi du lịch vào những dịp lễ tết, cuối tuần,...

Kết quả kiểm định thang đo cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha đa số là trên 0.800 cho thấy độ tin cậy cao, sau khi phân tích EFA, phân tích hồi quy tuyến tính xác định được 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách là điều kiện an ninh, an toàn; năng lực phục vụ và sự đồng cảm; cơ sở vật chất phục vụ du lịch; chât lượng sản phẩm và dịch vụ; mức độ đáp ứng; mức độ hợp lý của chi phí. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách góp phần phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với những người làm du lịch

- Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn theo định hướng chung của ngành phù hợp với điều kiện của địa phương và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.


- Luôn chú trọng đến việc kiểm tra và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách bằng cách mở các cuộc điều tra, thăm dò đánh giá của du khách với điểm vườn, công ty du lịch của mình.

- Thường xuyên tuyển chọn nhân viên để tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thường xuyên tạo ra các sản phẩm mới hay làm mới các sản phẩm cũ để thu hút du khách.

- Phát huy hiệu quả các kênh thông tin như khách du lịch, internet, tivi, cẩm nang du lịch và các phương tiện truyền thông khác.

5.2.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch cụ thể các khu du lịch đồng thời công bố công khai để cho nhân dân biết để theo dõi và thực hiện đúng quy hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức , cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện đúng các quy định của nhà nước.

- Chú trọng việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và sử dụng hiệu quả các di tích văn hóa, lịch sử và tài nguyên du lịch.

- Mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ hoạt động trong ngành, nâng cao trình độ tay nghề cho các đối tượng kinh doanh du lịch.

- Có các chính sách giúp người dân bảo tồn các tài nguyên du lịch, tránh việc lạm dụng tài nguyên quá mức dẫn đến tình trạng suy thoái, mất đi tính tự nhiên của các sản phẩm du lịch. Phát triển phải đi đôi với bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Liên kết với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung để xây dựng các tour du lịch hấp dẫn mang tính dặc trung của du lịch Vĩnh Long.


5.2.3. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long

- Kiến nghị Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết riêng cho phát triển du lịch, làm cơ sở phối hợp các sở ban ngành trong quy hoạch phát triển du lịch.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của trung ương và địa phương để có điều kiện đầu tư nâng cấp cở sở vật chất và mở rộng quy mô.

- Bố trí vốn đầu tư với tỷ lệ thích hợp cho việc xây dựng hạ tầng du lịch. Trước mắt bố trí vốn xây dựng bến tàu du lịch đạt chuẩn tại phường 1 thành phố Vĩnh Long.



Tiếng Việt:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lệ Hằng, Thái Vũ Bình, Võ Đình Phong (2009), Du lịch sinh thái. NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Phan Ngọc Châu (2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái Bến Tre. Trường Đại học Cần Thơ.

3. Đề án phát triển du lịch đồng bắng sông Cửu Long đến năm 2020.

4. Nguyễn Hồng Giang (2010), Nghiên cứu sự hài lòng của du khách khi đến du lich Kiên Giang. Trường Đại hoc Cần Thơ.

5. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch. NXB Trẻ.

6. Kỷ yếu hội thảo phát triển du lịch bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long 12/2010.

7. Luật du lịch 2005.

8. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo Dục.

9. Sơn Nam (2005), Đồng bằng sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn. NXB Trẻ.

10. Mai Văn Nam, Nguyễn Văn Ngân, Lê Tấn Nghiêm, Phạm Lê Thông (2006),

Giáo trình kinh tế lượng. NXB Thống Kê.

11. Bửu Ngôn (2004), Du lịch ba miền - Đất phương nam. NXB Trẻ.

12. Nguyễn Minh Nhật (2008), Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hậu Giang. Trường Đại học Cần Thơ.

13. Nguyễn Thị Yến Oanh (2010), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến du lịch sinh thái An Giang.

14. Tham luận hội thảo quốc tế liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long 5/2010.

15. Trần Văn Thông (2002), Quy hoạch du lich. NXB Đại học Văn Lang.

16. Trần Văn Thông (2006), Tổng Quan du lịch Việt Nam. NXB ĐHQG TPHCM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023