Biểu Đồ Thể Hiện Tác Động Của Giá Đến Doanh Thu

bất ổn về tỷ giá hối đoái đã làm cho giá vốn hàng bán tăng cao và buộc công ty phải tăng giá để bù lỗ.


b) Gía của các mặt hàng chủ lực

Bàng 4.9. thể hiện giá của các mặt hàng chủ lực của công ty qua hai thời điểm thay đổi giá. Đợt một vào tháng 3 và đợt hai vào tháng 7 năm 2008.

Bàng 4.9. Bảng giá các mặt hàng chủ lực của công ty lốp YOKOHAMA Việt Nam

ĐVT: Nghìn đồng


Mẫu lốp xe máy

Tháng 3/2008

Tháng 7/2008

2.25-17 4 F100

92

108

2.25-17 4 F200

98

114

2.25-17 4 F300

102

119

2.50-17 4 F300A

124

140

2.50-17 4 R100

102

119

2.50-17 4 R200

109

135

2.50-17 4 R300

124

140

2.50-17 6 R100

120

129

2.75-17 4 R300

144

163

2.75-17 6 R300

155

173

70/90-17 38L F500

117

146

80/90-17 R500 TL

225

165

90/100-10 E001 TL

187

211

Mẫu lốp ô tô tải nhẹ

Tháng 3/2008

Tháng 7/2008

500-12 12 Y823 TT

471

605

5.50-13 14 Y108

610

785

6.00-13 14 Y108

728

885

6.50-15 10 Y45

861

1075

7.00-15 12 Y45

947

1255

6.50-16 12 Y45

888

1570

7.00-16 12 Y755

1059

1295

7.50-16 14 Y776

1332

1730

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam - 7

8.25-16 14 Y45 1600 2025

7.50-16 16 Y776 1418 1795

8.25-16 18 Y45 1701 2095

Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam


c) Tác động của giá bán đến doanh thu

Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện tác động của giá đến doanh thu

ĐVT: Đồng


25000000000

Thay đổi giá đợt 2

20000000000

Thay đổi giá đợt 1

15000000000

10000000000

5000000000

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Tháng


Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam Đầu tháng 3 công ty quyết định thay đổi giá bán tăng 6% so với giá áp dụng từ

tháng 8/2007. Nguyên nhân của sự thay đổi này là trong 2 quý cuối năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 1,14%/tháng và 3 tháng đầu năm 2008 là gần 2,5%/tháng. Chứng tỏ tình trạng đáng lo ngại về lạm phát gia tăng dẫn đến việc tăng giá sản phẩm là cần thiết.

Sự thay đổi giá vào đầu tháng 3 đã làm cho doanh thu sụt giảm ước tính là 7% trong tháng 4 và tiếp tục giảm thêm 5% trong tháng 5. Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu có thể được giải thích sau đây:

o Chỉ số tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2008 tăng xấp xỉ 8%, những mặt hàng thiết yếu lương thực thực phẩm, phương tiện đi lại, giá xăng dầu ở mức cao (17.000 đồng/lít), hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn và người tiêu dùng đắn đo hơn trong sự lựa chọn mua hàng của họ

o Gía của các mặt hàng thay thế. Trong tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng đứng trước quyết định chọn lựa với tiêu chí tiết kiệm, họ sẽ chọn những mặt hàng thay thế có giá rẻ hơn giá của công ty.

Sự sụt giảm doanh thu có chiều hướng khá hơn trong tháng 6 với mức tăng trở lại 4% so với tháng 5.Thị trường bắt đầu thích ứng với thay đổi giá, và có sự lựa chọn trở lại với các mặt hàng cao cấp của công ty. Mặt khác, khi giá nguyên liệu tăng phản ứng dây chuyền tác động làm các công ty khác cũng tăng giá. Khoảng cách giá

giữa các mặt hàng thay thế không còn lớn. Người tiêu dùng chọn lốp xe

YOKOHAMA vì chất lượng và thương hiệu.

Doanh thu tiếp tục theo đà tăng đến cuối tháng 7 và đạt giá trị cao nhất. Đợt thay đổi giá lần 2 được công ty áp dụng vào cuối tháng 7 với mức tăng trung bình là 6%.

Đúng như dự đoán, phản ứng của người tiêu dùng trước đợt tăng giá lần 2 tương tự như đợt 1, doanh thu trung bình giảm 7% vào các tháng cuối năm. Mặc dù chính phủ có những biện pháp kiềm chế lạm phát vào những tháng cuối năm, nhưng tình hình kinh tế cũng chưa khá hơn, lạm phát năm 2008 là 22%. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ giải thể, đã làm không ít người bị mất việc. Các doanh nghiệp cũng có những động thái tăng lương cho người lao động, nhưng mức tăng vẫn chưa đủ để bù lạm phát và tình hình giá lương thực tăng cao. Trước đồng lương hạn hẹp, người tiêu dùng có sự điều chỉnh trong chi tiêu và quyết định lựa chọn mặt hàng của họ. Những mặt hàng của Yokohama có giá bán cao hơn những mặc hàng cùng cấp khác từ 10% đến 15%, dẫn tới khách hàng lựa chọn các sản phẩm thay thế.

4.3.3. Tác động của thị trường tiêu thụ

a) Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Với năng lực sản xuất có giới hạn thì cho đến nay lượng lốp xe máy được sản xuất ra hàng năm của YOKOHAMA Việt Nam vẫn tập trung phân phối chủ yếu cho thị trường lốp thay thế trong nước, như hình 4.10, với số lượng chiếm 73,5% trên tổng số lượng 695.117 lốp xe máy được bán ra năm 2007 và 70,2% trên tổng số lượng 659.247 lốp xe máy được bán ra năm 2008.


Hình 4.10. Tình hình cung cấp lốp xe máy của YOKOHAMA Việt Nam

ĐVT: %




5.1%


4.5%



19.5%


23.4%








75.3%


72.1%

























100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Thị trườ ng xuất khẩu Thị trườ ng lắp ráp

Thị trườ ng thay thế

Năm 2007 Năm 2008

Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam Theo hình 4.11, lượng lốp tải nhẹ của YOKOHAMA Việt Nam sản xuất cũng

được phân phối chủ yếu cho thị trường thay thế trong nước và một phần lớn cho thị trường của các nhà lắp ráp tại Việt Nam với số lượng chiếm 49,6% trên tổng số lượng 124.925 lốp tải nhẹ công ty bán ra năm 2007 và 52,5% trên tổng số lượng 113.970 lốp công ty bán ra năm 2008.


Hình 4.11. Tình hình cung cấp lốp tải nhẹ của YOKOHAMA Việt Nam

ĐVT: %




6.90%



52.50%







49.60%
















47.45%




43.50%
















100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

0.05%

Năm 2007 Năm 2008

Thị trường xuất khẩu

Thị trường lắp ráp Thị trường thay thế

Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam Với sự duy trì tổng sản lượng sản phẩm bán ra liên tục tăng trong 10 năm

thành lập và phát triển, năm 2008 có thể nói là năm có nhiều biến động nhất của YOKOHAMA Viêt Nam khi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong năm 2008 đã gây ảnh hưởng mạnh đến doanh số bán ra của công ty trên mọi “mặt trận” trong nước

cũng như xuất khẩu. Doanh số lốp xe máy bán ra năm 2008 của công ty giảm 5,2% và doanh số lốp tải nhẹ giảm 8,8% so với năm 2007.

b) Tác động của thị trường đến tiêu thụ sản phẩm Thtrường lp ráp :

Như đã trình bày ở trên, sản lượng lốp xe máy và xe tải nhẹ của công ty cung cấp cho các nhà lắp ráp chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong sản lượng hàng bán. Sự thay đổi trong thị trường lắp ráp tất yếu ảnh hưởng đến sản lượng bán và doanh thu của công ty.


Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện sản lương lốp xe máy lắp ráp

ĐVT: Cái lốp


25000

20000

15000

10000

5000

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Tháng


Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam Qua biểu đồ hình 4.12, ta thấy sự tăng giảm thất thường của lượng vỏ xe lắp

ráp, đặc biệt chú ý đến 3 mức giảm nhiều nhất.

Đầu năm, do trong dịp tết âm lịch, lượng tiêu thụ xe giảm, đây là một yếu tố mùa vụ vì trong thời gian đó quá trình sản xuất của các công ty lắp ráp bị ngắt quãng.

Đợt giảm sản lượng tiêu thụ tiếp theo là vào tháng 5 và tháng 9, với tác động của hai lần thay đổi giá của công ty và một phần không nhỏ của thị trường tiêu thụ

xe máy. Năm 2008 là năm không mấy thành công đối với ngành công nghiệp lắp ráp xe máy, vì sức tiêu thụ kém. Lượng xe máy tiêu thụ trong năm 2008 giảm 4,27% so với năm 2007. Tâm lý lo ngại của người dân do giá xăng tăng cao, và tình trạng lạm phát nên người dân giảm chi tiêu.

Những tháng cuối năm 2008 được xem là

ảm đạm nhất, theo lẽ

thường,

những tháng cuối năm là dịp mua sắm xe mới đón tết. Nhưng trên thực tế lượng xe tiêu thụ nhỏ giọt, đã khiến các nhà lắp ráp làm chậm quá trình sản xuất của họ, chờ sự khởi sắc trở lại của thị trường. Điều này giải thích cho sự sụt giảm số lượng lốp xe máy vào các tháng cuối năm của công ty.

Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện sản lượng xe tải nhẹ lắp ráp

ĐVT: Cái lốp


12000


10000


8000


6000


4000


2000


0

1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Tháng


Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam So với thị trường xe gắn máy lắp ráp, thị trường xe tải nhẹ có vẻ không khả

quan. Dựa vào sự biến động trên biểu đồ ta thấy được sản lượng lốp xe tải nhẹ cung cấp cho các nhà lắp ráp tăng vọt vào tháng 3 là do cơn sốt xe tải nhẹ và các hãng sản xuất nhiều xe hơn. Sau đó sản lượng lốp xe có chiều hướng giảm nhiều vào tháng 4 tháng 5. Tình hình cải thiện đôi chút vào tháng 6, 7, 8 nhưng chuyển hướng xấu đi vào tháng 9 và tệ nhất vào tháng 12. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm sản lượng này. Trước hết phải kể tới những nguyên nhân sau:

o Ảnh hưởng của 2 đợt tăng giá của công ty

o Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ xe tải nhẹ. Sau đợt sốt xe tải nhẹ vào cuối tháng 3, tình hình tiêu thụ trở về trạng thái ế ẩm, Theo các đại lý, có nhiều lý do để khách hàng dừng việc mua xe tải nhẹ, nhưng chủ yếu vẫn là lãi suất ngân hàng mấy tháng đầu năm 2008 tăng quá cao, có lúc lên đến 18,5%/năm, trong khi đó, nhiều người đã mua được xe nhưng vẫn không có hàng để chạy. Lượng xe tải nhẹ trong thành phố dư thừa, cung vượt quá cầu. Dẫn đến việc bán xe trở nên khó khăn, các nhà sản xuất giảm sản lượng.

Thị trường xuất khẩu

Nhìn chung sản lượng xuất khẩu của công ty trong năm 2008 giảm nhiều so với năm 2007. Sản lượng lốp xe máy giảm 0,6%. So với lốp xe máy, thì tình hình

xuất khẩu lốp xe ô tô tải nhẹ u ám hơn. Trong năm vừa qua công ty lốp

YOKOHAMA Việt Nam không nhận nhiều đơn đặt hàng từ phía khách hàng nước ngoài. Với số lượng ít ỏi 12 cái lốp xe xuất khẩu, nguyên nhân chính cũng là cho chi phí vận chuyển cao, nên khách hàng đã chọn những sản phẩm trong nước của họ. Trong năm 2009 công ty đang phấn đấu nối lại thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đối tác lâu dài.

4.3.4. Tác động của hoạt động Marketing đến doanh thu

a) Chiến lược sản phẩm

Đứng trước đòi hỏi của thị trường không ngừng thay đổi và phát triển từng ngày. Công ty Yokohama đang ứng dụng các công nghệ máy móc hiện đại nhập từ Nhập Bản để sản xuất vỏ xe với chất lượng tốt nhất. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, hai mùa mưa nắng, thì điều kiện về chất lượng vỏ xe phải được bảo đảm. Với thời gian sử dụng lâu trên 30.000 km đối với vỏ xe máy và 80.000 – 100.000 km đối với vỏ xe tải nhẹ. Bên cạnh đòi hỏi về chất lượng thì mẫu mã cũng hết sức quan trọng, các sản phẩm của Yokohama để có những mẫu gai đẹp, bắt mắt nhiều cỡ nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng tạo cho người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa và cảm giác an toàn sành điệu.

Việt Nam đang phấn đấu để trở thành nước công nghiệp, ngành công nghiệp của nước ta đang trên đà phát triển. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, trong năm

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí