Chỉ tiêu
ĐVT : Nghìn đồng
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
± ∆ | % | |||
Nguồn vốn chủ sở hữu | 37.822.508 | 36.697.958 | -1.124.549 | -2,97 |
Nợ phải trả | 27.628.855 | 22.768.641 | -4.860.213 | -17,6 |
Tổng nguồn vốn | 65.451.363 | 59.466.599 | -5.984.763 | -9,14 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam - 2
- Phân tích các nhân tố tác động đến doanh thu tại công ty Lốp YOKOHAMA Việt Nam - 3
- Ma Trận Vị Trí Chiến Lược Và Đánh Giá Hoạt Động (Ma Trận Space) Hình 3.1. Ma Trận Space
- Biểu Đồ Thể Hiện Chênh Lệch Giá Giữa Các Công Ty Sản Xuất Lốp Xe Máy
- Biểu Đồ Thể Hiện Tác Động Của Giá Đến Doanh Thu
- Mô Hình Kênh Phân Phối Của Công Ty Lốp Yokohama Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn tin : Phòng kế toán Phân tích bảng 4.3. cho ta thấy nguồn vốn của doanh nghiêp năm 2008 giảm so
với 2007 một khoản 5.984.763 ngàn đồng tương ứng với tỉ lê 9,14%. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sỡ hữu giảm 1.124.549 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ 2,97% , nợ phải trả có giảm một lượng là 4.860.213 ngàn đồng tương đương với 17,59. Nguồn vốn của doanh nghiệp giảm qua 2 năm, điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì thị trường bất ổn và kinh tế bị khủng hoảng.
c) Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình thu nhập và lợi nhuận qua các năm
Trong quá trình hơn 10 năm thành lập và phát triển, YOKOHAMA Việt Nam luôn duy trì được tốc độ phát triển ổn định. Vượt qua mọi khó khăn sau nhiều biến động của thị trường, nhìn chung doanh thu doanh thu của công ty luôn tăng sau mỗi năm hoạt động kinh doanh.
Hình 4.3. Biểu đồ thề hiện biến động doanh thu và lợi nhuận qua các năm
ĐVT: Tỷ đồng
Tổng doanh thu
Lợi nhuận ròng từ kinh doanh
200
150
100
50
0
Năm
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
-50
Nguồn: Phòng Tiếp Thị & Bán Hàng công ty YOKOHAMA Việt Nam Ta nhận thấy, sự chênh lệch rất lớn giữa doanh thu và lợi nhuận. Năm 2005
công ty lốp Yokahama mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhà máy để đưa đến mức sản lượng và doanh số bán tăng trội từ năm 2006 trở đi. Sự biến động giá nguyên liệu đầu vào đã làm cho lợi nhuận ròng từ kinh doanh trong năm 2008 giảm mạnh.
Tình hình thu nhập và lợi nhuận năm 2007 – 2008 Bảng 4.4. Tình hình thu nhập và lợi nhuận năm 2007- 2008
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
± ∆ | % | |||
Tổng doanh thu | 174.345.802 | 187.911.160 | 13.565.357 | 7,78 |
Doanh thu thuần | 174.028.440 | 187.661.396 | 13.632.956 | 7,83 |
Gía vốn hàng bán | 147.330.164 | 174.537.807 | 27.207.643 | 18,47 |
Lợi nhuận gộp | 25.698.275 | 13.123.589 | -12.574.686 | -48,93 |
Chi phí bán hàng | 9.173.750 | 10.736.913 | 1.563.163 | 17,04 |
Chi phí marketing | 707.646 | 780.247 | 72.601 | 10,26 |
12.789.963 | -684.264 | -13.474.228 | -105,35 | |
Tỉ suất LN/DT | 0,07 | -0,0036 | -0,99 | -13,54 |
Tỉ suất LN/CP | 0,09 | -0,0039 | -0,5 | -5,7 |
Nguồn tin : Phòng kế toán Doanh thu thuần của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 13.565.357 nghìn đồng
tức 7,78%. Sau khi trừ giá vốn hàng bán thì lợi nhuận gộp năm 2008 giảm và đạt giá trị âm so với năm 2007 là – 12.574.686 nghìn đồng tức giảm 48,93%, do thấy giá nguyên vật liệu đầu vào tăng 27.207.643 nghìn đồng tức tăng 18,47% , với mức tăng rất cao này đã gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong việc định giá sản phẩm.
Lợi nhuận sau thuế ở năm 2007 từ giá trị dương sang năm 2008 đã chuyển thành âm , với chênh lệch là 13.474.228 ngàn đồng tức giảm 105,35%. Mức giảm này tương đối lớn và là nỗi lo của công ty.
Tỉ suất LN/DT là -0,0036 tức là 1 đồng doanh thu thì công ty bị lỗ 0,0036 đồng lợi nhuận. Tỉ suất LN/CP là -0,0039 tức là 1 đồng chi phí thì công ty bị lỗ 0,0039 đồng lợi nhuận. Các tỉ suất lợi nhuận trên cho ta thấy trong năm 2008 công ty hoạt động thua lỗ.
Tóm lại, qua việc phân thích trên ta thấy năm 2008 là một năm tương đối khó khăn đối với công ty lốp Yokohama Việt Nam, với lợi nhuận của hoạt động kinh doanh giảm rất nhiều so với năm 2007 và mang giá trị âm. Tình hình là do biến động giá nguyên liệu đầu vào, làm đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây phản ứng xấu từ phía người tiêu dùng, họ sẽ chọn những mặt hàng cùng cấp của các công ty khác. Sự lựa chọn đó làm công ty mất một phần doanh thu, cũng như mất đi một lượng khách hàng vãng lai.
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
4.3.1. Môi trường kinh doanh của công ty lốp YOKOHAMA
a) Môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị pháp luật.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đảng và Nhà Nước ta đã xác định rõ con đường để phát triển đất nước là công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, do đó trong những năm vừa qua đã tạo ra được một môi trường kinh tế ổn định để phát triển đất nước. Chính sách mở cửa đã tạo
cho các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất lốp nói riêng một bộ mặt mới, khả quan và có nhiều triển vọng hơn.
Bên cạnh những tích cực mà môi trường chính trị mang lại, công ty còn phải đối mặt với những bất lợi mà nó gây ra. Chẳng hạn như chủ trương khuyến khích người dân ở những thành phố lớn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng,
giảm các phương tiện giao thông cá nhân nhất là xe máy để giải quyết tình trạng tắc
nghẽn giao thông. Nếu như chính sách này thành công thì lượng tiêu thụ săm, lốp của công ty ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ giảm mạnh.
Nhìn chung, hệ thống luật pháp của nước ta cho tới nay đã có nhiều cải thiện song vẫn còn nhiều bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là các luật, chính sách kinh tế.
Kể từ khi có luật doanh nghiệp, các công ty được khuyến khích phát triển nhiều hơn, nền kinh tế thông thoáng hơn, cạnh tranh cũng mạnh và khốc liệt hơn trước rất nhiều. Từ sự thay đổi của hệ thống pháp luật mà công ty đã có nhiều cải tổ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, vững bước vào nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn nhiều chồng chéo, không ổn định. Đây là vấn đề nan giải mà vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Môi trường kinh tế
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân. Trong năm 2008 vừa qua nhiều doanh nghiệp đã trụ không vững trước những cơn biến động của thị trường. Kết quả là hàng loạt công nhân bị sa thải, người lao động bị giảm biên chế, gây rất nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2005-2008
ĐVT : %
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Lạm phát | 8,4 | 6,6 | 12,6 | 22,1 |
GDP | 7,5 | 8,2 | 8,5 | 6,23 |
Tỷ lệ gia tăng xe máy | 14,17 | 13,87 | 15,38 | 11,11 |
Nguồn : Bộ Thương Mại ngày 12-12-2008
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ gia tăng lạm phát, GDP và xe máy qua các năm
ĐVT : %
25 %
20
Lạm phát GDP
Tỷ lệ gia tăng xe máy
15
10
5
0
Năm
2005 2006 2007 2008
Nguồn : Bộ Thương Mại ngày 12-12-2008
Môi trường công nghệ
Công nghệ sản xuất là thế mạnh của công ty YOKOHAMA VIỆT NAM. Toàn bộ máy móc dây chuyền sản xuất đều được nhập từ Nhật Bản, các sản phẩm luôn được đảm bảo chất lượng cao mà giá thành vẫn tương đương với các đối thủ cạnh tranh trong nước, và thấp hơn so với các sản phẩm nhập khẩu. Thêm vào đó là công ty không ngừng đổi mới mẫu mã, thay thế sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, để mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Hình 4.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp
Nguyên vật liệu
Cao su sống
Hóa chất
Vải mành
Thép tanh
Cắt sống
Sàng sấy
Sấy
Đảo tanh
Phối liệu
Cán tráng
Cắt tanh
Hồn luyện
Xé vải
Luồn ống
Nhiệt luyện
Cắt cuộc ống
Dập, cắt
Cán hình lốp
Thành hình lốp
Định hình lốp
Lưu hóa
KCS
Sơ luyện
Vòng tanh
Cốt hơi
Ng
Nhập kho
uồn: Phòng kỹ thuật
b) Môi trường vi mô Nhận định về đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê của danh bạ doanh nghiệp sản xuất lốp xe có đăng ký chính thức tại TP. Hồ Chí Minh là 12 doanh nghiệp, tuy nhiên đây chỉ là con số tương đối vì số lượng lốp xe nhập khẩu trôi nổi trên thị trường rất khó kiểm soát.
Công ty công nghiệp cao su miền Nam CASUMINA
Được thành lập vào 19/04/1076 là một trong những doanh nghiệp phát triển lâu đời, với hình thức sản xuất kinh doanh ban đầu là săm lốp xe đạp, các ống cao su kỹ thuật.Hiện nay công ty Casumina sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chính là : săm lốp xe đạp, săm lốp xe gắn máy, lốp ô tô. Với sản lượng bình quân thể hiện qua bảng 4.6.
Bảng 4.6. Sản lượng bình quân của công ty CASUMINA
Danh mục
Lốp xe đạp (triệu lốp) Săm xe đạp (triệu săm) Lốp ô tô (nghìn lốp) Lốp xe máy (triệu lốp)
Săm xe máy (triệu săm)
Sản lượng
3,61
8,22
588
4,15
14,56
Nguồn tin : www.Casumina .com
Điểm mạnh: Thị
trường phân phối rộng khắp cả
nước. Vì là doanh
nghiệp đã hoạt động lâu năm trong ngành sản xuất lốp xe, được nhiều người biết đến. Hiện nay công ty Casumina đang vương ra thị trường thế giới với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nơi thị trường xuất khẩu.
Điểm yếu: Tuy nhiên, theo thông tin thị trường gần đây công ty
Casumina mất thị trường tại Miền Tây, vì các nhà phân phối cho công ty này tại thị trường Miền Tây hoạt động kém hiệu quả. Để lấy lại thị trường công ty Casumina đang tìm cách phục hồi hoạt động của các nhà phân phối.
Công ty TNHH CAO SU INOUE VIỆT NAM (viết tắt IRC)
Được thành lập vào 02/01/1997, là công ty liên doanh giữa các bên Nhật, Thái Lan, Malaysia, và Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty là săm lốp xe máy, săm lốp xe đẩy các loại và các sản phẩm cao su kỹ thuật.
Điểm mạnh: Sản lượng sản xuất của công ty chủ yếu cung cấp cho các hảng sản xuất lắp ráp xe máy như : Công ty HONDA Việt Nam, Công ty YAMAHA Việt Nam, Công ty KAWASAKI, Công ty VMEP,... Các hợp đồng được ký kết đem lại cho IRC một lợi thế là ổn định về nơi tiêu thụ và doanh số bán sản phẩm.
Điểm yếu: Do hạn chế về năng lực sản xuất nên công ty chủ yếu cung cấp cho các nhà lắp ráp, thị trường thay thế chưa mạnh, luôn bị thiếu hàng.
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (viết tắt DRC)
Được thành lập năm 1975, với các sản phẩm chính là săm lốp xe đạp - xe máy, lốp ô tô tải nặng – nhẹ, sử dụng công nghệ Châu Âu để sản xuất.
Bảng 4.7. Sản lượng bình quân của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
Danh mục
Lốp xe đạp ( triệu lốp) Săm xe đạp (triệu săm) Lốp xe máy (nghìn lốp)
Sản lượng
4.7
3
748
Săm xe máy (nghìn săm) 838
Lốp ô tô ( nghìn lốp) 581
Săm ô tô (nghìn săm) 440
Nguồn tin www.drc.com.vn
Điểm mạnh: Là một doanh nghiệp có mặt trên thị trường từ rất sớm, DRC đã mau chóng vươn rộng mạng lưới phân phối trên toàn quốc, với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng, công ty đã có vị thế trong lòng người tiêu dùng.
Điểm yếu: tuy mạng lưới phân phối rộng, nhưng thị trường chính của DRC vẫn là khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
Công ty cao su KENDA Việt Nam