Phân Tích Chỉ Tiêu Đặc Trưng Của Công Ty Cổ Phần


càng lớn chứng tỏ hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh của bộ máy quản lý doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Lợi nhuận ròng(NP)

= Tổng tài sản bình quân


[7, tr.51]

Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu thuần

ROA = =

Tổng doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.



Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk - 6

ROA =

Hệ số sinh lời

hoạt động (ROS) +

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (HSkd)

+ Hệ số sinh lời kinh tế của tài sản (Basic Earning Power Ratio - BEP)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

BEP =

Tổng tài sản bình quân

[7, tr.54]

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân mỗi đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kǶ nhất định sẽ sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế TNDN.

- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữuphản ánh một cách tổng hợp năng lực hoạch định thực thi chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kǶ. Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu và các nhà đầu tư quan tâm, kǶ vọng khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp…

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) và đối với các doanh nghiệp thì xác định các chỉ tiêu sinh lời vốn cổ phần như: hệ số sinh lời vốn cổ phần thường (EPS)…các chỉ tiêu xác định như sau:

+ Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE)

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

= Vốn chủ sở hữu bình quân


[7, tr.45]

ROE = 1/Ht *HSkd* ROS ROE = 1/Ht *Hđ* SV* ROS


Trong đó: ROS là hệ số sinh lời hoạt động ròng

Hđ: Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn

SV: Số vòng luân chuyển vốn lưu động HSkd: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Ht: Hệ số tự tài trợ

ROE cho biết bình quân mỗi đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kǶ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nếu hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu càng lớn thì doanh nghiệp càng có khả năng huy động thêm vốn ở thị trường tài chính để tài trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào khả năng sinh lời trên vốn chủ cao cǜng thuận lợi, bởi vì có thể do tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ trong tổng quy mô huy động nên doanh nghiệp đang tận dụng ưu thế của đòn bẩy tài chính để khuếch đại hệ số sinh lời của vốn chủ và khi đó mạo hiểm tài chính cǜng cao, nếu công ty bị lỗ trong kinh doanh thì sự suy giảm của quy mô vốn chủ sở hữu sẽ xảy ra với tốc độ lớn.

Từ công thức xác định cho thấy khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào 4 nhân tố: Hệ số tự tài trợ, hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV) và hệ số sinh lời hoạt động (ROS). Vì vậy, để tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cần sử dụng các biện pháp chủ yếu là:

+ Xác định chính sách huy động vốn để tài trợ hợp lý.

+ Xác định chính sách đầu tư hợp lý: Hệ số đầu tư ngắn hạn, hệ số đầu tư tài sản dài hạn trong tổng tài sản đảm bảo phù hợp với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác của công ty cǜng như của môi trường kinh doanh.

+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trên cơ sở phân bổ, quản trị từng loại vốn, nhất là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.


+ Tăng hệ số sinh lời hoạt động ròng bằng cách giám sát hệ số chi phí hoạt động trong tổng luân chuyển thuần, đảm bảo doanh nghiệp đã quản lý từng loại chi phí hoạt động một cách tốt nhất.

1.2.7. Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro tài chính là sự bất trắc, sự không ổn định có thể đo lường được, có thể đưa đến những tổn thất, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cǜng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Rủi ro tài chính gắn liền với cơ cấu nguồn vốn và tình hình quản lý, sử dụng vốn cǜng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Để phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

Hệ số nợ: Chỉ tiêu này phản ánh cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệpcó bao nhiêu phần được tài trợ bằng vốn vay và vốn đi chiếm dụng. Hệ số này càng lớn thì nguy cơ rủi ro tài chính càng cao, tuy nhiên khi các doanh nghiệpsử dụng nợ có hiệu quả khả năng sinh lời kinh tế lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng nợ sẽ mang lợi ích cho chủ sở hữu và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn (Chỉ tiêu này đã trình bày trong mục các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán).

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (Vòng quay tài sản) trình bày ở hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh).

Vòng quay vốn lưu động. Vòng quay HTK (trình bày ở hệ thống chi tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn).

Hệ số thu hồi nợ (trình bày ở phần các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ). Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA), Hệ số sinh lời vốn chủ (ROE)

(trình bày ở phần hệ thống các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời).


1.2.8. Phân tích chỉ tiêu đặc trưng của Công ty cổ phần

Khả năng sinh lời của cổ phiếu của doanh nghiệp có thể xác định thông qua các chi tiêu sau:

Hệ số sinh lời cổ phiếu thường (Thu nhập từ cổ phiếu thường - Earning per - EPS)


Hệ số sinh lời cổ phiếu thường (EPS)


Trong đó:

LNST – LN trả cổ tức cho cổ

= phiếu ưu đãi

Số lượng cổ phiếu đang lưu

hành bình quân


[7]

Lợi nhuận trả cổ tức

=

cho cổ phiếu ưu đãi

Số lượng cổ phiếu ưu

x

đãi đang ban hành

Cổ tức đã công bố

trên cổ phiếu ưu đãi

Chỉ tiêu này đo lường năng lực trả lãi của doanh nghiệp cho các cổ đông thường là cơ sở để xác định giá trị tăng thêm của cổ phần thường. Các nhà đầu tư so sánh hệ số sinh lãi của cổ phần thường với các lĩnh vực đầu tư khác để có quyết định đầu tư tăng thêm hay rút vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.

Hệ số giả trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (P/E)

Giá thị trường mỗi cổ phiếu (Market Price) P/E =

Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) [7]

Trong đó: Giá trị trường của cổ phiếu là giá mua tại đó các cổ đông đang được mua bán tại thời điểm hiện tại. EPS thường được lấy cuối năm tài chính gần nhất.

Cổ tức trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường (D/E)

Cổ tức trả mỗi cổ phiếu thường D/E =

Thu thập mỗi cổ phiếu thường [7]

Hệ số này đo lường quan hệ của cổ tức công bố chi trả cho cổ phiếu thường của công ty so với khả năng sinh lãi của nó. Hệ sốnày cao thì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư thấp và ngược lại.


Hệ số cổ tức trên thị giá của mỗi cổ phiếu thường (D/P)

Cổ tức trả mỗi cổ phiếu thường

D/P =

Giá trị thường mỗi cổ phiếu thường [7]

Hệ số này phản ánh lợi tức mong đợi của nhà đầu tư vào chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Hệ số này càng cao và tăng thì những cổ đông hiện tại sẽ hài lòng, ngược lại các nhà đầu tư tiềm năng sẽ e ngại đầu tư vào cổ phiếu.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều đối tượng khác nhau, ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, phân tích báo cáo tài chính thực sự phát huy tác dụng khi nó phản ánh một cách trung thực tình trạng tài chính doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Muốn vậy, thông tin sử dụng trong phân tích phải chính xác, có độ tin cậy cao, cán bộ phân tích có trình độ chuyên môn giỏi.

Ngoài ra, sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cǜng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính.

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

- Quan điểm của cán bộ quản lý doanh nghiệp: Người quản lý doanh nghiệp là người đề ra các chủ trương, quy chế, chính sách đối với công tác Phân tích tài chính. Do đó, cần có một cơ chế hợp lý, chính sách phù hợp thì khi đó phân tích tài chính mới thực sự đạt được các mục tiêu đề ra.

- Trình độ cán bộ phân tích. Có được thông tin phù hợp và chính xác nhưng tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào để đưa kết quả phân tích tài chính có chất lượng cao là điều kiện không đơn giản. Nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được,


các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì. Nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định thế mạnh, điểm yếu cǜng nhưng những nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Hay nói cách khác, cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết nói”. Chính tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

- Chất lượng thông tin sử dụng. Đây chính là yếu tố quan trọng hàng đầu chất lượng phân tích báo cáo tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, phù hợp thì kết quả mà phân tích báo cáo tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì. Vì vậy, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.

Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

Tình hình nền kinh tế trong và ngoài nước không ngừng biến động. Các động hàng ngày đến điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, tiên là có giá trị theo thời gian, một đồng tiền hôm nay có giá trị khác một đồng tiền trong tương lai. Do đó, tính kịp thời, giá trị dự đoán là đặc điểm cần thiết làm nên sự phù hợp của thông tin. Thiếu đi sự phù hợp và chính xác, thông tin không còn độ tin cậy và điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Quy trình phân tích: Xây dựng một quy trình phân tích khoa học và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình sẽ giúp cho hoạt động phân tích báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao. Từ khâu bắt đầu thu thập thông tin, lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp và nội dung phân tích đều có ảnh hưởng rất nhiều đến


kết quả phân tích. Hoạt động phân tích sẽ có những đánh giá, nhận xét, đề xuất và là công cụ đắc lực cho lãnh đạo Công ty trong việc đưa ra những quyết định điều hành và quản lý.

+ Cán bộ phân tích khai thác thông tin trong doanh nghiệp kèm theo những nhân tố ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội;

+ Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp, sử dụng kết hợp giữa

phương pháp phân tích truyền thống và hiện đại;

+ Nội dung phân tích đi sâu: hệ thống các chỉ tiêu đầy đủ và đồng bộ.

Hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật: Công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao nếu doanh nghiệp kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như các hệ thống phần cứng và phần mềm kế toán chuyên dụng. Trong thời gian đầu, đây có thể là gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp nhưng thực tế chúng sẽ giúp cho công tác phân tích trở nên đơn giản, chính xác, tiết kiệm được thời gian và nhân sự hơn.

- Quy mô doanh nghiệp: ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động phân tích báo cáo tài chính. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động và ngành nghề thì việc phân tích trên các chỉ tiêu trung bình ngành sẽ có độ chính xác không cao.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

- Môi trường pháp lý: có thể có những tác động đến công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Sự lỏng lẻo trong hành lang pháp lý có thể là những kẽ hở tạo điều kiện phát sinh các tiêu cực trong quá trình phân tích báo cáo tài chính làm kết quả phân tích báo cáo tài chính sai lệch. Vì vậy, một hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng sẽ có tác động tích cự đến công tác phân tích báo cáo tài chính.

- Sự can thiệp của cấp trên hay Chính phủ trong hoạt động kinh doanh cǜng làm giảm tính khách quan trong quá trình phân tích báo cáo tài chính. Nếu các chỉ thị của cấp trên đưa xuống hay công văn của các bộ liên quan quá nhiều, không phù hợp thậm chí mâu thuẫn nhau cǜng gây khóa khăn trở ngại


cho cán bộ phân tích. Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác về mặt thông tin và đưa ra đánh giá thì nguyên tắc, điều lệ hoạch toán giữa doanh nghiệp cần thống nhất và minh bạch. Đây là cơ sở cho việc đảm bảo một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở tham chiếu cho quá tính phân tích. Trong trường hợp doanh nghiệp có mức độ đa dạng hóa về ngành nghề hoạt động thì sự tách bạch các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính là điều cần thiết, thể hiện rò trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính. Có như vậy mới có thể so sánh toàn ngành hay so sánh với các doanh nghiệp khác.

- Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành: Phân tích báo cáo tài chính sẽ trở nên đầy đủ và ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỉ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỉ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cǜng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

- Yếu tố lạm phát: có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính khiến việc tính toán và phân tích 10 lên sai lệch. Chẳng hạn lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị dòng tiền hiện tại, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau có một thời giá tiền tệ khác nhau. Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.

- Yếu tố thời vụ: làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường.

Tóm lại, trên cơ sở có sự quy chuẩn nhất định trong phân tích báo cáo tài chính đòi hỏi các nhà phân tích phải vô cùng nhạy cảm, linh hoạt và nắm bắt được tình hình.

Ngày đăng: 14/06/2022