Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 19


xuất sắc được và cũng không khỏi cái buồn một giọng” [127, tr 7]. Văn đường thẳng mà Phạm Quỳnh nhắc đến là cách tổ chức truyện theo trật tự thời gian gian tuyến tính nhằm giúp tạo ra sự liền mạch cho các sự kiện, hành động nhân vật từ đầu đến cuối song lại đơn điệu, không tạo sự bất ngờ, kịch tính hấp dẫn.

Loại hình tự sự Việt Nam trong giai đoạn giao thời đã bắt đầu có những bước chuyển theo lối viết mới khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây. “Một trong những hình thức mới mẻ so với văn xuôi giai đoạn trước đem đến trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện – tức là nghệ thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn biến thời gian tuyến tính. Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa hoặc phần kết thúc của câu chuyện (cái được biểu đạt). Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại”[195, tr 801]. Đã có những nỗ lực cách tân để dịch chuyển từ lối viết truyền thống sang hiện đại đã được thể hiện trong sáng tác của Đạm Phương nữ sử, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Phan Thị Bạch Vân, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Quản...; song trong buổi đầu tiếp thu ảnh hưởng phương Tây, sự dùng dằng giữa cái cũ và mới vẫn còn chi phối những người cầm bút.

Khảo sát trong sáng tác của Phan Khôi giai đoạn đầu thế kỷ, chúng tôi nhận ra sự dùng dằng ở nghệ thuật trần thuật hay cụ thể hơn là ở kết cấu truyện.

Hoạn hải ba đào được kể trong dòng hồi ức với quá khứ, hiện tại đan cài như nỗi suy tư về thực tại đắng cay của một nhà nho trong xã hội phong kiến suy tàn. Chính cách tổ chức trần thuật này đã tạo nên sự thay đổi điểm nhìn, luân phiên thay đổi ngôi kể. Bắt đầu từ người trần thuật: “Khách bèn ngồi dậy lén dòm sang, trong bụng lấy làm lạ” [68, tr 307]. Và khi đã đưa độc giả vào thế giới câu chuyện thì tác giả để nhân vật tôi làm nhiệm vụ tường thuật trong dòng hồi ức của tôi: “Tôi nhớ hồi nhỏ theo thân phụ tôi vào Kinh,


đi bộ hàng mười lăm ngày qua sông Lam, leo trèo, bám víu, vô cùng vất vả” [Mỹ Khanh, Nhớ cha tôi, tr 309]. Đến đây ta biết thân thế nhân vật. Lối kết cấu vừa đóng vừa mở tạo sự cuốn hút cho truyện, đồng thời cho thấy Phan Khôi đã cũng đã nỗ lực trong nghệ thuật tự sự. Tuy nhiên vẫn có nhiều chi tiết thừa, cảm giác tác giả đã quá tỉ mỉ trong miêu tả nhân vật làm mất hứng thú cho độc giả, kiểu: “Ông này quần áo xốc xếch, người cao to, râu tóc vểnh ngược, đàng hoàng kiểu ông lớn” [68, tr 307]. Đến khi kết thúc truyện ông như sợ người đọc không hiểu, nhầm lẫn nên dẫn giải thêm về lai lịch nhân vật rằng: “Ngài ấy là ai? Khách không kể họ tên ngài ra mà để ẩn? Khách là người nào? Là tôi, người viết tiểu thuyết” [68, tr 326]. Rõ ràng Phan Khôi vẫn chưa thật sự thoát ra hẳn lối viết cũ. Hơn nữa do đặc điểm Hán văn nên từ ngữ được sử dụng để viết truyện thường mang tính công thức. Ví như giữa các đoạn thoại liên tục có những mẫu từ ngữ kết nối, kiểu: “khách nói…”, “khách đáp…”, “Ngài lại hỏi…”, “Khách hỏi…”, “Ngài lạnh lùng đáp…”.

Tương tự, khi viết Mộng trung mộng Phan Khôi bắt đầu câu chuyện từ hình ảnh trong quá khứ để đưa độc giả về một câu chuyện hiện tại ông đang kể. Cách trần thuật này đã kích thích sự tò mò cho người đọc vì diễn biến câu chuyện không chảy trôi theo dòng thời gian tuyến tính một cách đơn điệu mà ít nhiều đã bị xáo trộn. Đặc biệt là kết cấu truyện cũng không kém độc đáo. Mở đầu là giấc mơ – giấc mơ khoa cử, kết truyện là khép lại giấc mơ với hiện thực: “Cậu út của phú ông đến nay vẫn là dân đen”. Quả thật là mộng trong mộng. Mộng ban đầu của phú ông cho tới lúc nhắm mắt cũng chỉ là mộng. Nhưng bên cạnh những thành công như đã phân tích, Mộng trong mộng vẫn chưa thoát được kiểu biện giải dài dòng không nên có của lối viết cũ như: “Người cha nói đây, hỏi thì ai thì người kể chuyện chẳng rõ. Chỉ biết đó là người lấy của làm sức mạnh nên gọi là phú ông. Ký giả cũng theo đó mà gọi. Gia thế ông đúng như ông đã thuật. Nỗi khổ tâm của ông, niềm ham muốn lớn


lao của ông, cứ dựa vào lời khuyên bảo con đủ biết” [68, tr 290], hay trong một đoạn khác: “Độc giả chắc không đến nỗi nóng ruột muốn biết cái gia đình cuồng nhiệt này sẽ kết cục ra làm sao chứ gì? Số là phải căn cứ vào sự việc mà chép để đáp ứng nỗi trông mong của các vị, cho nên kể đến đây, tác giả bỗng nẩy ra một ý tưởng kỳ lạ không thể làm in được. Vì thế xin không theo phép làm văn thường tình, và cam chịu sai trái để dùng lời mềm mỏng giữ cho được tính tự nhiên của câu chuyện” [68, tr 290]. Những giải thích này làm cho câu chuyện mất tự nhiên và độc giả cũng ít nhiều không còn cảm thấy hứng thú vì bị dẫn dắt kỹ lưỡng quá mức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Trên phương diện tiểu thuyết, với Trỏ vỏ lửa ra Phan Khôi đã xây dựng hình ảnh Trần Thị Nghi như là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng nữ quyền của ông. Nếu Nghi là một phụ nữ đáng thương bị xã hội chèn ép luôn cố gắng vượt thoát thì Cửu Thưởng là hình ảnh của sự ngu muội, tham lam, đớn hèn. Phan Khôi đã cố gắng khai thác diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là diễn biến tâm lý nhân vật Nghi. Cô trong quá trình đấu tranh với người anh họ gia trưởng là Cửu Thưởng tâm trạng có những dằng xé: lúc bực bội, lúc tuyệt vọng, cũng giận dữ (bởi nhận ra sự tham lam, ích kỷ, coi thường phụ nữ thái quá của anh) song cũng đôi thương hại, muốn làm hòa cho yên sự gia đình (khi Cửu Thưởng nhận được lệnh quan triệu gặp...). Kiểu viết như thế này có lẽ trong tự sự truyền thống chưa được chú trọng:

“Trong trát nói quan Công – sứ đòi có việc khẩn chứ không nói rõ việc gì, thế mà Cửu Thưởng cứ đổ ám – xác cho bị đòi là vì việc của Nghi để trách móc cô, cô cũng phải bấm bụng mà chịu. Đó chẳng nững vì sự huy hiếp đã quen của một gia đình chuyên chế mà cũng do sự ức – đoán trong trí Nghi khiến cô phải ngậm mồm. Nghi nhớ lại lúc từ - giã bà giáo, bà giáo hứa sẽ can thiệp cho khi bị ngăn trở của gia đình; nay có sự đòi hỏi này, có lẽ bởi bà giáo đã được tin mà lấy trường nhà

Phan Khôi với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 19


trường can thiệp. Nghĩ đến đó nên dù bị mắng rầy, Nghi cũng cứ làm thinh mà chịu; lại thêm Cửu Thưởng lo sợ ngày đêm, thiếu điều mất cả, máu mặt, thì Nghi lại động lòng trắc ẩn mà thương hại cho anh” [72, tr 18-19].

Đoạn bộc lộ tâm trạng này ở Nghi cũng giúp khắc họa chân thực một Cửu Thưởng vừa tham lam vừa đớn hèn vì dốt nát, thất học. Vấn đề khai sáng nhận thức tăm tối cho người dân nông thôn vì thế cũng là một nội dung được đề cập trong tác phẩm, quyết liệt không kém.

Tuy nhiên, nhìn chung Trở vỏ lửa ra cơ bản vẫn được viết theo lối tự

sự truyền thống mà người kể chuyện - tác giả - ở vị thế người ngoài cuộc có khả năng toàn tri, áp đặt cái nhìn chủ quan của nhà văn đối với độc giả. Phan Khôi đã làm tổng đạo diễn và đẩy câu chuyện đi theo tuyến đường mà mình đã định sẵn khiến cho người đọc mất đi sự thú thú hồi hộp khi bị tước đoạt quyền cùng đồng sáng tạo. Ảnh hưởng chưa thể thoát ra từ tiểu thuyết chương hồi làm cho Phan Khôi luôn rơi vào tình trạng hay giảng giải, dặn dò độc giả. Thậm chí tác giả đã rất hăng hái tham gia tranh luận, rào đón giảng giải mà quên mất vai trò của một người sáng tạo văn chương. Nhân vật truyện cũng vì thế mà mờ nhạt bởi thiếu đi sự biến đổi, diễn biến đa dạng, phức tạp về mặt tâm lý mà trở nên bị sắp đặt, dàn cảnh rất gượng gạo, khô cứng, thiếu sức sống, chưa tạo được sức hút. Bên cạnh đó, tình cảm của Phan Khôi đối với nhân vật truyện của mình bộc lộ trực tiếp theo lối trực ngôn báo chí mà không giữ được vẻ khách quan của người kể chuyện. Vì ghét Cửu Thưởng nên ông không giấu được thái độ khi miêu tả nhân vật này: “Cửu Thưởng gái vốn không gian trá hiểm độc như chồng nàng... nàng không hay mình đã trở thành kẻ đồng mưu với chồng làm một việc giả dối và hèn mạt” [72, tr 52]. Với những nhân vật ông yêu quý tình cảm cũng thể hiện rõ: “chỉ thương hại cho Văn Hải và Nghi” [72, tr 133]; “tội nghiệp cho Xuân Sơn, một niềm chơn


thành giúp bạn” [72, tr 126]... Biểu hiện này thuộc về lối tự sự mang đậm dấu chủ quan của tác giả - một biểu hiện khó tránh khỏi của những người cầm bút giai đoạn giao thời nói chung và Phan Khôi nói riêng. Chính vì vậy, ở Trở vỏ lửa ra, về phương diện tư tưởng nghệ thuật, Phan Khôi đã có những đóng góp không thể phủ nhận cho quá trình hiện đại hóa văn học. Nó như là sự tiếp nối lập trường đấu tranh mạnh mẽ về vấn đề nữ quyền mà ông đã thể hiện sắc sảo, mạnh mẽ và thu hút rất nhiều sự quan tâm trên diễn đàn báo chí. Song trên địa hạt văn chương, tác phẩm này có vị trí khá khiêm nhường. Đặc biệt, nếu làm một đối sánh chúng ta càng thấy rõ Trở vỏ lửa ra được công bố năm 1939 nhưng vẫn bộc lộ rõ sự dùng dằng giữa truyền thống và hiện đại. Trong khi đó, cũng vào khoảng thời gian này, nhóm tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã nở rộ với hàng loạt tác phẩm cũng viết về vấn đề phụ nữ như: Đoạn tuyệt (1933), Nửa chừng xuân (1934), Bướm trắng (1939)..., vận dụng thuần thục lối viết hiện đại phương Tây và đã gặt hái nhiều thành tựu rực rỡ. Phải chăng do rào cản tất yếu của một nhà cựu học, dù đã hết sức nỗ lực cách tân theo hướng hiện đại nhưng đôi khi Phan Khôi chưa vượt thoát khỏi chính mình. Ông chú trọng hơn đến những vẫn đề thuộc nội dung, tư tưởng và chưa đạt được sự cách tân về mặt nghệ thuật. Sáng tác văn chương của ông vì vậy, có thể khẳng định không mấy thành công. Vũ Ngọc Phan đã rất chừng mực khi đưa ra nhận định: “Viết quyển này, Phan Khôi đã dùng ngòi bút nhà báo hơn là ngòi bút tiểu thuyết gia. Những việc trong truyện đều là những việc có thể có thật và hiện đã có trong xã hội Việt Nam; tác giả thuật lại các việc ấy một cách sáng suốt và rõ ràng, làm cho nó giống một thiên kỹ thuật hơn là một thiên tiểu thuyết. Bởi thế cho nên có người đã chê là không có nghệ thuật (...) Phan Khôi đã dùng một nghệ thuật nọ vào một nghệ thuật kia, đó ở cái tính quá khúc chiết của ông, chứ không phải quyển Trở vỏ lửa ra không có nghệ thuật” [112, tr 247-251].


Tiểu kết chương 4

Vào những năm đầu thế kỷ XX, hoàn cảnh lịch sử nước ta với những biến cố có tính chất bước ngoặt, đặt ra sứ mệnh hết sức quan trọng cho những người cầm bút. Làm thể nào để tiếp thu một cách có chọn lọc những mặt tích cực của văn hóa phương Tây, đồng thời kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống để tạo nên diện mạo mới cho văn học là trăn trở khó khăn. Chính vì vậy, tự sự Việt Nam trong thời điểm này luôn loay hoay với các vấn đề: văn tự (sử dụng chữ Hán, Nôm hay Quốc ngữ), diễn đạt bằng thơ hay bằng văn xuôi và viết theo kiểu luân lý, nêu gương hay thiên về tả thực, tả chân.

Phan Khôi cũng như một số học giả duy tân cùng thời đã tích cực phát hiện, cổ súy cho những tác phẩm tự sự có xu hướng đổi mới theo phương Tây, tức Âu hóa. Những ý kiến thẩm định phê bình văn học này đã góp phần tạo nền tảng lập luận có tác dụng chỉ dẫn, kích thích sự ra đời những tác phẩm tự sự càng về sau càng đạt được thành công cả trên hai phương diện nội dung tư tưởng và lối viết.

Đặc biệt, Phan Khôi cũng đã hết sức nỗ lực trong xu hướng tả thực, tả chân trong những tác phẩm tự sự của mình. Hoạn hải ba đào Mộng trong mộng đã khái quát được hiện thực xã hội Việt Nam trong giai đoạn Hán học suy tàn cùng số phận người dân của một đất nước mất chủ quyền. Bên cạnh đó, vấn đề nữ quyền cũng được Phan Khôi đặt ra trong Trở vỏ lửa ra. Nhìn chung, những câu chuyện mà Phan Khôi đề cập trong sáng tác của mình đều nỏng hổi tính thời sự và tiếp nối quan điểm về Nho giáo, về đấu tranh nữ quyền..., tạo được sự quan tâm, tranh luận sôi nổi của độc giả trên báo chí.

Về nghệ thuật tự sự, mặc dù vẫn chưa thể thoát ra khỏi lối viết truyền thống do hạn chế có tính tất yếu của một nhà cựu học, song qua những tác phẩm này, đặc biệt là tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra chúng ta thấy rõ hơn sở trường nghị luận, khảo cứu văn chương, học thuật, của Phan Khôi.


Hiện đại hóa văn học là một quá trình lâu dài với nhiều chặng. Do đó đặt văn xuôi tự sự của Phan Khôi giữa những hình thức tự sự Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX sẽ thấy cây bút Phan Khôi không khó tìm đường ra về văn tự, ông cũng khá dễ dàng trong những cách tân về nội dung, nhưng lại thường phân vân giữa các kỹ thuật viết cũ - mới. Thực tế cho thấy, cho đến cuối thế kỷ XIX, tiểu thuyết vẫn được coi là ngoại thư – một thứ văn chương chỉ dùng để tiêu khiển, nên có địa vị thấp kém. Đến đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết từ vị trí ngoại biên đã dần tiến vào trung tâm của văn học, do được mở rộng chức năng (tuyên truyền cách mạng, tham gia vào cuộc vận động xã hội,...). Và sự ra đời của tiểu thuyết quốc ngữ được xem như sự vượt thoát của văn học dân tộc, khẳng định kết quả tất yếu từ sự hội tụ những yếu tố nội sinh và ngoại nhập. Tuy nhiên trong buổi đầu hình thành, các tiểu thuyết đa phần chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn chương trung đại: chất liệu hiện thực nghèo nàn, nội tâm nhân vật vẫn còn xây dựng mang tính ước lệ... Dần về sau, thể loại tiểu thuyết mới từng bước hoàn thiện theo hướng hiện đại. Những dùng dằng trong tư tưởng và sáng tác của Phan Khôi vì thế mang tính tất yếu, phản ánh chân thực trang thái giao thời của văn học Việt Nam những năm 1930.


KẾT LUẬN


1. Hiện đại hóa là quá trình tất yếu của một nền văn học khi gia nhập vào quỹ đạo các nền văn học tiên tiến trên thế giới. Quá trình này diễn ra trong sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và xuất phát từ nhu cầu khao khát đổi mới của cả công chúng và chủ thể sáng tạo. Ở Việt Nam, do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, quá trình hiện đại hóa đồng thời là quá trình tiếp biến ảnh hưởng phương Tây. Quá trình thu nhận này diễn ra không hề dễ dàng mà luôn có những dằng co quyết liệt trong sự lựa chọn giữa cái cũ và cái mới, dân tộc và ngoại lai, áp đặt và tự nguyện. Chính vì vậy, kẻ sĩ hay trí thức dân tộc đã trở thành những “chủ thể” can dự và kiến tạo nên các xu thế và trào lưu văn hóa của quốc gia (dẫn ý Trần Hải Yến). Phan Khôi là một gương mặt tiêu biểu mang đặc điểm của chủ thể can dự và kiến tạo văn hóa văn minh ấy. Với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi những rào cản chật chội phương Đông, hướng đến chân trời rộng mở phương Tây, hầu hết mọi hoạt động của Phan Khôi gồm báo chí, sáng tác, dịch thuật đều mang mục tiêu truyền bá tư tưởng mới, cổ súy cho những đổi mới trong sáng tạo văn học, đặt những nền móng cho quá trình hiện đại hóa văn hóa, văn học dân tộc.

2. Trên phương diện định hình tư tưởng và lựa chọn hành động, Phan Khôi đã có một bước chuyển “từ chính trị sang văn hóa” (dẫn ý Đỗ Lai Thúy). Sự chuyển hướng từ canh tân xã hội sang canh tân văn hóa, văn chương của Phan Khôi là minh chứng rõ ràng cho bước chuyển đầy chủ động của một trí thức bản lĩnh, nhạy bén và luôn mang trên mình nhiệm vụ kiến tạo những giá trị mới mẻ cho dân tộc. Phan Khôi đã có hàng loạt bài báo đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự của xã hội Việt Nam giai đoạn giao thời, trong đó Nho giáo là chủ đề mấu chốt. Không phải người duy nhất quan tâm đến vấn đề này, nhưng Phan Khôi mang đầy “chất nội sinh” vì được đào tạo

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí