Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 12

dài giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên các yếu tố liên quan đến quyền tài sản vẫn chưa được quy định cụ thể. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định chung vấn đề giám hộ, cấp dưỡng giữa anh chị em mà không phân biệt anh chị em nuôi hay anh chị em ruột nhưng Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định vấn đề giám hộ và cấp dưỡng cho anh chị em ruột mà không quy định cho anh chị em nuôi. Như vậy sự quy định khác nhau giữa Luật HN&GĐ và BLDS tạo ra sự áp dụng không thống nhất trong thực tiễn giải quyết. Vì vậy cần có hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này nhằm tạo ra sự áp dụng thống nhất trên thực tế giải quyết các sự kiện phát sinh.

Ngoài ra, Luật cũng không thừa nhận quan hệ thừa kế giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi mà chỉ quy định việc thừa kế của anh, chị em ruột, ông bà nội ruột, ông bà ngoại ruột. Việc quy định như trên có những điểm hợp lý và cũng không hợp lý vì:

+ Điểm hợp lý là bởi việc nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi không phụ thuộc vào ý chí của các thành viên khác trong gia đình nên pháp luật chỉ quy định thừa kế theo pháp luật đối với những người ruột thịt thuộc hàng thừa kế thứ hai mà không quy định thừa kế cho con nuôi.

+ Điểm bất hợp lý ở chỗ theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì giữa ông bà, anh chị em có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau.

Vì vậy pháp luật nên công nhận một số quyền tài sản của con nuôi đối với các thành viên khác trong gia đình trong một số trường hợp cụ thể như nếu con nuôi thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối với các thành viên khác trong gia đình theo nội dung quy định tại Điều 103 Luật HN&GĐ năm 2014 thì được quyền hưởng di sản thừa kế đó. Vì vậy, pháp luật nên có quy định, hướng dẫn về vấn đề này để đảm bảo cho con nuôi được đối xử bình đẳng như các thành viên

khác trong gia đình, tạo nên mối quan hệ bền vững, lâu dài giữa con nuôi không chỉ với cha mẹ nuôi mà còn đối với các thành viên khác.

*Về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Trước đây lệ phí đăng ký nuôi con nuôi rất thấp so với chi phí chi trả cho các hoạt động hành chính phục vụ cho hoạt động này. Với mức lệ phí như vậy Nhà nước không đủ khả năng để bù đắp chi phí hành chính cho dịch vụ mà nhà nước cung cấp cho công dân. Khắc phục tình trạng trên Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của chính phủ ngày 21 tháng 3 năm 2011đã quy định điều chỉnh mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi phù hợp với điều kinh tế xã hội cũng như những hoạt động động dịch vụ cho công dân của cơ quan hành chính nhà nước. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi được điều chỉnh phù hợp theo nhóm đối tượng (lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000đ/trường hợp; lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9.000.000đ/trường hợp...). Riêng đối với việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế sẽ được miễn lệ phí. Việc quy định như vậy là một trong những biện pháp vận động, khuyến khích người dân đi đăng ký nuôi con nuôi thực tế.

Tuy nhiên, để có thể khuyến khích người dân đi đăng ký nuôi con nuôi thực tế theo đúng thời hạn quy định của pháp luật, vừa đảm bảo được nguồn chi phí của nhà nước cho hoạt động này cần có những quy định đồng bộ trong hoạt động này. Người viết kiến nghị cùng với việc kéo dài thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế thì quy định về lệ phí cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Chẳng hạn việc kéo dài thời hạn đăng ký nuôi con nuôi thực tế đến năm 2020 thì thời hạn kéo dài này sẽ thu lệ phí nuôi con nuôi như đối với lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước bình thường . Việc kéo dài thời hạn như trên sẽ là biện pháp hữu hiệu để khuyến khích người dân đi đăng ký theo đúng thời hạn quy định vừa bổ sung nguồn kinh phí để hỗ trợ cho hoạt động đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Tuy nhiên vẫn áp dụng miễn lệ phí đối với một số trường hợp nhất định như đăng ký nuôi con nuôi ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số,

cha dượng mẹ kế nhận của người được nuôi, chú ruột, bác ruột, cô ruột, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi , nhận trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

*Về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi thực tế

Tại Khoản 1 Điều 25 quy định như sau: “con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt nuôi con nuôi”. Đây là căn cứ thể hiện ý chí của hai bên chủ thể con nuôi – cha mẹ nuôi. Tuy nhiên pháp luật không quy định rõ đối với trường hợp này cần phải có ý chí của cả hai bên ( con nuôi và cha mẹ nuôi) hoặc chỉ cần một bên; đối với cha mẹ nuôi thì phải thỏa thuận ý chí của cả cha mẹ nuôi hoặc chỉ cần cha hoặc mẹ nuôi thể hiện ý chí?

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 12

Theo quan điểm người viết khi các bên không muốn thiết lập quan hệ cha, mẹ con nữa thì việc tồn tại mối quan hệ trên chỉ còn ý nghĩa về mặt pháp lý còn mục đích của việc gắn kết giữa các thành viên trong gia đình đã không đạt được. Vì vậy, khi một trong hai bên muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có thể được xem xét, giải quyết.

Theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010 đối với trường hợp vợ, chồng xin nhận con nuôi thì phải có sự đồng ý của người còn lại bởi quan hệ hôn nhân là quan hệ nhân thân vì vậy vợ chồng phải cùng thể hiện ý chí, quan điểm trong việc nhận con nuôi. Ngoài ra, việc quy định như vậy để đảm bảo cho con nuôi thực sự có tình cảm, gắn kết với gia đình của cha mẹ nuôi. Do vậy việc chấm dứt nuôi con nuôi trong trường hợp này thì cả hai vợ chồng phải thể hiện ý cùng chấm dứt việc nuôi con nuôi. Vì vậy kiến nghị Khoản 1 Điều 25 sửa đổi như sau: “ Con nuôi đã thành niên hoặc cả cha và mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi”.

KẾT LUẬN


Luật nuôi con nuôi năm 2010 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011, cũng kể từ thời điểm trên vấn đề về nuôi con nuôi thực tế chính thức được luật hóa và có những quy định điều chỉnh cụ thể đảm bảo sự kiện nuôi con nuôi được pháp luật công nhận và bảo hộ. Giải quyết nuôi con nuôi là vấn đề phức tạp nhưng có ý nghĩa xã hội sâu sắc thể hiện bản chất của nhà nước ta luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội, củng cố lòng tin vào Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng.

Quy định về đăng ký nuôi con nuôi thực tế đã thể hiện pháp luật nước ta đã có những bước hoàn thiện nhất định về nuôi con nuôi. Đến nay việc nuôi con nuôi thực tế đang bước vào giai đoạn cuối của thời hạn đăng ký. Song quá trình triển khai thực hiện có những tồn tại, hạn chế nhất định và người viết nghĩ rằng khi hết thời hạn đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế vẫn còn là vấn đề mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn phải lưu tâm và tìm cơ chế giải quyết hợp lý để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tổng kết thực tiễn đồng thời cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp cận vấn đề nuôi con nuôi nhiều hơn nữa để có thể ban hành văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung và luật hóa các vấn đề phát sinh từ nuôi con nuôi thực tiễn góp phần đảm bảo việc nuôi con nuôi sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định và không phát sinh thêm việc nuôi con nuôi thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ dân luật giản yếu năm 1883.

2. Bộ Tài chính- Bộ lao động Thương binh và xã hội (2001), Thông tư 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.

3. Vũ Ngọc Bình (2000), Vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, tr70.

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1961), Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1961 ban hành Điều lệ đăng ký hộ tịch.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1986), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký, quản lý hộ tịch.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính Tư pháp, Hôn nhân và gia đình, Thi hành án dân sự, Phá sản doanh nghiệp, Hợp tác xã.

10. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam, tập 1, Nxb trẻ TP. Hồ Chí Minh, (2), tr198.

11. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương (2014), Chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi, Đặc sản tuyên tuyền pháp luật số 4/2014.

12. Nguyễn Phương Lan (2005) Cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt việc nuôi con nuôi và hủy việc nuôi con nuôi, Tạp chí Tòa án số 24 năm 2005.

13. Nguyễn Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tế - Thực trạng và giải pháp, số chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi, Tạp chí dân chủ và pháp luật.

14. Tiễn sĩ Nguyễn Phương Lan (2011), Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi Việt Nam, Tạp chí Luật học.

15. Liên Hiệp Quốc (1993), Công ước LaHay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế.

16. Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1995), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2005), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1959), Luật Hôn nhân và gia đình.

19. Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (1986), Luật Hôn nhân và gia đình.

20. Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2000), Luật Hôn nhân, gia đình năm, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Hôn nhân, gia đình, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2010), Luật Nuôi con nuôi, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Tập thể tác giả (2000), Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, (2), tr180.

24. Tập thể tác giả (2012), Giáo trình Luật Hôn nhân, gia đình, Đại học Luật Hà Nội, tr3.

25. Thạc sỹ Triệu Thị Thu Thủy (2011), Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số chuyên đề pháp luật nuôi con nuôi.

26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr343-344.

27. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý(1999), Chuyên đề mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật,(02), tr 70-110.

28. http://thutuclyhon.com.vn/con-nuoi-thuc-te-phap-luat-co-cong-nhan-64-a8ia.html.

29. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-Bo-Tu-Phap.aspx? ItemID=6378.

30. http://moj.gov.vn/ccn/papes/tin-hoat-dong.aspx?ItemID=97.

31. http://phapluattp.vn/246941p0c1027/cong-nhan-nuoi-con-nuoi-thuc-te-sao-khong.htm.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí