Quy Trình Hợp Lý Hóa Mạng Lưới Tuyến Vthkcc Bằng Xe Buýt Ở Hà Nội


Hình 5 1 Quy trình hợp lý hóa mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 1

Hình 5. 1: Quy trình hợp lý hóa mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội


- Xác định mạng lưới tuyến theo hướng đa tâm: Công việc này để khắc phục các tuyến chủ yếu là xuyên tâm, gây nên ùn tắc tại các nút hướng tâm. Do vậy, nếu xác định đa tâm với mạng lưới gồm các tuyến trục kết nối trung tâm và các tuyến nhánh của các trung tâm nhỏ sẽ góp phần giảm bớt xung đột, đồng thời rút ngắn thời gian chuyến đi. Tuy nhiên, hành khách phải có quan điểm chuyển tuyến, có như vậy sẽ rút ngắn thời gian chuyến đi của hành khách. Các trung tâm này được coi là các vệ tinh thu hút vào trung tâm thành phố, các điểm dự kiến theo các hướng vào thành phố như: Khu vực Yên Nghĩa, Nhổn, Liên Ninh… Ngoài ra, các trung tâm hành chính như: Đan Phượng, Sơn Tây, Đông Anh, Sóc Sơn, Chúc Sơn, Thường Tín, Phú Xuyên... còn là các điểm trung chuyển lớn khi có sự kết nối với các tuyến vận tải khối lượng lớn.

Hình 5 2 Xác định mạng lưới tuyến theo hướng đa tâm Xác định cấu trúc 2

Hình 5. 2: Xác định mạng lưới tuyến theo hướng đa tâm


- Xác định cấu trúc của mạng lưới tuyến: Theo các nghiên cứu mạng lưới xe buýt tại các đô thị phát triển về VTHKCC, cấu trúc của mạng lưới gồm các tuyến trục chính, tuyến nhánh và tuyến gom. Đồng thời, khi các tuyến VTHKCC liên kết với nhau hình thành mạng lưới, vùng phục vụ của mỗi tuyến gia tăng theo cấp số theo mức độ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

liên thông về dịch vụ với các tuyến khác. Thông thường là các tuyến kết nối giữa các trung tâm, nối giữa vùng nội đô với bên ngoài, tuyến trục xuyên tâm và hướng tâm, các tuyến kết hợp với tuyến nhánh và tuyến gom vòng tròn để hình thành nên mạng lưới tuyến ban đầu. Các tuyến có sự kết hợp được thể hiện trong Hình 5.3.

Hình 5 3 Mối quan hệ giữa tuyến trục và tuyến gom Với cấu trúc sơ bộ căn 3

Hình 5. 3: Mối quan hệ giữa tuyến trục và tuyến gom


Với cấu trúc sơ bộ, căn cứ vào hiện trạng của mạng lưới tuyến xe buýt để xác định vai trò của hệ thống tuyến như tuyến giữ vai trò là tuyến trục, tuyến nhánh, tuyến gom để có đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp . Khi điều chỉnh mạng lưới cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Các tuyến có kết nối đơn giản tạo sự thuận lợi cho hành khách, nhằm đảm bảo cho hành khách sử dụng.

- Việc chuyển tuyến của hành khách là thuận lợi nhất, tạo điều kiện chuyển tuyến dễ dàng đối với các chuyến đi của hành khách, giảm thời gian chờ đợi tại các điểm trung chuyển.

- Đảm bảo tính liên thông của mạng lưới tuyến, hướng tuyến của mạng lưới bám sát vào điều kiện của mạng lưới giao thông, trong đó các điểm trung chuyển được nối với nhau bằng một tuyến buýt có sức chứa lớn.


- Đảm bảo tính thuận tiện trong tiếp cận của hành khách, đây được coi là tiêu chí đánh giá hiệu quả, mức độ phục vụ của mạng lưới, đảm bảo quãng đường tiếp cận ngắn nhất, thời gian chờ đợi nhỏ nhất...

- Đảm bảo mạng lưới tuyến buýt kết nối với các phương thức vận tải hành khách khác một cách đồng bộ và nhịp nhàng, nhằm tạo nên một hệ thống mạng lưới tuyến VTHKCC tổng thể hợp lý và ăn khớp.

Với các điều kiện trên các tuyến hiện tại cần được xem xét với điều kiện của hệ thống giao thông hiện có, các điểm trung chuyển để từ đó có điều chỉnh cho thích hợp. Cụ thể như điều chỉnh tuyến để giảm hệ số đường không thẳng, giảm thời gian chuyến đi của hành khách (Hình 5.4).

Hình 5 4 Điều chỉnh lộ trình và bố trí lại tuyến Một điểm cần trong 4

Hình 5. 4: Điều chỉnh lộ trình và bố trí lại tuyến

Một điểm cần trong việc điều chỉnh lại mạng lưới đó là các điểm trung chuyển, chuyển tuyến đồng thời cung cấp thông tin để hành khách thuận tiện trong di chuyển. Các điểm trung chuyển lớn sẽ là nơi chuyển tuyến, chuyển phương thức, trong đó có điều kiện xem xét để hành khách có thể chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng. Nếu xác định điểm trung chuyển, chuyển tuyến hợp lý sẽ làm tăng năng lực của mạng lưới tuyến, tăng tính kết nối giữa các khu vực trong thành phố (Hình 5.5).


Hình 5 5 Xác định vị trí điểm trung chuyển để tăng năng lực của mạng 5

Hình 5. 5: Xác định vị trí điểm trung chuyển để tăng năng lực của mạng lưới tuyến


Khi mạng lưới VTHKCC khối lượng lớn sẽ đi vào hoạt động, mạng lưới tuyến xe buýt cần có sự phối hợp đối chiếu với mạng lưới vận tải khối lượng lớn, khi đó các tuyến này được coi là tuyến trục của mạng lưới xe buýt.


Mạng lưới tuyến cần được kiểm chứng bằng các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật, để

từ đó xác định được năng lực vận chuyển, mức độ đáp ứng nhu cầu.

Điều kiện để đưa mạng lưới vào hoạt động cần có giải pháp về phối hợp biểu đồ, thời gian biểu, phối hợp về hạ tầng, điểm trung chuyển, phối hợp về hệ thống vé và có một hệ thống thông tin phục vụ hành khách.

Tóm lại, đối với Hà Nội, trong giai đoạn tiếp theo cần phải có giải pháp nhằm điều chỉnh hợp lý hóa của mạng lưới tuyến, nâng cao năng lực khai thác và giảm tải tuyến bất hợp lý để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại với điều kiện trợ giá cho phép.

(1) Tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu công nghiệp, chung cư,...).

(2) Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả VTHKCC trên địa bàn Thành phố.

(3) Đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện sử dụng trong hoạt động VTHKCC phải

đảm bảo hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

(4) Phát triển thêm các tuyến buýt kế cận để giảm phương tiện cá nhân từ các tỉnh lân cận vào Thành phố.

5.2.1.3. Đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng kết nối, trung chuyển

+ Tiếp tục đầu tư theo quy hoạch các hạng mục hạ tầng cơ bản gồm các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, các hành lang ưu tiên để định hình một kết cấu mạng lưới ổn định, có phân cấp mạch lạc và kết nối hiệu quả với các loại hình VTHKCC khác ;

+ Duy trì và phát huy có hiệu quả làn đường ưu tiên cho xe buýt nhanh BRT, phát huy tối đa lợi thế tuyến buýt nhanh làm cơ sở đánh giá, nghiên cứu, đề xuất Thành phố để tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt: các tuyến đường có nhiều làn xe, có số lượng tuyến và lưu lượng xe buýt lớn nghiên cứu bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt, làn đường ưu tiên phải đáp ứng yêu cầu: phù hợp với công tác tổ chức giao thông ;

+ Triển khai điện chiếu sáng công cộng đến hệ thống nhà chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối của các tuyến xe buýt tạo mỹ quan đô thị, an ninh, an toàn cho hành khách và văn minh đô thị ;


+ Số hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt và cải thiện, đổi mới cách thức thông tin về lộ trình, điểm dừng đỗ, đặc biệt thông tin giờ xe trên hệ thống hạ tầng xe buýt toàn Thành phố (tại các pano đầu tuyến, tại các điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển xe buýt) ;

+ Xây dựng các điểm trung chuyển kết nối mạng lưới tuyến xe buýt; triển khai các loại hình giao thông tiếp cận (xe đạp công cộng ...), các điểm trông giữ phương tiện cá nhân cho hành khách đi xe buýt;

+ Hợp lý hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ, điểm kết nối giữa các tuyến xe buýt, ưu tiên tuyệt đối trong tổ chức giao thông cho xe buýt, ưu tiên trong tổ chức giao thông cho xe buýt; ưu tiên làn cho xe buýt.

+ Bố trí các điểm trông giữ phương tiện cá nhân tại điểm đầu cuối, nhà ga, điểm trung chuyển của VTHKCC;

+ Bố trí 13 vị trí bãi đỗ xe trung chuyển Park and Ride dọc theo các trục đường vành đai, trục hướng tâm tại vị trí gần các đầu mối giao thông vận tải, hành khách công cộng khối lượng lớn.

5.2.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác hoạt

động vận tải

Bước vào thập kỷ thứ 20 của thế kỷ 21, thế giới đang chuyển nhanh sang kỷ nguyên công nghiệp 4.0 mà ở đó vai trò của công nghệ thông tin – viễn thông nói chung và các công nghệ mới nói riêng như: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), Tự động hóa (Robotícs), Internet vạn vật (Internet of Thing - IoT), ... trở thành then chốt, có tính quyết định đến sự phát triển, tồn vong của mỗi quốc gia trên thế giới...

- Xây dựng “Trung tâm điều hành giao thông, giám sát giao thông Thành phố” (trong đó có xe buýt, cứu hộ, cứu nạn, bãi đỗ xe, đường sắt đô thị ....) tại khu liên cơ Vò Chí Công có xem xét đến khả năng kết nối với Trung tâm điều hành chung hệ thống đường sắt đô thị của Thành phố NOCC (hiện đang được nghiên cứu bởi nguồn tài trợ của Ngân hàng thế giới và dự kiến báo cáo đề xuất với UBND Thành phố trong quý III/2020); Chú trọng các giải pháp quản lý, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý và điều hành về giao thông chung của Thành phố và các phương tiện vận tải công cộng ;

- Đổi mới và đa dạng hóa hình thức bán vé (trực tuyến, online, qua điện thoại,...) và các loại vé cho khách du lịch (vé ngày, tuần,...), triển khai các dự án ứng dụng công nghệ vé thông minh phù hợp với nhu cầu của hành khách ;


- Nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm hỗ trợ như phần mềm “timbus”, cung cấp dữ liệu thời gian thực về xe buýt cho hành khách ;

- Triển khai hệ thống vé điện tử trên toàn bộ các tuyến xe buýt, tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị và các loại hình VTHKCC khối lượng lớn trong tương lai, áp dụng một chuẩn kỹ thuật chung cho toàn bộ hệ thống giao thông VTHKCC của Thành phố ;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và chia sẻ nguồn thông tin chung về tình hình giao thông với Trung tâm thông tin giao thông của Thành phố để tăng cường hoạt động điều hành xe buýt, đảm bảo tốt nhất dịch vụ cho hành khách.

5.2.1.5. Đổi mới quản lý kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ: Ưu tiên cho thuê đất theo giá ưu đãi cho các đơn vị làm nhiệm vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt để xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe qua đêm trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về đầu tư phương tiện: Ủy Ban Nhân Dân Thành phố cần có chính sách về hỗ trợ đầu tư, cụ thể là hỗ trợ một phần lãi suất vay ngân hàng đối với dự án đầu tư phương tiện trong thời gian từ 7-10 năm (tương đương 1 đời xe).

- Các ưu đãi về thuế và lệ phí: Miễn thuế sử dụng đất đối với các diện tích đất phục vụ trực tiếp hoạt động VTHKCC của các doanh nghiệp như gara. Trạm bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, văn phòng, v.v. Miễn thuế vốn đối với doanh nghiệp Nhà nước tham gia VTHKCC . Hỗ trợ lệ phí bến xe, bãi đậu xe và phí cầu đường. Thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng thuế suất theo quy định và được miễn thuế 03 năm đầu khi đưa vào hoạt động và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo.

- Cho phép kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ: Trong thực tế hiện nay, những hoạt động mà các doanh nghiệp dễ thực hiện và phát huy nhanh hiệu quả như: kinh doanh quảng cáo trong xe buýt, kinh doanh xe hợp đồng khi xe nhàn rỗi không vận doanh trên tuyến.

- Báo cáo, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách: “Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vay lại vốn ODA cho các dự án đầu tư mua sắm phương tiện công cộng hiện đại, có mức phát thải đạt tiêu chuẩn EURO 5, sử dụng năng lượng sạch, động cơ thân thiện môi trường (năng lượng điện, Hybrid)”.


- Các chính sách trợ giá và hỗ trợ chi phí cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt (số lượng tuyến xe buýt trợ giá chiếm hơn 80 %). Trong đó, các chính sách trợ giá đối với cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải và hành khách.

- Chính sách xã hội hóa hoạt động kinh doanh thông qua hình thức đấu thầu nhằm khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực cung cấp dịch vụ VTHKCC cho người dân.

5.2.1.6. Hạn chế phương tiện cá nhân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận

động người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC

Hoạt động của xe buýt diễn ra trên đường trong dòng giao thông hỗn hợp cùng với các phương tiện giao thông cá nhân khác. Lưu lượng phương tiện cá nhân trên đường ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ của xe buýt cũng như mức độ tin cậy, an toàn trong quá trình hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động buýt. Chính vì vậy, để phát triển dịch vụ VTHKCC bằng các loại hình vận chuyển khác nói chung, bằng xe buýt nói riêng, thì cần có những giải pháp kiểm soát, quản 1í phương tiện cơ giới cá nhân. Có thể khái quát các giải pháp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân như sau:

- Giải pháp mang tính kinh tế: Thu phí đường bộ (hoặc phí môi trường) với xe đăng kí lần đầu và đang lưu hành: Từ kinh nghiệm của tất cả các đô thị trên thế giới, đặc biệt là của các nước trong khu vực, việc thu phí đường bộ và một biện pháp rất cần thiết và nên làm cho giai đoạn trung hạn đến dài hạn. Nội dung của nó là người sử dụng phương tiện cá nhân phải trả khoản phí một lần cho việc bắt đầu sử dụng đường bộ khi làm thủ tục sở hữu và trả khoản phí sử dụng đường bộ thường xuyên hàng năm khi lưu thông . Tác dụng của biện pháp này là:

- Tăng khoản thu ngân sách phục vụ cho việc bảo trì đường bộ. Với GTĐT, sẽ hỗ trợ cho việc bảo trì đường đô thị và hỗ trợ đẩy mạnh VTHKCC khi cần.

- Điều tiết nhu cầu đi lại.

- Đảm bảo sự công bằng giữa cư dân đô thị và nông thôn trong việc trả phí của người sử dụng đường bộ.

Khi thu nhập của dân cư còn thấp, mức phí chỉ nên bắt đầu bằng tỷ lệ rất thấp và sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng dần cùng với mức thu nhập nâng lên của người sử dụng đường bộ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022