Tăng Cường Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra Và Xử Lý Vi Phạm


Thu phí tác nghẽn đối với những vùng không khuyến khích tiếp cận: Đây là biện pháp mà rất nhiều nước ưu tiên sử dụng khi không khuyến khích phương tiện tiếp cận khu vực trung tâm thành phố, khu vực tắc nghẽn cần phải giảm bớt lưu lượng giao thông

Thu phí đỗ xe: Phí đỗ xe cao cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu điều tiết nhu cầu đi lại đặc biệt trong điều kiện ở Hà Nội, bãi đỗ xe nói riêng và giao thông tĩnh nói chung còn thiếu nghiêm trọng, thì việc nâng cao phí đỗ xe là một việc rất nên làm. Tuy nhiên để làm được điều này cần nâng cao năng lực của công ty khai thác các bãi đỗ xe. Hiện nay mới quản lí được một số bãi đỗ xe công cộng cho các loại xe 4 bánh. Riêng xe 2 bánh, việc khai thác và thu phí chủ yếu là do các chủ tư nhân thực hiện nên khó kiểm soát.

- Giải pháp mang tính chất hành chính: Cấp một số lượng đăng kí phương tiện giới hạn: Căn cứ vào năng lực của mạng lưới đường hiện có và trên cơ sở phát triển các loại hình VTHKCC, cơ quan có thẩm quyền chỉ cho cấp đăng kí phương tiện ở mức giới hạn trong một khoảng thời gian nào đó (Tháng, quý, năm). Sự thành công của giải pháp này phụ thuộc vào biện pháp cưỡng chế có hiệu quả của cơ quan đăng kí và quản 1í phương tiện, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông.

Cấm đăng kí phương tiện trong một chu kì thời gian nhất định: Đây là biện pháp được áp dụng có hiệu quả với nhiều thành phố của Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải...) có thể xem xét, áp dụng cho Hà Nội khi thấy năng lực đường quá tải.

Cấm đăng kí phương tiện đối với một số đốí tượng: Đây là biện pháp đảm bảo giảm tai nạn gian thông và giảm ùn tắc giao thông.

Cấm xe lưu hành theo khu vực, theo tuyến, theo thời gian: Việc cấm lưu hành xe có thể theo các khu vực và tuyến như sau:

- Có thể xem xét cấm lưu hành xe máy (Hoặc xe ô tô con cá nhân) ở một số tuyến đường ở khu vực trung tâm thành phố trong khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên việc này chỉ thực hiện được khi VTHKCC đủ mạnh và tiện lợi đề người điều khiển phương tiện cá nhân yên tâm chuyển đổi từ PTCN sang phương tiện công cộng mà không gặp quá nhiều khó khăn về đi lại.

- Cấm xe cá nhân lưu thông trên đường giành riêng cho xe buýt và làn giành riêng cho xe buýt. Đối với làn giành riêng cho xe buýt, việc cấm này sẽ theo thời gian hoạt động của xe buýt trong ngày.

Song để đảm bảo cho biện pháp này thành công đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các lực lượng quản lí và hướng dẫn, điều hành giao thông. Ngoài ra cần có một chiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.


dịch thông tin tuyên truyền mạnh mẽ bằng các phương tiện thông tin đại chúng trước khi triển khai và cần có thời gian chuẩn bị đủ dài và các bước triển khai cẩn thận, chu đáo nhằm thực thi có hiệu quả.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội - 20

- Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, vận động để kiểm soát phương tiện cá nhân.

Việc vận động tuyên truyền để kiểm soát PTCGCN có thể thực hiện như sau:

Thường xuyên giới thiệu sự phát triển và ưu điểm của VTHKCC trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường thời lượng phát trên truyền hình trung ương và địa phương.

Lợi ích, tác dụng của đi xe buýt, lộ trình thời gian phục vụ, tần suất của các tuyến xe buýt để người dân tích cực tham gia.

Vận động CNVC trong các Bộ ngành trung ương và các cơ quan của thành phố (Trước hết là ngành GTVT) gương mẫu sử dụng phương tiện VTHKCC.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác động của PTCGCN

ở một tỷ lệ quá cao đến trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị và môi trường.

Giới thiệu các phương pháp kiểm soát PTCGCN ở các thành phố trên thế giới và trong khu vực trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài phát thanh.

Tuyên truyền vận động đến cả các tổ dân phố, các cụm dân cư về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát PTCGCN.

Cần hỗ trợ giá vé để khuyến khích VTHKCC bằng xe buýt đồng thời từng bước hình thành mạng lưới tuyến buýt. Đồng thời có chính sách miễn vé cho các đối tượng chính sách như thương binh, người tàn tật...

PTCN là phương tiện lưu thông của đại đa số người dân Hà Nội (Hiện nó đảm nhận trên 80% nhu cầu đi lại của thành phố Hà Nội). Đây là một tỷ lệ cao so với tất cả các thành phố có cùng quy mô dân số trong khu vực như Singapơre (PTCN đảm nhận khoảng hơn 30 % nhu cầu đi lại), Malina (40-50% ), Kuala Lumpur (60-70 %) và Băng cốc (60-70%), trong khi đó các đô thị này (ngoại trừ Singapơre ) vẫn ách tắc giao thông triền miên. Điều này chỉ ra rằng, cùng với việc tăng cường VTHKCC để giảm ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn giao thông, kiềm chế và giảm ùn tắc giao thông, phát triển thành phố theo hướng văn minh hiện đại, thì không có cách nào khác là phải từng bước kiểm soát sự phát triển của phương tiện cơ giới cá nhân.

Hạn chế thành công PTCGCN đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng người sử dụng phương tiện công cộng, giảm mật độ lưu thông trên đường tăng tốc độ vận chuyển


tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho toàn xã hội. Giảm PTCGCN cũng là hạn chế tai nạn giao thông xảy ra trên đường, giảm lượng lớn khí thải phát sịnh từ hoạt động GTVT đô thị góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Như vậy, hạn chế PTCGCN cũng là phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt nói riêng và hệ thống GTVT đô thị nói chung.

5.2.1.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trọng tải xe, tình trạng xe dù, bến cóc, xe dừng, đón trả khách không đúng quy định gây mất an toàn giao thông, đặc biệt các khu vực gần các bến xe khách.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải khách qua hợp đồng du lịch. Tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe hợp đồng dưới 9 chỗ, đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định.

- Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ xe buýt và tổ chức điều hành, ứng phó với các tình huống xảy ra trên tuyến để đảm bảo dịch vụ và an ninh, an toàn trên tuyến.

5.2.1.8. Sắp xếp lại bộ máy quản lý, tăng cường hiệu quả công tác quản lý để

giảm chi phí

Hiện nay, thành phố Hà Nội có nhiều doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt với quy mô sản xuất và mức độ tham gia khác nhau nhằm cung cấp dịch vụ vận tải cho người dân thành phố. Thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin kết nối hoạt động quản lý các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Tùy theo quy mô sản xuất và mức độ tham gia cung cấp dịch vụ cho hành khách, hệ thống thông tin quản lý chất lượng của doanh nghiệp có thể thiết kế thành một hệ thống độc lập hoặc dưới dạng mô-đun tích hợp trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.

Trong các đơn vị khai thác VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội, Tổng Công ty vận tải Hà Nội là đơn vị có quy mô lớn nhất theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty vận tải Hà Nội gồm Công ty mẹ và các công ty con.

- Công ty mẹ hình thành 2 khối: Khối Phòng ban chức năng (10 phòng ban) và khối chi nhánh trực thuộc gồm các xí nghiệp khai thác vận tải, trung tâm quản lý bến xe, khai thác tòa nhà và trung tâm thương mại ;


- Công ty con và công ty liên kết gồm: Công ty TNHH một thành viên khai thác điểm đỗ xe Hà Nội; 05 Công ty Cổ phần vận tải; 04 Công ty liên kết với doanh nghiệp nước ngoài.

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội là một hệ thống lớn và phức tạp. Vấn đề xây dựng hệ thống quản lý chi tiết và tổ chức triển khai trong thực tế là một nhiệm vụ đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu với khối lượng công việc rất lớn và cần nhiều thời gian. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án đề xuất mô hình hệ thống mang tính nguyên tắc nhằm nhằm định hướng cho quá trình thiết kế hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt theo mô hình Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Sau đó, nhiệm vụ thiết kế chi tiết và xây dựng hệ thống quản lý nghiệp vụ cần tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế của từng đơn vị.

Trên cơ sở tuân thủ chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển VTHKCC của UBND, Sở GTVT và Bộ ngành liên quan, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội có nhiệm vụ phối hợp và trực tiếp quản lý chất lượng các yếu tố cấu thành dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, gồm các nhiệm vụ chủ yếu sau :

1. Quản lý chất lượng thiết bị phục vụ VTHKCC bằng xe buýt;

2. Quản lý chất lượng phương tiện vận tải

3. Quản lý chất lượng vận hành phương tiện

4. Quản lý chất lượng công tác phục vụ hành khách

5. Quản lý an toàn và bảo vệ môi trường

Để đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động quản lý, nhiệm vụ quản lý chất lượng được phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị liên quan đến từng yếu tố cấu thành dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Các tác nhân ngoài của hệ thống quản lý gồm:

1. Quản lý nhà nước: Chiến lược phát triển và quy hoạch đô thị (do UBND thành phố phối hợp với Bộ GTVT thực hiện) chi phối hoạt động và mục tiêu chất lượng dịch vụ VTHKCC của doanh nghiệp;

2. Hành khách: Tương tác với hệ thống dịch vụ thông qua kênh giao tiếp dịch vụ (yêu cầu, sử dụng và đánh giá phản hồi) ;

Cấu trúc tổng thể hệ thống quản lý gồm các phân hệ chủ yếu:

1. Quản lý cấp Tổng Công ty: Thực hiện chức năng quản lý tổng thể về chất lượng dịch vụ vận tải.


2. Quản lý cấp Xí nghiệp: Quản lý chất lượng đối với từng thành phần dịch vụ (KCHT phục vụ VTHKCC bằng xe buýt, phương tiện vận tải, điều hành vận tải, công tác phục vụ hành khách và an toàn môi trường).

Về chức năng, nhiệm vụ QLCL phân cấp theo phạm vi hoạt động và chức năng quản lý chuyên môn, vận hành theo chu trình liên tục cải tiến nâng cao chất lượng, gồm các nhóm chức năng chủ yếu:

Q1- Hoạch định mục tiêu chất lượng ;

Q2- Xây dựng kế hoạch chất lượng về KCHT; phương tiện vận tải; tổ chức vận hành; phục vụ hành khách và an toàn môi trường;

Q3- Tổ chức thực hiện kế hoạch chất lượng; Q4- Đo lường chất lượng;

Q5- Phân tích và đề xuất biện pháp cải tiến chất lượng

Phân tích chi tiết chức năng quản lý và phân cấp trách nhiệm cho các bộ phận, đơn vị liên quan để hình thành quy trình quản lý chất lượng đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty.

Để thực hiện quy trình QLCL, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thống nhất về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt và những vấn đề liên quan. Từ đó, định hướng cho việc thiết kế hệ thống thông tin QLCL dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt thống nhất trong thành phố. Cơ sở dữ liệu về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt có thể được thiết kế theo các mô – đun QLCL về KCHT, PTVT, ĐHVT và công tác phục vụ hành khách. Qua đó, quản lý nhà nước (UBND thành phố, Sở GTVT và Bộ GTVT), quản lý doanh nghiệp có thể giám sát và cập nhật thường xuyên thông tin đánh giá chất lượng phản hồi từ hành khách.

5.2.2. Các giải pháp từ phía đơn vị kinh doanh vận chuyến hành khách công cộng bằng xe buýt

Đối với doanh nghiệp, các giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt liên quan đến 3 nhiệm vụ chủ yếu:

- Nâng cao chất lượng phương tiện: Chất lượng kỹ thuật và bảo vệ môi trường; chất lượng thiết bị phục vụ hành khách trên xe;

- Nâng cao chất lượng vận hành: Mức độ đáp ứng yêu cầu vận tải;


- Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách: Đảm bảo an toàn, an ninh; cung cấp thông tin; nâng cao chất lượng công tác phục vụ hành khách.

5.2.2.1. Đổi mới hoạt động quản lý chất lượng phương tiện

Chất lượng phương tiện thể hiện trên các khía cạnh: Chất lượng kỹ thuật (dưới góc độ quản lý kỹ thuật và vận hành) và chất lượng sử dụng từ cảm nhận của hành khách. Vấn đề nâng cao chất lượng phương tiện cần xem xét trên 2 góc độ: (1) Nâng cao chất lượng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định pháp luật, đảm bảo quá trình vận hành an toàn, nhanh chóng và hiệu quả; (2) Phát triển và cải tiến thiết bị nhằm nâng cao tính tiện nghi đảm bảo điều kiện để phục vụ tốt nhất cho hành khách

Về QLCL kỹ thuật, mục tiêu nâng cao chất lượng phương tiện nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật tốt đảm bảo sẵn sàng đưa vào vận dụng và kiểm soát chất lượng kỹ thuật của phương tiện trong quá trình vận hành. Dưới góc độ hành khách, chất lượng phương tiện thể hiện mức độ an toàn và thuận tiện của các thiết bị phục vụ hành khách trong quá trình vận chuyển.

Theo quan điểm quản lý kỹ thuật và vận hành, nâng cao chất lượng kỹ thuật của phương tiện là hệ thống giải pháp được thực hiện theo chu trình từ lúc mua sắm phương tiện (hay chế tạo) - quá trình khai thác cho đến lúc quyết định thanh lý tài sản. Tại thời điểm mua sắm (đầu tư mới), căn cứ vào Quy chuẩn quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường để quyết định đầu tư (hay chế tạo). Trong quá trình khai thác, công tác kiểm tra kỹ thuật và quản lý bảo dưỡng, sửa chữa đóng vai trò quan trọng đảm bảo trạng thái kỹ thuật tốt cho phương tiện. Đồng thời, công tác kiểm tra kỹ thuật hàng ngày cũng đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các thiết bị phục vụ hành khách trên xe.

Để đảm bảo chất lượng phương tiện cần thiết lập quy trình quản lý thống nhất từ khâu mua sắm ban đầu, quản lý khai thác và sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện cho đến khi quyết định thanh lý. Các doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý cập nhật đầy đủ, thường xuyên và kết nối giữa quản lý mua sắm, quản lý khai thác với quản lý bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.

5.2.2.2. Đổi mới công nghệ quản lý vận hành phương tiện

Chất lượng vận hành của phương tiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến QLCL phương tiện, lập kế hoạch vận tải, tổ chức điều hành vận tải, tình hình giao thông trên tuyến và tác động của môi trường (thời tiết, khí hậu). Do đó, để nâng cao chất lượng vận hành, cần xây dựng hệ thống quản lý đồng bộ kết nối hoạt động giữa QLCL phương tiện với lập kế hoạch và điều hành vận tải, trong đó lập kế hoạch và tổ chức điều hành


vận tải đóng vai trò trọng tâm. Vấn đề lập kế hoạch vận tải (biểu đồ và lịch trình chạy xe) do Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT Hà Nội quản lý và thực hiện. Trên cơ sở biểu đồ, lịch trình chạy xe, các doanh nghiệp tham gia phải đảm bảo điều kiện về phương tiện (đáp ứng yêu cầu sẵn sàng về số lượng và chất lượng), quản lý điều hành và phối hợp thực hiện kế hoạch vận tải đã lập.

Cùng với giải pháp nâng cao chất lượng KCHT, trong vài năm gần đây, nhiều giải pháp công nghệ thông minh đã được thành phố Hà Nội, Sở GTVT và các doanh nghiệp VTHKCC (Tổng Công ty Vận tải Hà Nội) phối hợp triển khai nhằm nâng cao chất lượng công tác điều hành giao thông đô thị và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Một số dự án phát triển công nghệ thông minh đã được triển khai và mang lại hiệu quả rò rệt:

- Dự án ứng dụng công nghệ GPS quản lý giám sát hoạt động xe buýt đã khai thác phục vụ công tác quản lý giám sát và điều hành mạng tuyến xe buýt từ đầu năm 2014.

- Dự án Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát xe buýt tại điểm trung chuyển Cầu Giấy (RFID) triển khai từ cuối năm 2014.

- Dự án “Triển khai phát thành thẻ vé smartcard” (Dự án TRAHUD 2) do JICA tài trợ đã chính thức triển khai thí điểm từ ngày 6/10/2014 trên tuyến xe buýt số 6 (Giáp Bát – Cầu Giẽ).

- Dự án lắp camera giám sát giao thông đã được triển khai và tiếp tục mở rộng trên toàn thành phố. Cùng với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng cảnh sát giao thông, việc giám sát và phân luồng phương tiện đã làm giảm đáng kể ùn tắc giao thông trên các tuyến phố có mật độ lưu thông lớn.

Với sự nỗ lực của chính quyền thành phố, sở, ban ngành liên quan và doanh nghiệp vận tải, các hướng giải pháp công nghệ đã được triển khai trong thực tế và mang lại kết quả tốt cho công tác điều hành VTHKCC tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, các giải pháp lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS, thiết lập hệ thống camera giám sát tại các nút giao thông mới chỉ giải quyết từng phần nhiệm vụ quản lý điều hành giao thông nói chung mà chưa có sự kết nối đồng bộ trong hệ thống điều khiển thống nhất. Do đó, cần xây dựng hệ thống điều hành tích hợp các giải pháp công nghệ GPS, camera với các công nghệ khác để xây dựng hệ thống quản lý điều hành thống nhất, đồng bộ, giúp cho việc quản lý và xử lý kịp thời những vấn đề xảy ra trong thực tế . Để thực hiện mục tiêu này, cần thực hiện các hướng giải pháp sau:


- Tăng cường đầu tư thiết bị camera giám sát nhằm thiết lập hệ thống giám sát bằng hình ảnh trên toàn tuyến đường. Hệ thống này cho phép theo dòi chặt chẽ hoạt động của các phương tiện, hỗ trợ công tác điều phối phân luồng giao thông theo thời gian thực;

- Tích hợp các công nghệ GPS, camera giám sát, điều khiển tín hiệu giao thông với công nghệ internet không dây nhằm thiết lập hệ thống thông tin giao thông trên toàn thành phố. Trong đó, mạng Internet và công nghệ mạng không dây băng thông rộng WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) được tích hợp để đảm bảo kiểm soát chính xác hành trình của các phương tiện tham gia giao thông, cho phép hỗ trợ điều khiển phân luồng giao thông hiệu quả.

Giải pháp tích hợp công nghệ GPS, camera giám sát trong một hệ thống thông tin toàn thành phố cho phép cung cấp thông tin hiện trạng hoạt động của mạng lưới giao thông theo thời gian thực cho các bên liên quan (Công ty Vận tải, người điều khiển phương tiện, hành khách và người dân thành phố muốn sử dụng dịch vụ). Việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời theo thời gian thực sẽ đảm bảo kiểm soát hiệu quả hoạt động giao thông nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng.

Để thực hiện giải pháp thiết lập hệ thống thông tin giao thông toàn thành phố, đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền thành phố (UBND, Sở GTVT) với các doanh nghiệp vận tải. Đồng thời, sự vào cuộc của các nhà cung cấp giải pháp mạng internet sẽ đảm bảo cho quá trình xây dựng, tổ chức khai thác nhằm cung cấp tiện ích hiệu quả cho các bên liên quan (gồm UBND, Sở GTVT, DNVT, hành khách và người tham gia giao thông).

5.2.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách

Chất lượng phục vụ hành khách liên quan đến đảm bảo an toàn, an ninh; chất lượng công tác cung cấp thông tin cho hành khách và chất lượng công tác phục vụ hành khách trong quá trình vận chuyển.

Đảm bảo an toàn, an ninh cho hành khách

Vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh cho hành khách vừa phụ thuộc vào khả năng xử lý của nhân viên phục vụ trên xe và kinh nghiệm bản thân hành khách trong quá trình sử dụng dịch vụ vận tải.

- Về giải pháp kỹ thuật, sự đồng bộ và thiết kế hợp lý của thiết bị trên xe sẽ đảm bảo điều kiện an toàn cần thiết cho hành khách.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí