Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam - 26



14/11/2005

Chính phủ ban hành Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền

thuê đất, thuê mặt nước

29/11/2005

Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11

29/11/2005

Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11

Tháng 7/2006

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định

số 1107/QĐ-TTg

22/9/2006

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2005

22/9/2006

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

12/2/2007

Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ban hành Quy định chi tiết Luật

thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

14/2/2007

Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết

thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2/4/2007

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động

18/6/2009

Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoaif trong các doanh

nghiệp Việt Nam

14/7/2010

nghị định số 80/2010/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư với nước

ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

13/8/2010

Nghị định số 87/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế

xuất, nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam - 26

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Phụ lục 4: Một số nội dung cơ bản của Luật đầu tư 2005

(i) Về trình tự và thủ tục đầu tư:

Dự án đầu tư nước ngoài được chia thành hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm định đầu tư. Đối với dự án đăng ký đầu tư áp dụng cho dự án có quy mô vốn dưới 30 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và trong vòng 15 ngày, nhà đầu tư có thể có giấy chứng nhận đầu tư. Đối với dự án thuộc diện đầu tư có điều kiện và/hoặc quy mô vốn từ 300 tỷ đồng thì phải thẩm định.

(ii) Về hình thức đầu tư:

Theo quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện dưới 3 hình thức đó là hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí nghiệp (doanh nghiệp) liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Qua các lần sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài năm 1990, 1992, 1996, 2000, ba hình thức trên vẫn được duy trì và ngày càng được nới lỏng về các điều kiện thực hiện. Để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, kể từ năm 1992, hình thức BOT chính thức được quy định trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài. Và đến năm 1996, luật đầu tư nước ngoài bổ sung thêm 2 hình thức nữa là BTO, BT.

Ngày 15 tháng 4 năm 2003, hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài chính thức xuất hiện tại Việt Nam theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

Từ ba hình thức doanh nghiệp nước ngoài theo Luật đầu tư 1987, đến nay, Luật đầu tư 2005 quy định tại Điều 21 đã cho phép thêm một số hình thức như, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, công ty quản lý vốn; hợp đồng BOT, BTO và BT và công ty mẹ-con. Đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng-kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT): theo quan điểm của Luật đầu tư 2005, các hình thức đầu tư theo hợp đồng đã được


coi là hình thức đầu tư trong đó có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước và của nhà nước.

Theo luật đầu tư năm 2005, nhà đầu tư có thể chủ động lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo mô hình phù hợp nhất với mình, kể cả việc đầu tư theo hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật đầu tư 2005 cho phép hình thành tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này rộng hơn so với quy định thành lập doanh nghiệp của Luật đầu tư nước ngoài 1996.Mặt khác, Luật Đầu tư 2005 cũng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn các hình thức doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp (công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân).

Về vốn đầu tư, nhà đầu tư được góp vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp để góp vốn và không bị hạn chế về hình thức tài sản như trong Luật Đầu tư nước ngoài 1996.

Về vốn pháp định, Luật Đầu tư 2005 cũng xóa bỏ quy định mức vốn pháp định tối thiểu mà nhà đầu tư nước ngoài phải góp vào liên doanh.

Ngoài các hình thức cơ bản nêu trên, luật đầu tư năm 2005 còn quy định thêm các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như hình thức đầu tư phát triển kinh doanh, hình thức mua lại và sáp nhập, hình thức công ty mẹ - con… Đối với hình thức đầu tư phát triển kinh doanh và góp vốn, mua cổ phần và sát nhập, mua lại, đây là loại hình mới được quy định trong Luật Đầu tư 2005. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện trong hai trường hợp: (i) mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; (ii) đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

(iii) Quyền của nhà đầu tư:

Nhằm góp phần đảm bảo quyền bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, Luật Đầu tư 2005 quy định nhà đầu tư có quyền sau:

- Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.


- Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành nghề, thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật, tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh theo đăng ký.

Về quyền tiếp cận các nguồn lực đầu tư: Đối với trang thiết bị máy móc, thay vì phải mua các trang thiết bị, máy móc được sản xuất trong nước, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua máy móc, thiết bị trong nước hoặc ngoài nước. Đối với việc thuê lao động trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư có quyền thuê lao động trong hoặc ngoài nước để làm công việc quản lý, kỹ thuật (trừ trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên).

Về quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, và gia công lại liên quan tới hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị phục vụ hoạt động đầu tư. Những điều chỉnh trong hoạt động quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại được bổ sung vào khoản 2 và 3 Điều 15 của Luật đầu tư 2005. Theo đó, nhà đầu tư được trực tiếp ký kết hợp đồng quảng cáo, trực tiếp ký kết hợp đồng quảng cáo, tiếp thị hợp đồng quảng cáo; được thực hiện quyền gia công và gia công lại sản phẩm, đặt gia công và gia công sản phẩm trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo quy định của pháp luật thương mại [63].

Về quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ: Nhà đầu tư nước ngoài có thể được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng Việt Nam theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Trong trường hợp được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận, nhà đầu tư được mở tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài.

Đối với quyền mua ngoại tệ, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua ngoại tệ để đáp ứng các giao dịch vãng lai cũng như giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định về quản lý ngoại hối. Riêng đối với dự án trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, xử lý chất thải, xây dựng kết cấu hạ tầng thì Chính phủ sẽ bảo đảm cân đối ngoại tệ.

Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài đã được thực hiện giao dịch tương tự như của nhà đầu tư trong nước theo quy định chung của luật quản lý ngoại hối.


Về quyền chuyển nhượng vốn, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư: các nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng vốn, điều chỉnh vốn của dự án đầu tư còn trình tự, thủ tục chuyển nhượng và điều chỉnh sẽ dẫn chiếu theo các Luật chuyên ngành.

Về quyền thế chấp, sử dụng đất và quyền sử đụng gắn liền với đất: Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong hai trường hợp: (i) nhà đầu tư đã trả tiền thuê đất nhiều năm nếu thời hạn thuê đất còn lại ít nhất là 5 năm; (ii) doanh nghiệp liên doanh bên Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất nếu thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn lại ít nhất 5 năm.

(iv) Ưu đãi đầu tư:

So với Luật ĐTNN, Luật đầu tư đã thay thuật ngữ “lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư” thành “lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư”.

Về lĩnh vực đầu tư, Luật Đầu tư đã bỏ lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và chế biến nguyên liệu, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ra khỏi danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Thay vào đó là lĩnh vực “xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, các dự án quan trọng có quy mô lớn”. Ngoài ra, Luật đầu tư đã bổ sung một số lĩnh vực mới như:

- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.

- Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.

- Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.

- Sử dụng nhiều lao động.

- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.

- Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.

- Phát triển ngành, nghề truyền thống.

- Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.

Về địa bàn ưu đãi đầu tư gồm (i) địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; (ii) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.


Những nội dung ưu đãi đầu tư: Những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi về sử dụng đất, việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài… được dẫn chiếu theo các quy định của các luật tương ứng. Một điểm khác biệt so với luật ĐTNN trước đây là Luật đầu tư đã dành ưu đãi cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

(v) Chính sách đảm bảo đầu tư: Theo luật đầu tư nước ngoài năm 2005, Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư.

Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh mà phải trưng dụng thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố và đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có sự thay đổi về chính sách, pháp luật mà đem lại quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với mức đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng theo quy định mới. Trường hợp sự thay đổi đó đem đến bất lợi hơn cho nhà đầu tư thì nhà đầu tư tiếp tục được hưởng các ưu đãi như đã được quy định.

Ngoài ra, trường hợp các quy định trong các cam kết song phương và đa phương của Việt Nam có lợi hơn cho nhà đầu tư so với quy định trong luật đầu tư nước ngoài, thì được ưu tiên thực hiện.


Nguồn: Tác giả tổng hợp



Đối tượng được hưởng ưu đãi

Thời gian miễn thuế (kể từ khi có thu nhập

chịu thuế)

Giảm thuế

Mức giảm thuế


Thời gian

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ DAĐT và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi

đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt


2 năm


50%


2 năm

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ DAĐT đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề thuộc

danh mục ưu đãi đầu tư


2 năm


50%


3 năm

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ DAĐT đầu tư vào các địa bàn có điều kiện KT- XH khó khăn hoặc các cơ sở di chuyển đến địa

bàn này


2 năm


50%


6 năm

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ DAĐT đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa

bàn có điều kiện KT- XH khó khăn


3 năm


50%


7 năm

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ DAĐT đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi hoặc thực hiện tại địa bàn

có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn


4 năm


50%


9 năm

Nguồn: Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ

đến 23/6/2011


Địa phương

Số dự án

Số vốn đầu tư

TP Hồ Chí Minh

3.710

31.114.450.627

Bà Rịa-Vũng Tàu

267

26.789.379.668

Hà Nội

2.096

20.715.991.767

Đồng Nai

1.064

17.113.802.469

Bình Dương

2.208

14.488.931.470

Ninh Thuận

27

10.411.132.816

Hà Tĩnh

29

8.452.142.000

Phú Yên

51

8.134.454.438

Thanh Hóa

46

7.094.500.144

Hải Phòng

325

5.380.604.114

Quảng Nam

76

5.049.707.621

Quảng Ninh

106

3.800.283.729

Quảng Ngãi

20

3.789.928.689

Long An

371

3.562.312.128

Đà Nẵng

181

3.394.084.882

Kiên Giang

23

3.016.840.670

Hải Dương

297

2.929.808.051

Dầu Tiếng

43

2.554.191.815

Bắc Ninh

223

2.452.924.454

Vĩnh Phúc

143

2.265.319.523

Thừa Thiên-Huế

61

1.894.588.938

Nghệ An

28

1.506.147.529

Bình Thuận

88

1.398.110.568

Hưng Yên

197

1.198.234.189

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (2011)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022