Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 17


quốc này. Tuy nhiên, Anh quốc bước vào cuộc chiến trên đại dương không được sự hậu thuẫn của nền sản xuất công nghiệp vật chất. May mắn thay sự thiếu hụt đó đã được sự bù đắp của Hoa Kỳ. Ở giai đoạn sau, với sự gia tăng của đội tàu hộ tống, phát triển của nền kỹ nghệ sản xuất radar, máy dò tàu ngầm siêu âm thì Anh quốc đã dần khống chế được giao thông trên biển, vô hiệu hóa chiến thuật bầy sói của hệ thống tàu ngầm Đức, tiêu diệt Bismark biểu tượng của nền hàng hải Đức. Ở Thái Bình Dương, bằng sự chuẩn bị chu đáo về vật chất và tinh thần hải quân Hoàng gia Nhật đã giành những thắng lợi liên tiếp, mở rộng vành đai phòng thủ lên đến 35.000

km2 . Nếu như trong trận Trân Châu cảng, Hoa Kỳ không ngờ đến được sức mạnh,

lợi ích của tàu sân bay, của khả năng phóng ngư lôi của Nhật Bản. Thì ngay sau đó, người Nhật đã chủ quan, đánh giá không đúng khả năng phục hồi của hạm đội Thái Bình Dương, sức mạnh của nền sản xuất vật chất Mỹ. Hoàng gia Nhật có những thủy phi cơ cảm tử tuy nhiên số mà người Nhật dày công đào tạo ra đã không đủ, kịp cho cuộc chiến. Thiệt hại của người Nhật không gì có thể bù đáp nổi. Đến năm 1942, người Mỹ đã hoàn thành hạm đội 2 đại dương, sức sản xuất gấp 3 lần Nhật Bản. Nền công ghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Nếu như người Nhật phải lò dò trong đêm, việc liên lạc giữa các đoàn rất khó khăn thì người Mỹ nhờ vào hệ thống thông tin liên lạc đã phối hợp nhịp nhàng, nhờ vào hệ thống giải mã thần kỳ “Magic” biết được chính xác kế hoạch tác chiến của địch. Một lần nữa thắng lợi thuộc về những quốc gia hàng hải lâu đời, của sức mạnh của nền tiềm lực kinh tế quân sự, sức sản xuất, nội lực là người Anh và người Mỹ.

Các lực lượng hải quân trong Chiến tranh thế giới thứ II vẫn theo đuổi các mục tiêu truyền thống, trong đó, hai mục tiêu tối thượng nhất là giành được ưu thế vượt trội về sức mạnh hải quân, cồn với việc làm sao để đánh phá thuyền vận tải của quân địch. Trong cả hai trường hợp điểm khác biệt so với những cuộc chiến trước đây chính là vai trò của không lực hải quân. Cuộc chiến tranh thế giới II, một lần nữa đã cho thấy vai trò của phi cơ, các hàng không mẫu hạm - tàu sân bay: các trận hải chiến lớn nhất không chỉ là sự giao tranh giữa các chiến thuyền, các hạm đội đối nghịch nữa, mặc dù mới ra đời được trên chục năm, phi cơ đã sớm góp mặt trên các trận đánh lớn, không riêng trên đất liền mà ở cả ngoài biển khơi, trong


những cuộc hành quân độc lập.

Những thành tích, chiến công của các Phi đội không lực Hải quân ở cả hai phe Đức – Nhật và Đồng minh trong mấy năm đầu Thế chiến thứ 2 đã cho thấy rõ ràng là khi không có cái dù của lực lượng phi cơ hải vận và của không quân – nói chung

– thì ngay cả những thiết giáp khổng lồ lẫn các hàng không mẫu hạm trên dưới

40.000 tấn cũng chỉ là những miếng mồi ngon cho các phi cơ oanh tác và phong lôi đủ loại. Trong thế chiến II, vai trò chủ yếu trong hạm đội và rồi trên đại dương đã chuyển từ các thiết giáp hạm sang hàng không mẫu hạm. Trở thành những quân chủ bài trong các trận hải không chiến có tính cách quyết định trên Thái Bình Dương trong thế chiến thứ hai [10].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Những trận hải chiến quyết liệt từ năm 1941 – 1943 trên chiến trường Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã cho thấy là “ngón đòn sát thủ” không còn là của các Thiết giáp hạm – với khả năng phóng non hàng chục tấn thuốc nổ đi xa gần 40 km mà là của các Hàng không mẫu hạm có khả năng phóng từ 50 đến 60 phi có đi đánh các mục tiêu ở xa hàng ngàn kilomets bất kể là ở trên đất liền, trên mặt biển hay dưới mặt biển và với những hiệu quả “kinh thiên động địa”. Phi cơ hải vận đã thay thế cho trọng pháo chiến hạm trong các trận hải chiến quyết định và đã đưa hàng không mẫu hạm lên chiếm ngôi bá chủ đại dương [9].

Cuộc chiến tranh trên biển dần dần trở thành một vấn đề về lòng dũng cảm và tính kiên trì, nhưng cũng là một vấn đề về sản xuất, khoa học, và cả chiến thuật.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 17



Tiếng Việt‌

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abraham Rothberg (2009), Lịch sử sống động của đệ nhị thế chiến, ng.d Nguyễn Quốc Dũng, Nxb Từ điển bách khoa.

2. Bộ quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân.

3. Zbigniew Brzezinski (1999), Bàn cờ lớn, ng.d Lê Phương Thúy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dân (2012), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nxb Khoa học xã hội.

5. Joseph E. Persico (2009), Cuộc chiến bí mật của Roosevelt: FDR & Hoạt động gián điệp trong thế chiến thứ 2, ng.d Nguyễn Kim Dân, Nxb.Khoa học xã hội.

6. Nguyễn Quốc Hùng (2005), Sự thất bại của quân phiệt Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nxb. Chính trị quốc gia.

7. Lê Phụng Hoàng (2004), Franklin D.Roosevelt tiểu sử chính trị, Nxb ĐHSP. Tp. HCM.

8. Khoa học phổ thông (1989), “Cải tiến kỹ thuật và chiến thuật những năm giữa hai thế chiến”, Vũ khí trên biển và những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, 4-1989 (6), tr.6-8..

9. Khoa học phổ thông (1989), “Cái chết của đại kình ngư”, tạp chí khoa học phổ thông, 4-1989 (6), tr.9-15.

10. Khoa học phổ thông (1989), “Cánh tay nối dài của hạm đội không lực trên đại dương”, tạp chí khoa học phổ thông, 4-1989 (6), tr.19-20.

11. Khoa học phổ thông (1989), “Nhận diện chiến hạm” (1989), tạp chí khoa học phổ thông, 4-1989 (6), tr.16-18.

12. Vũ Văn Lê (1967), Danh từ quân sự Anh-Việt, Nxb Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

13. Alfred Thayer Mahan (2012), Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 – 1783, ng.d Phạm Nguyên Trường, Nxb Tri Thức.

14. Nhiều tác giả (2004), Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2, Ng.d Lê Kim,


Nxb Công an nhân dân.

15. Nguyễn Nghị, Lê Minh Đức (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin.

16. Lê Văn Quang (2003), Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945, Nxb Giáo dục.

17. Nguyễn Mạnh Quang (1973), Đệ nhị thế chiến và chiến tranh lạnh, Nxb Sáng tạo, Sài Gòn.

18. Lê Vinh Quốc, Huỳnh Văn Tòng (2002), Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941 – 1945, Nxb. Văn Nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

19. Robin Cross (2011), Bách khoa toàn thư về chiến tranh, ng.dịch Thế Anh, Nxb Văn hóa Thông tin.

20. Nguyễn Anh Thái (cb) (2005), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb.Giáo Dục.

21. Hoàng Ngọc Thành (2005) , Chiến lược và chiến thuật trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến, quyển II, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn.

22. William L.Shirer (2008), Sự trỗi dậy và suy tàn của để chế thứ ba: Lịch sử Đức quốc xã, ng.d Diệp Minh Tâm, Nxb. Tri thức.

Tiếng Anh

23. Alan Brinkeg (2004), The unifinished nation: A cocise History of the American peope, New York.

24. Craig L Symonds (2011), The Battle of Midway, Oxford press.

25. John A. Adams (2008), If Manhan ran the great Pacific war: An analysis of world war II naval strategy, Indiana University Press.

26. Mark Stille (2013), The naval Battles for Guadalcanal, 1942, clash for supremacy in the pacific, Osprey bublishing

27. Phillip D. Grove, Mark J Grove & Alastair Finlan (2002), The second world war: vol 3: the war at sea. Osprey Publishing Ltd., Oxford, England.

28. Samuel Eliot Mirison (1963), The Two Ocean war a short history of the United states navy in the second world war, Boston

29. Samuel Eliot Mirison (2001), History of US Naval in the World War II,

Operation, vol.3. University of Illinois Press.

30. William Bruce Johnson (2006), The Pacific Campaign in World War II: From


Pearl Harbor to Guadalcanal (Naval Policy and History) (Naval Policy and History), Routledge, 270 Madison Ave, New York.

Internet

31. http://boxitvn.blogspot.co.uk/2014/02/ia-chinh-tri-ky-2.html

32. http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hai-chien-dinh-cao-nghe-thuat-quan- su/nhung-tran-hai-chien-noi-tieng-the-gioi-hai-chien-dai-tay-duong.html

33. http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=8892.0

34. http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Leyte_Gulf

35. http://www.reds.vn/index.php/thoi-su/quan-su/4371-tu-bay-soi-ngam-tau-san- bay-den-chien-tranh-khong-hai

36. http://www.reds.vn/index.php/thoi-su/quan-su/4350-chien-thuat-hai-quan-cua- viet-nam-tren-bien-dong

37. http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/99392/phong-su/tran-chien-vinh- leyte-1944.html

38. http://www.reds.vn/index.php/lich-su/ho-so-tu-lieu/4333-tran-leyte-va-cai- chet-yamato

39. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_th%E1%BA%BF_gi% E1%BB%9Bi_th%E1%BB%A9_hai#Chi.E1.BA.BFn_tr.C6.B0.E1.BB.9Dng_

.C4.90.E1.BB.8Ba_Trung_H.E1.BA.A3i.

40. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BB%8Ba_Trung_H%E1%BA%A3i_v%C3%A0_Trung_%C4%90%C3%B4ng_(Chi%E1%BA%BFn_tranh_th%E1%BA%BF_gi%E1% BB%9Bi_th%E1%BB%A9_hai)#H.E1.BA.A3i_chi.E1.BA.BFn

41. http://www.naval-history.net/Map00Index.htm

42. http://www.naval-history.net/MapB1941-Matapan.GIF

43. http://www.naval-history.net/MapB1940-Taranto.GIF

44. http://www.naval-history.net/Maps1939-08RNStations.GIF

45. http://www.naval-history.net/Maps1940-06ItalyandMidMed.GIF

46. http://www.39-45war.com/merchantnavy.html


Phụ lục 1‌

PHỤ LỤC


MỘT SỐ THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM

KHU TRỤC HẠM có đặc điểm chính là tính cơ động cao và tốc độ lớn, tải trọng khoảng trên dưới 3000 tấn, gắn đại pháo cỡ 96mm đến 130mm, ban đầu chuyên trách việc phóng ngư lôi, sang thế chiến I chuyển sang truy diệt tiềm thủy đĩnh, qua Thế chiến II, thêm nhiệm vụ phòng không nên sau trở thành một thứ chiến hạm đa năng trong tất cả các hạm đội [ 2].

TÀU CHIẾN, tàu được trang bị vũ khí, tổ hợp vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự khác để tác chiến và phục vụ tác chiến ở các vùng nước (biển, sông, hồ…). Theo công dụng, có: tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu quét mìn, tàu sân bay, tàu đổ bộ, tàu săn ngầm… Theo trang bị vũ khí chính, có: tàu pháo, tàu tên lửa, tào phóng lôi…Theo môi trường hoạt động, có: tàu mặt nước (tàu nổi), tàu ngầm. Theo dạng năng lượng của động cơ, có: tàu (tàu ngầm ( nguyên tử (hạt nhân), tàu chạy nhiên liệu thường (đi e zen), tàu chạy bằng hơi nước, tàu tuabin khí. Theo kết cấu dẫn động, có: tàu chân vịt, tàu chạy bằng bơm thủy lực (phản lực)…Ngoài ra, tàu chiến còn được phân loại theo các dấu hiệu chiến thuật, ví dụ: tàu chủ lực, tàu phụ (của hạm đội), tàu có mục đích chiến lược (mang vũ khí và tạo các đòn đánh chiến lược) và tàu có mục đích chiến thuật)… Các tàu chiến (cả tàu mặt nước và tàu ngầm) được chế tạo theo cùng một thiết kế gọi là lớp (kiểu) ví dụ: Ôhaiô, Taiphun, Đenta…[2, tr.903].

TÀU CHỦ LỰC, tàu chiến lớn, trang bị hỏa lực mạnh để thực hiện các nhiệm vụ chính của hạm đội. Trong các hạm đội thuyền buồm cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 19, tàu chủ lực là những tàu chiến lớn nhất, có 4 cột buồm. Tùy theo số tầng (boong) đặt pháo, tàu chủ lực được chia thành 2 tầng và tàu 3 tầng. Thế kỉ 19 tàu chủ lực chạy bằng máy hơi nước có lượng choán nước đến 5000 tấn, là một trong những tàu chủ yếu trong hạm đội tàu thiết giáp dùng để tiêu diệt các loại tàu, cũng như phá hủy các mục tiêu ven bờ của đối phương. Nửa đầu thế kỉ 20, đội tàu chủ lực trong hạm đội hải quân các nước lớn gồm các tàu tuần dương, tàu thiết giáp trang bị pháo lớn cỡ 280mm -381mm. Trước chiến tranh thế giới 2, các nước Mĩ, Anh, Nhật,

9

Đức, Italia, Pháp có khoảng 55 tàu chủ lực đang hoạt động và 30 chiếc đang đóng. Tàu chủ lực lớn nhất thế giới là tàu thiết giáp Iarmato8F của Nhật Bản đóng năm 1940, dài 240m, rộng 39m, lượng giãn nước 64.170 tấn, tốc độ 27,5 hải lý/h, bọc thép dày 406 – 650mm, trang bị 9 pháo cõ 456mm [2, tr.903].

TÀU HỘ TỐNG, tàu chiến mặt nước có nhiệm vụ trinh sát hộ tống, bảo vệ các tàu chiến (hoặc đoàn tàu chiến) khác trong tác chiến, hàng quân, ra vào căn cứ. Có thể dùng để bảo vệ cảng, bảo vệ căn cứ và tuần tiễu ven biển, trên sông. Được chia ra: Tàu hộ vệ hạng nặng và tàu hộ vệ hạng nhẹ. Tàu hộ vệ hạng nặng có lượng choán nước từ 600 – 3000 tấn (cá biệt 5000 tấn), tốc độ 35 hải lí/h (65km/h), trang bị pháo 76-127 mm, pháo phòng không 20 -40 mm, súng phóng bom chìm phản lực chống ngầm, tên lửa chống ngầm, tên lửa phòng không và có thể có máy bay trực thăng chống ngầm. Tàu hộ vệ hạng nhẹ có lượng choán nước dưới 150 tấn, tốc độ 40 hải lí/h, trang bị pháo 40mm, súng máy phòng không…Trên tàu hộ vệ có thiết bị thủy âm và thiết bị vô tuyến [2, tr.904].

TÀU KHU TRỤC, tàu chiến mặt nước đa năng, dùng để tiến công (hoặc đánh chặn) các tàu mặt nước, tàu ngầm của đối phương. Còn làm các nhiệm vụ: trinh sát, cảnh giới, bảo vệ (tàu, đoàn tàu và căn cứ), chi viện hỏa lực, pháo kích lên bờ, thả thủy lôi, rải mìn…có lượng choán nước từ 3000 – 8000 tấn, tốc độ trên 35 hải lí/h (65km/h), tầm hoạt động trên 6000 hải lí. Được trang bị tên lửa, pháo, thủy lôi, ngư lôi, các tổ hợp vũ khí – khí tài chống ngầm, radar, sona và có thể có 1-2 máy bay trực thăng [2, tr.904].

TÀU NGẦM, tàu có khả năng lặn và hoạt động dưới mặt nước trong một thời gian dài. Tàu ngầm quân sự dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên và dưới mặt nước, trên đất liền của đối phương. Tàu ngầm còn được dùng để trinh sát, vận tải, đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm…Theo nguồn động lực, có: Tàu ngầm điêzen, tàu ngầm nguyên tử. Theo loại vũ khí được trang bị, có: tàu ngầm tên lửa, tàu ngầm phóng lôi, tàu ngầm tên lửa –ngư lôi [2, tr.905].

TÀU NGẦM CHỐNG NGẦM, tàu ngầm chuyên dụng để tìm và diệt tàu ngầm của đối phương. Được trang bị sona, vũ khí chống tàu ngầm (ngư lôi, thủy lôi,

9 Thiết giáp hạm Yamamoto

10

tên lửa –ngư lôi…), các thiết bị dò tìm khác (có khả năng ghi được các trường vật lí của tàu ngầm, tên lửa – ngư lôi, thủy lôi của đối phương, để cung cấp số liệu cho các máy bắn và hệ thống điều khiển bắn). Nhiệm vụ chủ yếu của tàu ngầm chống ngầm: tiêu diệt, đánh chặn tàu ngầm đối phương, bám sát, theo dõi săn ngầm, cảnh giới bảo vệ giao thông trên biển, bố trí khu vực thủy lôi hống tàu ngầm đối phương [2, tr.905].

TÀU NGẦM MINI9F , tàu ngầm cực nhỏ (lượng giãn nước 20 - 400 tấn), chủ yếu là nhiệm vụ trinh sát hoặc tác chiến đặc biệt. Các tàu ngầm mini cỡ vài chục tấn có thê được chứa trong tàu mẹ để chở đến khu vực tác chiến. Trong trận Trân Châu Cảng, các tàu ngầm mini I-16 của Nhật Bản đã lọt qua các lưới chống ngầm vào cảng (do quân Mĩ đóng) để trinh sát, 5 tàu ngầm mini I-16 bị đánh chìm [2, tr.905].

TÀU PHÓNG LÔI, tàu chiến mặt nước hạng nhẹ dùng để diệt tàu đối phương bằng ngư lôi. Có lượng choán nước 80-240 tấn, tốc độ tới 50 hải lí/h (92,6 km/h), tầm hoạt động tới 1000 hải lí (trên 1.850 km), được trang bị 2-4 ống phóng lôi cỡ 450 -533mm, 2-6 pháo 20-30 mm, pháo phòng không (37-57 mm), súng máy, bom chìm, thủy lôi, thiết bị thả khói [2, tr.906].

TÀU QUÉT MÌN, tàu mặt nước được trang bị các khí tài chuyên dụng để tìm và phá thủy lôi trên biển (sông, hồ, kênh) và dẫn đường cho các tàu thuyền khác (đi sau lưới quét mìn) qua khu vực có thủy lôi, khí tài thủy âm, thiết bị vô tuyến truyền hình,…để phát hiện, phân loại và diệt thủy lôi. Tính năng chính: lượng choán nước tù 100 tới 1.300 tấn, tốc độ lớn nhất từ 22 đến 45,4 km/h. Vũ khí: Súng máy phòng không, pháo phòng không 20-40mm, pháo đa năng 76-100mm. Tàu quét mìn đầu tiên là loại được cải biển từ tàu phục vụ theo sáng kiến của đô đốc X.O.Macarop (Nga) và dùng trong chiến đấu tại cảng Lữ Thuận (Actua) trong chiến trang Nga – Nhật (1904-1905). Tàu quét mìn chuyên dụng đầu tiên được đóng 1909 tại Xanh Pê tecbua. Được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới I, II [2,tr906].

TÀU RẢI MÌN, tàu mặt nước hoặc tàu ngầm có trang bị chuyên dụng để bố trí (rải) thủy lôi, nhằm phong tỏa, ngăn trở hoạt động của tàu thuyền đối phương ở những vùng biển nhất định hoặc bảo vệ của sông, cảng, vịnh, nơi neo đậu tàu

10 Tác giả: Tàu ngầm bỏ tui

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023