Tương Quan Giữa Yếu Tố Chủ Quan Với Nhóm Pctlcb Ở Hdvdl


thâm niên công tác ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các phẩm chất và năng lực của HDV trong hoạt động hướng dẫn du lịch. Thâm niên nghề hướng dẫn du lịch thường gắn liền với tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề hướng dẫn. Chính vì vậy, việc quan tâm đến yếu tố thâm niên công tác cũng chính là xem xét yếu tố tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề hướng dẫn (HDV H.M.N).

- Yếu tố được nhóm khách thể đánh giá ít ảnh hưởng hơn cả là trình độ đào tạo (với ĐTB = 2,34đ) xếp thứ bậc cuối trong nhóm các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến những PCTL ở HDVDL. Ý kiến đánh giá này phù hợp với kết quả điều tra của

H. Speer & E.C. Fine (1995) về HDVDL cho rằng quá trình trình độ đào tạo có ảnh hưởng nhưng không quyết định đến việc phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của HDVDL [95]. Trường học chỉ là bước đệm cần thiết cho nghề nghiệp của sinh viên HDDL chứ không quyết định được sinh viên có đáp ứng được yêu cầu nghề HDDL hay không, hiện nay không ít sinh viên HDDL ra trường được nhận vào các công ty lữ hành nhưng lại phải đào tạo lại (D.K.M quản lý công ty du lịch Đất Việt).

* Tương quan giữa yếu tố chủ quan với nhóm PCTLCB ở HDVDL

Việc xem xét mối tương quan giữa yếu tố chủ quan với nhóm PCTL ở HDVDL nhằm tìm hiểu rõ hơn sự tồn tại đồng thời hay không đồng thời, cũng biến thiên hay không cũng biến thiên của các cặp biến số này. Chúng tôi phân tích tương quan nhị biến Pearson giữa từng cặp biến số này và thu được kết quả thể hiện ở sơ đồ 3.1

Xu hướng




r = 0,365**

r =0,542**

Yếu tố chủ quan


Kinh nghiệm




r = 0,461**


Phong cách HDDL


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 19

Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa yếu tố chủ quan với nhóm PCTLCB ở HDVDL


r =0,394**

Tính cách


Ghi chú: r * khi p<0,05; r** khi p<0,01; r là hệ số tương quan nhị biến Pearson

Nhận xét:

- Cả 4 cặp biến số của yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhóm PCTLCB của HDVDL đều có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với nhau từng đôi một (với


p<0,01). Hệ số tương quan giữa các cặp biến số này cho thấy: Khi từng nhân tố của yếu tố chủ quan thay đổi thì nhóm các PCTLCB ở HDVDL cũng có những thay đổi tương ứng, cùng tăng hoặc cùng giảm. Chẳng hạn, khi chúng ta nâng cao khả năng hoạt động tự rèn luyện cho HDV trong hoạt động hướng dẫn thì sẽ góp phần nâng cao mức độ các nhóm PCTLCB ở HDVDL.

- Trong các cặp biến số, nổi bật hơn cả là tương quan giữa yếu tố chủ quan và PCTL về kinh nghiệm. Hệ số tương quan của cặp biến số này (r = 0,542 với p<0,01) cho thấy đây là hai nhân tố có tương quan thuận và chặt chẽ nhất. Tiếp theo là tương quan giữa các yếu tố chủ quan với các biến số PCTL về phong cách HDDL, PCTL về tính cách, PCTL về xu hướng (Hệ số tương quan giữa cặp biến số này lần lượt là r = 0,461; 0,394; 0,365 với p<0,01). Điều này có nghĩa là, khi HDV được nâng cao mức độ ảnh hưởng tích cực của các yếu tố chủ quan thì đồng thời nhóm PCTL ở HDVDL cũng phát triển một cách tốt hơn và ngược lại, khi yếu tố chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hướng dẫn thì nhóm PCTL ở HDVDL cũng không thể phát triển được.

3.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

Bảng 3.23. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến những PCTLCB của HDVDL‌


TT

Mức độ ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

vừa phải

Ít ảnh

hưởng

Điểm TB


ĐLC

SL

%

SL

%

SL

%

1

Công tác tập huấn, bồi dưỡng

của công ty lữ hành

339

96,85

11

3,14

0

0

2,97

0,57

2

Chế độ đãi ngộ của công ty lữ hành

330

94,28

20

5,71

0

0

2,94

0,51

3

Công tác tuyển dụng, quản lý, sử

dụng HDV

328

93,71

22

6,28

0

0

2,86

0,46

4

Điều kiện, môi trường làm việc

279

79,71

71

20,28

0

0

2,79

0,47

5

Quá trình tuyển chọn đào tạo HDV

230

65,71

31

8,85

89

25,42

2,40

0,53

6

Nhu cầu của thị trường HDVDL

227

64,85

33

9,42

90

25,71

2,39

0,44

Điểm trung bình chung

2,72

0,49

1 X 3


Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 3, điểm càng cao thể hiện mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến những PCTLCB của HDVDL càng cao.

Nhận xét:

- Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến những PCTLCB của HDVDL, nhưng trong khuôn khổ khảo sát này, chúng tôi xem xét 6 yếu tố: Công tác tập huấn, bồi dưỡng của công ty lữ hành; Chế độ đãi ngộ của công ty lữ hành; Công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng HDV; Điều kiện, môi trường làm việc; Quá trình tuyển chọn đào tạo HDV; Nhu cầu của thị trường HDVDL. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan HDVDL đến các PCTLCB được đánh giá ảnh hưởng nhiều (với ĐTB = 2,72; ĐLC = 0,49) nhưng ở mức độ khác nhau và xếp theo thứ bậc.

- Yếu tố công tác tập huấn, bồi dưỡng của công ty lữ hành được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất (với ĐTB = 2,97đ, ĐLC = 0,57) xếp thứ bậc 1, có 335 ý kiến (chiếm 95,71%) cho là ảnh hưởng nhiều, 15 ý kiến (chiếm 4,28%) cho là ảnh hưởng vừa phải, không có ý kiến nào cho là ít ảnh hưởng. Quá trình đầu tư của công ty lữ hành về công tác tập huấn, bồi dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của HDVDL [98, tr.75]. Tập huấn và bồi dưỡng sẽ đem lại những lợi tích cực như giúp HDV cập nhật những vấn đề mới của nghề HDDL, rèn luyện kỹ năng, thái độ nghề nghiệp (Speer và Fine, 1995) [95]. Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng là hoạt động chủ đạo của các công ty lữ hành nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ HDV qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách và thị trường du lịch (D.K.M quản lý công ty du lịch Đất Việt).

- Yếu tố chế độ đãi ngộ của công ty lữ hành được đánh giá ảnh hưởng lớn thứ hai (với ĐTB = 2,95đ, ĐLC = 0,51) xếp thứ bậc 2, có 279 ý kiến (chiếm 79,71%) cho là ảnh hưởng nhiều, 71 ý kiến (chiếm 20,28%) cho là ảnh hưởng vừa phải, không có ý kiến cho là ít ảnh hưởng. HDV đi làm đều quan tâm đến chế độ chính sách, sự quan tâm, động viên và khen thưởng của công ty lữ hành (HDV D.V.M). Một cơ chế đãi ngộ, trọng dụng người tài, người có năng lực, cống hiến cho công ty kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng việc sẽ giúp HDV tích cực trau dồi, rèn luyện PCTL của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công ty và nghề nghiệp (HDV N.H.T). Ngược lại, chế độ đãi ngộ không thỏa đáng sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu, rèn luyện tay nghề của HDV hoặc thậm chí bỏ nghề (L.Wang, 1997) [98].


- Yếu tố công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng HDV được đánh giá ảnh hưởng lớn thứ ba (với ĐTB = 2,86đ, ĐLC = 0,46) xếp thứ bậc 3, có 230 ý kiến (chiếm 65,71%) cho là ảnh hưởng nhiều, 33 ý kiến (chiếm 9,42%) cho là ảnh hưởng vừa phải, 87 ý kiến (chiếm 24,85%) cho là ít ảnh hưởng. Hoạt động tuyển dụng đầu vào, quản lý và sử dụng HDV ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các PCTLCB của HDVDL. Bởi vì, nếu nhà tuyển dụng ngay từ đầu đã đưa ra được những tiêu chuẩn nghề HDDL (phẩm chất tâm lý cơ bản) thì sẽ tuyển chọn được những người HDV đáp ứng được yêu cầu của hoạt động hướng dẫn. Ngược lại tuyển dụng thiếu căn cứ thì dẫn tới những hậu quả khó lường trong quá trình hướng dẫn du lịch (H.A.T Quản lý công ty Hà Nội Redtour). Quá trình sắp xếp, sử dụng đội ngũ HDV sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ HDV (HDV T.N.H chia sẻ).

- Yếu tố điều kiện, môi trường làm việc được đánh giá ảnh hưởng lớn thứ tư (với ĐTB = 2,79đ, ĐLC = 0,47) xếp thứ bậc 4, có 225 ý kiến (chiếm 64,28%) cho là ảnh hưởng nhiều, 38 ý kiến (chiếm 10,85%) cho là ảnh hưởng vừa phải, 87 ý kiến (chiếm 24,85%) cho là ít ảnh hưởng.

- Yếu tố quá trình tuyển chọn đào tạo HDV được đánh giá ảnh hưởng lớn thứ năm (với ĐTB = 2,40đ, ĐLC = 0,53) xếp thứ bậc 5, có 220 ý kiến (chiếm 62,85%) cho là ảnh hưởng nhiều, 41 ý kiến (chiếm 11,71%) cho là ảnh hưởng vừa phải, 89 ý kiến (chiếm 25,42%) cho là ít ảnh hưởng. Các trường đào tạo HDVDL là nơi cung cấp cho SVHDDL những tri thức về nghề HDDL, rèn luyện hệ thống các kỹ năng cơ bản một HDV cần phải có và hình thành thái độ nghề nghiệp tích cực. Quá trình đào tạo tác động trực tiếp trong việc hình thành, phát triển PCTLCB của HDVDL (Taylor, 1995) [97].

- Yếu tố nhu cầu của thị trường HDVDL được đánh giá ảnh hưởng thấp nhất (với ĐTB = 2,39đ, ĐLC = 0,44) xếp thứ bậc 6, có 217 ý kiến (chiếm 62%) cho là ảnh hưởng nhiều, 40 ý kiến (chiếm 11,42%) cho là ảnh hưởng vừa phải, 93 ý kiến (chiếm 26,57%) cho là ít ảnh hưởng. Việc rèn luyện, phát triển các PCTLCB ở HDVDL cần phải đặt vào bối cảnh kinh tế - xã hội nhất định – nói một cách khác phải chú ý đến yêu cầu đang đặt ra của thị trường HDVDL. Lí giải nguyên nhân yếu tố nhu cầu của thị trường HDVDL lại bị đánh giá thấp nhất bởi vì thực tế hiện nay, các trường đào tạo các PCTL cho SVHDDL chưa gắn với nhu cầu của thị trường cho nên khi tiến


hành hoạt động nghề nghiệp HDV ít quan tâm đến vấn đề mình đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động hay chưa để qua đó biết mình cần phải bổ sung, hoàn thiện những gì còn thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường HDVDL.

* Tương quan giữa yếu tố khách quan với nhóm các PCTLCB ở HDVDL

Nhằm tìm hiểu rõ hơn sự tồn tại đồng thời hay không đồng thời, cũng biến thiên hay không biến thiên của các cặp biến số giữa yếu tố khách quan với các PCTLCB ở HDVDL, chúng tôi phân tích tương quan nhị biến Pearson giữa từng cặp biến số này và thu được kết quả thể hiện ở sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa yếu tố khách quan với PCTLCB ở HDVDL


Xu hướng



Tính cách

r=0,327**

r=0,312**


Yếu tố khách quan

Kinh nghiệm

r=0,535**


r=0,511**


Phong cách HDDL

Ghi chú: r* khi p<0,05; r** khi p<0,01; r là hệ số tương quan nhị biến Pearson

- Trong các cặp biến số, nổi bật hơn cả là tương quan giữa yếu tố khách quan và PCTL về kinh nghiệm. Hệ số tương quan giữa cặp biến số này (r=0,535 với p<0,01) cho thấy đây là hai nhân tố có tương quan thuận và chặt chẽ nhất. Tiếp theo là tương quan giữa các yếu tố khách quan với PCTL về phong cách HDDL với hệ số tương quan giữa cặp biến số này (r=0,511 với p<0,01) cho thấy đây là hai nhân tố có tương quan thuận và chặt chẽ. Còn lại là tương quan giữa yếu tố khách quan với phẩm chất tâm lý về tính cách và PCTL về xu hướng (Hệ số tương quan giữa các cặp biến số này lần lượt là r=0,327; 0,312 với p<0,01). Điều này có nghĩa là, khi HDVDL được nâng cao ảnh hưởng tích cực của yếu tố khách quan thì đồng thời nhóm các PCTLCB ở HDVDL cũng phát triển một cách tốt hơn và ngược lại, khi các yếu tố khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động hướng dẫn thì nhóm các PCTLCB ở HDVDL cũng không thể phát triển được.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến PCTLCB của HDVDL và ở các mức độ khác nhau. Trong đó, yếu tố tác động lớn nhất đến PCTLCB của HDVDL đó là công tác tập huấn, bồi dưỡng của công ty lữ hành và hoạt động tự rèn luyện của HDVDL. Ngoài ra, các yếu tố chủ quan và khách quan đều có mối tương quan với nhóm các PCTLCB của HDVDL.


3.5. Các biện pháp góp phần phát triển những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1 và chương 3, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát triển các PCTLCB của HDVDL.

* Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa các phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

- Ý nghĩa biện pháp: khi con người biết tự nhận thức, tự đánh giá bản thân mới có thể tự giáo dục để phát triển. Nhưng tự nhận thức về bản thân là điều không đơn giản. Tự nhận thức về những PCTLCB của bản thân, đối chiếu với yêu cầu của hoạt động nghề HDDL lại càng khó khăn, vì nó đòi hỏi ở chủ thể phải có trình độ ý thức cao, có tri thức tâm lý học, kinh nghiệm nghề nghiệp và nắm được phương pháp phân tích tâm lý,… Do vậy, để giúp HDVDL ý thức được tầm quan trọng của PCTL và biết cách tự rèn luyện nâng cao những PCTL này, cần có các chuyên gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tri thức, thái độ về rèn luyện các PCTL này.

- Cách tiến hành: có nhiều cách tiến hành nhưng cách phổ biến và hiệu quả là mời các chuyên gia tập huấn cho HDVDL. Cần mời các chuyên gia hiểu biết tâm lý học du lịch, có kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong việc tập huấn, bồi dưỡng, nghiệp vụ HDDL.

Tổ chức tập huấn bằng cách: cung cấp tài liệu (ngắn gọn) cho HDVDL nghiên cứu; chuyên gia trình bày; thảo luận trao đổi nhóm nhỏ; viết thu hoạch cá nhân.

Cách làm này giúp cho mỗi HDVDL tự nhận thức rõ những PCTLCB của bản thân và giá trị của những PCTL đó. Từ đó giúp họ ý thức tự rèn luyện nâng cao các PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề.

* Biện pháp 2: Tổ chức tự rèn luyện các phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

- Ý nghĩa biện pháp:

+ Để phát triển và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp nói chung và các PCTLCB đáp ứng yêu cầu của nghề ngày càng cao, không có con đường nào hiệu quả hơn là cá nhân phải thường xuyên rèn luyện nâng cao những PCTL của HDVDL.

+ Đó cũng là triết lý học suốt đời, học để biết, để làm, để chung sống, để tự khẳng định.


+ Nghề HDDL là nghề cạnh tranh gay gắt luôn đòi hỏi đỏi mới để tồn tại và phát triển. Do vậy, chỉ có luôn tự học, tự rèn luyện mới sống còn và phát triển.

- Cách tiến hành: từng công ty lữ hành tự tổ chức việc tự rèn luyện cho các HDVDL dưới nhiều hình thức:

+ Có tủ sách nghiệp vụ hướng dẫn, cập nhật những tài liệu mới và khuyến khích HDVDL tìm đọc;

+ Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ trao đổi kinh nghiệm về tự học, trải nghiệm, phong cách hướng dẫn hiệu quả;

+ Trang Web của công ty cần có mục trao đổi kinh nghiệm; trong đó có mục khuyến khích các HDVDL viết những kinh nghiệm hay để chia sẻ; mời các chuyên gia có bài viết trao đổi…;

+ Tổ chức các cuộc “thi HDVDL giỏi”; “thi tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến”; “liên hoan, giao lưu các HDVDL”;…

Tóm lại, cần tổ chức các hoạt động và tạo các điều kiện tự học, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các HDVDL về rèn luyện, nâng cao PCTL của HDVDL.

* Biện pháp 3: Quản lý việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá hướng dẫn viên cần quán triệt phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

- Ý nghĩa biện pháp:

+ Chọn người phù hợp, dùng người đúng chỗ, đánh giá khách quan chính xác, chế độ lương thưởng xứng đáng, công minh là bí quyết thành công của quản lý nhân sự.

+ Muốn làm được những việc trên hiệu quả thì cần nắm vững và vận dụng những PCTLCB của HDVDL như là các tiêu chí để làm căn cứ tuyển dụng, bố trí, đánh giá,…

- Cách tiến hành:

+ Căn cứ vào các PCTLCB của HDVDL để xây dựng các công cụ tuyển chọn nhân sự đáp ứng yêu cầu của công ty.

+ Căn cứ vào công việc để bố trí HDVDL có PCTL phù hợp, giúp họ phát huy các PCTL này trong hoạt động thực tiễn.

+ Kiểm tra, đánh giá dựa trên PCTLCB và hiệu quả thực tế, qua đó chỉ cho HDVDL những mặt mạnh và những PCTL còn hạn chế để hỗ trợ rèn luyện nâng cao.

+ Vấn đề tổng kết thi đua, khen thưởng luôn chú ý nhấn mạnh vào những thành công do thể hiện những PCTL ưu trội trong tác nghiệp để có thành công.


+ Phát hiện những HDVDL giỏi phát triển thành những người “thợ cả” có tác dụng nêu gương cho các đồng nghiệp noi theo.

Tóm lại, quản lý là chọn người, dùng người đúng và giúp cho phát triển trong nghề nghiệp; trong đó phát triển hoàn thiện những PCTL nghề nghiệp là quan trọng nhất.

3.6. Kết quả thực nghiệm tác động nâng cao một số phẩm chất tâm lý cơ bản ở hướng dẫn viên du lịch

Trên cơ sở kết quả khảo sát, kết hợp tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý của các công ty lữ hành, chúng tôi chọn ra 5 phẩm chất để tiến hành thử nghiệm tác động nâng cao là: PC1- Yêu quý nghề HDDL (xếp thứ 15 trong tổng thể); PC2- Hứng thú làm việc với du khách (xếp thứ 14 trong tổng thể); PC14- Phục vụ chu đáo tận tâm (xếp thứ 13 trong tổng thể); PC9- Kỹ năng xử lý tình huống (xếp thứ 12 trong tổng thể); PC7- Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách (xếp thứ 11 trong tổng thể). Đây là 5 phẩm chất có điểm trung bình thấp nhất, đồng thời cũng là những phẩm chất có tính chất đặc thù mà nghề nghiệp đòi hỏi. Do khó khăn nên không có khách thể đối chứng. Với những tác động như đã trình bày ở chương 2, sau 6 tháng (từ tháng 12/7/2014 đến 25/4/2015) chúng tôi tiến hành đo lại, kết quả như sau:

3.6.1. Kết quả mức độ 5 phẩm chất tâm lý cơ bản quy ra điểm số trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.24. Mức độ 5 PCTLCB của HDVDL sau tác động



TT


Phẩm chất

Tần số mức điểm

X sau

tác động

X trước

tác động

Cao

(3)

Trung bình

(2)

Thấp

(1)

1

PC1- Yêu quý nghề HDDL

15

15

3

2,36

0,552

2,19

2

PC2- Hứng thú làm việc với du khách

16

15

2

2,42

0,729

2,23

3

PC14- Phục vụ chu đáo tận tâm

18

14

1

2,51

0,735

2,26

4

PC9- Kỹ năng xử lý tình huống

21

9

3

2,54

0,831

2,28

5

PC7- Tính trách nhiệm với công ty

lữ hành, du khách

22

10

1

2,63

0,727

2,32


X

18,4

12,6

2

2,49


2,25

Kết quả bảng số 3.24 cho thấy, mức độ điểm trung bình của 5 phẩm chất sau tác động đạt mức cao (ĐTB= 2,49đ). Như vậy, các phẩm chất ở khách thể đã có sự phát triển hơn trước (ĐTB = 2,25đ, mức trung bình).

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí