Thực Trạng Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Những Phẩm Chất Tâm Lý Cơ Bản Của Hướng Dẫn Viên Du Lịch


- N.T.Q.T là một HDV khả năng xử lý tình huống rất thành thạo. Chẳng hạn như, trong quá trình chị đang thuyết minh về một điểm du lịch ở Hải Dương, có một vị khách đứng lên đòi để anh ta thuyết minh về điểm đó, chị rất khéo léo cứ để cho vị khách du lịch thuyết minh đến hết sau đó lựa lúc khách ngồi nghỉ ngơi chị lại gần vị khách đó và chia sẻ “em cảm thấy rất vui vì sự đóng góp của anh cho bài thuyết minh của em, nhưng nếu được mong anh lần sau cho em thuyết minh xong thì anh bổ sung thêm cho em nhé”. Sau khi HDV nói xong, vị khách cảm thấy hơi bối rối, ngại ngùng nhưng rất phục cách xử lý của chị vì đã không làm mất mặt anh trước cả đoàn khách.

- N.T.Q.T là một HDV còn được mọi người đánh giá là một người chu đáo, hết mình vì công việc. Chẳng hạn, đến bữa ăn chị đi kiểm tra từng bàn xem có bàn nào bị thiếu món ăn, khách có phàn nàn gì về đồ ăn chị phản ánh ngay với chủ nhà hàng, khi mọi người đi ngủ chị vẫn đi hỏi han từng phòng rồi mới yên tâm đi nghỉ, có vị khách không may cầm lọ thủy tinh bị rơi vỡ, chủ quán đòi bắt đền với giá cắt cổ khiến du khách đó rất lo lắng, chị đi qua thấy vậy vào nói chuyện một lúc với chủ quán, sau đó du khách chỉ phải đền giá trị bằng một nửa giá ban đầu đưa ra. Du khách cảm ơn nhiều rất nhiều lần, thậm chí trước khi chia tay ở điểm cuối cũng dành chút thời gian trò chuyện và cảm ơn chị.

- Qua phỏng vấn, tôi biết chị là một người có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất cao. Chị cho biết: nghề khác chị không rõ nhưng riêng nghề hướng dẫn sự hài lòng của KDL, sự vui vẻ, lời khen của KDL chính là động lực chị phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Ngoài các chương trình hướng dẫn tham quan, chị luôn tích cực tham gia phong trào của công ty, tham gia các khóa đào tạo lấy chứng chỉ kỹ năng mềm hay chứng chỉ VTOS của ngành nghiệp vụ hướng dẫn. Khi được hỏi chị còn chia sẻ đã đạt giải nhì cuộc thi nghiệp vụ HDV dạy giỏi, đạt giải khuyến khích HDV giỏi toàn quốc năm 2010, tham gia học tập và lấy chứng chỉ VTOS dành cho HDV năm 2008.

Nhìn chung, HDV N.T.Q.T là một HDV giỏi, có đầy đủ các PCTLCB đáp ứng được yêu cầu của nghề HDDL. Những PCTLCB trên sẽ giúp HDV N.T.Q.T phát triển và thành công với nghề HDDL. Chị là một tấm gương để cho các HDVDL trong công ty và ngoài công ty học tập và noi theo.


Kết quả phân tích chân dung tâm lý của HDV N.T.Q.T phản ánh tương đối trùng khớp kết quả sát thực trạng các PCTLCB của HDVDL. Những PCTLCB được đánh giá ở mức độ cao ở thực trạng cũng được thể hiện rất rõ ở HDV N.T.Q.T.

* Trường hợp 2:

T.V.Q, sinh năm 1991 đang sống tại Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội, tốt nghiệp Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, hiện đang công tác tại công ty du lịch Hà Nội Redtour.

T.V.Q dẫn tour Hà Nội – Hoa Lư – Tam Cốc (1 ngày, giá 590.000 đồng) Lịch trình chuyến hành trình:

Sáng: 7h30- 8h00: Xe ô tô đón khách tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. 8h00 – 10h30 đến Cố Đô Hoa Lư. 12h: Đoàn khách ăn trưa tại nhà hàng địa phương với đặc sản nổi tiếng: thịt dê, cơm cháy, ốc núi,…

Chiều: 13h -15h15, từ Hoa Lư đi Tam Cốc tham quan, ngắm cảnh. 16h00: Đoàn khách quay trở lại bến thuyền, lên xe trở về Hà Nội

* Quan sát kế hoạch của chuyến hành trình du lịch của HDV và KDL (xem phụ lục, mục 4.41)

Nhận xét:

- HDV T.V.Q là một người làm việc có kỷ luật, chấp hành tốt chương trình du lịch của đoàn khách đã kí với công ty lữ hành. Có thái độ làm việc nghiêm túc, nhanh nhẹn trong việc tổ chức ăn uống, hướng dẫn khách đi tham quan tại một số điểm tham quan ở Hoa Lư và Tam Cốc.

- HDV T.V.Q là người ít thân thiện, cởi mở vì từ khi đoàn khách bước lên xe đến khi kết thúc chuyến du lịch ít khi thấy HDV chủ động trò chuyện với du khách mà chỉ tập trung vào thuyết minh và hướng dẫn đoàn khách di chuyển đi tham quan. Sự thiếu thân thiện, cởi mở còn thể hiện ở tình huống: đang chuẩn bị tổ chức trò chơi trên xe có một du khách nam đứng dạy mời HDV hát song ca một bài, lúc đầu HDV ngại ngùng nhưng do đoàn khách cổ vũ mãnh mẽ quá T.V.Q đã đồng ý, trong quá trình song ca du khách nam vừa hát, lúc cầm tay, lúc khoác vai, T.V.Q dừng hát và vẻ mặt cau có, khó chịu, sau đó còn nói câu “tôi là đàn ông đích thực đấy nhé” khiến du khách nam đó ngại ngùng, bỏ về chỗ ngồi. Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 25/36 (chiếm 69,44%).


- Khả năng thuyết minh của T.V.Q chưa thu hút, hấp dẫn, chẳng hạn khi thuyết minh về cố đô Hoa Lư ngôn ngữ nói của HDV khiến du khách rất buồn ngủ vì giọng nói đều đều; nội dung bài nói không có điểm nhấn, không có gì thú vị, đặc sắc; thiếu sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ biểu cảm; thiếu chủ động trong điều chỉnh bài thuyết minh (Ví dụ: T.V.Q đang thuyết minh có du khách còn ngáp và nói to “ôi buồn ngủ quá” nhưng T.V.Q vẫn coi như không nghe thấy và cứ tiếp tục thuyết minh). Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 27/36 (chiếm 75%).

- Tri thức về điểm tham quan của T.V.Q còn hạn chế, vì bài nói nội dung quá sơ sài, giản đơn, thiếu đi những sự tích, những câu chuyện bất ngờ thú vị. Chẳng hạn như những thông tin về vịnh Hạ Long trên cạn, nam thiên đệ nhị động, khu du lịch trọng điểm quốc gia, xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới chẳng thấy HDV nhắc tới. Ngoài ra, nhiều câu hỏi của du khách HDV đều trả lời qua loa, đại khái. Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 23/36 (chiếm 63,88%).

- Kỹ năng xử lý tình huống của T.V.Q hạn chế. Trong quá trình hướng dẫn du khách đi du thuyền trên sông Ngô Đồng – Tam Cốc T.V.Q cho thấy khả năng chủ động xử lý tình huống hạn chế, chẳng hạn, có hai du khách cãi nhau khi đang nhau trên thuyền, T.V.Q nghe qua loa hai du khách nói và kết luận ngay du khách Toàn đúng và du khách Minh không trong sự việc này. Khiến du khách Minh càng to tiếng hơn với anh Toàn và cả HDV. Nếu đúng ra, HDV nên lắng nghe cả hai ý kiến của du khách sau đó tìm ra cái phù hợp và chưa phù hợp của hai du khách sau đó đưa ra phương án mà cả hai đều chấp nhận được thì chuyện cãi nhau, to tiếng trên thuyền đã không xảy ra. Kỹ năng xử lý tình huống hạn chế của HDV còn thể hiện ở việc đoàn khách bắt đầu đi tham quan Hang Bụt, Hang Múa ở khu du lịch Tam Cốc, nhìn bậc thang cao chị P.M.C kêu chân bị khớp không leo được xin ở lại chờ đoàn nhưng HDV không đồng ý, còn yêu cầu trưởng đoàn dìu chị A tiếp tục leo lên Hang. Lên đến nơi chị bắt đầu đau nhức đầu gối khiến cả đoàn một phen hú vía. Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 21/36 (chiếm 58,33%).

- Kỹ năng tổ chức trò chơi còn chưa thành thạo, điều này thể hiện qua việc HDV đã tổ chức khá nhiều trò chơi nhưng chỉ thu hút một nửa đoàn khách tham gia. HDV giới thiệu trò chơi còn thiếu sót nội dung chơi lẫn luật chơi dẫn đến nhiều du khách bàn tán không hiểu chơi thế nào. HDV thiếu sự thống nhất trong quá trình tổ


chức trò chơi (Ví dụ: trước khi chơi HDV có dặn ai làm sai sẽ bị phạt nhưng sau khi một số du khách làm sai lại chẳng phạt). Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 24/36 (chiếm 66,66%).

- Khả năng quản lý đoàn yếu thể hiện qua tình huống xảy ra ở bến thuyền Thạch Bích – Thung Nắng, khi thuyền chở đoàn khách từ đầu bến Thạch Bích đến cuối bến Thung Nắng, sau khi mọi người rời thuyền lên bờ đi tham quan, một du khách trong đoàn thảng thốt, chị K.T.A chưa lên thuyền vì lý do đi vệ sinh. HDV đã gọi điện cho bến thuyền nhờ chở chị An qua bến Thung Nắng. Qua sự việc này cho thấy, HDV thiếu sót trong việc kiểm tra số lượng khách trên từng thuyền, chưa kiểm tra trưởng các thuyền đã tự cho thuyền chạy. Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 26/36 (chiếm 72,22%).

- Một số du khách nói thầm với nhau về tính thiếu trách nhiệm của HDV với du khách, sau khi chúng tôi hỏi lý do vì sao thì được du khách T.M.K chia sẻ: HDV giới thiệu với chúng tôi một số điểm mua sắm đồ lưu niệm bị chủ cửa hàng “hét giá” cao cắt cổ, nhiều du khách mua xong sang bên cửa hàng khác hỏi ra mới biết mình đã bị hớ, lúc đó anh Khang rất bực mình vì cho rằng HDV là người giới thiệu vào cửa hàng đó nên chắc biết mình mua bị quá đắt nhưng lại không nói gì. Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 25/36 (chiếm 69,44%).

- HDV còn thiếu sự chu đáo, tận tâm trong công việc, điều này được thể hiện qua khi thuyền của chúng tôi đi thuyền vào tham quan Hang Bụt. Đi thuyền mà hầu hết khách đều không được mặc áo phao, vào hang nhỏ hẹp, người chèo thuyền tay quá yếu nên hết mũi thuyền rồi tới đuôi thuyền va vào vách đá khiến mọi người phải lấy tay chống đỡ cho vách đá không chạm vào người. Đi vào trong hang thám hiểm mà chúng tôi cứ nôn nóng mong sao cho chóng hết tour này vì nguy hiểm quá. Một tình huống suýt chết người đã xảy ra là khi xuống thuyền, tự ai nấy xuống mà thuyền thì mong manh, chòng chàng, một chị khách người hơi mập, vừa bước xuống thì thuyền bị nghiêng, chị lọt tõm xuống sông. May mà lúc đó anh chèo thuyền nhanh chóng nhảy xuống cứu nên du khách thoát chết trong gang tấc. Điều đáng nói ở đây là trong suốt chuyến đi thuyền vào Hang động có HDV đi theo nhưng không thấy nhắc nhở, lưu ý đoàn khách về sự nguy hiểm của hang động và mức độ an toàn trong hang. Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 27/36 (chiếm 75%).


- Ngoài ra, qua quan sát chúng tôi còn thấy, HDV thiếu sự thân thiện, cởi mở với đoàn khách. Điều này thể qua tình huống, trong quá trình HDV đang thuyết minh về Động Tiên – Chùa Linh Cốc thì một du khách giật micro của HDV và thuyết minh về điểm du lịch này cho du khách, thay vì để du khách thuyết minh xong sau đó mình bổ sung sau hoặc thuyết minh lại HDV ngay lập tức yêu cầu du khách đưa lại micro và giải thích đây là nhiệm vụ của mình, khiên du khách từ hào hứng chuyển sang ngượng ngùng. Mức độ ít hài lòng của du khách về sự thân thiện, cởi mở là 24/36 (chiếm 66,6%).

Nhìn chung, HDV T.V.Q là một HDV trẻ có tiềm năng phát triển, tuy nhiên các phẩm chất tâm lý cơ bản hiện có ở mức độ hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động hướng dẫn chưa cao. Trong thời gian tới cần được rèn luyện, bồi dưỡng để hình thành, phát triển các phẩm chất tâm lý cơ bản để đáp ứng với yêu cầu của nghề HDDL.

Kết quả phân tích chân dung của HDV T.V.Q khá tương đối trùng khớp kết quả khảo sát thực trạng ở chương 3. Hiện nay trong hoạt động hướng dẫn vẫn còn bộ phận không nhỏ đội ngũ HDV đang thiếu những PCTLCB đáp ứng yêu cầu của hoạt động HDDL. Chính vì vậy, mức độ hiệu quả đạt được trong quá trình hoạt động hướng dẫn du lịch còn thấp.

Kết luận, qua quá trình trực tiếp quan sát, phỏng vấn của bản thân đối với 2 HDVDL, khách du lịch chúng tôi đã phần nào làm rõ hơn các PCTLCB của HDVDL góp phần quan trọng khi đem lại hiệu quả trong hoạt động hướng dẫn. Đồng thời cũng chỉ ra mức độ tích cực, hạn chế của các PCTL cơ bản của HDVDL trong quá trình tiến hành hoạt động hướng dẫn. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra thực trạng PCTL cơ bản của HDVDL bằng bảng hỏi.

3.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

Trên cơ sở 11 yếu tố thu được từ kết quả điều tra thăm dò, chúng tôi xây dựng bảng hỏi để trưng cầu ý kiên các khách thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến những PCTL cơ bản của HDVDL. Kết quả nghiên cứu thu được như sau: (phụ lục 4, mục 4.27) Yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới những PCTL cơ bản của HDVDL với mức độ cao (ĐTB = 2,61, ĐLC = 0,49) và ở mức độ khác nhau. Trong đó, yếu tố khách quan mức độ ảnh hưởng lớn hơn so với yếu tố


chủ quan tới những PCTL cơ bản của HDVDL ( X kq = 2,72đ và X cq = 2,47đ). Những yếu tố có ảnh hưởng nhiều, đó là: chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp nơi HDV đang công tác; hoạt động tự rèn luyện của HDV; điều kiện làm việc; quá trình đào tạo; công tác quản lý, sử dụng hướng dẫn viên;… Những yếu tố ảnh hưởng ít, đó là: thâm niên công tác; trình độ đào tạo.

Xét tương quan giữa yếu tố ảnh hưởng và nhóm PCTLCB của HDVDL. Kết quả thể hiện ở bảng số liệu (phụ lục 4, mục 4.28) cho thấy, nhìn chung yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đều có mối tương quan với nhóm các PCTLCB của HDVDL. Trong đó, yếu tố khách quan có tương quan thuận và khá chặt đối với cả 5 nhóm PCTL. Các yếu tố chủ quan có mối tương quan thuận nhưng không chặt với cả 5 nhóm các PCTL. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó cho thấy nhóm khách thể đánh giá yếu tố khách quan ảnh hưởng lớn hơn yếu tố chủ quan đến những PCTLCB của HDVDL. Đồng thời cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan đều có thể tác động đến các PCTLCB của HDVDL.

3.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

Bảng 3.22. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến những PCTLCB của HDVDL‌


TT

Mức độ ảnh hưởng


Các yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

vừa phải

Ít ảnh

hưởng


Điểm TB


ĐLC

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hoạt động tự rèn luyện của HDV

335

95,71

15

4,28

0

0

2,95

0,57

2

Năng khiếu của bản thân

226

64,57

30

8,57

94

26,85

2,37

0,43

3

Tình trạng sức khỏe

224

64

28

8,00

98

28

2,36

0,46

4

Thâm niên công tác

223

63,71

29

8,28

98

28

2,35

0,46

5

Trình độ đào tạo

221

63,14

29

8,28

100

28,57

2,34

0,58

Điểm trung bình chung

2,47

0,45

1<= X <=3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 18


Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 3, điểm càng cao thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến các PCTL cơ bản của HDVDL càng cao.

Nhận xét:

- Có nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến những PCTLCB của HDVDL, nhưng trong khuôn khổ khảo sát này, chúng tôi xem xét 5 yếu tố: Hoạt động tự rèn luyện của cá nhân; Năng khiếu của bản thân; Tình trạng sức khỏe; Thâm niên công tác; Trình độ đào tạo. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan bản thân HDVDL đến những PCTLCB được đánh giá ảnh hưởng nhiều (với ĐTB = 2,47; ĐLC = 0,45) nhưng ở mức độ khác nhau và xếp theo thứ bậc.

- Yếu tố hoạt động tự rèn luyện của HDV được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất (với ĐTB = 2,95đ, xếp thứ bậc 1), có 335 ý kiến (chiếm 95,71%) cho là ảnh hưởng nhiều, chỉ có 15 ý kiến (chiếm 4,28%) cho là ảnh hưởng vừa phải, không có ý kiến nào cho là ít ảnh hưởng. Đánh giá này cũng phù hợp với quan điểm về hoạt động trong tâm lý học cho rằng tâm lý được hình thành phát triển thông qua hoạt động. Qua phỏng vấn HDV T.T.M chi sẻ: “người HDV trong quá trình hướng dẫn du lịch thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ như: quản lý hoạt động chương trình theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đại diện cho công ty trong việc thực hiện cam kết của công ty với khách du lịch,… vì vậy phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân mình để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nghề HDDL”. HDV phải không ngừng phát triển về mặt chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo các chương trình du lịch do công ty xây dựng và cung ứng các đối tượng tham quan; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và bài thuyết minh; xây dựng kịch bản trên đường đi; tham gia khảo sát và xây dựng tuyến tham quan mới; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đón, tiễn, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí, thuyết minh cho đoàn khách (H.D.M HDV công ty Hà Nội Redtour). Tự hoàn thiện bản thân là yêu cầu hàng đầu trong các phẩm chất của người hướng dẫn du lịch vì nó quyết định đến kinh nghiệm, kỹ năng và chất lượng của hoạt động hướng dẫn (D.K.M quản lý công ty du lịch Đất Việt). Hoạt động rèn luyện có thể tự HDV tự rèn luyện hoặc tham gia các chương trình, tập huấn, phong trào của công ty hoặc tổng cục du lịch,… phát động. Như vậy, thông qua hoạt động tự rèn luyện giúp HDV phát triển các PCTLCB.


- Yếu tố năng khiếu của bản thân được đánh giá ảnh hưởng lớn thứ hai sau yếu tố “hoạt động tự rèn luyện của cá nhân” (với ĐTB = 2,37đ, xếp thứ bậc 2), có 231 ý kiến (66%) cho là ảnh hưởng nhiều, 103 ý kiến (chiếm 29,42%) cho là ảnh hưởng vừa phải và có 16 ý kiến (chiếm 4,57%) cho là ít ảnh hưởng. Nghiên cứu của Nguyễn Cường Hiền cũng cho thấy rằng những HDV có năng khiếu về nói, hát, nhảy, đàn, thổi sáo, hài hước,… được KDL đánh giá hài lòng cao hơn so với những người không có năng khiếu [28, tr.33]. Nghề HDDL đòi hỏi phải có “khiếu” nói chuyện với KDL và ngoài ra phải có một số tài “lẻ” như đàn, hát, thổi sáo, kể chuyện hài [25, tr.18]. Qua thực tế quan sát chúng tôi nhận thấy, đội ngũ HDV hiện nay đều có những năng khiếu nhất định, người thì đàn hay, người hát giỏi, người có khiếu kể chuyện hài, chuyện tiếu lâm,… tuy nhiên, vẫn còn một số HDV mới vào nghề đặt nặng về mặt tri thức chuyên môn, quản lý đoàn khách, thuyết minh tuyến điểm xem nhẹ bộc lộ năng khiếu của bản thân trong quá trình hướng dẫn khách. HDV thiếu đi năng khiếu nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kỹ năng hoạt náo trong hoạt động HDDL (SV ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).

- Yếu tố tình trạng sức khỏe được đánh giá ảnh hưởng lớn ba (với ĐTB = 2,36đ), có 224 ý kiến (chiếm 64%) cho là ảnh hưởng nhiều, 98 ý kiến (chiếm 28%) cho là ảnh hưởng vừa phải và có 28 ý kiến (chiếm 8%) cho là ít ảnh hưởng. Hoạt động HDDL đòi hỏi HDV phải có sức khỏe tốt nhưng sức khỏe chỉ là điều kiện hỗ trợ không quyết định đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ của HDV. Qua phỏng vấn HDV P.N.M cho biết “Do thường xuyên phải di chuyển, giờ giấc không ổn định và phải thực hiện nhiều thao tác, hoạt động nghiệp vụ vì vậy HDV phải có sức bền, sự dẻo dai, sức chịu đựng tốt”. Anh L.M.T cho biết thêm “HDV thường phải đi những chuyến đi dài ngày tới các vùng khí hậu khác nhau, việc ăn ở cũng thất thường nên càng cần có sức khỏe tốt. Sự kết hợp hoạt động trí tuệ và hoạt động cơ bắp cùng một lúc sẽ giúp HDV thích ứng với hoạt động nghề nghiệp”. Tiểu chuẩn sức khỏe là nền tảng để rèn luyện, phát triển những PCTL ở HDVDL (HDV H.M.N).

- Yếu tố thâm niên công tác được đánh giá ảnh hưởng lớn thứ tư (với ĐTB = 2,35đ, xếp thứ bậc 3), có 198 ý kiến (chiếm 56,57%) cho là ảnh hưởng nhiều, 69 ý kiến (chiếm 19,71%) cho là ảnh hưởng vừa phải, 83 (chiếm 23,71%) ý kiến cho là ít ảnh hưởng. Kết quả điều tra của K. Hughes (1991) [91] cũng cho thấy yếu tố

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí