Nhập môn trí tuệ nhân tạo - 2

Những tiến bộ trong kỹ thuật vi điện tử đã tạo nên tiền đề vật chất có tính chất quyết định, làm thay đổi toàn bộ sự phát triển và ứng dụng các kỹ thuật TTNT

Hình 1 1 Những tiền đề cơ bản của TTNT 1 2 Khái niệm về TTNT 1 2 1 Trí tuệ 1

Hình 1.1. Những tiền đề cơ bản của TTNT

1.2. Khái niệm về TTNT

1.2.1. Trí tuệ của con người

Trí tuệ con người (Human Intelligence): Cho đến nay có hai khái niệm về trí tuệ con người được chấp nhận và sử dụng nhiều nhất, đó là:

Khái niệm trí tuệ theo quan điểm của Turing:"Trí tuệ là những gì có thể đánh giá được thông qua các trắc nghiệm thông minh”.

Khái niệm trí tuệ đưa ra trong từ điển Bách khoa toàn thư: “Trí tuệ là khả năng:

- Phản ứng một cách thích hợp những tình huống mới thông qua hiệu chỉnh hành vi một cách thích đáng;

- Hiểu rò những mối liên hệ qua lại của các sự kiện của thế giới bên ngoài nhằm đưa ra những hành động phù hợp đạt tới một mục đích nào đó".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Những nghiên cứu các chuyên gia tâm lý học nhận thức chỉ ra rằng quá trình hoạt động trí tuệ của con người bao gồm 4 thao tác cơ bản:

(1) Xác định tập đích (goals).

(2) Thu thập các sự kiện (facts) và các luật suy diễn (inference rules) để đạt được đích đặt ra.

(3) Thu gọn (pruning) quá trình suy luận nhằm xác định tập các suy diễn có thể sử dụng được.

(4) Áp dụng các cơ chế suy diễn cụ thể (inference mechanisms) để đưa các sự kiện ban đầu đi đến đích.

1.2.2. Trí tuệ nhân tạo

Có nhiều khái niệm được đưa ra về trí tuệ nhân tạo:

•"Sự nghiên cứu các năng lực trí tuệ thông qua việc sử dụng các mô hình tính toán"(“The study of mental faculties through the use ò computational models"– Charniak and McDormott, 1985).

•"Nghệ thuật tạo ra các máy thực hiện các chức năng đòi hỏi sự thông minh khi được thực hiện bởi con người"(“The art of creating machies that perform functions that require intelligence when performed by people"– Kurzweil, 1990).

•"Lĩnh vực nghiên cứu tìm cách giải quyết và mô phỏng các hành vi thông minh trong thuật ngữ các quá trình tính toán"(“A field of study that seeks to explain and emulate intelligent behavior in terms of computational processes"– Schalkoff, 1990).

•"Sự nghiên cứu các tính toán để có thể nhận thức, lập luận và hành động"(“The study of computations that make it possible to perceive, reason, and act"– Winston, 1992).

•"Một nhánh của khoa học máy tính liên quan tới sự tự động hoá các hành vi thông minh"(“The branch of computer science that is concerned with the automation of intelligent behavior"– Luger and Stubblefield, 1993)

Sau đây là một số định nghĩa gần đây nhất:

•"TTNT là sự thiết kế và nghiên cứu các chương trình máy tính ứng xử một cách thông minh. Các chương trình này được xây dựng để thực hiện các hành vi mà khi ở người hoặc động vật chúng ta xem là thông minh"(“Artificial Intelligence is the design and study of computer programs that behave intelligently.These programs are constructed to perform as would a human or an animal whose behvior we consider intelligent"– Dean, Allen and Aloimonos, 1995).

•"TTNT là sự nghiên cứu các tác nhân tồn tại trong môi trường, nhận thức và hành động"(“Artificial Intelligence is the design of agents that exists in an environment and act"– Russell and Norvig, 1995).

•"TTNT là sự nghiên cứu ác thiết kế các tác nhân thông minh"(“Computational Intelligence is the study of the design of Intelligent agents"– Pulle, Mackworth and Goebel, 1998).

• Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu quan niệm rằng, TTNT là lĩnh vực nghiên cứu sự thiết kế các tác nhân thông minh (intelligent agent).

1.3. Vai trò của TTNT trong công nghệ thông tin

TTNT bao quát rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu hẹp. Nó nghiên cứu từ các lĩnh vực tổng quát như máy nhận biết, suy luận logic, đến các bài toán như chơi cờ, chứng minh định lý. Thường thì các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác tìm đến với TTNT ở các kỹ thuật hệ thống hoá và tự động hoá các xử lý tri thức cũng như các phương pháp thuộc lĩnh vực mang tính người.

TTNT nghiên cứu kỹ thuật làm cho máy tính có thể"suy nghĩ một cách thông minh"và mô phỏng quá trình suy nghĩ của con người khi đưa ra những quyết định, lời giải. Trên cơ sở đó, thiết kế các chương trình cho máy tính để giải quyết bài toán.

Sự ra đời và phát triển của TTNT đã tạo ra một bước nhảy vọt về chất trong kỹ thuật và kỹ nghệ xử lý thông tin. TTNT chính là cơ sở của công nghệ xử lý thông tin mới, độc lập với công nghệ xử lý thông tin truyền thống dựa trên văn bản giấy tờ. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:

- Nhờ những công cụ hình thức hoá (các mô hình logic ngôn ngữ, logic mờ,...), các tri thức thủ tục và tri thức mô tả có thể biểu diễn được trong máy. Do vậy quá trình giải bài toán được tiến hành hữu hiệu hơn.

- Mô hình logic ngôn ngữ đã mở rộng khả năng ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực đòi hỏi tri thức chuyên gia ở trình độ cao, rất khó như: y học, sinh học, địa lý, tự động hóa.

- Một số phần mềm TTNT thể hiện tính thích nghi và tính mềm dẻo đối với các lớp bài toán thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Khi máy tính được trang bị các phần mềm TTNT ghép mạng sẽ cho phép giải quyết những bài toán cỡ lớn và phân tán.

1.4. Các kỹ thuật TTNT

Có nhiều kỹ thuật nghiên cứu, phát triển ngành khoa học TTNT. Tuy vậy, các kỹ thuật TTNT thường khá phức tạp khi cài đặt cụ thể, lý do là các kỹ thuật này thiên về xử lý các ký hiệu tượng trưng và đòi hỏi phải sử dụng những tri thức chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Do vậy, các kỹ thuật TTNT hướng tới khai thác những tri thức về lĩnh vực đang quan tâm được mã hoá trong máy sao cho đạt được mức độ tổng quát, dễ hiểu, dễ diễn đạt thông qua ngôn ngữ chuyên môn gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên; dễ sửa đổi, hiệu chỉnh; dễ sử dụng, khai thác nhằm thu hẹp các khả năng cần xét để đi tới lời giải cuối cùng.

Các kỹ thuật TTNT cơ bản bao gồm:

Lý thuyết giải bài toán và suy diễn thông minh: Lý thuyết giải bài toán cho phép viết các chương trình giải câu đố, chơi các trò chơi thông qua các suy luận mang tính người; các hệ thống chứng minh định lý. Ngoài ra các hệ thống hỏi đáp thông minh còn cho phép lưu trữ và xử lý khối lượng lớn các thông tin.

Lý thuyết tìm kiếm may rủi: Lý thuyết này bao gồm các phương pháp và kỹ thuật tìm kiếm với sự hỗ trợ của thông tin phụ để giải bài toán một cách có hiệu quả.

Các ngôn ngữ về TTNT: Để xử lý các tri thức người ta không chỉ sử dụng các ngôn ngữ lập trình dùng cho các xử lý dữ liệu số, mà cần có ngôn ngữ khác. Các ngôn ngữ chuyên dụng này cho phép lưu trữ và xử lý thông tin ký hiệu. Một số ngôn ngữ được nhiều người biết đến là IPL.V, LISP, PROLOG.

Lý thuyết thể hiện tri thức và hệ chuyên gia: TTNT là khoa học về thể hiện và sử dụng tri thức. Mạng ngữ nghĩa, lược đồ, logic vị từ, khung là các phương pháp thể hiện tri thức thông dụng. Việc gắn liền cách thể hiện và sử dụng tri thức là cơ sở hình thành hệ chuyên gia.

Lý thuyết nhận dạng và xử lý tiếng nói: Giai đoạn phát triển đầu của TTNT gắn với lý thuyết nhận dạng. Các phương pháp nhận dạng chính gồm: nhận dạng hình học, nhận dạng dùng tâm lý học, nhận dạng theo phương pháp hàm thế, dùng máy nhận dạng, ứng dụng của phương pháp này trong việc nhận dạng chữ viết, âm thanh.

Người máy: Người máy có bộ phận cảm nhận và các cơ chế hoạt động được nối ghép theo sự điều khiển thông minh. Khoa học về cơ học và TTNT được tích hợp trong khoa học người máy.

Tâm lý học xử lý thông tin: Các kết quả nghiên cứu của tâm lý học giúp TTNT xây dựng các cơ chế trả lời theo hành vi, có ý thức; nó giúp cho việc thực hiện các suy diễn mang tính người.

Xử lý danh sách, kỹ thuật đệ quy, kỹ thuật quay lui và xử lý cú pháp hình thức: là những kỹ thuật cơ bản của tin học truyền thống có liên quan trực tiếp đến TTNT.

1.5. Các thành phần trong hệ thống TTNT

Hai thành phần cơ bản trong bất kỳ một hệ thống TTNT là:

- Các phương pháp biểu diễn vấn đề, các phương pháp biểu diễn tri thức;

- Các phương pháp tìm kiếm trong không gian bài toán, các chiến lược suy diễn.

Hai khía cạnh này trong một hệ thống TTNT tương hỗ với nhau rất chặt chẽ, Việc lựa chọn một phương pháp biểu diễn tri thức sẽ quyết định phương pháp giải quyết tương ứng để có thể áp dụng được. Chẳng hạn, nếu tri thức được biếu diễn dưới dạng các công thức của logic vị từ, khi đó phương pháp hợp giải (resolution) của Robinson

khá phù hợp và thường được dùng để suy diễn. Ngược lại, nếu phương pháp biễu diễn tri thức là mạng ngữ nghĩa thì các thủ tục tìm kiếm sẽ hiệu quả hơn.

Mặc dù phương pháp biểu diễn tri thức sử dụng cú pháp chặt chẽ thường rất hiệu quả cho việc biểu diễn và điều khiển quá trình suy diễn, nhưng chúng lại không đủ mạnh để khắc phục bùng nổ tổ hợp khi giải những bài toán khó. Trong trường hợp đó, các thủ tục tìm kiếm heuristics dựa trên các tri thức đặc tả nảy sinh từ chính bản thân cấu trúc của bài toán trở nên rất cần thiết.

Có thể phân chia các hệ thống TTNT như sau:

1. Các hệ tìm kiếm thông tin, các hệ thống hỏi đáp thông minh cho phép hội thoại giữa những người sử dụng đầu cuối không chuyên tin với CSTT và cơ sở dữ liệu thông qua ngôn ngữ chuyên ngành gần với ngôn ngữ tự nhiên.

2. Các hệ thống suy diễn – tính toán, cho phép giải quyết những bài toán phức tạp dựa trên các mô hình toán học và tri thức chuyên gia.

3. Các hệ chuyên gia, cho phép sử dụng các tri thức chuyên gia trong các lĩnh vực tri thức chuyên biệt.

1.6. Các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng cơ bản của TTNT

Hai mối quan tâm nền tảng nhất của các nhà nghiên cứu TTNT là biểu diễn tri thức (knowledge representation) và tìm kiếm (search). Biểu diễn tri thức chú ý đến diễn tả vấn đề theo một ngôn ngữ hình thức, tức là một dạng thức thích hợp để máy tính vận hành, phạm vi tri thức đầy đủ mà hành vi thông minh đòi hỏi. Tìm kiếm là kỹ thuật giải quyết vấn đề theo cách khảo sát có hệ thống không gian trạng thái bài toán (problem state).

Giống như hầu hết các ngành khoa học khác, TTNT cũng được phân thành những ngành con. Trong khi chia sẻ một tiếp cận giải quyết vấn đề cơ bản, các ngành con này có các mối quan tâm đến các ứng dụng khác nhau. Dưới đây là tổng thể một vài lĩnh vực ứng dụng chính và những đóng góp của chúng cho TTNT.

1.6.1. Trò chơi

Ngay từ thời kỳ đầu của việc nghiên cứu vấn đề tìm kiếm trong không gian trạng thái, người ta đã tiến hành nhiều thử nghiệm bằng cách sử dụng các trò chơi thông dụng có bàn cờ như cờ đam (checker), cờ vua và trò đố 15 ô (15 puzzule). Hầu hết các trò chơi đều sử dụng một tập hợp các luật chơi được xác định rò ràng. Điều này làm cho việc phát sinh không gian tìm kiếm trở nên dễ dàng và giải phóng nhiều nghiên cứu khỏi những sự mơ hồ và phức tạp vốn có trong các bài toán ít cấu trúc hơn. Hình dạng của những bàn cờ sử dụng trong các trò chơi này được biểu diễn vào máy tính,

trong khi không đòi hỏi một hình thức khó hiểu cần thiết nào để nắm bắt những tinh tế và ngữ nghĩa trong những lĩnh vực bài toán phức tạp hơn.

Các trò chơi có thể phát sinh ra một số lượng không gian tìm kiếm cực kỳ lớn. Những không gian này đủ lớn và phức tạp để đòi hỏi những kỹ thuật mạnh nhằm quyết định xem những chọn lựa nào cần được khảo sát trong không gian bài toán. Những kỹ thuật này được gọi là các heuristic và chúng tạo thành một lĩnh vực lớn trong nghiên cứu TTNT. Một heuristic là một chiến lược giải quyết vấn đề tốt nhưng tiềm ẩn khả năng thất bại, chẳng hạn như việc kiểm tra để biết chắc rằng một thiết bị không nhạy đã được cắm vào trước khi giả định rằng nó bị hỏng, hay cố gắng bảo vệ quân cờ hoàng hậu khỏi bị bắt trong trò chơi cờ vua. Nhiều thứ mà chúng ta gọi là thông minh thuộc về các heuristic được người ta sử dụng để giải quyết các vấn đề.

Hầu hết chúng ta đều có một số kinh nghiệm với những trò chơi đơn giản, nên chúng ta cũng có khả năng nghĩ ra và kiểm nghiệm tính hiệu quả của những heuristic của chính mình. Chúng ta không cần đi tìm và hỏi ý kiến chuyên gia trong một số lĩnh vực chuyên môn sâu như là y học hay toán học. Vì những lý do đó, các trò chơi cung cấp một không gian mênh mông cho việc nghiên cứu các tìm kiếm heuristic. Các chương trình chơi trò chơi, trái ngược với tính đơn giản của chúng, đưa ra những thử thách riêng của chúng, bao gồm các đấu thủ mà các nước đi của anh ta có thể không dự đoán trước được một cách chắc chắn. Sự có mặt này của đấu thủ càng làm phức tạp hơn mô hình chương trình do sự thêm vào một yếu tố không dự đoán trước được và sự cần thiết phải tính đến những yếu tố tâm lý cũng như là chiến thuật trong chiến lược của trò chơi.

1.6.2. Suy luận và chứng minh định lý tự động

Chúng ta có thể cho rằng chứng minh định lý tự động là một nhánh nghiên cứu có từ lâu đời nhất của Trí tuệ nhân tạo khi tìm lại nguồn gốc của nó qua các tác phẩm"Nhà lý luận logic (logic theorist)"(Newell và Simon, 1963) và"Công cụ giải quyết vấn đề tổng quát (General problem solver)"(Newell và Simon, 1965) của Newell và Simon. Trong bất cứ trường hợp nào, nó chắc chắn vẫn là một trong những ngành phong phú nhất của lĩnh vực này. Nghiên cứu chứng minh định lý đã đạt được nhiều thành tích trong thời kỳ đầu của việc hình thức hoá các giải thuật tìm kiếm và phát triển các ngôn ngữ biểu diễn hình thức như phép tính vị từ. Người ta có thể khảo sát một số lượng lớn những bài toán khác nhau, bằng cách biểu diễn mô tả của bài toán và những thông tin cơ sở liên quan như là tiên đề logic, và xem những trường hợp bài toán là những định lý cần phải chứng minh. Sự hiểu biết thấu đáo này là cơ sở cho việc nghiên cứu chứng minh định lý tự động và các hệ suy luận toán học. Một lý do khác

cho việc tiếp tục quan tâm đến các máy chứng minh định lý tự động là sự nhận thức rằng một hệ thống kiểu như vậy không nhất thiết phải có khả năng giải quyết những bài toán cực kỳ phức tạp một cách độc lập mà không có sự trợ giúp nào của con người. Nhiều máy chứng minh định lý hiện đại hoạt động như những trợ lý viên thông minh khi chúng cho phép con người thực hiện những công tác đòi hỏi trình độ cao hơn là phân tích một bài toán lớn thành nhiều bài toán con và đặt ra những heuristic để tìm kiếm trong không gian những chứng minh có thể chọn. Máy chứng minh định lý sau đó thực hiện công tác đơn giản hơn nhưng cũng quan trọng là chứng minh các bổ đề, kiểm chứng những giải quyết nhỏ hơn, và hoàn thành những khía cạnh hình thức của một chứng minh đã được phác thảo bởi sự hợp tác của nó với con người (Boyer và More, 1979).

1.6.3. Các hệ chuyên gia

Kể từ lúc khoa học giải quyết vấn đề được nghiên cứu, người ta đã sớm ý thức một cách sâu sắc và cơ bản về tầm quan trọng của tri thức chuyên ngành. Lấy ví dụ một bác sĩ không thể chẩn đoán bệnh tốt chỉ nhờ vào một số kỹ năng giải quyết vấn đề tổng quát bẩm sinh; mà bác sĩ đã chẩn đoán tốt là vì có nhiều kiến thức y học. Tương tự như thế, một nhà địa chất giỏi phát hiện các mỏ khoáng vì biết áp dụng một cách hiệu quả nhiều tri thức lý thuyết và thực nghiệm về địa lý. Tri thức chuyên gia về lĩnh vực là sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết về vấn đề đó và một tập hợp các quy tắc giải quyết vấn đề theo kiểu heuristic mà khi sử dụng những quy tắc này đã tỏ ra hiệu quả trong lĩnh vực đó. Các hệ chuyên gia được người ta xây dựng bằng cách thu thập các kiến thức từ chuyên gia người và mã hoá nó thành dạng thức mà máy tính có thể áp dụng cho những bài toán tương tự.

Sự tin cậy vào tri thức của chuyên gia chuyên ngành trong các chiến lược giải quyết vấn đề của hệ là một đặc trưng chính của các hệ chuyên gia. Người ta đã viết ra một số chương trình mà ở đó người thiết kế cũng là nguồn tri thức chuyên ngành, nhưng sẽ điển hình hơn nhiều nếu chúng ta xem xét những chương trình được phát sinh từ sự cộng tác giữa một chuyên gia chuyên ngành chẳng hạn như một bác sĩ, một nhà hoá học, một nhà địa chất học hay một kỹ sư, với một chuyên gia riêng về trí tuệ nhân tạo. Chuyên gia chuyên ngành cung cấp kiến thức cần thiết về chuyên ngành thông qua những cuộc thảo luận tổng quát về các phương pháp giải quyết vấn đề của anh ta, và bằng cách biểu diễn những kỹ năng đó trên một tập hợp các bài toán mẫu được chọn lựa cẩn thận. Chuyên gia TTNT, hay còn gọi là kỹ sư tri thức (knowledge engineer), như người ta vẫn thường gọi là các nhà thiết kế hệ chuyên gia, có trách nhiệm thể hiện tri thức này vào một chương trình mà chương trình đó phải vừa hiệu quả vừa có vẻ

thông minh trong các hành vi của nó. Một chương trình như thế vừa hoàn thành xong, cần phải tinh chế kiến thức chuyên môn của nó thông qua một quá trình cung cấp cho nó những bài toán mẫu để giải, để cho chuyên gia chuyên ngành phê bình hành vi của nó và thực hiện bất cứ thay đổi hay cải biến nào cần thiết đối với tri thức của chương trình. Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi chương trình đạt được mức độ hoàn thiện mong muốn.

Một trong các hệ chuyên gia sớm nhất khai thác tri thức chuyên ngành để giải quyết vấn đề là DENDRAL được phát triển tại Stanford vào cuối những năm 1960 (Lindsay et al,1980). DENDRAL được thiết kế để phỏng đoán cấu trúc của các phân tử hữu cơ từ công thức hoá học của chúng và các thông tin về khối quang phổ có liên quan đến các liên kết hoá học có mặt trong các phân tử. Vì các phân tử hữu cơ thường rất lớn, nên số lượng cấu trúc có khả năng tồn tại đối với những phân tử này thường là khổng lồ. DENDRAL chú ý vào bài toán của không gian tìm kiếm rộng lớn này bằng cách áp dụng tri thức heuristic của các chuyên gia hoá học vào bài toán làm sáng tỏ cấu trúc. Các phương pháp của DENDRAL đã tỏ ra có một sức mạnh đáng kể. Khi thường xuyên tìm thấy cấu trúc đúng trong hàng triệu khả năng khác nhau chỉ sau có vài phép thử. Phương pháp này tỏ ra thành công đến mức người ta đã sử dụng những phiên bản của hệ chuyên gia nói trên trong các phòng thí nghiệm hoá học khắp nơi trên thế giới.

Trong khi DENDRAL là một trong số những chương trình đầu tiên sử dụng tri thức chuyên ngành một cách hiệu quả để đạt được khả năng giải quyết vấn đề cấp chuyên gia, thì MYCIN là hệ chuyên gia đã thiết lập nên phương pháp luận cho các hệ chuyên gia hiện đại (contemporary expert systems) (Buchanan and Shortliff, 1984). MYCIN sử dụng tri thức y khoa chuyên gia để chẩn đoán và kê đơn điều trị cho bệnh viêm màng não tuỷ sống và những trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn trong máu.

MYCIN, được các nhà nghiên cứu phát triển ở Stanford vào giữa những năm 1970, là một trong những chương trình đầu tiên chú ý đến những bài toán suy luận bằng thông tin không chắc chắn hoặc không đầy đủ. MYCIN cung cấp những giải quyết rò ràng và logic về quá trình suy luận của nó, sử dụng một cấu trúc kiểm tra thích hợp với lĩnh vực chuyên môn của vấn đề, và nhận biết đặc tính để đánh giá một cách tin cậy hoạt động của nó. Nhiều kỹ thuật xây dựng hệ chuyên gia đang dùng hiện nay đã được người ta phát triển lần đầu trong dự án MYCIN.

Những hệ chuyên gia cổ điển khác bao gồm chương trình PROSPECTOR dùng để tìm ra những nơi có chứa quặng mỏ và xác định loại quặng mỏ, dựa trên thông tin địa lý về một địa điểm nào đó, chương trình INTERNIST dùng để chẩn đoán trong lĩnh vực nội khoa, Dipmeter Advisor dùng để phiên dịch các kết quả của các máy khoan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022