UTBMTBG vốn đã tăng sinh mạch mạnh nên hiệu quả tắc mạch và giảm tăng sinh mạch trong lần điều trị trước đạt hiệu quả không đáng kể[34, 39]. Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt u gan, đốt sóng cao tần sau đó khối u tái phát tăng sinh hệ mạch nuôi dưỡng mới thì giá trị shunt cũng không khác biệt nhiều so với bệnh nhân không được điều trị bằng phương pháp này trước đó[34]. Nguyên nhân có thể do ở lần tái phát, quá trình hình thành hệ mạch nuôi dưỡng khối u qua những giai đoạn tương đồng với bệnh nhân phát hiện khối u lần đầu.
4.2.5. Mối liên quan của shunt gan - phổi với đặc điểm khối u
Về kích thước khối u, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng khi kích thước khối u tăng thì giá trị shunt gan – phổi càng cao. Trên thực tế, khối u có kích thước càng lớn thì nhu cầu tiêu thụ oxy càng cao bởi vậy mà lượng máu cung cấp cho khối u càng nhiều. Điều này đã kích hoạt mạnh mẽ con đường tăng sinh mạch máu dẫn tới tăng giá trị shunt gan [24, 52].
Trong nghiên cứu này, giá trị trung vị shunt gan – phổi ở nhóm đối tượng có 3 khối u chiếm tỉ lệ lớn nhất với giá trị là 11,5%, thấp nhất là đối tượng có 1 khối u với giá trị là 3,3%. Nhóm đối tượng có 2 khối u có giá trị trung vị shunt gan - phổi là 3,5%. Nhóm bệnh nhân có nhiều khối u có giá trị shunt gan - phổi trung vị là 4%. Có lẽ là bởi vì phần lớn trường hợp UTBMTBG có nhiều u thì mỗi u lại có kích thước nhỏ và mức độ tăng sinh mạch vừa phải hoặc ít, nên luồng shunt gan - phổi không nhiều dẫn tới kết quả giá trị shunt gan phổi không khác biệt có ý nghĩa ở các nhóm BN có số lượng u khác nhau[1].
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu trên 29 bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan và được chỉ định chụp xạ hình bằng máy SPECT với 99mTc- MAA tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Chúng tôi rút ra kết luận như sau:
1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ90Y.
Tuổi trung bình mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào gan là 60,2 ± 9,2 tuổi; tỉ lệ nam/nữ là 4,7/1.
Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là đau hạ sườn phải chiếm 58,6% và mệt mỏi chiếm 41,8%.
Tỉ lệ bệnh nhân xơ gan, viêm gan B, viêm gan C lần lượt chiếm 62,1%; 79,3%; 3,4%.
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Ảnh Nút Bằng Coils Động Mạch Vị Tá Tràng Và Động Mạch Vành Vị Phải Trước Khi Bơm Dược Chất Phóng Xạ Vào Nhánh Mạch Nuôi U.
- Phân Bố Bệnh Theo Giới Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- Mối Liên Quan Của Shunt Gan – Phổi Với Kích Thước Khối U Trước Điều Trị Sirt
- Nhận xét đặc điểm xạ hình shunt gan - phổi trong phase I xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Y – 90 ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
Tổng số bệnh nhân xơ gan chiếm 62,1% trong đó xơ gan Child – Pugh A chiếm 88,9% là chủ yếu.
Bệnh nhân có một khối u gan chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,7%, kích thước khối u < 5 cm (48,3%) chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Kích thước khối u khá lớn, trung bình là 5,3 ± 2,5 cm.
Bệnh nhân ở giai đoạn BCLC B chiếm tỉ lệ cao nhất là 75,9%, bệnh nhân ở giai đoạn BCLC C chiếm 13,8%.
2. Một số đặc điểm và yếu tố liên quan tới giá trị shunt gan-phổi ở các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước SIRT
Giá trị trung vị shunt-gan phổi là 3,5%, giá trị lớn nhất là 17,2% và thấp nhất là 1,0%.
Có mối liên quan tỉ lệ thuận giữa giá trị shunt gan – phổi với kích thước khối u, kích thước khối u càng lớn giá trị shunt gan – phổi càng cao (p < 0,05)
Giá trị trung vị ở bệnh nhân có xơ gan tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào gan là 2,5% thấp hơn hẳn so với bệnh nhân không có xơ gan là 5,4%(p<0,05)
Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa giá trị shunt gan – phổi với tuổi, giới, các phương pháp điều trị trước đó, số lượng khối u (p>0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Anh, Phạm Văn Thái, Trần Hải Bình và cộng sự (2021), "Đánh giá shunt gan-phổi ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan trước xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y", Tạp chí Y học, 509(2), 78-83.
2. Ngô Quý Châu (2020), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Vũ Văn Khiên, Lê Văn Don, Nguyễn Anh Tuấn và CS (2000), "Giá trị AFP trong chẩn đoán xác định, tiên lượng và theo dõi điều trị một số thể ung thư gan nguyên phát", Nội khoa, 2, 8-11.
4. Phạm Trung Dũng (2019), "Kết quả sống thêm lâu dài của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp nút mạch hoá dầu và nút mạch hoá chất sử dụng hạt vi cầu DC-BEADS", Tạp chí Y học Lâm sàng, 53, 46-53.
5. Vũ Mạnh Duy (2017), Khảo sát nồng độ PIVKA-II trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan có AFP <=20 ng/mL tại bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Vũ Hải Hà, Ngô Thị Thanh Vân, Phạm Quang Thái và cộng sự (2021), "Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại Việt Nam, giai đoạn 2010-2019", Tạp chí Y học dự phòng, 31(7), 55.
7. Đào Việt Hằng (2016), Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần với các loại kim được lựa chọn theo kích thước khối u, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Lương Ngọc Khuê, Mai Trọng Khoa và cộng sự (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu, Bộ Y tế.
9. Mai Trọng Khoa (2012), Y học hạt nhân, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Mai Trọng Khoa (2016), "Xạ trị trong chọn lọc điều trị ung thư gan bằng vi cầu phóng xạ Y - 90 tại bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Điện quang Việt Nam, 23 (3/2016), 43.
11. Mai Trọng Khoa, Đỗ Đăng Tân, Trịnh Hà Châu và cộng sự (2021), "Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp nút mạch vi cầu phóng xạ Yttrium - 90", Tạp chí y học Việt Nam, 502(1), 210-216.
12. Phạm Minh Thông,Trần Đình Hà, Mai Trọng Khoa, Lê Chính Đại, Phạm Cẩm Phương, Trần Hải Bình, Phạm Văn Thái, Ngô Lê Lâm và cộng sự (2016), "Kết quả điều trị khối u ác tính tại gan bằng nút mạch vi cầu phóng xạ Y-90 tại bệnh viện Bạch Mai", Y học lâm sàng, 1.
13. Thái Doãn Kỳ (2015), "Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hoá dầu sử dụng hạt vi cầu Dc Beads", Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
14. Huỳnh Đức Long và cộng sự (2000), "Ứng dụng phương pháp gây nghẽn mạch kết hợp với tiêm thuốc hoá trị TOCE trong diều trị ung thư gan
nguyên phát báo cáo 201 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy", Thời sự Y dược học, 10, 233-237.
15. Lê Thị My (2014), Nghiên cứu hiệu quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt sóng cao tần tại khoa chẩn đoán hình bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Phạm Thiện Ngọc (2017), Các chất chỉ điểm ung thư và ứng dụng lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội.
17. Tôn Thất Ngọc (2020), Nghiên cứu giá trị của alpha - fetoprotein, alpha- fetoprotein-len 3 và des- gamma-carboxy prothrombin trong chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Mai Hồng Sơn, Nguyễn Bình An, Lê Ngọc Hà (2021), "Đặc điểm hình ảnh của 99mTc - MAA SPECT/CT trong lập kế hoạch điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu gắn Yttrium - 90 ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát", Tạp chí Y học Việt Nam, 499 (1&2), 116-120.
19. Đàm Phương Thảo (2021), "Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng nút mạch vi cầu phóng xạ Y-90", Điện quang & Y học hạt nhân, 44(11).
20. Nguyễn Tiến Thịnh (2020), "Kết quả sống thêm lâu dài bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần sử dụng kim điện cực Cool- tip", Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 15(6).
21. Lê Văn Trường (2006), "Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan kích thước trên 5 cm bằng phương pháp tắc mạch hoá dầu chọn lọc", Học Viện Quân Y
22. Mike F. Georgiou, Russ A. Kuker, Matthew T. Studenski et al (2021), "Lung shunt fraction calculation using 99mTc-MAA SPECT/CT imaging for 90Y microsphere selective internal radiation therapy of liver tumors", EJNMMI Research, 11(1), 96.
23. H. Ahmadzadehfar, A. Sabet, K. Biermann et al (2010), "The significance of 99mTc-MAA SPECT/CT liver perfusion imaging in treatment planning for 90Y-microsphere selective internal radiation treatment", J Nucl Med, 51(8), 1206-12.
24. Carlo S Andreas HM, Geert M, et al (2013), "Standards of Practice in Transarterial Radioembolization", CardioVascular and Interventional Radiology, 36, 613-622.
25. José I BilbaoMaximilian F Reiser (2014), "Liver Radioembolization with 90Y Microspheres, 2nd. Medical Radiology", Springer Berlin Heidelberg.
26. J. BruixM. Sherman (2011), "Management of hepatocellular carcinoma: an update", Hepatology, 53(3), 1020-2.
27. B. I. Carr (2004), "Hepatic arterial 90Yttrium glass microspheres (Therasphere) for unresectable hepatocellular carcinoma: interim safety
and survival data on 65 patients", Liver Transpl, 10(2 Suppl 1), S107- 10.
28. C. Carretero, M. Munoz-Navas, M. Betes et al (2007), "Gastroduodenal injury after radioembolization of hepatic tumors", Am J Gastroenterol, 102(6), 1216-20.
29. M. Elsayed, J. G. Martin, A. Dabrowiecki et al (2019), "Tc-99m-MAA lung shunt fraction before Y-90 radioembolization is low among patients with non-hepatocellular carcinoma malignancies", Nucl Med Commun, 40(11), 1154-1157.
30. R. C. Gaba, S. P. Zivin, M. S. Dikopf et al (2014), "Characteristics of primary and secondary hepatic malignancies associated with hepatopulmonary shunting", Radiology, 271(2), 602-12.
31. E. Garin, L. Lenoir, Y. Rolland et al (2011), "Effectiveness of quantitative MAA SPECT/CT for the definition of vascularized hepatic volume and dosimetric approach: phantom validation and clinical preliminary results in patients with complex hepatic vascularization treated with yttrium-90-labeled microspheres", Nucl Med Commun, 32(12), 1245-55.
32. V. Goh, D. Sarker, S. Osmany et al (2012), "Functional imaging techniques in hepatocellular carcinoma", Eur J Nucl Med Mol Imaging, 39(6), 1070-9.
33. P. Hilgard, M. Hamami, A. E. Fouly et al (2010), "Radioembolization with yttrium-90 glass microspheres in hepatocellular carcinoma: European experience on safety and long-term survival", Hepatology, 52(5), 1741-9.
34. Joseph Ralph Kallini, Ahmed Gabr, Ryan Hickey et al (2017), "Indicators of Lung Shunt Fraction Determined by Technetium-99 m Macroaggregated Albumin in Patients with Hepatocellular Carcinoma", CardioVascular and Interventional Radiology, 40(8), 1213-1222.
35. S. Peter Kim, Claire Cohalan, Neil Kopek et al (2019), "A guide to 90Y radioembolization and its dosimetry", Physica Medica, 68, 132-145.
36. R. Lencioni, J. M. Llovet, G. Han et al (2016), "Sorafenib or placebo plus TACE with doxorubicin-eluting beads for intermediate stage HCC: The SPACE trial", J Hepatol, 64(5), 1090-1098.
37. T. W. Leung, W. Y. Lau, S. K. Ho et al (1995), "Radiation pneumonitis after selective internal radiation treatment with intraarterial 90yttrium- microspheres for inoperable hepatic tumors", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 33(4), 919-24.
38. G. B. Levi Sandri, G. M. Ettorre, V. Giannelli et al (2017), "Trans- arterial radio-embolization: a new chance for patients with hepatocellular cancer to access liver transplantation, a world review", Transl Gastroenterol Hepatol, 2, 98.
39. Kulik LM Lewandowski RJ, et al (2009), "A Comparative Analysis of Transarterial Downstaging for Hepatocellular Carcinoma: Chemoembolization Versus Radioembolization", American Journal of Transplantation Vol 9.
40. M. Lin (1994), "Radiation pneumonitis caused by yttrium-90 microspheres: radiologic findings", AJR Am J Roentgenol, 162(6), 1300- 2.
41. R. Mirnezami, A. H. Mirnezami, K. Chandrakumaran et al (2011), "Short- and long-term outcomes after laparoscopic and open hepatic resection: systematic review and meta-analysis", HPB (Oxford), 13(5), 295-308.
42. S. Naymagon, R. R. Warner, K. Patel et al (2010), "Gastroduodenal ulceration associated with radioembolization for the treatment of hepatic tumors: an institutional experience and review of the literature", Dig Dis Sci, 55(9), 2450-8.
43. C. Pocha, E. Dieperink, K. A. McMaken et al (2013), "Surveillance for hepatocellular cancer with ultrasonography vs. computed tomography -- a randomised study", Aliment Pharmacol Ther, 38(3), 303-12.
44. A. Riaz, R. J. Lewandowski, L. M. Kulik et al (2009), "Complications following radioembolization with yttrium-90 microspheres: a comprehensive literature review", J Vasc Interv Radiol, 20(9), 1121-30; quiz 1131.
45. Sean PZ Ron CG (2014), "Characteristics of primary and secondary hepatic malignancies associated with hepatopulmonary shunting Radiology ", 271(2), 602-612.
46. R. Salem, A. C. Gordon, S. Mouli et al (2016), "Y90 Radioembolization Significantly Prolongs Time to Progression Compared With Chemoembolization in Patients With Hepatocellular Carcinoma", Gastroenterology, 151(6), 1155-1163.e2.
47. R. Salem, R. J. Lewandowski, M. F. Mulcahy et al (2010), "Radioembolization for hepatocellular carcinoma using Yttrium-90 microspheres: a comprehensive report of long-term outcomes", Gastroenterology, 138(1), 52-64.
48. R. Salem, P. Parikh, B. Atassi et al (2008), "Incidence of radiation pneumonitis after hepatic intra-arterial radiotherapy with yttrium-90 microspheres assuming uniform lung distribution", Am J Clin Oncol, 31(5), 431-8.
49. B. Sangro, L. Carpanese, R. Cianni et al (2011), "Survival after yttrium-
90 resin microsphere radioembolization of hepatocellular carcinoma across Barcelona clinic liver cancer stages: a European evaluation", Hepatology, 54(3), 868-78.
50. G. Sapisochin, N. Goldaracena, J. M. Laurence et al (2016), "The extended Toronto criteria for liver transplantation in patients with hepatocellular carcinoma: A prospective validation study", Hepatology, 64(6), 2077-2088.
51. H. Sung, J. Ferlay, R. L. Siegel et al (2021), "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA Cancer J Clin, 71(3), 209-249.
52. Dainel TM (2018), "Spectrum of findings in 99mTc-MAA SPECT/CT and their significance in treatment planning for Yttrium 90- microsphere radioembolization for hepatocellular carcinoma", Nud Med Biomed Imaging, Volume 3(1), 1-4.
53. K. Tzartzeva, J. Obi, N. E. Rich et al (2018), "Surveillance Imaging and Alpha Fetoprotein for Early Detection of Hepatocellular Carcinoma in Patients With Cirrhosis: A Meta-analysis", Gastroenterology, 154(6), 1706-1718.e1.
54. Nguyen Van Thai, Nguyen Tien Thinh, Thai Doan Ky et al (2021), "Efficacy and safety of selective internal radiation therapy with yttrium- 90 for the treatment of unresectable hepatocellular carcinoma", BMC gastroenterology, 21(1), 216-216.
55. E. A. Wang, J. P. Stein, R. J. Bellavia et al (2017), "Treatment options for unresectable HCC with a focus on SIRT with Yttrium-90 resin microspheres", Int J Clin Pract, 71(11).
56. N. Yu, S. M. Srinivas, F. P. Difilippo et al (2013), "Lung dose calculation with SPECT/CT for 90Yittrium radioembolization of liver cancer", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 85(3), 834-9.
57. Song Huy Nguyen Dinh, Albert Do, Trang Ngoc Doan Pham et al (2018), "High burden of hepatocellular carcinoma and viral hepatitis in Southern and Central Vietnam: Experience of a large tertiary referral center, 2010 to 2016", World journal of hepatology, 10(1), 116-123.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01 - BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM XẠ HÌNH SHUNT GAN PHỔI TRONG PHA I ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ CHỌN LỌC BẰNG HẠT VI CẦU PHÓNG
XẠ Y-90
Mã bệnh án…………. Mã lưu trữ: ………………
A. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên: ……………………...………Tuổi: …….…. Giới:
2. Nghề nghiệp: ……………………...
3. Địa chỉ thường trú: ………………………….
4. Khi cần báo tin: ……...………………………….…SĐT:
5. Ngày vào viện: ………/…...…/………
6. Ngày ra viện: …….../…….../………...
B. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Thông tin chung
- Tiền sử:
- Chẩn đoán: .................................................................
- Phương pháp điều trị trước đây trong đợt nghiên cứu: TACE RFA
Phẫu thuật SIRT Hóa chất Khác (nêu rõ): …………...
2. Lâm sàng
- Yếu tố nguy cơ ung thư gan:
Viêm gan B Viêm gan C Xơ gan
Rượu Khác
- Mức độ xơ gan theo Child-Pugh:
Không xơ A B C
- Giai đoạn ung thư gan theo BCLC:
O A B C D
- Lí do vào viện: