Phân Bố Bệnh Theo Giới Của Đối Tượng Nghiên Cứu

Biểu đồ 3 1 Phân bố bệnh theo giới của đối tượng nghiên cứu‌ 3 1 2 Lí do 1


Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo giới của đối tượng nghiên cứu‌

3.1.2. Lí do vào viện‌

Bảng 3.3. Lí do vào viện của đối tượng nghiên cứu


Lí do vào viện

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

Đau hạ sườn phải

17

58,6

Mệt mỏi

13

41,8

Gầy sút

2

6,9

Khác

9

31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Nhận xét

Trong nghiên cứu, có 17 bệnh nhân vào viện có đau hạ sườn phải chiếm tỉ lệ 58,6%; 13 BN (41,8%) vào viện có mệt mỏi, 2 bệnh nhân có triệu chứng gầy sút cân và 9 bệnh nhận vào viện bởi các triệu trứng khác hoặc vô tình phát hiện bệnh.

3.1.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân‌

Bảng 3.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân UTBMTBG


Yếu tố nguy cơ

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

HBV

23

79,3

HCV

1

3,4

HBV + HCV

0

0

Rượu

2

6,9

Nhận xét:

Có 23 bệnh nhân trong nghiên cứu (79,3%) có mắc virus viêm gan B, 1 bệnh nhân (3,4%) có virus viêm gan C, có 2 bệnh nhân sử dụng rượu thường xuyên. Không có bệnh nhân nào cùng mắc cả virus viêm gan B và virus viêm gan C

3.1.4. Phân chia giai đoạn theo BCLC.‌

Bảng 3.5. Giai đoạn ung thư biểu mô tế bào gan theo BCLC


Giai đoạn

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)

0 (Rất sớm)

0

0

A (Sớm)

3

10,3

B (Trung bình)

22

75,9

C (Muộn)

4

13,8

D (Cuối)

0

0

Tổng

29

100

Nhận xét:

Bệnh nhân ở giai đoạn BCLC B chiếm tỉ lệ cao nhất là 75,9%; bệnh nhân ở giai đoạn BCLC C chiếm 13,8%, ở giai đoạn BCLC A chiếm 10,3% và không có bệnh nhân nào ở giai đoạn BCLC 0 và D.

3.1.5. Đặc điểm về phương pháp điều trị trước đây của đối tượng nghiên cứu‌

Bảng 3.6. Phương pháp diều trị trước đây của bệnh nhân trong đợt nghiên cứu



Phương pháp điều trị


Phẫu thuật


TACE


TACE

+RFA

TACE +

Liệu pháp toàn thân


Chưa điều trị


Tổng

Số bệnh nhân (n)

2

2

4

0

21

29

%

6,9

6,9

13,8

0

72,4

100

Nhận xét:

Có 2 bệnh nhân (6,9%) trong nghiên cứu đã điều trị phẫu thuật trước đó, 2 bệnh nhân (6,9%) đã điều trị TACE và 4 bệnh nhân (13,8%) đã điều trị TACE và RFA trước đó. Đa số bệnh nhân (72,4%) chưa từng được điều trị trước đó.

3.1.6. Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng‌

Bảng 3.7. Chỉ số AFP của đối tượng nghiên cứu trước điều trị




Số BN (n)

Tỉ lệ (%)


Mức độ xơ gan

Child Pugh A

16

88,9

Child Pugh B

2

11,1


Chỉ số AFP trước điều trị (ng/ml)

< 10

(bình thường)

16

55,2

10-400

(tăng)

7

24,1

>400

(tăng cao)

6

20,7

Nhận xét:

Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, bệnh nhân có chỉ số AFP đa số dưới ngưỡng bình thường, tức là nhỏ hơn 10 ng/mL chiếm 55,2%, đứng thứ 2 là

nhóm có chỉ số AFP từ 10-400 ng/ mL chiếm 24,1%, cuối cùng là nhóm có chỉ số AFP vượt ngưỡng 400ng/mL chiếm tỉ lệ là 20,7%.

Có 18 bệnh nhân (62,1%) có tình trạng xơ gan kèm theo. Trong đó bệnh nhân mắc xơ gan Child – Pugh A có 16 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 88,9%; xơ gan Child – Pugh B có 2 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 11,1%.

3.1.7. Đặc điểm khối u‌

Bảng 3.8. Đặc điểm khối u trước điều trị của đối tượng nghiên cứu


Đặc điểm khối u

Số BN (n)

Tỉ lệ (%)


Kích thước khối u

< 5cm

14

48,3

5-10 cm

12

41,4

>10 cm

3

10,3

Kích thước u TB:

5,3 ± 2,5 cm


Vị trí

Gan phải

28

96,6

Gan trái

1

3,4


Số lượng u

1 ổ

17

58,7

2 ổ

6

20,7

3 ổ

3

10,3

Nhiều ổ

3

10,3

Nhận xét:

Trong nghiên cứu này, kích thước khối u trung bình là 5,3 ± 2,5 cm. Tỉ lệ khối u gặp gan phải và và gan trái lần lượt là 96,6% và 3,4%. Có 58,7 % số bệnh nhân trong nghiên cứu chỉ tồn tại 1 khối u khi phát hiện bệnh, 6 bệnh nhân có 2 khối u (20,7%), 3 bệnh nhân (10,3%) phát hiện 3 khối u và 3 BN tại thời điểm phát hiện có nhiều khối u chiểm tỉ lệ 10,3%.

3.2. MỐI LIÊN QUAN CỦA SHUNT GAN – PHỔI VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ.‌

3.2.1. Đặc điểm chung của shunt gan - phổi của đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.9. Đặc điểm shunt gan phổi của đối tượng nghiên cứu‌‌

Chỉ số

Max

Min

Trung vị

Shunt gan - phổi (%)

(n=29)


17,2


1,0

3,5

Nhận xét:

Trong nghiên cứu: Giá trị trị trung vị shunt gan-phổi là 3,5% ,giá trị shunt gan – phổi lớn nhất là 17,2% và thấp nhất là 1,0%.

3.2.2. Mối liên quan của shunt gan – phổi với tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu‌

Bảng 3.10. Sự liên quan của shunt gan phổi với đối tượng nghiên cứu



Phân loại

Số bệnh nhân (n)

Giá trị shunt gan – phổi

Trung vị

Max

Min



Nhóm tuổi

<50

5

5,2

15,2

1,1


p = 0,498

50-70

22

3,3

17,2

1,0

>70

7

4,3

1,0

1,4


Giới tính

Nam

24

3,4

17,2

1,4


p = 0,287

Nữ

5

5,2

15,2

1,8

Nhận xét:

Giá trị trung vị shunt gan – phổi ở bệnh nhân nữ là 5,2% cao hơn gấp 1,5 lần so với bệnh nhân nam (3,4%), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung vị shunt gan – phổi ở hai giới (p=0,287).

Giá trị trung vị shunt gan – phổi giữa các nhóm tuổi dưới 50,từ 50-70 tuổi và trên 70 tuổi lần lượt là 5,2%; 3,3% và 4,3% ,không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị shunt gan – phổi của các đối tượng nghiên cứu thuộc các nhóm tuổi khác nhau (p=0,498).


Biểu đồ 3 2 Sự tương quan giữa giá trị shunt gan phổi với độ tuổi của 2

Biểu đồ 3.2. Sự tương quan giữa giá trị shunt gan-phổi với độ tuổi của đối tượng nghiên cứu‌

Nhận xét:

Khi kiểm chứng mối tương quan tuyến tính giữa giá trị shunt gan-phổi với tuổi của bệnh nhân thì không thấy mối tương quan nào (p=0,169; r =-0,263).

3.2.3. Mối liên quan của shunt gan – phổi với các yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị trước đây.‌

Bảng 3.11. Sự liên quan của shunt gan phổi với tình trạng xơ gan và các phương pháp điều trị trước đây.



Phân loại


Số bệnh nhân (n)

Giá trị shunt gan – phổi

Trung vị

Max

Min



Xơ gan

18

2,5

6,9

1


p = 0,013

Không

11

5,4

17,2

1,3


Tiền sử điều trị u gan

Từng điều trị

8

3,3

17,2

1,1


p = 0,952

Chưa từng điều

trị


21


4


15,2


0


Nhận xét:

Giá trị trung vị shunt gan-phổi ở bệnh nhân xơ gan và không xơ gan lần lượt là 2,5% và 5,4%. Nhóm BN từng điều trị u gan (phẫu thuật, TACE, RFA...) trước khi ghi hình với 99mTc – MAA có giá trị shunt trung vị là 4% lớn hơn nhóm chưa từng điều trị u gan 3,3%,

3.2.4. Mối liên quan của shunt gan phổi với đặc điểm khối u.‌

a) Với số lượng khối u.

Bảng 3.12. Sự liên quan của shunt gan - phổi với số lượng khối u



Phân loại

Số lượng khối u


p = 0,563

1 u

2 u

3 u

Nhiều


Số bệnh nhân (n)


17


7


2


3


Giá trị shunt gan

– phổi (%)

Trung vị


3,3


3,5


11,5


4,0


Min


1,0


1,1


5,7


2,5


Max


15,2


6,4


17,2


15,2


Nhận xét:

Trong nghiên cứu này, giá trị trung vị shunt gan – phổi ở nhóm đối tượng có 1 khối u, 2 khối u ,3 khối u và nhiều khối u lần lượt là 3,3%; 3,5%; 11,5% và 4,1%.

b) Với kích thước u.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 12/09/2024