Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 9


Có thể nói từ ý tứ đến ngôn từ trong bài thơ này đều hết sức dâm bôn

xằng bậy. Xét tự cổ chí kim, văn chương nước nhà chưa có áng dâm thi nào viết về người nam giới đặng so sánh được. Dưới ngòi bút của Trần Danh Án người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ đã bị hạ bệ một cách không thương tiếc chẳng khác gì một con quỷ dâm ô, háo sắc.

Nguyễn Du xây dựng nhân vật Từ Hải không trên lập trường quan điểm như vậy. Nhân vật Từ Hải mang hình dáng, cốt cách của một anh hùng hào hiệp mà cũng rất phong lưu:" Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo". Nhà nghiên cứu văn học Đào Duy Anh trong Khảo luận về "Kim Vân Kiều" đã nói về nhân vật này như sau: "Từ Hải dẫu là có chí khí anh hùng, mà không phải là người tự nhiệm cái thiên chức lớn lao như anh hùng cứu quốc (Lê Lợi, Câu Tiễn). Từ Hải chỉ làm anh hùng để cho phỉ cái chí ngang tàng, bẩm phú, cho nên không ép thân trong cảnh khắc khổ "nằm gai nếm mật", mà trái lại, trong bước phiêu lưu lại không quên cái thú phong lưu. Cho nên cùng với thanh gươm là vật tuỳ thân của người võ sĩ, Từ Hải thường kèm theo cái đàn, mà nhờ cái đàn ấy ta mới không lấy làm lạ khi ta thấy Từ Hải gặp Thuý Kiều ở chốn thanh lâu". [2] Từ Hải có biểu hiện của tình yêu nam nữ, biết trân trọng cuộc sống lứa đôi. Bên cạnh một Từ Hải đầy uy lực, dũng mãnh lại là một con người rất tự nhiên, phàm trần với mọi cung bậc sắc thái tình cảm.

Như vậy, Nguyễn Du là người đánh dấu sự toàn diện của con người dựa trên chủ nghĩa nhân bản - đánh giá con người trên khía cạnh toàn diện, chứ không dựa trên chủ nghĩa dân bản như các nhà nho vẫn làm. Nếu như ở văn học nhà nho truyền thống, nhân vật trong văn học thường là những con

người "sát thân thành nhân", "xả sinh thủ nghĩa", hoặc "nội thánh ngoại vương", "tu kỉ trị nhân"...Khi muốn ca ngợi một ai đó, nhà nho thường nhấn mạnh trên phương diện sức khoẻ, những hành động phi thường, những tấm gương về đạo đức. Người phụ nữ không có chỗ đứng trong lòng những bậc hiền nhân quân tử, chỉ khi muốn hạ bệ một ai đó người ta mới nhấn mạnh


quan hệ nam nữ với bộc lộ thái độ phê phán, kì thị. Nguyễn Du đã làm được

điều mà các nhà nho trước chưa dám vượt qua. Ông đã vượt qua chủ nghĩa dân bản và nêu những vấn đề nhân bản một cách sâu sắc. Con người không chỉ là những thần dân, chỉ là những khuôn mẫu máy móc mà xã hội Nho giáo xây dựng lên. Con người của Nguyễn Du không chỉ cần quan tâm về mặt vật chất mà con người còn cần được quan tâm về mặt thân xác. Do đó, con người có quyền sống về mặt thân xác, có quyền được yêu thương, khát vong, ước ao, vui buồn, đau khổ hay hạnh phúc, có quyền sống riêng về tư tưởng. Nguyễn Du đã làm được điều này không chỉ với Từ Hải mà ở cả các nhân vật nam khác trong truyện.

Trong Truyện Kiều, các nhân vật nam chính diện, đều không thiếu màu sắc thân xác, nhục dục. Kim Trọng, một sĩ nho thông hiểu sách thánh hiền, một con người hào hoa phong nhã nhưng cũng đầy dục vọng, si mê. Nguyễn Du đã tả những giây phút Kim Trọng ngồi bên Kiều và những rung động mang tính chất nhục thể rất hiển nhiên của chàng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hoa hương càng tỏ thức hồng, Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu.

Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.

Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 9

Những từ "đầu mày cuối mắt", "sóng tình", "vội chi liễu ép hoa nài" ghi nhận sự bùng phát yếu tố bản năng ở Kim Trọng.

Thúc Sinh, một nhân vật nam trung gian đến với Kiều trước hết là vì đam mê thân xác khi Nguyễn Du có ý để Thúc Sinh chứng kiến cảnh Kiều tắm:

Buồng the phải buổi thong dong, Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dầy dầy đúc sẵn một toà thiên nhiên.


Điều cần nhấn mạnh chính là thái độ của Nguyễn Du dành cho Thúc

Sinh. Tác giả không hề tỏ ý coi thường Thúc Sinh. Có lẽ trong Truyện Kiều không có cuộc li biệt nào lại được Nguyễn Du tả thấm thía như cuộc chia li của Thúc Sinh và Kiều:

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Người đi xa khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mhìn xa xôi.

Vừng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!

Một hệ thống từ ngữ giàu sắc thái trữ tình, phong cách đối ngẫu trong thơ ca cổ điển, một bức tranh thời gian và không gian để biểu đạt tâm trạng, để diễn tả cảnh tình li biệt... Nỗi niềm lưu luyến, tâm trạng cô đơn... trước cuộc biệt li. Một bức tranh thiên nhiên vừa đẹp, vừa buồn, vừa nhẹ nhàng thấp thoáng, vừa thấm thía một cảm giác cô đơn bất lực... Hai con người nhỏ bé trước thiên nhiên và dường như bất lực trước số phận... Một cuộc biệt li bịn rịn như thế không thể có được ở những con người không có tình cảm với nhau. Đến lượt mình, nếu Nguyễn Du không có cái nhìn mới, vượt qua cái nhìn của nhà nho truyền thống về thân xác thì nhà thơ không thể nhìn Thúc Sinh như thế.

Có thể nói, cách xây dựng nhân vật chính diện, phản diện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không đối lập một cách gay gắt như trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong truyện Lục Vân Tiên, các nhân vật như Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực là những nhân vật mang phẩm chất anh hùng thường có cái nhìn khắc kỉ đối với sắc đẹp của người phụ nữ còn những nhân vật phản diện như Bùi Kiệm, Trịnh Hâm luôn là những kẻ háo


sắc, tiểu nhân, ti tiện. Nguyễn Du cũng không cứng nhắc trong cách xây dựng

hai kiểu nhân vật chính diện, phản diện. Nhân vật Mã Giám Sinh là kẻ buôn bán nhưng trước sắc đẹp của Kiều, Mã Giám Sinh không thể không rung động. Nguyễn Du nhìn thấy sự mâu thuẫn trong lựa chọn của y, một bên muốn giữ trinh tiết Kiều để bán lấy hoà vốn, một bên lại muốn hưởng thụ sắc đẹp ấy:

Mừng thầm: Cờ đã đến tay, Càng nhìn vẻ ngọc càng say khúc vàng

...Miếng ngon kề đến tận nơi, Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham.

Đào tiên đã bén tay phàm, Thì vin cành quýt cho cam sự đời.

... Vả đây đường xá xa xôi,

Mà ta bất động nữa người sinh nghi.

Quả là một sự tính toán chi li của một kẻ con buôn nhưng thái độ của tác giả khi nói về nhân vật này cũng không hề tỏ ý khinh miệt. Bởi một người đàn ông thấy con gái đẹp, hơn nữa lại đang ở trong tay mình mà không rung động, không muốn sở hữu thì quả là một sự khác thường. Ngay cả với Hồ Tôn Hiến, loại người sinh ra không phải để rung động trước tài hoa và nhan sắc nhưng khi nghe Kiều đánh đàn, Nguyễn Du đã dùng từ "cũng" để biểu lộ sự ngạc nhiên của mình:

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.

Hình ảnh của Hồ Tôn Hiến nghe đàn cũng khác hẳn những người khác. Ta có cảm tưởng như khó khăn lắm, tài đàn tuyệt diệu kia mới "lọt" nổi vào tai vị Tổng đốc trọng thần. Hình ảnh hắn ở đây không thể so sánh với thái độ rung động đồng cảm của Kim Trọng đối với tiếng đàn của Thuý Kiều, không thể so sánh với nụ cười sảng khoái của Từ Hải khi gặp người tri kỉ, mà cũng chẳng được như sự đắm đuối của Thúc Sinh khi "Trướng tô giáp mặt hoa


đào". Vậy mà, Nguyễn Du phác hoạ rất thành công một "gương mặt sắt" đẫn đờ

của " quan Tổng đốc trọng thần"cũng đang "ngây" ra vì sắc đẹp của nàng Kiều. Nguyễn Du đã thoát khỏi nhị nguyên luận truyền thống để xây dựng những nhân vật có khả năng kết hợp các phẩm chất đối lập. Dù là nhân vật thư sinh hào hoa, phong nhã hay người anh hùng nghĩa hiệp thì ở họ đều có những khao khát ham muốn trần thế, bản năng. Như vậy,Nguyễn Du đã có một thay đổi đáng kể đối với vấn đề con người lí tưởng. Chỉ có Nguyễn Du, các nhân vật mới thoát khỏi mẫu hình con người lí tưởng và trở về với cuộc đời thường ngày với tất cả những yếu tố phàm trần, đời thường của chúng. Đặt nhân vật Từ Hải và các nhân vật vào trong thời đại mà Nguyễn Du sống, thời đại mà những giáo lí của Nho gia ăn sâu vào mọi ngõ nghách tâm hồn con người thì đâu có dễ gì thay đổi được được bản chất của nó. Nguyễn Du cũng là một nhà nho, hơn nữa lại là một mệnh quan triều đình nhưng ông đã làm trái với những điều mà người nho sĩ của cửa Khổng sân Trình được học. Ông đã xây dựng nhân vật người anh hùng của mình trên tổng hoà các mối quan hệ vật chất và tư tưởng, bản năng và văn hoá, đạo và tự nhiên. Và như vậy, Nguyễn Du đã đi trước thời đại một bước đáng kể. Ông chính là một trường hợp ngoại lệ. Phải chăng cũng vì điều đó mà Truyện Kiều và các nhân

vật trong Truyện Kiều sống mãi với thời gian?

Nếu đem so sánh nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều với các nhân vật nam trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ thì đây quả là một sự bứt phá đáng kể. Nam nhân trong Truyền kỳ mạn lục được tả rất bạo, nhưng thiên về con người trần tục mà không có nét anh hùng, trượng phu nên không so sánh với Từ Hải được, tuy vậy, thái độ của Nguyễn Du rất khác với Nguyễn Dữ. Nguyễn Du đồng tình, ca ngợi, còn Nguyễn Dữ có lời bình mang tính phê phán các nhân vật nam, ngược lại với việc ông miêu tả, khiến cho người đọc có thể hiểu là các nhân vật nam này là nhân vật phản diện, là sản phẩm của giai đoạn Nho giáo khủng hoảng.


2.3 Tiểu kết

Qua phân tích nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều, chúng ta có thể thấy không phải nhân vật người đàn ông lí tưởng nào trong nền văn học trung đại cũng phải là những con người thực thi theo quan điểm giáo lí Nho gia. Người đàn ông nam tính phải là những người có đầy đủ mọi tố chất của một con người vừa phi thường nhưng cũng rất bình thường Họ có quyền được sống theo đúng bản năng của mình, được làm những điều mà mình muốn và được sống hết mình với tình yêu. Từ Hải đã đã làm được điều đó. Đây cũng chính là điều đáng trân trọng ở con người đại thi hào Nguyễn Du.


Chương 3

NHÂN VẬT LỤC VÂN TIÊN TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Chương III, chúng tôi trình bày đôi nét về thân thế, thời đại của Nguyễn Đình Chiểu, văn hóa và tư tưởng ở Nam Bộ, vùng đất mới và lịch sử phục hồi Nho giáo của triều Nguyễn để thấy Lục Vân Tiên cũng là sản phẩm của văn hóa Nam Bộ, trên vùng đất mới này, Nho giáo vẫn có những tác dụng, vai trò nhất định. Từ đó, chúng tôi đi sâu phân tích và lý giải hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên từ góc nhìn giới bằng việc tìm hiểu cách ứng xử hành động, quan niệm trong tình yêu, cách miêu tả, cách đánh giá của người trần thuật về các nhân vật chính diện - phản diện, của tác giả lời bình về họ.

3.1 Thân thế và thời đại Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮 廷 沼 ; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù). Ông sinh ra tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định . Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình nhà nho. Thuở nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu được mẹ nuôi dạy. Năm lên 6, 7 tuổi, ông theo học với một ông thầy đồ ở làng. Năm 1832, Tả quân Lê Văn Duyệt mất. Năm sau (1833), con nuôi Tả quân là Lê Văn Khôi, vì bất mãn đã làm cuộc nổi dậy chiếm thành Phiên An ở Gia Định, rồi chiếm cả Nam Kỳ. Trong cơn binh biến, cha của Nguyễn Đình Chiểu bỏ trốn ra Huế, nên bị cách hết chức tước. Song vì thương con, cha ông lén trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn đang làm Thái phó ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 11 tuổi (1833) đến 18 tuổi (1840), thì trở về Gia Định. Năm Quý Mão (1843), ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Ngày rằm tháng 11 năm Mậu Thân (10 tháng


12 năm 1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi,

dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng. Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Lâm cảnh đui mù, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút... Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851, thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định).

Nguyễn Đình Chiểu sinh ra và trưởng thành ở thế kỷ XIX. Đây là thời kì có nhiều biến động về chính trị, về văn hoá xã hội. Đầu thời Nguyễn, Nho giáo được đề cao hơn trước. Các vua đầu triều Nguyễn nhận thức được vai trò quan trong của Nho giáo trong việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế nên đã lấy Nho giáo làm quốc giáo. Sau 1832, những nỗ lực về chính trị của Minh Mạng đã ít nhiều đưa Nho giáo quan phương ở Việt Nam trở vào khuôn khổ Nho giáo chính thống, nhưng lúc bấy giờ thì hệ thống học thuật - lý luận Nho giáo đã không còn khả năng phản ảnh chính xác và toàn diện các quá trình xã hội trong đất nước nữa. Hệ thống Nho giáo quan phương vừa lạc hậu về học thuật - lý luận vừa cực đoan về chuẩn mực xã hội của triều Nguyễn đã dẫn tới sự bế tắc của ý thức hệ chính thống. Trong khi đó, mặc dù không thể vươn tới chỗ trở thành một học phái thống nhất trên toàn quốc, hệ thống Nho giáo nhân dân hóa vẫn tiếp tục phát triển một cách tự phát với nhiều biến thái địa phương. Cục diện Nho giáo ở Đàng Trong và Đàng Ngoài đã có sự thay đổi. Mô hình “quân bất quân thần bất thần” của Nho giáo ở Đàng Ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ cung đình. Phương thức phát triển hội tụ của văn hóa Việt Nam ở Đàng Trong đã đưa tới cho Nho giáo ở vùng này một nguồn sinh lực mới, mà biểu hiện tập trung là quá trình nhân dân hóa qua thực tiễn xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, tổ chức xã hội và bảo vệ biên cương. Chính yếu tố “vô thần” trong thiết chế Nho Thích hỗn dung của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023