Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 10


Nho giáo ở Đàng Trong đã giúp chính quyền và nhân dân Việt Nam ở vùng

này nhất hóa chứ không đồng hóa nhiều nhóm cư dân có nguồn gốc văn hóa và lịch sử, phong tục và tín ngưỡng khác nhau thành một cộng đồng. "Sống giữa tình thương yêu và niềm kính trọng của nhân dân thái ấp, Nguyễn Đình Chiểu đã làm được việc là dung hoà hệ tư tưởng Nho giáo với đời sống tinh thần của nhân dân lao động, đặc biệt là nhân dân lao động miền Nam"[45.273]. Tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu về cơ bản là tư tưởng của một nhà Nho chính thống. Tư tưởng này đã để lại dấu ấn trong Lục Vân Tiên và thể hiện khá rõ nét qua các nhân vật chính diện của tác phẩm này.

Một đặc điểm đáng lưu ý có ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu mà theo tác giả Nguyễn Thế đó là nghệ thuật tuồng, phương tiện truyền bá tư tưởng Nho giáo thời phong kiến. Thời vua Tự Đức, nhiều chính sách để phát triển đất nước được đưa vào, trong đó có cả việc phát triển văn hóa. Bộ môn nghệ thuật tuồng được đặc biệt quan tâm. Kịch bản tuồng, dù được sáng tác trong cung đình hay ở ngoài dân gian; tất cả đều lấy chủ đề "quân, quốc" làm tư tưởng chủ đạo. Trung quân, ái quốc là hai yếu tố luân lý được Nho giáo đề cao. Bởi vào cái buổi xế chiều của chế độ phong kiến, khi mà các ngai vàng, có nguy cơ lung lay, nguy cơ bị thoán đoạt thì chữ trung càng phải được chú trọng hơn. Vì vậy, những nhân vật chính trong tuồng thường là những anh hùng có tư tưởng trung quân phò vua giúp nước. Tuồng đề cao đạo đức luân lý của con người thông qua mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn... nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp trong xã hội luôn tuân thủ luật pháp, hết lòng thực hiện chức phận ái quốc trung quân của kẻ bề tôi và dân chúng. Việc sử dụng nghệ thuật tuồng làm phương tiện chuyển tải tư tưởng Nho giáo đến tận dân chúng là một việc làm có ý nghĩa. Bởi vì tuồng là bộ môn nghệ thuật được quần chúng bấy giờ yêu thích. Khi xem tuồng, dù sân khấu chỉ là một góc sân đình hay bãi chợ, nhưng với mặt nạ, phục trang cùng nghệ thuật diễn xuất ước lệ, khán giả cho


dù là người dân bình thường cũng có thể phân biệt được nhân vật nào là

chính, tà; trung, nịnh; vị vua nào là đấng minh quân, ai là kẻ gian thần bán nước, hãm hại bậc trung lương, soán đoạt ngôi vua... Kết thúc của các vở tuồng bao giờ cũng nêu cao chính nghĩa ái quốc trung quân, trừ gian diệt nịnh... mang lại cho đất nước yên vui, muôn dân được hưởng phúc thái bình thịnh trị. Cho dù đó chỉ là ước mơ, song cũng làm thỏa lòng khán giả xem tuồng. Sống trong một không gian văn hoá như vậy, tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu ít nhiều đã ảnh hưởng bởi bộ môn nghệ thuật này .

3.2 Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

3.2.1 Lí tưởng nhân nghĩa của người anh hùng Lục Vân Tiên

Trong văn học trung đại, các nhân vật nam lí tưởng đều là những con người hiền nhân, quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, muốn hành đạo, giúp vua cứu đời và cứu dân. Tư tưởng nhân nghĩa được người nam nhi, quân tử đặt lên hàng đầu. Nhân là sự tương thân, tương ái, sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Nghĩa là cái phải làm của con người, là hành động hợp với lẽ phải, hợp với đạo lý, theo đúng các chuẩn mực trong nghệ thuật “Đối nhân, xử thế”. Tóm lại, nhân nghĩa là là lòng thương người, là đạo lý, lời lẽ cần thực hiện trong quan hệ giữa người với người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nguyễn Ðình Chiểu là một nhà nho sống dưới thời nhà Nguyễn là thời kỳ nho giáo được đề cao. Các vua đầu triều Nguyễn đều nhận thức được vai trò quan trọng của Nho giáo trong việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế nên đã lấy Nho giáo làm quốc giáo. Nhà nước chủ trương truyền bá, công bố rộng rãi, huấn dịch tập điều, nêu cao trung hiếu, lễ nghĩa theo quan niệm Nho giáo. Nhưng “giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam trên đường suy vong đã đến độ cực kì mục nát. Cả những nhà nho vốn hăm hở bảo vệ nó như Nguyễn Công Trứ cũng đã buông xuôi, chỉ có một lối thoát là “ Kiếp sau xin chớ làm người”. Giữa lúc ấy một tiếng nói của nhà nho cất lên mà sao đầy lạc quan tin tưởng. Và cũng không chỉ là một tiếng nói.


Nhân vật Từ Hải và nhân vật Lục Vân Tiên nhìn theo quan điểm giới - 10

Nguyễn Đình Chiểu đã ném ra giữa cuộc đời cả một loạt nhân vật: Nguyệt

Nga, Vân Tiên, Tiểu đồng, Hớn Minh, Tử Trực...có thể nói là một đội quân bừng bừng khí thế kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” [ lời tựa cuốn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958]

Nhân vật Lục Vân Tiên ra đời cũng vì lí tưởng cao đẹp đó. Tác giả đã khắc họa lên hình tượng một Lục Vân Tiên luôn mang trong mình một đạo đức cao đẹp thấm nhuần chữ nhân. Nhân vật Lục Vân Tiên được sinh ra trong một gia đình thường dân ở quận Đông Thành. Sự ra đời của Lục vân Tiên là kết quả của quá trình tu nhân , tích đức:

Có người ở quận Đông Thành, Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.

Đặt tên là Lục Vân Tiên,

Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành.

Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác khi hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thi, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liến hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu nổi cản bất bình, nổi giận:

Vân Tiên nổi giận lôi đình, Hỏi thăm lũ nó còn dình nơi nao.

Tôi xin ra sức anh hào,

Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.

Thấy người mắc nạn, Lục Vân tiên liền ra tay:

Vân tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Dẫu chỉ mỗi một mình, bọn cướp thì đông; dẫu trước đó, dân làng hết sức khuyên chàng tuổi trẻ không nê dính vào việc này, e sẽ mang hoạ vào thân, nhưng Lục Vân tiên chủ động đi tìm cướp, đánh tan chúng để cứu người


gặp nạn yếu đuối. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng,

tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Hành động “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” của chành trai Vân Tiên thật đẹp đẽ và mãnh liệt vì đã khắc hoạ được hình ảnh một chàng trai nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “người đều sợ nó có tài khôn đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh thật dũng mãnh, bất chấp bọn cướp bao vây tứ phía. Lục Vân Tiên đã dũng cảm “tả đột, hữu xông”, “khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương”. Theo tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung (Trung Quốc), nhân vật viên tướng trẻ Triệu Vân, còn gọi Triệu Tử Long, đã một mình phá vòng vây của Tào Tháo, bảo vệ được A Đẩu, con của chủ tướng Lưu Bị. Đó là một việc làm hết sức nghĩa hiệp của người anh hùng. Lục Vân Tiên cũng vì việc nghĩa mà ra tay cứu giúp người khi gặp nạn đó là việc làm nhân nghĩa mà người nam nhi anh hùng phải làm. Ngay từ phần mở đầu truyện thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu Vân Tiên là người “Văn đà khởi phụng đằng giao / Võ thêm tam lược lục thao ai bì”. Thì lúc này, chính là cơ hội để chàng thi thố tài năng võ nghệ của mình. Hình ảnh Vân Tiên tung hoành với chiếc gậy trong tay là biểu hiện của sức mạnh phi đầy nam tính. Sức mạnh của chàng trai trẻ đã khiến bọn “lâu la khiếp sợ”: “Lâu la bốn phía vỡ tan / Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay”. Bọn lâu la phải quăng cả vũ khí để chạy tháo thân, còn tên đầu đảng thì:

Phong lai trở chẳng kịp tay,

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

Thế là chỉ một mình, Vân Tiên đã tài giỏi dẹp xong lũ cướp. Khi đánh tan lũ kiến, đàn ong để cứu Nguyệt Nga, con người ấy trở về với thái độ của một môn sinh đạo Khổng biết giữ lễ khi tiếp xúc với phụ nữ:


Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Trong sách Lễ Kí có nói rằng: Nam nữ không được phép ngồi lẫn với nhau, không được dùng chung lược, không được đón tay nhau. Chị dâu em trai của chồng không được nhìn thẳng vào mắt nhau. Phụ nữ phải nghe lời chồng, anh, không có việc lớn thì không được phép nói chen, hay vào nhà lớn. Nữ ăn nhà dưới, nam ăn chiếu trên. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho vì thế nhân vật Lục Vân Tiên là người có học sẽ phải biết phép tắc ứng xử, hơn nữa lại là cách ứng xử giữa nam và nữ. Chàng trai đọc sách thánh hiền sẽ hiểu rằng lễ giáo phong kiến không cho phép người con trai và người con gái có thể đứng nói chuyện trực tiếp với nhau chính vì thế mà chàng từ chối để Kiều Nguyệt Nga ra chào. Vẻ nghiêm nghị đạo mạo quá mức của Lục Vân Tiên trước một người con gái đẹp, thông minh như Kiều Nguyệt Nga khác hẳn với nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ Hải biết tìm đến cái đẹp, trân trọng cái đẹp của nàng Kiều, chủ động tìm Kiều với những nghi thức tôn trọng Kiều nhất (thiếp danh đưa đến lầu hồng), bỏ tiền chuộc Kiều, mà Kiều lúc đó đang là kỹ nữ, loại phụ nữ bị nho gia khinh miệt thì Lục Vân Tiên lại quá giữ lễ, khắc kỉ trước cái đẹp của Kiều Nguyêt Nga. Có lẽ nếp nghĩ nhà nho đã không cho phép Nguyễn Đình Chiểu để nhân vật của mình vượt qua giới hạn của lễ giáo phong kiến?

Trở lại câu chuyện về Lục Vân Tiên, làm xong việc nghĩa, chàng đã khẳng khái từ chối mọi sự đền đáp:

Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Sau khi nghe lời bày tỏ của Kiều Nguyệt Nga, chàng lại càng khẳng định thêm tinh thần nghĩa hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài:

Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.


Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Điều quan trọng hơn, ngay cả sau khi nghe lời Kiều Nguyệt Nga nói về sự đền ơn, Lục Vân Tiên vẫn thành thực với quan niệm sống của mình, trước sau vẫn kiên định với tư tưởng làm việc nghĩa như một phẩm chất bậc anh hùng hảo hán, không đòi hỏi được hưởng ơn huệ, tiền tài vật chất đúng như quan niệm của Nho giáo về người nam nhi, quân tử "thi ân bất cầu báo".

Quan niệm "thi ân bất cầu báo" còn được nhắc đến qua các nhân vật khác trong truyện như vơ chồng ông chài, ông tiều. Khi cứu vớt Lục Vân Tiên, lão chài đã nói những lời thật chí tình:

Ngư rằng:” Lòng lão chẳng mơ, Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn".

Sau khi được thần linh cứu thoát khỏi hang Thương Tòng, đang bơ vơ trong rừng thì được ông tiều giúp đỡ. Vân Tiên và Hớn Minh hứa sẽ báo đáp ơn sâu, ông tiều đã chối từ:

Lão tiều mới nói: "Thôi thôi, Làm ơn mà lại trông người sao hay.

Già hay thương kẻ thảo ngay, Này thôi để lão dắt ngay về nhà"

hay:


Tiều rằng:” Vốn lão tình không, Một mình ngơ ngẩn non tòng hôm mai.

Tấm lòng chẳng muốn của ai, Lánh nơi danh lợi chông gai cực lòng...

Cuộc sống của con người không bao giờ bằng phẳng, cũng như người anh hùng phải trải qua nhiều thử thách trong trường đời để tôi luyện bản thân mới có thể được khẳng định chí khí nam nhi. Nguyễn Đình Chiểu đã đẩy nhân


vật của mình trải nghiệm trong nhiều gian nan thử thách. Trên đường ra ứng

thí, hay tin mẹ từ trần, Lục Vân Tiên đau xót vô cùng, vội quay về lo tang lễ:

Hai hàng lụy ngọc ròng ròng, Tưởng bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

Cánh buồm bao quản gió xiêu, Ngàn trùng biển rộng chín chìu ruột đau.

Thương thay chín chữ cù lao, Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình.

Cuộc thử thách đối với chàng bắt đầu từ đây. Chàng quyết dứt bỏ công danh, vượt qua gian lao vất vả để về chịu tang mẹ bởi hiếu là phận sự, đạo nghĩa của kẻ làm con: "làm con trước phải đền ơn sinh thành". Nhưng rồi điều đó chàng cũng không thực hiện được vậy là: “Lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”. Niềm đau dồn dập đến khi chàng, phần vì đau yếu, phần vì khóc thương mẹ nên bị mù cả hai con mắt:

Ôi thôi con mắt đã mang lấy sầu, Mịt mù nào thấy chi đâu.

Trước cơ nguy biến, Lục Vân Tiên lại gặp anh bạn xấu Trịnh Hâm lập mưu đẩy xuống sông. Chàng may mắn được ngư ông cứu sống. Lục Vân Tiên tìm đến gia đình người vợ đính ước trước khi đi thi là Võ Thể Loan mong có chỗ nương nhờ cho qua cơn hoạn nạn. Nhưng cha con Võ Thể Loan nhẫn tâm bội ước, đem chàng vứt vào hang núi. Chàng lại được ông tiều cứu thoát và đến ở nhờ một ngôi chùa. Triết lí "ở hiền gặp lành" của đạo Phật đã được Nguyễn Đình Chiểu vận dụng để đưa vào nhân vật của mình. Vân Tiên trải qua những thử thách chất chồng nhưng tấm lòng nhân nghĩa, hiếu thảo của chàng đã làm cho trời đất phải động lòng thương cảm. Về sau, được thuốc tiên chữa cho sáng mắt, chàng lại theo đuổi bước đường quan lộ mà mình đã chọn. Vân Tiên thi đỗ trạng nguyên, mục đích của người anh hùng lúc này là phục vụ cho triều đình, trở thành một người anh hùng trung quân báo quốc.


Bằng tài lược và học vấn của mình, nhân vật Lục Vân Tiên đã vạch ra những

điều sai trái của nhà vua khi nghe lời nịnh thần mê hoặc làm cho xã hội rối ren, dân chúng đau khổ, giặc ngoài xâm lược. Cuối cùng, trước cảnh đất nước bị xâm lăng, người nam nhi anh hùng không thể đứng nhìn, họ dốc lòng giúp nước bởi anh hùng vì nước vì đời, đó là tư cách của nam nhi, anh hùng:

Làm trai trong cõi thế gian,

Phù đời giúp nước phơi gan anh hào.

Nói về người anh hùng Lục Vân Tiên trong cuộc thử thách cuối cùng này, Nguyễn Đổng Chi đã nhận xét: " Như vậy, cứu cánh của trí và dũng trước hết là vì dân, vì nước đông thời là vì vua. Người anh hùng không thể nhắm mắt ngồi nhìn những tên cầm quyền gian nịnh đang làm cho nước nghiêng đổ. Nhiệm vụ của người anh hùng là phải xoay chuyển lại cuộc cờ"[4.179]. Như vậy, hành động "cứu khốn phò nguy" lại một lần nữa được người anh hùng thực hiện đúng lúc. Về điểm này, quan niệm về nhân vật anh hùng của Nguyễn Du không như vậy. Từ Hải có cái khí phách hiên ngang của một con người không chịu ép mình vào khuôn khổ của xã hội phong kiến. Với chàng, quan niệm về cuộc sống là "dọc ngang nào biết trên đầu có ai", là " gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo". Hai con người với hai quan điểm dường như trái ngược nhau nhưng họ lại có cùng chung một điểm đó là sư quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Sau cả một hành trình đầu "dâu bể", qua bao thử thách đã tôi luyện tâm hồn con người đầy hoài bão cuối cùng người anh hùng Lục Vân Tiên đã chiến thắng tất cả mọi gian tà, vượt qua được mọi thử thách. Món qua cuối cùng mà tạo hoá sắp đặt là khi chàng được gặp lại Kiều Nguyệt Nga và kết duyên cùng nàng. Vị trạng nguyên cũng không quên sai quân bày tiệc tế lễ khi tưởng chú tiểu đồng đã chết và vui mừng khôn xiết khi tiểu đồng còn sống trở về:

Trạng nguyên khi ấy vui mừng, Tớ thầy sum họp tại nơi Đại Đề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023