Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9


Bảng 4.5 Kiểm định mô hình (2) theo kết quả kiểm toán năm 2016


MCK


Sàn


Tên công ty

Sai phạm theo kết quả kiểm

tóan

Kết quả M tính

theo mô hình

BCI

HOSE

CTCP Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh

0

-2.12309

C32

HOSE

CTCP Đầu Tư Xây Dựng 3-2

0

-0.85115

C47

HOSE

CTCP Xây Dựng 47

0

-0.85151

CDC

HOSE

CTCP Chương Dương

1

-0.86584

CCL

HOSE

CTCP Đầu Tư & Phát Triển Đô Thị Dầu Khí Cửu

Long

1

-2.03027

CTD

HOSE

CTCP Xây Dựng Coteccons

0

-1.28903

DIG

HOSE

TCT Cổ Phần Đầu Tư Phát triển Xây Dựng

1

-1.81741

DXG

HOSE

CTCP DV & XD Địa Ốc Đất Xanh

1

-1.32559

HBC

HOSE

CTCP XD & KD Địa Ốc Hòa Bình

0

-1.81230

HU3

HOSE

CTCP Đầu Tư & Xây Dựng HUD3

0

-0.75705

PTC

HOSE

CTCP Đầu Tư & Xây Dựng Bưu Điện

1

-1.96963

SC5

HOSE

CTCP Xây Dựng Số 5

0

-0.65930

THG

HOSE

CTCP Đầu Tư Và Xây Dựng Tiền Giang

1

-1.36931

TV1

HOSE

CTCP Tư Vấn Xây Dựng Điện 1

0

-1.13746

TV2

HNX

CTCP Tư Vấn Xây Dựng Điện 2

1

-2.33983

VNE

HOSE

TCT Cổ Phần Xây dựng Điện Việt Nam

1

-0.82816

C92

HNX

CTCP Xây Dựng & Đầu Tư 492

1

-0.93093

CTX

HNX

TCT CP Đầu Tư Xây Dựng & TM Việt Nam

1

-1.94976

TKC

HNX

CTCP XD & KD Địa Ốc Tân Kỷ

1

-1.72869

VC2

HNX

CTCP Xây Dựng Số 2

0

-1.43512

VC3

HNX

CTCP Xây Dựng Số 3

0

-1.21898

VC7

HNX

CTCP Xây Dựng Số 7

0

0.59488

VCG

HNX

TCT Cổ Phần XNK & Xây Dựng Việt Nam

1

-0.95538

VE9

HNX

CTCP Đầu Tư Và Xây Dựng VNECO 9

1

-1.82685

BCE

HOSE

CTCP XD & Giao Thông Bình Dương

1

-1.31384

CIG

HOSE

CTCP COMA 18

1

4.24338

HU1

HOSE

CTCP Đầu Tư & Xây Dựng HUD1

0

-0.25689

PXI

HOSE

CTCP XD Công Nghiệp & Dân Dụng Dầu Khí

1

-0.74894

TDC

HOSE

CTCP KD & PT Bình Dương

0

-1.57628

UDC

HOSE

CTCP XD & PT Đô Thị Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

1

-3.01911

CX8

HNX

CTCP Đầu Tư và Xây Lắp Constrexim Số 8

1

-1.13029

DC2

HNX

CTCP ĐT PT - Xây Dựng (DIC) Số 2

1

-2.04956

DC4

HNX

CTCP DIC Số 4

1

-0.78253

DIH

HNX

CTCP Đầu Tư Phát Triển Xây Dựng - Hội An

0

-0.84584

SDH

HNX

CTCP Xây Dựng Hạ Tầng Sông Đà

1

-1.88653

VC6

HNX

CTCP Vinaconex 6

0

-1.23954

VCC

HNX

CTCP Vinaconex 25

0

-0.98897

VCR

HNX

CTCP Đầu Tư & Phát Triển Du Lịch Vinaconex

0

2.71212

VXB

HNX

CTCP Vật Liệu Xây Dựng Bến Tre

0

-1.07427

PVV

HNX

CTCP Đầu Tư Xây Dựng Vinaconex - PVC

1

-1.30481

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

(Nguồn: Tính toán của tác giả)


Ghi chú: Sai phạm theo kết quả kiểm toán nhận giá trị 1 là có sự khác biệt lợi nhuận hoặc khoản mục trọng yếu giữa báo cáo của doanh nghiệp trước và sau, nhận giá trị 0 khi không có sự khác biệt.

Với Mi (Giá trị M ở quan sát thứ i) > Giá trị phân loại M-score tại một ngưỡng phân loại xác định ta đánh dấu doanh nghiệp thứ i có khả năng gian lận.

Vận dụng mô hình M-score của nghiên cứu “ Nhận diện sai phạm báo cáo tài chính ngành nguyên vật liệu 2015” ở Việt Nam. Ngưỡng xác suất được lựa chọn là 1% đến 20% miền phân phối, ứng với giá trị phân loại(-2.32 ; -0,84). Tại giá trị này độ chính xác của mô hình là cao nhất cho phép nhận diện chính xác 79,68% báo cáo tài chính sai lệch theo kết quả kiểm toán.

Với Mi (Giá trị M ở quan sát thứ i) -2.32 = > -0.84 tại một ngưỡng phân loại xác định ta đánh dấu doanh nghiệp thứ i có khả năng gian lận. Công ty có M nằm trong khoảng này thì được đánh dấu là có dấu hiệu sai phạm và ngược lại.

Bảng 4.6. Độ chính xác của mô hình M-score (2) tại ngưỡng 20% với dữ liệu ngành xây dựng 2016.



Kết quả

kiểm toán



Có sai phạm

Không sai

phạm

Mô hình dự

báo

Có sai phạm

15

11

Không sai phạm

11

14

Độ chính xác mô hình

15/26=57.69%

14/26=53.84%

Tổng độ chính xác

29/40=72.5%

Vậy tại ngưỡng xác suất phân loại 20% miền phân phối bên trái tương ứng với giá trị phân loại -0,84, mô hình phân loại đúng 57.69%quan sát có sai phạm và 53.84% quan sát không có sai phạm. Đây là một kết quả cao cho phép nhận diện chính xác tới 72.5%báo cáo tài chính có sai lệch theo kết quả kiểm toán.

Kết quả bước 3: Ngưỡng xác suất được lựa chọn là 20% miền phân phối, ứng với giá trị phân loại -0,84. Tại giá trị này độ chính xác của mô hình là cao nhất cho phép nhận diện chính xác 72.5% báo cáo tài chính sai lệch theo kết quả kiểm toán.


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Khuyến nghị từ mô hình nghiên cứu

5.1.1 Khuyến nghị về vận dụng mô hình Beneish để hỗ trợ cho việc dự đoán khả năng sai sót/gian lận báo cáo tài chính

Bất kỳ thao tác tiêu chuẩn riêng lẻ nào hiện nay đều có thể phát hiện từ 50-70% gian lận trong tất cả các trường hợp. Tuy nhiên theo nhu cầu của các bên thứ 3 luôn mong muốn nâng mức tỷ lệ phát hiện này lên cao hơn nữa.

Ngoài việc áp dụng mô hình Beneish M-Score vẫn có thể áp dụng kết hợp thêm hai mô hình nữa đó là mô hình Altman Z-Score và mô hình P-Score, kết hợp cả ba mô hình trên có thể phát hiện được các thao tác trong báo cáo tài chính, cơ hội phát hiện gian lận lên đến 96,55% báo cáo tài chính (Theo tác giả Igor Pustylnick, 2009). Với xác suất phát hiện như trên việc kết hợp này hoàn toàn giúp cảnh báo cho cơ quan kiểm toán rằng gian lận có tồn tại ở trong báo cáo của một công ty nhưng công việc nhiều hơn vẫn cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên.

5.1.2 Khuyến nghị về các giải pháp hạn chế sai sót/gian lận báo cáo tài chính

Sai sót nói chung và gian lận nói riêng trong báo cáo tài chính nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng biểu hiện tinh vi, là hành vi không thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xả hội. Tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, nguy cơ xuất hiện gian lận trên báo cáo tài chính doanh nghiệp ở rất cao.

5.1.2.1 Đối với công ty

Để hạn chế và phát hiện gian lận, trướ hết cần xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh.

Ngoài ra, để phát hiện gian lận, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp khác như là: thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, hay thiết lập đường dây nóng để thu nhận các thông tin nhanh chóng nhất.

5.1.2.2Đối với kiểm toán viên

Cần tăng cường trách nhiệm của kiểm toán đối với gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính và đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ xét cho đến cùng, một trong những mục tiêu quan trọng của kết quả kiểm toán báo cáo


tài chính là phải nhằm góp phần ổn định thị trường chứng khoán, thông qua việc xác nhận là các báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không. Nếu mục tiêu này không đạt, sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán sẽ không còn cần thiết.

Kiểm toán viên có thể sử dụng mô hình nghiên cứu của tác giả để hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nhằm tiết kiệm chi phí. Các chương trình phần mềm kiểm các xu hướng liên quan đến các tỷ số tài chính, từ đó đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả của cuộc kiểm toán.toán có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để đọc lướt báo cáo tài chính và phân tích.

5.1.2.3Đối với nhà đầu tư

Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nào cũng cần có thêm hiểu biết về kinh tế, tài chính và cả kế toán. Báo cáo của doanh nghiệp cũng cần được theo dòi trong nhiều thời kỳ và xâu chuỗi, thì mới nhìn thấy được sức khoẻ thực sự của doanh nghiệp.

5.1.2.4Đối với quản lý nhà nước

Cần tăng cường xử phạt gian lận báo cáo tài chính. Bộ Tài chính đã lường trước tất cả các hành vi vi phạm trong việc lập báo cáo tài chính có thể xảy ra trong thực tế và đều quy định mức phạt cụ thể, nhưng tính răn đe không cao. Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ nâng mức phạt tối đa đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán lên 30 triệu đồng. “Mức phạt này không thấp, nhưng chưa có tính răn đe nếu không truy tố trước pháp luật đối với hành vi gian lận nhằm trục lợi, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhà đầu tư”, Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam Đặng Văn Thanh bình luận.

Mức chế tài xử phạt hiện nay đối với các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm công bố. Trong trường hợp các cá nhân tổ chức vi phạm làm thiệt hại nhiều tỷ đồng thì mức xử phạt này không đủ để răn đe. Chưa kể kinh tế của Việt Nam đang là kinh tế thị trường lạm phát, các yếu tố vĩ mô thay đổi liên tục nên việc đặt hạn mức là không phủ hợp. Khuyến nghị về thay đổi chế tài xử phạt:

- Đối với phạt hành chính, nên quy định tiền phạt theo tỷ lệ số tiền gây thiệt hại, không nên đặt một hạn mức xác định.

- Trường hợp các nhân hoặc tố chức cố ý làm sai lệch báo cáo tài chính gây thiệt hại nghiêm trọng như thao túng nên có những biện pháp xử lý hình sự.


5.1.2.5Đối với ban quản trị công ty

Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý là trách nhiệm của Ban quản trịcông ty; theo đó, ban quản trị công ty cần có trách nhiệm trong việc ngăn ngừa và hạn chế gian lận báo cáo tài chính. Vì vậy, dựa vào kết quả của nghiên cứu, ban quản trị công ty có thể tập trung nhiều nguồn lực hơn trong việc kiểm soát ban quản lý thông qua các dấu hiệu nhận diện gian lận, nhằm đảm bảo rằng hoạt động của công ty tuân thủ pháp luật, các nghiệp vụ kế toán được ghi chép và xử lý theo đúng chính sách và quy định của Chuẩn mực kế toán, các ước tính kế toán được sử dụng thích hợp và hợp lý, đảm bảo an toàn cho tài sản công ty, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và chủ nợ nhằm tăng sự thu hút của nhà đầu tư và đảm bảo tất cả báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu hoặc không có gian lận.

5.2 Kết luận

Gian lận phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Chính sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã làm phát triển hình thức gian lận mới đó là gian lận của người quản lý, nhân viên đối với người chủ sở hữu. Tuy nhiên đến thế kỷ 20, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán - một trong các kênh huy động vốn hiệu quả nhất của thị trường tài chính thế giới, làm phát sinh nhiều loại gian lận mới được thực hiện bởi một số người trong ban giám đốc, nhân viên, trong đó điển hình vẫn là gian lận trên báo cáo tài chính. Với tình hình gian lận kể trên rất đòi hỏi cần có những phân tích cũng như các nghiên cứu đầy đủ về hình thức gian lận này tuy nhiên hiện nay vấn đề trên mới chỉ dừng lại ở một mức độ rất khiêm tốn.

Thông qua chương 4 sau khi áp dụng mô hình 6 biến với 40 công ty được chọn có tỷ lệ phát hiện gian lận là 72.5% tương ứng 29/40 công ty. Mô hình M-Score có thể được sử dụng nhằm phát hiện sớm một số công ty có khả năng thực hiện các hành vi thao túng trên báo cáo tài chính tại thị trường Việt Nam hiện nay.

Đóng góp của nghiên cứu là xây dựng một mô hình logistic để nhận biết có hay không sai phạm báo cáo tài chính. Mô hình được xây dựng dựa trên số liệu báo cáo tài chính các công ty ngành xây dựng giai đoạn 2012- 2015 và kiểm định độ chính xác với số liệu các công ty ngành này năm 2016. Sau khi tính toán và phân tích các biến có ảnh hưởng đến sai phạm báo cáo tài chính là, tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng và tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh . Mô hình có độ chính xác lên tới 72.5%


Như vậy, kết quả nghiên cứu đã phần nào cung cấp được dấu hiệu nhận diện gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội . Tuy nhiên, nghiên cứu cũng gặp một số hạn chế cần được khắc phục trong các nghiên cứu trong tương lai, chẳng hạn cở mẫu tương đối nhỏ, số lượng biến giải thích tương đối ít và bài viết chỉ thực hiện giới hạn ở báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ngành xây dựng.

Kết quả thực nghiệm đã phản ánh khách quan sự tác động của các tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng và tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

Đầu tiên, ngoài tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng và tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.

Thứ hai, trong bài nghiên cứu, tác giả chỉ ra được tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng và tỷ số biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh sẽ gây ra khả năng sai sót số liệu trên báo cáo tài chính, nhưng chưa chỉ ra được giá trị bao nhiêu là hợp lý.

Thứ ba, nghiên cứu chưa xây dựng được ngưỡng M-Score cho ngành xây dựng ở Việt Nam

Đó cũng là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Beneish, M. (1997). Detecting GAAP violation: Implications for assessing earnings manage- ment among firms with extreme financial performance. Journal of Accounting and Public Policy, 16(3), page 271–309, USA.

• Beneish, M. (1999). Incentives and penalties related to earnings overstatements that violate GAAP. The Accounting Review, 74(4), page 425–457, USA.

• Burcu Dikmen, Güray Küçükkocaoğlu (2010), The Detection of Earnings Manipulation: The Three Phase Cutting Plane Algorithm using Mathematical Programming. Journal of Forecasting, 2010, Vol. 29, No. 5, Pages 442-466.

• Chuẩn mực kiểm toán số 240: Trách nhiệm của kiểm toán viên liênquan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, Bộ Tài chính ban hành ngày 6 tháng 12 năm 2012.

• Hoàng Khánh, Trần Thị Thu Hiền (2015), Phát hiện sai phạm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết , Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 218(II) tháng 8, năm 2015, trang 42-29.

• Nguyễn Cao Văn (2012), Giáo trình Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

• Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014), Nghiên cứu về sai sót báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng.

• Nguyễn Thị Uyên Phương (2014), Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

• Phạm Thị Bích Vân (2013), Các cách đo lường sự trung thực của chỉ tiên lợi nhuận, Tạp chí ngân hàng số 1 tháng 1 năm 2013, trang 39-43.


PHỤ LỤC

Phụ lục A: Danh mục các công ty đã thu thập số liệu


ST

T

MCK

Sàn giao dịch

Tên công ty

1

BCI

HOSE

CTCP Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh

2

C32

HOSE

CTCP Đầu Tư Xây Dựng 3-2

3

C47

HOSE

CTCP Xây Dựng 47

4

CDC

HOSE

CTCP Chương Dương

5

CCL

HOSE

CTCP Đầu Tư & Phát Triển Đô Thị Dầu Khí Cửu Long

6

CTD

HOSE

CTCP Xây Dựng Coteccons

7

DIG

HOSE

TCT Cổ Phần Đầu Tư Phát triển Xây Dựng

8

DXG

HOSE

CTCP DV & XD Địa Ốc Đất Xanh

9

HBC

HOSE

CTCP XD & KD Địa Ốc Hòa Bình

10

HU3

HOSE

CTCP Đầu Tư & Xây Dựng HUD3

11

PTC

HOSE

CTCP Đầu Tư & Xây Dựng Bưu Điện

12

SC5

HOSE

CTCP Xây Dựng Số 5

13

THG

HOSE

CTCP Đầu Tư Và Xây Dựng Tiền Giang

14

TV1

HOSE

CTCP Tư Vấn Xây Dựng Điện 1

15

TV2

HNX

CTCP Tư Vấn Xây Dựng Điện 2

16

VNE

HOSE

TCT Cổ Phần Xây dựng Điện Việt Nam

17

C92

HNX

CTCP Xây Dựng & Đầu Tư 492

18

CTX

HNX

TCT CP Đầu Tư Xây Dựng & TM Việt Nam

19

TKC

HNX

CTCP XD & KD Địa Ốc Tân Kỷ

20

VC2

HNX

CTCP Xây Dựng Số 2

21

VC3

HNX

CTCP Xây Dựng Số 3

22

VC7

HNX

CTCP Xây Dựng Số 7

23

VCG

HNX

TCT Cổ Phần XNK & Xây Dựng Việt Nam

24

VE9

HNX

CTCP Đầu Tư Và Xây Dựng VNECO 9

25

BCE

HOSE

CTCP XD & Giao Thông Bình Dương

26

CIG

HOSE

CTCP COMA 18

27

HU1

HOSE

CTCP Đầu Tư & Xây Dựng HUD1

28

PXI

HOSE

CTCP XD Công Nghiệp & Dân Dụng Dầu Khí

29

TDC

HOSE

CTCP KD & PT Bình Dương

30

UDC

HOSE

CTCP XD & PT Đô Thị Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

31

CX8

HNX

CTCP Đầu Tư và Xây Lắp Constrexim Số 8

32

DC2

HNX

CTCP ĐT PT - Xây Dựng (DIC) Số 2

33

DC4

HNX

CTCP DIC Số 4

34

DIH

HNX

CTCP Đầu Tư Phát Triển Xây Dựng - Hội An

35

SDH

HNX

CTCP Xây Dựng Hạ Tầng Sông Đà

36

VC6

HNX

CTCP Vinaconex 6

37

VCC

HNX

CTCP Vinaconex 25

38

VCR

HNX

CTCP Đầu Tư & Phát Triển Du Lịch Vinaconex

39

VXB

HNX

CTCP Vật Liệu Xây Dựng Bến Tre

40

PVV

HNX

CTCP Đầu Tư Xây Dựng Vinaconex - PVC


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022