Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 10


Bà Đào Thị Lân, sinh năm 1930 (Canh Ngọ), tại Hoàng Hà, tổng Đào quán huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, là con thứ hai của ông Điển và bà Chúc. Lúc nhỏ được đi học hết tiểu học. Năm 1948 ra Hà Nội ở giúp việc ông bà Nhã rồi làm công nhân Sở Lục lộ Hà Nội.

Năm 1950 lấy chồng tên là Nguyễn Văn Chấn, sinh năm 1925 (ất Sửu) quê ở làng Phần Lâm xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Hai ông bà sinh sống ở Hà Nội đến 1954 về quê quán làm ruộng.

Ông bà sinh được 5 người con: 4 gái và 1 trai:


1. Nguyễn Thị Ngân SN 1956 lấy chồng ở quê.


2. Nguyễn Thị Nhật SN 1958


3. Nguyễn Thị Nguyệt SN 1960 chồng là Lập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


4. Nguyễn Thị Cẩm SN chồng là Vương.

Nhà có gia phả như Nước có quốc sử - 10


(Con thứ ba và tư hiện nay lấy chồng cùng con cái làm ăn tại thị xã Pleiku, Gia

Lai.


5. Con út (trai): Nguyễn Tiến Xứng, sinh năm 1972 đã mất tháng 01-2003, vợ

là: Thị Luận. Sinh được 2 con trai (sinh năm 1991 và 1993).


3. Đào Ngọc Lâm


Ông Đào Ngọc Lâm, sinh năm 1932 (Nhâm Thân) tại Bắc Giang. Từ 1942 ở với ông bà Nhã. Lúc nhỏ được ăn học đến hết tiểu học. Kháng chiến toàn quốc 12-1946 thôi học về quê tản cư 1949, gia đình ông Nhã mở cửa hàng cho thuê và sửa chữa xe đạp tại 43 phố Cửa Bắc, Hà Nội. Ông Lâm vừa học sửa chữa xe vừa trông nom cửa hàng cùng bà Nhã. Khi ông Nhã mở hiệu chụp ảnh ở 130 Quan Thánh, ông Lâm chuyển sang học nghề ảnh và cùng làm với gia đình ông Nhã.

Năm 1953 ông bà Nhã cưới vợ cho ông Lâm đến 1954 sinh con đầu lòng thì ở riêng. Năm 1959 ông Lâm được tuyển làm nhân viên nhiếp ảnh của Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Sơn La. Trong quá trình công tác ông được điều động về làm việc tại phòng Văn hóa huyện Mộc Châu, rồi thị xã Sơn La, cuối cùng về làm cửa hàng trưởng nhiếp ảnh huyện Thuận Châu cho đến năm 1986 thì nghỉ hưu.

Ông Lâm có 1 nhược điểm từ nhỏ: 1 chân to, 1 chân bé (bị teo) đi lại khó khăn nhưng có đôi tay khéo làm nghề gì cũng thông thạo như sửa chữa xe đạp - chụp ảnh in ảnh rất đẹp là người thợ ảnh giỏi.

Trong công tác chuyên môn nghề nghiệp làm ăn cũng như các công việc lao động khác trong cuộc sống, ông Lâm rất cần cù chịu khó - có tính tổ chức và kỷ luật cao, thời kỳ ở Thuận Châu, Tây Bắc dân thị trấn gọi ông là cái "đồng hồ" của Thuận Châu vì thấy ông đi về làm việc ở cơ quan rất đúng giờ không bao giờ chậm trễ.

Con đông, ông chăm lo tổ chức tăng gia sản xuất trồng rau, chăn nuôi trong gia đình, phân công lao động các con vẫn đảm bảo thời gian học hành vừa làm việc thêm, cải thiện đời sống trong khi đồng lương cung cấp của ông bà có hạn. Ông bà đã nuôi được 9 con ăn học, trưởng thành.

Đến năm 1990 ông chuyển hộ khẩu gia đình về Hà Nội hiện nay ở 62 phố Phó Đức Chính. Trải qua công tác kháng chiến, ông được Nhà nước tặng thưởng 1 huân chương kháng chiến hạng 2.

1 huy chương chiến sĩ văn hóa.


Nhiều bằng, giấy khen của cấp tỉnh, huyện.


Vợ: Cao Thị Đức


Bà Cao Thị Đức, sinh năm 1933 (năm Quý Dậu) gốc Hà Nội. Cụ ngoại và gia đình bên ngoại hiện nay ở số 62 phó Phó Đức Chính, Hà Nội. Tuổi nhỏ ở nhà làm việc nội trợ và buôn bán vặt. Năm 1965 cùng chồng lên Tây Bắc bà được tuyển làm giáo viên trường Mẫu giáo thị trấn huyện Mộc Châu và Thuận Châu - Sơn La.

Vừa công tác vừa kết hợp tăng gia và buôn bán vặt để thêm thu nhập gia đình đảm bảo nuôi các con ăn học.

Quá trình công tác Bà được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng 3 và nhiều giấy khen của huyện và tỉnh Sơn La.

Bà nghỉ hưu năm 1982 và cùng ông chuyển hộ khẩu về Hà Nội hiện ở 62 phố Phó Đức Chính.

Ông bà sinh được 9 người con (3 trai, 6 gái):


1. Đào Thị Kim Dung SN 1955


2. Đào Bích Ngọc SN 1956


3. Đào Quỳnh Hương SN 1958


4. Đào Ngọc Tuấn SN 1961


5. Đào Anh Tú SN 1963


6. Đào Tố Uyên SN 1965


7. Đào Thu Thủy SN 1969


8. Đào Anh Dũng SN 1971


9. Đào Lan Anh SN 1972.


4. Đào Thị Liên (1934 - 1938)



Chúc.


Đào Thị Liên, sinh năm 1934 có tên gọi là Côi, con út của ông Điển và bà


Sau khi ông Điển mất khoảng 4, 5 tháng thì Đào Thị Liên mới ra đời không biết

mặt bố. Cả nhà rất thương. Cụ Điều gọi tên là cháu Côi mà không gọi theo khai sinh là vì thế. Khi bà Điển đến ngày trở dạ đẻ, đau bụng nhiều, gia đình sợ khó khăn nên đã tổ chức đưa lên bệnh viện thị xã Sơn Tây. Phương tiện đi bằng thuyền nan của nhà, do ông Mô lái, cùng đi có Bà Đường, bà Cún (người giúp việc, bây giờ là bà Sự), Cụ Điều và

ông Đọn (bơi hoặc kéo dây thuyền). Thuyền ngược gần đến bến tỉnh (ngang Phù Xa) thì bà Điển đẻ (không kịp đến bệnh viện) cụ Điều, bà Đường đỡ lấy (có sự giúp đỡ của người địa phương làng bờ sông). Chiều hôm ấy, mẹ tròn con vuông, cả nhà mừng vui xuôi thuyền về nhà.

Đào Thị Liên lớn lên rất ngoan và rất xinh đẹp trong sự chăm sóc của toàn gia đình. Năm 1940 có dịch đau màng óc. Đào Thị Liên bị sốt cao, co giật, mặc dù được điều trị bằng mọi cách (đông y, tây y) nhưng không qua khỏi và đã mất. Cả nhà vô cùng thương tiếc.

Hiện nay không còn mộ chí.

II. Các con của ông Mô và bà Cún


1. Đào Thị Mão


Bà Đào Thị Mão sinh năm 1927 (Đinh Mão) là con đầu của ông Đào Văn Mô và Bà Doãn Thị Cún. Bị kém mắt từ hồi 3-4 tuổi (gọi là mắt hiếng, phải nhìn rất gần và nghiêng một bên, không nhìn thẳng được) bà không học hành được, chỉ làm việc lao động trong gia đình.

Khoảng tuổi 25 - 26 lấy chồng làm lẽ một người ở thôn Vĩnh Thọ tên là Tập (người vợ cả không có con). Nhưng được một thời gian bà Mão ốm và từ trần sau 1 lần sinh con chết.


2. Đào Văn Mẫn (1929 - 1968)


Ông Đào Văn Mẫn, sinh năm 1929 là con thứ 2 của ông Đào Văn Mô và bà Doãn Thị Cún, mất ngày 19-8 Mậu Thân (1968) tại mặt trận B5 (Bắc quảng trị); là liệt sĩ chống Mỹ, thọ 40 tuổi. Phần mộ hiện nay ở nghĩa trang liệt sĩ xã Vân Cốc. Vợ: Vũ Thị Thảo sinh năm 1928, thôn Vĩnh Phúc xã Vân Phúc.

Ông Bà Mẫn, Thảo sinh được 2 người con gái.


1. Đào Thị Hiền


2. Đào Thị Lành.


Ông Mẫn thuở nhỏ đi học trường tiểu học Vĩnh Thọ, xong ở nhà làm nông

nghiệp.


Năm 1951 nhập ngũ vào bộ đội chiến đấu chống Pháp. Sau khi miền Bắc giải

phóng, ông phục viên về gia đình năm 1959, với quân hàm thượng sĩ ông tham gia công tác ở địa phương và được tuyển làm cán bộ thu mua của Hợp tác xã mua bán huyện Quảng Oai (Ba vì) Sơn Tây, sau ít lâu chuyển công tác về hợp tác xã mua bán huyện Phúc Thọ.

Năm 1966 ông được gọi tái ngũ vào bộ đội đánh Mỹ. Năm 1968, được biên chế làm trưởng ban hành chính 1 trung đoàn, Sư 330, (quân hàm trung úy). Đơn vị chiến đấu ở chiến trường B5 (Bắc Quảng trị).

Ngày 10 tháng 10-1968 ông bị hy sinh trong một trận máy bay B52 của Mỹ oanh tạc vào đội hình đơn vị, thi hài ông được chôn cất ở nghĩa trang liệt sĩ xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Năm 1995, con rể là Nguyễn Văn Đạt cùng gia đình đã vào Vĩnh Linh tìm hài cốt và chuyển đưa về quy tụ vào nghĩa trang liệt sĩ Vân Cốc của quê nhà.


Vợ Vũ Thị Thảo


Bà Vũ Thị Thảo, sinh năm 1928, người thôn Vĩnh Thọ, xã Vân Phúc, làm nông nghiệp. Trong khi chồng công tác xa và đi chiến đấu, một mình bà phải trông nom mẹ chồng già, và nuôi hai con ăn học gặp nhiều khó khăn. Bà rất đảm đang phấn đấu, làm việc đồng bãi cũng như tăng gia sản xuất, chăn nuôi trong vườn nhà để đảm bảo cuộc sống của gia đình. Bà đã có tinh thần chịu đựng rất cao để vượt qua những tổn thất, càng ngày càng chồng chất đến với bà: 1968, chồng hy sinh ngoài mặt trận.

- Năm 1978 con gái thứ hai Đào Thị Lành, 15 tuổi là một học sinh ngoan, bị ốm

chết.


- Năm 1985, 1 cháu ngoại con trai bị chết bỏng khi mới 4 tuổi.


- Năm 1993, mẹ chồng chết (tuổi già).


- Năm 1987 con gái đầu Đào Thị Hiền chết.


Sau cơn đau quặn thận tại bệnh viện quân y 354. Hiện nay bà sống một mình là

vợ liệt sĩ cô đơn ở nhà vườn cũ của ông bà Mô để lại.


3. Đào Thị Mai


Bà Đào Thị Mai, sinh năm 1931 là con thứ 3 của ông Mô và bà Cún.

Lúc nhỏ ở nhà làm ruộng vườn. Lớn lấy chồng người cùng làng tên là Đỗ Văn Thuổi. Năm 1960 cả gia đình đi định cư vùng kinh tế mới. ở Chí Cao (xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), làm nông nghiệp.

Ông bà sinh được 9 người con:


1. Đỗ Văn Cầu SN 1953


2. Đỗ Văn An SN 1955


3. Đỗ Thị Hoa SN 1958


4. Đỗ Thị Hồng SN 1960


5. Đỗ Thị Cường SN 1964


6. Đỗ Thị Hương SN 1967


7. Đỗ Thị Hợi SN 1970


8. Đỗ Thị Hòa SN 1973


9. Đỗ Thị Thuận SN 1976


Tình hình cuộc sống của gia đình nơi định cư mới rất ổn định phát triển tốt, có nhiều cháu chắt, nội ngoại quây quần.


4. Đào Văn Mạc (1934 - 1971)


Ông Đào Văn Mạc, sinh năm 1934, là con thứ tư của ông bà Mô, mất ngày 29-8 Tân Hợi (1971), hưởng dương 38 tuổi.

Vợ Đặng Thị Thường, người làng Vĩnh Phúc, xã Văn Phúc, sinh năm 1936. Ông bà sinh được 2 người con:

1. Đào Minh Khai SN 1959


2. Đào Thị Hội SN 1962.

Ông Mạc tuổi nhỏ bị đau mắt, khoảng 3-4 tuổi phải về bệnh viện mắt để mổ và điều trị, nên kết quả thị lực kém, học hành bị hạn chế. ở nhà làm lao động sản xuất là chủ yếu. Năm 1954 nhập ngũ vào bộ đội, đến năm 1956 ra quân.

Năm 1966 hai vợ chồng đi định cư làm ăn ở vùng kinh tế mới: xã Hương Cần 98-1966), huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Năm 1971 ông Mạc từ trần do bị bệnh phổi (ngày mất: 29-8 âm lịch Tân Hợi), mộ phần hiện nay ở xã Hương Cần, Thanh Sơn.

Vợ Đặng Thị Thường


Bà Thường người làng Vĩnh Phúc, xã Vân Phúc là người phụ nữ đảm đang: sản xuất giỏi, nội trợ giỏi. Hai lần sinh con đều phải mổ thai. Chồng ốm đau, bà hết lòng chăm sóc thuốc thang, khi ông qua đời, một mình bà nuôi dạy con cái trưởng thành ngày nay: Kinh tế ổn định, được 5 cháu nội và 3 cháu ngoại.


5. Đào Thị Ngọ


Bà Đào Thị Ngọ là con thứ năm của ông bà Mô, sinh năm 1942. Công nhân nghỉ hưu.

Nhà ở hiện nay: Ngõ 6, phố Lê Lợi thị xã Sơn Tây, chồng: nguyễn Văn Tôn, sinh năm 1915 ở Bình Định, đảng viên từ 1949, cán bộ nghỉ hưu 1977, mất ngày tháng năm 1985 (mồng 2 tết ất Sửu). Ông bà sinh được 3 người con:

1. Nguyễn Văn Ngộ, lao động tự do (có xe công nông).


2. Nguyễn Thị Nghệ, có cửa hàng bán phụ tùng lắp ống nước ở phố cửa Tiền, Sơn Tây.

3. Nguyễn Văn Nghị, lao động tự do


Bà Ngọ tuổi nhỏ được học hành ít, lao động làm việc nhà là chính và làm đồng bãi ở quê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022