Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Phương Pháp Tài Khoản Kế Toán

- Sử dụng để ghi sổ, chỉ đạo nghiệp vụ (cung cấp thông tin cho chỉ đạo nghiệp vụ, phân loại chứng từ, lập định khoản kế toán tương ứng với nội dung chứng từ và ghi sổ kế toán).

- Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán.

- Lưu trữ chứng từ (theo thời gian quy định), huỷ chứng từ (khi hết hạn lưu trữ).

2.3.2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ

Kế hoạch luân chuyển chứng từ là trình tự được thiết lập sẵn cho quá trình vận động của mỗi loại chứng từ nhằm phát huy đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ. Kế hoạch luân chuyển chứng từ có thể không giống nhau giữa các đơn vị do sự khác nhau về đặc điểm kinh doanh, tổ chức sản xuất, quy mô nghiệp vụ, tình hình tổ chức hệ thống thông tin trong nội bộ đơn vị... nhưng nhìn chung mọi kế hoạch luân chuyển chứng từ cần được xây dựng trên cơ sở chế độ chứng từ của Nhà nước, đồng thời phải có sự điều chỉnh thích hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị.

- Nội dung cơ bản của kế hoạch luân chuyển chứng từ:

+ Xác định các khâu vận động của chứng từ.

+ Xác định nội dung công việc và độ dài thời gian của từng khâu.

+ Xác định người chịu trách nhiệm trong từng khâu.

- Phương pháp lập kế hoạch:

+ Lập riêng cho từng loại chứng từ, xây dựng các chu trình luân chuyển cá biệt.

+ Lập chung cho tất cả các loại chứng từ.


NỘI DUNG ÔN TẬP


I. LÝ THUYẾT

A. Câu hỏi tự luận

Câu 1. Trình bày khái niệm của phương pháp chứng từ kế toán . Ý nghĩa của phương pháp chứ ng từ kế toán.

Câu 2. Trình bày khái niệm chứ ng từ kế toán. Tính chất pháp lý của chứng từ.

Câu 3. Trình bày phân loại chứng từ kế toán theo các tiêu thức phân loại: Theo địa điểm lập, theo nội dung kinh tế, theo công đụng, theo số lần ghi nghiệp vụ trên chứng từ, theo mức độ khái quát và theo tính cấp bách của nghiệp vụ.

Câu 4. Thế nào là môt chứ ng từ kế toán hơp

lê,̣ hơp

pháp ?

Câu 5. Nêu các yếu tố cơ bản trên mỗi bản chứng từ. Cho ví dụ minh họa. Câu 6. Nêu các yếu tố bổ sung của chứng từ. Cho ví dụ minh họa.

Câu 7. Nếu thiếu các yếu tố bổ sung chứng từ kế toán có được coi là hợp pháp, hợp lệ không?

Câu 8. Trình bày trình tư ̣ xử lý luân chuyển chứ ng từ kế toán.


B. Câu hỏi đúng sai

Những nhận định sau đúng hay sai và giải thích

Câu 1. Kế toán không nhất thiết phải ghi định khoán kế toán trên chứng từ.

Câu 2. Tên và chữ ký của người lập chứng từ bắt buộc phải ghi rò trên chứng từ Câu 3. Chứng từ mệnh lệnh không chứng minh được nghiệp vụ đã xảy ra.

Câu 4. Chứng từ thủ tục kế toán không thể dùng để ghi sổ vì nó không phải chứng từ gốc.

Câu 5. Chứng từ một lần cần được hủy ngay sau khi ghi sổ xong.

Câu 6. Ngày tháng của chứng từ và ngày tháng ghi sổ chứng từ đó phải trùng khớp. Câu 7. Kế toán không được tẩy xóa các chỉ tiêu trên chứng từ.

Câu 8. Mỗi nghiệp vụ kinh tế chỉ được thể hiện trên một bản chứng từ. Câu 9. Mỗi nghiệp vụ kinh tế có thể được phản ánh trên một bộ chứng từ.


C. Câu hỏi trắc nghiệm

Lựa chọn câu trả lời tối ưu nhất cho các câu sau:

Câu 1. Chứ ng từ kế toán:

A. Là cơ sở để giải quyết tranh chấp, khiếu naị đến thông tin kế toán

B. Là cơ sở để ghi sổ sách

C. Là căn cứ xác định trách nhiệm vật chất đối với các đối tượng có liên quan đến nhiệm vụ kinh tế phát sinh

D. Cả A, B và C

Câu 2. Yếu tố nào sau đây là yếu tố bổ sung của chứ ng từ kế toán:

A. Thời gian phát sinh nghiêp

vu ̣kinh tế

B. Điṇ h khỏan nghiêp vu ̣kinh tế

C. Nôi

dung của nghiêp

vu ̣kinh tế

D. Tên của chứ ng từ Câu 3. Chứ ng từ kế toán đươc


lâp


trưc


tiếp ngay khi nghpiêvu


̣kinh tế phát sinh đươc


goị :là

A. Chứ ng từ mêṇ h lêṇ h

B. Chứ ng từ ghi sổ

C. Chứ ng từ gốc

D. Chứ ng từ tổng hơp̣

Câu 4. Nôi

dung công viêc

kiểm tra chứ ng từ kế toán gồm :

A. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thưc̣ , đầy đủ các chỉ tiêu, tính hợp pháp, hơp lê của nghiệp vụ kinh tế ghi trên chứng từ

B. Kiểm tra số liêu

ghi trên chứ ng tư

C. Kiểm tra viêc̣

D. Tất cả các nôi

bảo quản chứ ng tư dung trên

Câu 5. Theo quy điṇ h, chứ ng từ kế toán:

A. Chỉ được phép lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh

B. Có thể lập được hai nếu bị mất

C. Được lập khi có yêu cầu của các bên liên quan

D. Cả ba phương án trên đều sai

Câu 6. Chứ ng từ kế toán hơp

lê:

A. Chỉ cần ghi các thông tin cơ bản

B. Phải được ghi đầy đủ tất cả thông tin có trên chứng từ

C. Có thể sửa chữa nếu sai sót

D. Không có đáp án đúng

Câu 7. Khi phân loaị chứ ng từ theo mứ c đô ̣phản ánh, chứ ng từ đươc

A. Chứ ng từ bên trong và chứ ng từ bên ngoài

B. Chứ ng từ gốc và chứ ng từ tổng hơp̣


chia thành:

C. Chứ ng từ tổng hơp

và chứ ng từ thưc

hiên

D. Cả ba phương án đều sai

Câu 8. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toá n:

A. Người lâp chứ ng tư

B. Người ký duyêṭ chứ ng từ

C. Những người ký tên trên chứ ng tư

D. Tất cả các đối tươn

g trên

Câu 9. Nôi

dung nghiêp

vu ̣kinh tế phản ánh trên chứ ng từ là cơ sở để :

A. Quy trách nhiêm

vâṭ chất đối v ới các đối tượng có liên quan

B. Điṇ h khoản kế toán và kiểm tra tính hơp

C. Phân biêṭ các chứ ng từ kế toán

D. Cả A và B

Câu 10. Câu nào sau đây không đúng:

pháp của nghiêp vu

A. Kế toán không nhất thiết phải ghi điṇ h khoản trên chứ ng tư

B. Tên và chữ ký của người lâp

chứ ng từ phải đươc

ghi trên chứ ng tư

C. Chứ ng từ mêṇ h lêṇ h chứ ng minh nghiêp vu ̣kinh tế đã xaỷ ra

D. Kế toán không đươc sử a chữa sai sót trên chứ ng tư

Câu 11. Trình tự xử lý, luân chuyển chứ ng từ kế toán áp duṇ g:

A. Cho từ ng đối tương kế toań cu ̣thể

B. Thống nhất chung cho các đối tươn

C. Thống nhất chung cho các đối tươn

g kế toán là tài sản

g kế toán là nguồn vốn

D. Thống nhất chung cho tất cả các đối tươṇ Câu 12. Khi viết sai chứ ng từ kế toán, kế toán phải:

g kế toán

A. Sử a sai số liêu

đã ghi sai bằng mưc

thường

B. Xé bỏ chứng từ đã viết sai

C. Hủy bỏ chứng từ bằng cách gạch chéo và chứng từ đã viết s ai

D. Xóa số liệu đã ghi sai, ghi laị số liêu

đúng bằng mưc đo

Câu 13. Nôi

dung của kế hoac̣ h luân chuyển chứ ng từ gồm :

A. Loại chứng từ luân chuyển

B. Thời gian luân chuyển giữa các bô ̣phâṇ

C. Trình tự luận chuyển của chứ ng từ qua các bô ̣phân

D. Tất cả nôi

dung trên

Câu 14.Tất cả các liên của chứ ng từ :

A. Có nội dung giống nhau

B. Đều đươc

xé khỏi cuống và giao cho các cá nhân , đơn vi ̣có liên quan

C. Không bắt buôc

D. Cả A, B và C

phải có đầy đủ tất ca

cac

̃ ký của các cá nhân có liên quan

Câu 15. Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc của bản chứng từ:

A. Tên chứng từ

B. Phương thức thanh toán

C. Thời gian lập bản chứng từ

D. Quy mô của nghiệp vụ E. Cả (A), (B), (C), (D) F. Cả (A), (C), (D)

Câu 16. Chứng từ kế toán có thể sử dụng khi hạch toán tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa gồm:

A. Phiếu xuất kho

B. Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng

C. Phiếu thu, giấy báo Có

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 17. Khi xuất kho sản phẩm bán cho khách hàng, giá ghi trên phiếu xuất kho là

A. Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng

B. Giá bán bao gồm cả thuế giá trị gia tăng

C. Giá vốn

D. Không phải các loại giá trên

II. BÀI TẬP


Bài 1

Cho mẫu chứng từ hóa đơn sau:


HÓA ĐƠN


Mẫu số : 01 GTKT3/001

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên: ..........

Ký hiệu :....../......

Ngày….tháng… năm…. Số:….

Đơn vị bán hàng: ..........................................................................................................

Địa chỉ: ................................................... Số tài khoản:..............................................

Số điện thoại :…………………………. Mã số thuế: …………………………...... Họ và tên người mua hàng: ..........................................................................................

Đơn vị:..........................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................... Số tài khoản:..............................................

Hình thức thanh toán:………………….. Mã số thuế:………………………………


STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

(đồng)

Thành tiền

(đồng)

A

B

C

1

2

3 = 1x2



















Cộng tiền hàng:

Thuế suất thuế giá trị gia tăng: %. Tiền thuế giá trị gia tăng

Tổng cộng tiền thanh toán:

Số tiền viết bằng chữ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguyên lý kế toán - 5


Người mua hàng (Ký, ghi rò họ tên)

Người bán hàng (Ký, ghi rò họ tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rò họ tên và đóng dấu)


Yêu cầu:

- Hãy chỉ ra các yếu tố bắt buộc và các yếu tố bổ sung trên mẫu hóa đơn trên.

- Hãy đưa ra một ví dụ về nghiệp vụ kinh tế phù hợp để phản ánh trên mẫu hóa đơn đó.

Bài 2

Ngày 10/09/2014 Công ty Cổ phần May Nam Định, địa chỉ: Số 10 Hàn Thuyên,

TP – Nam Định đã chi tiền mặt tạm ứng tiền công tác phí cho nhân viên Nguyễn Tuệ Anh – Phòng Kinh doanh Công ty, số tiền: 5.000.000 đồng.

Yêu cầu:

Lập phiếu chi tại Công ty Cổ phần May Nam Định (theo mẫu chứng từ cho sau đây). Hãy bổ sung thêm các thông tin cần thiết.

Mẫu phiếu chi


Đơn vị:.............................

Địa chỉ: ..........................

Mẫu số: 02-TT

(Ban hành theoQĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)


PHIẾU CHI Quyển số:....

Ngày ....... tháng...... năm........

Số:........................

Nợ: .....................

Có:........................

Họ và tên người nhận tiền: .................................................................... Địa chỉ:...................................................................................................

Lý do chi: ..............................................................................................

Số tiền:............................... (Viết bằng chữ ...........................................)

Kèm theo:............................................................................. Chứng từ gốc

Ngày.....tháng....năm......

Giám đốc (Ký, họ tên và đóng dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

Người lập phiếu

(Ký, họ tên)

Người nhận tiền

(Ký, họ tên)


Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ .........................................................

+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): ....................................................

+ Số tiền quy đổi:....................................................................................

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


3.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán

3.1.1. Khái niệm

Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán.

3.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán

Phương pháp tài khoản kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị, cũng như trong công tác kế toán cụ thể là:

- Thông qua phương pháp tài khoản kế toán đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục và có hệ thống về từng đối tượng kế toán phục vụ công tác quản lý.

- Phương pháp tài khoản kế toán với các phương pháp ghi chép phản ánh các hoạt động kinh tế vào các tài khoản kế toán là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh tế và nguyên nhân biến động của các đối tượng kế toán. Cho phép hệ thống hóa số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để lập các báo cáo kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong đơn vị đề điều hành hoạt động của đơn vị và cung cấp thông tin cho các tổ chức, các cá nhân bên ngoài để điều chỉnh mối quan hệ giữa họ với đơn vị.

3.2. Tài khoản kế toán

3.2.1. Khái niệm

Tài khoản kế toán là một phương tiện của kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của các chủ thể quản lý.

Mỗi đối tượng kế toán, người ta dùng một tài khoản kế toán để phản ánh. Mỗi tài khoản chỉ quản lý, theo dòi, phản ánh một đối tượng kế toán duy nhất. Nói cách khác tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh. Nó giúp kế toán phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.

3.2.2. Phân loại tài khoản kế toán

3.2.2.1. Phân loại tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế

a. Tài khoản phản ánh tài sản: Dùng để phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản của đơn vị, gồm có:

- Tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn.

- Tài khoản phản ánh tài khoản dài hạn.

b. Tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản: gồm có các nhóm

- Tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu.

- Tài khoản phản ánh công nợ phải trả.

c. Tài khoản phản ánh doanh thu từ hoạt động kinh doanh Bao gồm các loại tài khoản:

- Tài khoản phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Tài khoản phản ánh doanh thu hoạt động tài chính

- Tài khoản phản ánh thu nhập khác

d. Tài khoản phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh Bao gồm các loại tài khoản

- Tài khoản phản ánh chi phí sản xuất (tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản chi phí sản xuất chung).

- Tài khoản phản ánh chi phí ngoài sản xuất (tài khoản Chi phí bán hàng, tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, tài khoản chi phí tài chính, tài khoản chi phí khác).

3.2.2.2. Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu của tài khoản

Công dụng của tài khoản được biểu hiện ở số liệu ghi chép trên tài khoản đó phản ánh những chỉ tiêu kinh tế gì, có tác dụng kiểm tra giám sát như thế nào đối với tình hình thực hiện những chỉ tiêu kinh tế đó. Kết cấu tài khoản kế toán là nguyên tắc ghi chép Bên Nợ, Bên Có và số dư của tài khoản kế toán.

Phân loại tài khoản kế toán theo công dụng và kết cấu là căn cứ vào công dụng của tài khoản để sắp xếp thành từng loại có công dụng giống nhau. Sau đó căn cứ vào công dụng cụ thể và kết cấu tài khoản chia thành các nhóm tài khoản có cùng công dụng và nguyên tắc kết cấu.

Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu giúp cho việc nghiên cứu và sử dụng các tài khoản kế toán được thành thạo trong việc ghi chép; giúp cho việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế đã ghi chép trên tài khoản được sâu sắc, đáp ứng yêu cầu quản lý. Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán được chia thành ba nhóm: Tài khoản cơ bản, tài khoản điều chỉnh và tài khoản nghiệp vụ.

a. Tài khoản chủ yếu: Là những tài khoản dùng để phản ánh trực tiếp tình hình biến động của tài sản theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản. Gồm có:

Nhóm các tài khoản phản ánh tài sản: Tài sản cố định, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên liệu, vật liệu …

Nhóm các tài khoản phản ánh nguồn vốn: Vay ngắn hạn, vay dài hạn, nguồn vốn kinh doanh …

Nhóm các tài khoản hỗn hợp (Phải thu người mua, phải trả người bán).

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí