4. Công cụ, dụng cụ
Bà i 2
- Hãy phân loại các khoản mục tài sản, các khoản mục nguồn vốn.
- Xác định giá trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm 31/03/N.
Tình hình tài sản và nguồn vốn lúc đầu kỳ tháng 1/N tại một doanh nghiệp như
sau (Đvt: 1.000 đồng):
90.000 | 11. Quỹ đầu tư phát triển | 100.000 | |
2. Tiền mặt | 250.000 | 12. Tài sản cố định hữu hình | 1.400.000 |
3. Tiền gửi ngân hàng | 100.000 | 13. Nguồn vốn XD cơ bản | 100.000 |
4. Phải trả người bán | 110.000 | 14. Quỹ khen thưởng phúc lợi | 50.000 |
5. Thuế và các khoản phải nộp | 80.000 | 15. Lợi nhuận chưa phân phối | 90.000 |
6. Thành phẩm tồn kho | 70.000 | 16. Vay ngắn hạn | 130.000 |
7. Chi phí SXKD dở dang | 30.000 | 17. Phải thu khách hàng | 180.000 |
8. Tạm ứng | 10.000 | 18. Phải trả cán bộ công nhân viên | 30.000 |
9. Nguồn vốn kinh doanh | 1.500.000 | 19. Ứng trước cho người bán | 60.000 |
10. Công cụ dụng cụ | 40.000 | 20. Người mua ứng trước | 40.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên lý kế toán - 1
- Nguyên lý kế toán - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Tài Sản Và Nguồn Vốn – Phương Trình Kế Toán
- Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Phương Pháp Tài Khoản Kế Toán
- Theo Mối Quan Hệ Giữa Các Chỉ Tiêu Trong Bảng Cân Đối Kế Toán
- Các Quan Hệ Đối Ứng Và Phương Pháp Ghi Chép Trên Tài Khoản Kế Toán
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Yêu cầu:
- Phân loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn) và nguồn vốn (nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp tại thời điểm đầu tháng 1/N.
- Tính tổng giá trị tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp thời điểm đầu tháng 1/N
Bài 3
Số dư đầu tháng 2/N của một số tài khoản tại Công ty Nam Hải như sau:
(Đvt: 1.000 đồng)
70.000 | 8. Tài sản cố định hữu hình | 1.760.000 | |
2. Phải trả nhà cung cấp | 150.000 | 9. Nguyên vật liệu | 250.000 |
3. Phải trả người lao động | 60.000 | 10. Hàng gửi bán | 60.000 |
4. Vay ngắn hạn | 100.000 | 11. Tiền mặt | 100.000 |
5. Quỹ đầu tư phát triển | 60.000 | 12. Tiền gửi ngân hàng | 200.000 |
6. Vốn đầu tư của chủ sở hữu | 2.200.000 | 13. Phải thu người mua | 150.000 |
7. Lợi nhuận chưa phân phối X 14. Chi phí sản xuất KD dở dang 80.000
Yêu cầu:
- Tìm X
- Phân loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn) và nguồn vốn (nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp tại thời điểm đầu tháng 2/N và tính tổng giá trị đối với từng loại.
Bài 4
Công ty Tân Mai được thành lập và các thành viên góp vốn vào Công ty là 1.800.000.000 đồng. Sau một kỳ hoạt động kinh doanh, Công ty thu được số lãi là 470.000.000 đồng. Các chủ sở hữu đầu tư bổ sung vốn vào Công ty là 620.000.000 đồng. Cuối kỳ, trên bảng cân đối kế toán, tổng giá trị tài sản của Công ty là 3.170.000.000 đồng và nợ phải trả là 380.000.000 đồng.
Yêu cầu:
Xác định số lãi mà Công ty đã chia cho các chủ sở hữu và số lãi còn lại cuối kỳ.
Bài 5
Tình hình tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp vào ngày 1/1/N như sau (Đvt:
1.000 đồng):
Giá trị | |
1. Tài sản hữu hình | 800.000 |
2. Tài sản cố định vô hình | 150.000 |
3. Nguyên vật liệu | 200.000 |
4. Nguồn vốn kinh doanh | 1.200.000 |
5. Tiền mặt | 50.000 |
6. Tiền gửi ngân hàng | 100.000 |
7. Vay ngắn hạn ngân hàng | 120.000 |
8. Phải trả người bán | 60.000 |
9. Phải thu khách hàng | 75.000 |
10. Tạm ứng cho người lao động | 10.000 |
11. Đặt trước cho người bán | 40.000 |
12. Thành phẩm | 120.000 |
13. Sản phẩm dở dang | 35.000 |
14. Lợi nhuận chưa phân phối | 55.000 |
15. Tiền đặt trước của người mua | 30.000 |
16. Quỹ khen thưởng, phúc lợi | 65.000 |
17. Phải trả cho người lao đông | 50.000 |
Yêu cầu:
- Hãy cho biết những chỉ tiêu nào trên đây thuộc tài sản. Từ đó hãy sắp xếp chúng vào từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn).
- Hãy cho biết những chỉ tiêu nào trên đây thuộc nguồn vốn. Từ đó hãy sắp xếp chúng vào từng loại nguồn vốn (nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả).
- Hãy xác định tổng giá trị tài sản, nguồn vốn cũng như giá trị từng loại (ngắn hạn, dài hạn) và từng loại nguồn vốn doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu và nợ phải trả).
Bài 6
Vào ngày 20/7/N, Công ty TNHH TND được thành lập bởi ba thanh viên là ông Nam, ông Dũng, ông Quyết. Số vốn do 3 ông góp lại như sau (Đvt: 1.000 đồng)
1. Ông Nam:
800.000 | |
- Xe hơi bốn chỗ ngồi | 200.000 |
- Tiền mặt | 250.000 |
- Hàng hóa | 125.000 |
- Khoản phải thu ở khách hàng A | 135.000 |
Công ty chấp nhận trả nợ thay cho ông Trần một khoản tiền vay dài hạn chưa đến hạn trả ở nhà tín dụng B là 300.000
2. Ông Dũng:
600.000 | |
- Hàng hóa | 250.000 |
- Tiền mặt | 200.000 |
- Nhà kho | 450.000 |
- Thiết bị văn phòng | 130.000 |
- Giá trị cổ phiếu ngắn hạn | 185.000 |
Đồng thời, Công ty chấp nhận trả thay cho ông Như khoản nợ ngắn hạn của nhà cung cấp C là 200.000
3. Ông Quyết:
500.000 | |
- Vật liệu | 300.000 |
- Bằng sáng chế | 640.000 |
Yêu cầu:
- Căn cứ tài liệu trên, hãy xác định số vốn góp của từng thành viên Công ty.
- Xác định tổng số tài sản và nguồn vốn của Công ty TND tại ngày thành lập.
- Cho biết tổng công nợ phải thu, phải trả, tổng số tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tổng số vốn của chủ sở hữu của Công ty TND tại thời điểm trên.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán
2.1.1. Khái niệm
Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh hoạt động đó vào các bản chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán, công tác quản lý. Phương pháp chứng từ kế toán được cấu thành bởi hai yếu tố:
- Hệ thống bản chứng từ.
- Quy trình luân chuyển chứng từ.
Bản chứng từ kế toán là phần tử chứa đựng thông tin (vật mang tin) về hoạt động kinh tế tài chính, nó chứng minh cho các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành.
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán là đường đi của chứng từ kế toán được xác định trước đến các bộ phận chức năng, các cá nhân có liên quan, thực hiện chức năng truyền thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính phản ánh trong chứng từ kế toán.
2.1.2. Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán
Với nội dung và hình thức biểu hiện phương pháp chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và công tác kế toán của đơn vị.
- Phương pháp chứng từ kế toán thích ứng với tính đa dạng và biến động liên tục của đối tượng hạch toán kế toán, có khả năng theo sát từng nghiệp vụ, sao chụp nguyên hình các nghiệp vụ đó trên các bản chứng từ để làm cơ sở cho công tác hạch toán kế toán, xử lý thông tin từ các nghiệp vụ đó.
- Hệ thống bản chứng từ hợp pháp là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản, xác minh tính hợp pháp trong giải quyết các mối quan hệ kinh tế - pháp lý thuộc đối tượng của hạch toán kế toán, căn cứ cho việc kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở pháp lý cho mọi thông tin kế toán.
- Phương pháp chứng từ là phương tiện thông tin hoả tốc phục vụ công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở đơn vị hạch toán và phân tích kinh tế.
- Theo sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (về quy mô, thời gian, địa điểm, trách nhiệm vật chất của các đối tượng có liên quan), góp phần thực hiện tốt việc hạch toán kinh doanh nội bộ, khuyến khích lơi ích vật chất gắn liền với trách nhiệm vật chất.
- Chứng từ là cơ sở để phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng hạch toán cụ thể.
2.2. Hệ thống chứng từ kế toán
2.2.1. Khái niệm
Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh bằng giấy tờ về sự phát sinh và hoàn thành của nghiệp vụ kinh tế tài chính tại một hoàn cảnh (không gian, thời gian) nhất định. Bản chứng từ là chứng minh về tính hợp pháp đồng thời là phương tiện thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế.
Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”.
2.2.2. Phân loại chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu thông tin của quản lý và hạch toán kế toán. Các bản chứng từ riêng biệt cần được liên kết lại theo một trật tự xác định trong một hệ thống xác định. Để tiện cho việc phân biệt và sử dụng các loại chứng từ khác nhau trong quản lý kinh tế nói chung và trong công tác kế toán nói riêng cần nghiên cứu các cách phân loại chứng từ. Mỗi cách phân loại này căn cứ vào những tiêu thức khác nhau như: công dụng, số lần sử dụng, địa điểm lập, mức độ khái quát và nội dung kinh tế của bản chứng từ.
2.2.2.1.Theo công dụng của chứng từ
Có thể phân hệ thống bản chứng từ thành các loại: chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, chứng từ thủ tục kế toán và chứng từ liên hợp.
- Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ mang quyết định của chủ thể quản lý. Các chỉ tiêu, các lệnh xuất vật tư, lệnh điều động lao động, tài sản... thuộc loại chứng từ này. Một chứng từ thuần túy mệnh lệnh biểu thị nghiệp vụ kinh tế cần thực hiện, chưa chứng minh kết quả, sự hình thành nghiệp vụ, do đó loại chứng từ này chưa đủ làm căn cứ ghi sổ kế toán.
- Chứng từ chấp hành (thực hiện) là chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành. Các loại phiếu xuất, biên lai, hóa đơn thuộc loại chứng từ này. Thông qua loại chứng từ có thể thấy mức độ thực hiện các quyết định đồng thời biểu thị cả trách nhiệm vật chất trong việc xảy ra nghiệp vụ. Nói chung, chứng từ thực hiện có thể làm căn cứ ghi sổ. Tất nhiên, trong một số trường hợp cần có những bản chứng từ bổ sung như thanh toán cho nghiệp vụ tạm ứng, xử lý thiệt hại vật tư…..
- Chứng từ thủ tục kế toán là những chứng từ tổng hợp, quy loại các nghiệp vụ kinh tế có liên quan theo những đối tượng hạch toán kế toán cụ thể nhất định để tiện lợi cho việc ghi sổ và đối chiếu các loại tài liệu. Loại chứng từ thuần túy về thủ tục kế toán này là những chứng từ trung gian nên phải kèm theo chứng từ ban đầu mới đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ.
- Chứng từ liên hợp là loại chứng từ mang đặc điểm của 2 hoặc 3 loại chứng từ nêu trên như những lệnh kiêm phiếu xuất, phiếu chi hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất…
2.2.2.2. Theo địa điểm lập chứng từ
Hệ thống bản chứng từ gồm chứng từ bên trong (nội bộ) và chứng từ bên ngoài
- Chứng từ bên trong (nội bộ) là chứng từ được lập trong phạm vi đơn vị hạch toán không phụ thuộc vào đặc tính của nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ bên trong có loại chỉ liên quan đến nghiệp vụ kinh tế giải quyết quan hệ trong nội bộ đơn vị chẳng hạn : phiếu xuất vật tư cho sản xuất, bảng kê thanh toán lương, thanh toán bản hiểm xã hội cho công nhân viên, biên bản kiểm kê nội bộ , biên bản sản phẩm hỏng… Một bộ phận khác của chứng từ bên trong liên quan đến nghiệp vụ xảy ra trong đơn vị nhưng để giải quyết các mối quan hệ kinh tế bên ngoài như: Hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định cho đơn vị khác, phiếu (bảng kê) thực hiện hợp đồng với đơn vị với đơn vị khác.
- Chứng từ bên ngoài là chứng từ về các nghiệp vụ có liên quan đến đơn vị hạch toán nhưng lập từ các đơn vị khác như: hóa đơn mua hàng, phiếu (hợp đồng) vận chuyển thuê ngoài….
Phân chia chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra và xử lý các nghiệp vụ trong kế toán. Tuy nhiên, việc phân chia này trong một số trường hợp chỉ có ý nghĩa tương đối. Có thể cùng loại chứng từ nhưng có thể lập từ bên trong hay bên ngoài đơn vị vì vậy trong đối chiếu kiểm tra cần được đưa vào yếu tố “ ngày, tháng và số thứ tự chứng từ” để xác định và phân loại.
2.2.2.3. Theo mức độ khái quát của chứng từ
Có thể chia chứng từ thành: chứng từ ban đầu và chứng từ tổng hợp
- Chứng từ ban đầu còn gọi là chứng từ trực tiếp, phản ánh trực tiếp đối tượng hạch toán, là “tấm hình” gốc chụp lại nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ ban đầu có đầy đủ giá trị và hiệu lực cho hạch toán và cho quản lý. Chứng từ ban đầu gồm tất cả các loại hóa đơn, phiếu xuất, nhập vật tư, lệnh thu, chi tiền mặt…
Chứng từ ban đầu có ý nghĩa lớn cả trong công tác kế toán thanh tra, lãnh đạo nghiệp vụ kinh tế, xác định trách nhiệm vật chất….
- Chứng từ tổng hợp hay chứng từ khái quát là phương tiện tổng hợp tài liệu về các nghiệp vụ kinh tế cùng loại, là công cụ kỹ thuật giảm nhẹ công tác kế toán và đơn giản trong ghi sổ. Tuy nhiên chứng từ tổng hợp không có ý nghĩa độc lập, chúng chỉ trở thành phương tiện thông tin và chứng minh khi có chứng từ kèm theo.
Phân loại chứng từ theo mức độ khái quát giúp ích cho việc lựa chọn từng loại chứng từ trong công tác hạch toán, thanh tra và quản lý kinh tế.
2.2.2.4. Theo số lần ghi các nghiêp
vụ kinh tế trên chứ ng tư
Có thể phân hê ̣thống chứ ng từ thành chứ ng từ môt lâǹ và chứ ng từ nhiêù lâǹ .
- Chứ ng từ môt
lần là chứ ng từ trong đó viêc
ghi chép chỉ tiến hành môt
lần và
chuyển vào ghi sổ kế toán . Cần chú ý chứ ng từ môt
lần vân
đươc
dùng để ghi nhiều
nghiêp
vu ̣kinh tế. Khi các nghiêp
vu ̣này phát sinh cùng môt
lúc ở cùng môt
đia
điểm .
Chứ ng từ môt
lần là loaị chứ ng từ đươc
sử duṇ g phổ biến : hóa đơn lệnh thu chi tiền
măṭ, biên bản kiể m kê , bảng kê thanh toán ... Chứ ng từ môt
lần thường đươc
lâp
và
thưc
hiên
trong pham
vi 1 ngày.
- Chứ ng từ nhiều lần là chứ ng từ ghi môt
loaị nghiêp
vu ̣kinh tế tiếp diên
nhiều
lần. Sau mỗi lần ghi các con số thường đươc
côṇ g dồn . Tới môt
giới han
xác điṇ h
trước, chứ ng từ không còn sử duṇ g tiếp nữa đươc chuyên̉ vaò ghi sổ kế toań và lưu trữ
Chứ ng từ nhiều lần thường bao gồm phiếu (thẻ) theo dõi thưc
hiên
các hơp
đồng (kể cả hơp
đồng khoán), phiếu lin
h vâṭ tư theo han
mứ c …
Cách phân loại này giúp ích nhiều cho việc lựa chọn loại chứng từ thích hợp
cho từ ng loaị nghiêp
vu ̣kinh tế để giảm bớt viêc
ghi chép trên chứ ng t ừ.
2.2.2.5. Theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ
Hệ thống chứng từ bao gồm nhiều loại: Chứng từ về tiền mặt, về vật tư, về tiêu thụ hàng hóa, về thanh toán với ngân hàng, ngân sách và thanh toán với công nhân viên… Cách phân loại này giúp ích trong phân loại chứng từ để đưa vào lưu trữ và xác định thời hạn lưu trữ cho từng loại chứng từ.
2.2.2.6. Theo tính cấp bách của thông tin trong chứng từ
Hệ thống chứng từ có thể chia thành 2 loại: chứng từ bình thường và chứng từ báo động.
- Chứng từ bình thường chứa đựng những thông tin thể hiện tính hợp quy luật của các nghiệp vụ xảy ra. Những chứng từ này tiếp tục làm thủ tục theo các yếu tố và trình tự quy định để ghi sổ, tổng hợp và thông tin theo định kỳ.
- Chứng từ báo động là những chứa đựng những thông tin thể hiện mức độ diễn biến không bình thường của các nghiệp vụ kinh tế: vật tư sử dụng vượt định mức, thực hiện hợp đồng kinh tế không bình thường, thanh toán tiền vay không kịp thời (vay quá hạn)… Những chứng từ này cần được xử lý kịp thời trước khi đưa vào ghi sổ kế toán hoặc xử lý tiếp theo trình tự quy định.
2.2.3. Các yếu tố cấu thành nội dung bản chứng từ kế toán
Bản chứng từ là chứng minh về tính hợp pháp đồng thời là phương tiện thông tin về kết quả của nghiệp vụ kinh tế.
Nội dung của một bản chứng từ gồm 2 yếu tố: các yếu tố cơ bản và các yếu tố bổ sung.
- Các yếu tố cơ bản: Là các yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các loại chứng từ, là căn cứ chủ yếu đảm bảo sự chứng minh về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, là cơ sở để chứng từ thực hiện chức năng thông tin về kết quả của nghiệp vụ. Theo điều 17 của Luật kế toán Việt Nam chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
- Các yếu tố bổ sung: Là các yếu tố có vai trò thông tin thêm nhằm làm rò các đặc điểm cá biệt của từng loại nghiệp vụ hay góp phần giảm nhẹ hoặc đơn giản hoá công tác kế toán, ví dụ:
+ Quan hệ của chứng từ đến các sổ sách kế toán, tài khoản kế toán
+ Quy mô kế hoạch hay định mức của nghiệp vụ.
+ Phương thức thực hiện (phương thức thanh toán).
+ Thời gian bảo hành...
2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ
Để phục vụ cho công tác quản lý và công tác hạch toán kế toán, chứng từ kế toán phải luôn vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác, theo một trật tự nhất định phù hợp với từng loại chứng từ và loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tạo thành một chu trình gọi là sự luân chuyển của chứng từ.
2.3.1. Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ
- Lập chứng từ (hoặc tiếp nhận các chứng từ đã lập từ bên ngoài).
- Kiểm tra chứng từ về nội dung và hình thức (kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ qua các yếu tố cơ bản của chứng từ).