Nguyên lý kế toán - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Nguyên lý kế toán là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng cần thiết về kế toán, qua đó tạo cơ sở để tiếp tục học tập nghiên cứu các môn học kế toán chuyên ngành. Nội dung cơ bản của môn Nguyên lý kế toán bao gồm: trình bày các khái niệm, các nguyên tắc căn bản về kế toán và các phương pháp kế toán được sử dụng để thu thập, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin và một số nội dung kế toán cơ bản trong doanh nghiệp.

Tập bài giảng Nguyên lý kế toán được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho đối tượng là giáo viên, sinh viên Khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định và nhiều đối tượng quan tâm khác.

Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 7 chương, được trình bày trên 200 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần nội dung ôn tập.

Qua 7 chương của tập bài giảng người đọc có thể nắm bắt một cách toàn diện về các vấn đề của nguyên lý kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn tập bài giảng khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để có thể hoàn thiện hơn.

Cuối cùng Ban biên soạn xin gửi lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp những tư liệu, những lời góp ý quý giá để Ban biên soạn hoàn thành tập bài giảng này.


BAN BIÊN SOẠN

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU...................................................................

MỤC LỤC ........................................................................i CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1

1.1. Bản chất của hạch toán kế toán 1

1.1.1. Một số khái niệm 1

1.1.2. Vị trí của hạch toán kế toán trong hệ thống thông tin quản lý 3

1.1.3. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán 5

1.1.4. Các nguyên tắc kế toán 5

1.2. Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán 8

1.2.1. Khái quát chung về đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán 8

1.2.2. Tài sản và nguồn vốn 9

1.2.3. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn – Phương trình kế toán 13

NỘI DUNG ÔN TẬP 13

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 23

2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán 23

2.1.1. Khái niệm 23

2.1.2. Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán 23

2.2. Hệ thống chứng từ kế toán 24

2.2.1. Khái niệm 24

2.2.2. Phân loại chứng từ kế toán 24

2.2.3. Các yếu tố cấu thành nội dung bản chứng từ kế toán 27

2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ 27

2.3.1. Các giai đoạn của quá trình luân chuyển chứng từ 27

2.3.2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ 28

NỘI DUNG ÔN TẬP 28

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 34

3.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán 34

3.1.1. Khái niệm 34

3.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán 34

3.2. Tài khoản kế toán 34

3.2.1. Khái niệm 34

3.2.2. Phân loại tài khoản kế toán 34

3.2.3. Kết cấu của tài khoản kế toán 38

3.3. Các quan hệ đối ứng và phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toán 46

3.3.1. Các quan hệ đối ứng 46

3.3.2. Phương pháp ghi chép trên tài khoản kế toá n 48

3.3.3. Kiểm tra ghi chép trên tài khoản kế toán 52

3.4. Hệ thống tài khoản kế toán 57

3.4.1. Khái niệm 57

3.4.2. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống tài khoản kế toán 58

3.4.3 Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành 59

NỘI DUNG ÔN TẬP 67

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 82

4.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tính giá 82

4.1.1. Khái niệm phương pháp tính giá 82

4.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tính giá 82

4.2. Yêu cầu của phương pháp tính giá 82

4.3. Nguyên tắc tính giá 82

4.4. Các mô hình tính giá cơ bản 84

4.4.1. Tính giá tài sản mua vào 84

4.4.2. Tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất 86

4.4.3. Tính giá gốc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ và vật tư xuất dùng cho sản xuất kinh doanh 87

NỘI DUNG ÔN TẬP 90

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 101

5.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán 101

5.1.1. Khái niệm 101

5.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán 101

5.2. Bảng cân đối kế toán 101

5.2.1. Khái niệm 101

5.2.2. Nội dung và kết cấu cơ bản 101

5.2.3. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán 103

5.2.4. Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán 104

5.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 104

5.3.1. Khái niệm 104

5.3.2. Nội dung và kết cấu cơ bản 105

5.3.3. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 106

5.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 107

5.4.1. Khái niệm 107

5.4.2. Nội dung và kết cấu cơ bản 107

5.4.3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 111

NỘI DUNG ÔN TẬP 111

CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU 121

6.1. Khái quát các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp 121

6.2. Kế toán quá trình mua hàng 122

6.2.1. Khái niệm 122

6.2.2. Nhiệm vụ kế toán quá trình mua hàng 122

6.2.3. Tài khoản sử dụng 122

6.2.4. Phương pháp hạch toán 124

6.3. Kế toán quá trình sản xuất 127

6.3.1. Khái niệm 127

6.3.2. Nhiệm vụ kế toán quá trình sản xuất 127

6.3.3. Tài khoản sử dụng 127

6.3.4. Phương pháp hạch toán 129

6.4. Kế toán quá trình tiêu thụ 135

6.4.1. Khái niệm 135

6.4.2. Nhiệm vụ của kế toán quá trình tiêu thụ 135

6.4.3. Tài khoản sử dụng 135

6.4.4. Phương pháp hạch toán 137

6.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 139

6.5.1. Khái niệm 139

6.5.2. Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh 140

6.5.3. Một số các chỉ tiêu cơ bản 140

6.5.4. Tài khoản sử dụng 140

6.5.5. Phương pháp hạch toán 141

NỘI DUNG ÔN TẬP 146

CHƯƠNG 7. SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN 165

7.1. Sổ kế toán 165

7.1.1. Khái niệm 165

7.1.2. Ý nghĩa 165

7.1.3. Phân loại sổ kế toán 165

7.1.4. Quy tắc ghi sổ 173

7.1.5. Phương pháp sửa sai trong sổ kế toán 173

7.2. Các hình thức ghi sổ kế toán. 175

7.2.1. Hình thức Nhật ký- Sổ cái 175

7.2.2. Hình thức Nhật ký chung. 178

7.2.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ 180

7.2.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 183

7.2.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính 187

NỘI DUNG ÔN TẬP 191

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vi

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN


1.1. Bản chất của hạch toán kế toán

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm về hạch toán

Hạch toán là hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế nhằm thông báo thường xuyên, chính xác và kịp thời các thông tin về tình hình kinh tế trên tầm vi mô và vĩ mô.

Để có thể quản lý, điều hành hoạt động sản xuất thì con người cần phải có đầy đủ thông tin một cách toàn diện, chính xác về tình hình, kết quả các hoạt động sản xuất. Thông thường nắm giữ vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế. Muốn có được thông tin đòi hỏi con người phải thực hiện việc quan sát - đo lường - tính toán - ghi chép các hoạt động sản xuất.

Quan sát là giai đoạn đầu tiên của quá trình thu thập thông tin nhằm ghi nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng hay các sự kiện đã xảy ra.

Đo lường là sử dụng các thước đo phù hợp (thước đo hiện vật, thước đo lao động, thước đo giá trị) để xác định và biểu hiện mọi hao phí trong sản xuất và kết quả của quá trình sản xuất.

Tính toán là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp - phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết, thông qua đó có thể biết được tiến độ thực hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của các hoạt động kinh tế .

Ghi chép là quá trình thu thập, xử lý và ghi lại các thông tin đã được quan sát, đo lường, tính toán trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định. Qua ghi chép giúp ta có thể thực hiện được việc phản ánh và kiểm tra toàn diện, có hệ thống các hoạt động sản xuất.

Các thước đo sử dụng trong hạch toán: Thước đo hiện vật, thước đo lao động, thước đo giá trị

- Thước đo hiện vật: Sử dụng các phương thức cân, đong, đo, đếm để giám sát tình hình tài sản, tình hình thực hiện các chỉ tiêu về mặt số lượng như số lượng vật tư dự trữ, số lượng vật liệu tiêu hao, số lượng sản phẩm sản xuất được …

Đơn vị của thước đo tùy thuộc vào đặc tính tự nhiên của các đối tượng được tính toán. Ví dụ: để đo trọng lượng ta sử dụng các đơn vị: tấn, tạ, kg…, đo độ dài: m,dm,…

Mặt hạn chế của thước đo hiện vật là nó chỉ được sử dụng để xác định số lượng của từng loại đối tượng tài sản khác nhau nên nó không thể cung cấp được chỉ tiêu tổng hợp về số lượngđối với tất cả các loại tài sản của đơn vị.

- Thước đo lao động: Để xác định lượng thời gian lao động hao phí trong một quá trình kinh doanh hay trong một công tác nào đó, người ta sử dụng thước đo lao động như ngày công, giờ công…Thông qua thước đo lao động sẽ giúp ta xác định được năng suất lao động của công nhân, là cơ sở để xác định tiền công và phân phối thu nhập cho người lao động.

Mặt hạn chế của thước đo lao động là trong nhiều trường hợp không thể tổng hợp toàn bộ thời gian lao động của tất cả những người trong đơn vị vì tính chất lao động của mỗi người khác nhau.

- Thước đo giá trị: Thước đo giá trị là sử dụng tiền làm đơn vị tính thống nhất để phản ánh các chỉ tiêu kinh tế, các loại vật tư, tài sản. Sử dụng thước đo giá trị cho phép tính được các chỉ tiêu tổng hợp về các loại vật tư, tài sản khác nhau, tổng hợp được các loại chi phí khác nhau trong một quá trình sản xuất như chỉ tiêu tổng giá trị tài sản, tổng chi phí sản xuất, tổng giá thành sản phẩm.

Mỗi thước đo đều có ưu nhược điểm riêng. Để có được thông tin đầu đủ, chính xác, kịp thời phải kết hợp cả 3 loại thước đo sẽ phản ánh và giám đốc toàn diện các chỉ tiêu về sản lượng, chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

1.1.1.2. Khái niệm về kế toán

Theo Luật Kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

Kế toán được chia thành:

- Kế toán tài chính: Theo Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán”.

Kế toán tài chính chủ yếu phục vụ các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các chế độ và chính sách kinh tế, tài chính, thông lệ kế toán.

- Kế toán quản trị: Theo Luật kế toán Việt Nam thì “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.

Kế toán quản trị phục vụ các đối tượng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm mục đích đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1.3. Khái niệm hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là một môn khoa học có nhiệm vụ phản ánh và giám đốc các hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội. Hạch toán kế

toán có đối tượng cụ thể là các hoạt động kinh tế, tài chính: sự biến động về tài sản, nguồn vốn, sự chu chuyển của tiền.

1.1.2. Vị trí của hạch toán kế toán trong hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý bao gồm 3 loại hạch toán cơ bản: Hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán.

Tiêu thức

phân biệt

Hạch toán nghiệp vụ

Hạch toán thống kê

Hạch toán kế toán

Khái niệm

Là sự quan sát, phản

Là môn khoa học

Là môn khoa học


ánh và giám sát trực

nghiên cứu mặt lượng

phản ánh và giám


tiếp từng nghiệp vụ

trong mối quan hệ với

đốc các quá trình,


kinh tế - kỹ thuật cụ

mặt chất của các hiện

hoạt động kinh tế -


thể nhằm thu thập và

tượng kinh tế - xã hội

tài chính ở tất cả các


cung cấp thông tin để

trong điều kiện thời

đơn vị, các tổ chức


thực hiện sự chỉ đạo

gian và địa điểm cụ

kinh tế xã hội.


kịp thời và thường

thể nhằm rút ra bản



xuyên các nghiệp vụ

chất và tính quy luật



đó.

trong sự phát triển của




các hiện tượng đó.


Đối tượng

Các nghiệp vụ kinh tế

Các hiện tượng kinh tế

Các hoạt động kinh

nghiên cứu

kỹ thuật cụ thể (tiến

- xã hội số lớn (dân

tế, tài chính: sự biến


độ thực hiện, cung

số,…) được nghiên

động về tài chính,


cấp, sản xuất, tiêu

cứu trong những điều

nguồn vốn, sự chu


thụ, tình hình biến

kiện về thời gian, địa

chuyển của tiền, sự


động và sử dụng các

điểm cụ thể (không

tuần hoàn của vốn


yếu tố trong quá trình

liên tục và toàn diện).

kinh doanh…


tái sản xuất…)



Phương

- Sử dụng cả 3 loại

- Sử dụng cả 3 loại

- Sử dụng cả ba loại

pháp

thước đo, không

thước đo, không

thước đo nhưng chủ

nghiên cứu

chuyên sâu vào thước

chuyên sâu vào thước

yếu sử dụng thước đo


đo nào.

đo nào.

giá trị.


- Phương tiện thu thập

- Các phương pháp thu

- Các phương pháp


và truyền tin đơn

nhận, phân tích và

kinh tế như: Phương


giản: chứng từ ban

tổng hợp thông tin

pháp chứng từ kế


đầu, điện thoại, điện

như:

toán, phương pháp


báo, truyền miệng…

+ Điều tra thống kê

tài khoản kế toán,



+ Phân tổ thống kê

phương pháp tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguyên lý kế toán - 1

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí