Kế Toán Các Quá Trình Kinh Doanh Chủ Yếu

C. Không liên quan

D. Tất cả đều sai

Câu 19. Bảng cân đối kế toán ngày 1/1/N gồm: tiền mặt 300 triệu đồng, nợ người bán 100 triệu đồng, người mua nợ 200 triệu đồng và vốn chủ sở hữu. Sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh “Vay ngắn hạn ngân hàng để mua hàng hóa 100 triệu đồng” thì vốn chủ sở hữu và tổng tài sản sẽ là:

A. 400 triệu đồng và 500 triệu đồng

B. 400 triệu đồng và 600 triệu đồng

C. 500 triệu đồng và 600 triệu đồng

D. 500 triệu đồng và 500 triệu đồng

Câu 20. Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng cuối cùng của Bảng cân đối kế toán

A. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 300 triệu đồng

B. Mua hàng hóa chưa thanh toán 200 triệu đồng

C. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 700 triệu đồng

D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 21. Chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần là

A. Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

B. Giá vốn hàng bán

C. Chiết khấu thương mại

D. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Câu 22. Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh

A. Doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

B. Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

C. Doanh thu, chi phí và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh

D. Các đáp án trên đều sai

Câu 23. Tổng tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng

A. Tài sản ngắn hạn cộng tài sản dài hạn

B. Nguồn vốn kinh doanh cộng nợ phải trả

C. Nguồn vốn chủ sở hữu cộng nợ phải trả

D. Nguồn vốn kinh doanh

Câu 24. Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ của doanh nghiệp được ghi nhận trong

A. Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

B. Tài sản ngắn hạn

C. Nợ phải trả của doanh nghiệp

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 25. Thông tin về tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp được thể hiện trong báo cáo

A. Báo cáo kết quả kinh doanh

B. Bảng cân đối kế toán

C. Bảng cân đối tài khoản

D. Sổ chi tiết tài sản cố định

Câu 26. Tổng số Nợ phải trả của doanh nghiệp luôn

A. Nhỏ hơn tổng nguồn vốn chủ sở hữu

B. Lớn hơn tổng nguồn vốn chủ sở hữu

C. Không lớn hơn tổng nguồn vốn chủ sở hữu

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 27. Khoản nào sau đây không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán?

A. Vật tư nhận gia công trị giá 30.000.000 đồng

B. Người mua ứng trước tiền hàng 30.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng

C. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên

D. Mua tài sản cố định 30.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng

Câu 28. Nghiệp vụ “Mua tài sản cố định đưa vào sử dụng, đã thanh toán bằng tiền mặt” thuộc quan hệ đối ứng

A. Tài sản tăng – Tài sản giảm

B. Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng

C. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm

D. Các câu trên đều sai

Câu 29. Nghiệp vụ “Xuất kho hàng hóa đem gửi bán” được ghi vào Bên Có của tài khoản nào sau đây

A. Tài khoản 152

B. Tài khoản 157

C. Tài khoản 156

D. Tài khoản 153

Câu 30. Số dư tài khoản theo dòi dự phòng được trình bày trên

A. Báo cáo kết quả kinh doanh

B. Bảng cân đối kế toán

C. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

D. Tất cả các đáp án trên đêu sai

Câu 31. Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên cân đối

A. Tài sản – Nguồn vốn

B. Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận

C. Phát sinh Nợ - Có các tài khoản

D. Luồng tiền vào - ra

Câu 32. Nghiệp vụ “Xuất kho thành phẩm đem gửi bán” làm ảnh hưởng đến

A. Bảng cân đối kế toán

B. Báo cáo kết quả kinh doanh

C. A và B

D. Không phải các báo cáo trên


II. BÀI TẬP Bài 1

DN A tính đến ngày 31/12/200X có tài sản được liệt kê như sau: (Đvt: đồng)


1.

Tài sản cố định hữu hình

60.000.000

8.

Phải trả cho người bán

5.000.000

2.

Hao mòn tài sản cố định

20.000.000

9.

Phải thu của khách hàng

7.000.000

3.

Nguyên liệu, vật liệu

2.000.000

10.

Nguồn vốn kinh doanh

55.000.000

4.

Thành Phẩm

6.000.000

11.

Vay ngắn hạn

3.000.000

5.

Công cụ,dụng cụ

2.000.000

12.

Phải trả, phải nộp khác

1.000.000

6.

Tiền mặt.

3.000.000

13.

Lợi nhuận chưa phân phối

X?

7.

Tiền gửi ngân hàng

10.000.000




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguyên lý kế toán - 16

Yêu cầu:

- Hãy phân loại tài sản và nguồn vốn, dùng tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán để xác định X (lãi hay lỗ).

- Lập bảng cân đối kế toán.

Bài 2


Giả sử tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến ngày 30/11/200X như sau:

(Đvt: đồng)


1.

Tiền mặt

20.000.000

7.

Vay ngắn hạn

30.000.000

2.

Tiền gửi ngân hàng

30.000.000

8.

Phải trả người bán

35.000.000

3.

Thuế giá trị gia tăng

được khấu trừ

5.000.000

9.

Thuế và các khoản phải

nộp Nhà nước

10.000.000

4.

Công cụ, dụng cụ

50.000.000

10.

Quỹ đầu tư phát triển

20.000.000

5.

Thành phẩm

10.000.000

11.

Nguồn vốn kinh doanh

140.000.000

6.

Tài sản cố định hữu

hình

70.000.000

12.

Nguyên vật liệu

50.000.000

Trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Chi tiền mặt gửi vào ngân hàng 10.000.000 đồng

2. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 20.000.000 đồng

3. Cấp trên cấp cho doanh nghiệp một số tài sản cố định hữu hình nguyên giá 100.000.000 đồng

4. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 25.000.000 đồng

Yêu cầu:

- Hãy lập bảng cân đối kế toán ngày 30/11/200X

- Hãy lập bảng cân đối kế toán ngày 31/12/200X

Bài 3

Tại một doanh nghiệp vào ngày 31/01/200X có tài liệu sau: (Đvt: đồng)


Tiền mặt

1.000.000

Hao mòn TSCĐ hữu hình

(500.000)

Tiền gửi ngân hàng

2.000.000

Tài sản cố định hữu hình

30.000.000

Phải thu khách hàng

4.500.000

Vay ngắn hạn

8.000.000

Tạm ứng

1.000.000

Phải trả người bán

2.000.000

Phải thu khác

500.000

Quỹ đầu tư phát triển

2.500.000

Hàng hóa

7.500.000

Nguồn vốn kinh doanh

30.000.000

Công cụ dụng cụ

400.000

Lãi chưa phân phối

3.900.000

Trong tháng 2 phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.

2. Được Nhà nước cấp cho một số tài sản cố định hữu hình mới, nguyên giá 400.000.

3. Nhập kho hàng hóa chưa thanh toán 220.000 trong đó giá trị hàng hóa là 200.000, thuế giá trị gia tăng đầu vào 20.000.

4. Vay ngắn hạn ngân hàng 60.000 trả nợ người bán.

5. Người mua trả nợ bằng tiền mặt 30.000.

6. Nhập kho vật liệu, trị giá vật liệu 60.000, thuế giá trị gia tăng đầu vào 6.000. Đã trả bằng tiền mặt 16.000, còn lại 50.000 chưa thanh toán.

7. Chi tiền mặt 20.000 trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng.

8. Dùng lãi bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.000 và quỹ dự phòng tài chính 2.000.

9. Tạm ứng 500 tiền mặt cho nhân viên đi công tác.

10. Mua một số công cụ dụng cụ trị giá 3.000 trả bằng tiền mặt.

11. Thu được khỏan thu khác bằng tiền mặt 400.

12. Người mua ứng trước (trả trước) 10.000 tiền mặt để kỳ sau lấy hàng.

13. Chuyển tiền gửi ngân hàng 20.000 trả trước cho người bán để kỳ sau mua hàng.

14. Góp vốn liên doanh dài hạn với đơn vị bán bằng tài sản cố định trị giá

100.000 và hàng hóa 60.000.

15. Nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định trị giá 200.000.

Yêu cầu:

- Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/01/200X


Bài 4

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Phản ánh vào các tài khoản có liên quan

- Lập bảng cân đối số phát sinh

- Lập bảng cân đối kế toán ngày 28/2/200X


Tại một doanh nghiệp vào ngày 30/4/200X có bảng cân đối kế toán như sau:

(Đvt: 1.000 đồng)


TÀI SẢN

Số Tiền

NGUỒN VỐN

Số tiền

A. TSLĐ & ĐẦU TƯ NN

1. Tiền mặt

2. Tiền gửi ngân hàng

3. Phải thu khách hàng

4. Nguyên liệu, vật liệu

B. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DH

1. tài sản cố định hữu hình

900.000

20.000

280.000

100.000

500.000

5.100.000

5.100.000

A. NỢ PHẢI TRẢ

1. Vay ngắn hạn

2. Phải trả cho người bán

3. Phải trả và phải nộp khác

B. NGUỒN VỐN CSH

1. Nguồn vốn kinh doanh

2. Quỹ đầu tư phát triển

3. Quỹ khen thưởng phúc lợi

400.000

200.000

150.000

50.000

5.600.000

5.500.000

70.000

30.000

TỔNG TÀI SẢN

6.000.000

TỔNG NGUỒN VỐN

6.000.000

Trong tháng 5/200X phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 80.000

2. Nhập kho 100.000 nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng

3. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán 80.000

4. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000

5. Chi tiền mặt để trả khoản phải trả khác 40.000

6. Nhà nước cung cấp cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình có giá trị 500.000

7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển kinh doanh để bổ sung vốn kinh doanh 50.000

Yêu cầu:

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/200X

- Phản ánh vào tất cả các tài khoản có liên quan

- Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 5/200X

- Lập bảng cân đối kế toán tháng 5/200X

CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU


6.1. Khái quát các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn nhất định. Biểu hiện của số vốn này chính là các nguồn lực kinh tế- tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, các giao dịch kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với Nhà nước, doanh nghiệp khác và các cá nhân được thực hiện, kết quả của các giao dịch này làm cho tài sản của các doanh nghiệp luôn biến động. Thực chất, các giao dịch này làm ảnh hưởng đến quy mô tài sản, nguồn vốn cũng như làm phát sinh doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán là phải phản ánh và giám đốc được những sự thay đổi này, muốn vậy kế toán phải quan sát, theo dòi và quản lý được các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp sản xuất( doanh nghiệp công nghiệp), để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, dịch vụ… Kết quả là vốn của doanh nghiệp đã chuyển từ hình thái giá trị sang hình thái hiện vật. Sau khi đã có các yếu tố đầu vào, bằng năng lực của mình, kết hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm. Để trang trải các chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thực hiện tái đầu tư, doanh nghiệp phải bán các sản phẩm đã làm ra. Như vậy các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất bao gồm 3 giai đoạn là cung cấp, sản xuất và tiêu thụ.

Đối với doanh nghiệp thương mại- đơn vị thực hiện chức năng cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thì hoạt động kinh doanh bao gồm 2 quá trình là mua hàng và bán hàng. Doanh nghiệp thương mại có thể mua hàng của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại khác hoặc nhập khẩu hàng hoá. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện một số công việc làm gia tăng giá trị hàng hoá như: phân loại, gói bọc, gia công… Để thu hồi toàn bộ chi phí kinh doanh và thực hiện có lãi, doanh nghiệp thương mại phải bán hàng ra thị trường. Hàng hoá có thể được bán bán buôn hoặc bán lẻ cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại hay người tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, tín dụng thì hoạt động kinh doanh có thể chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn huy động vốn (vay tiền) và giai đoạn giải ngân vốn (cho vay). Đối với loại hình doanh nghiệp này, tiền trở thành một loại hàng hoá kinh doanh đặc biệt. Tiền lãi phải trả khi vay vốn tạo thành một loại chi phí kinh doanh chủ yếu. Tiền lãi thu được khi cho vay tạo thành doanh thu hoạt động. Mặc dù không có sự thay đổi về hình thái hiện vật nhưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay đổi về quy mô, địa điểm luân chuyển và đối tượng thanh toán.

Tóm lại, để thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin cho quản lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kế toán phải theo dòi, phản ánh và giám sát các quá trình kinh doanh. Các quá trình kinh doanh khác nhau với các lĩnh vực và loại hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, các quá trình kinh doanh có những điểm chung đó là đều được bắt đầu bằng hình thái giá trị, sau một hoặc một số giai đoạn doanh nghiệp thu hồi kết quả kinh doanh cũng bằng hình thái giá trị. Các giai đoạn kinh doanh trong doanh nghiệp dù ngắn hay dài, ít hay nhiều đều có các chỉ tiêu cần được kế toán theo dòi, phản ánh đó là đối tượng, chi phí và kết quả kinh doanh

6.2. Kế toán quá trình mua hàng

6.2.1. Khái niệm

Quá trình cung cấp (dự trù sản xuất) là quá trình thu mua và dự trữ các loại nguyên liệu, công cụ dụng cụ và các tài sản cố định để đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường và liên tục.

6.2.2. Nhiệm vụ kế toán quá trình mua hàng

Kế toán quá trình mua hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình cung cấp về mặt số lượng, chi tiết theo từng chủng loại vật tư, hàng hoá, dịch vụ và tài sản cố định.

- Tính toán kịp thời, chính xác và đầy đủ giá trị thực tế của từng đối tượng mua vào, đồng thời giám sát tình hình cung cấp về mặt giá cả, chi phí, thời gian cung cấp và tiến độ bàn giao tài sản

- Phản ánh tình hình thanh toán với người bán

6.2.3. Tài khoản sử dụng

Để theo dòi, phản ánh quá trình cung cấp kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường: Tài khoản này được sử dụng để theo dòi các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ, hàng hoá mà đơn vị đã mua hay chấp nhận mua (đã thuộc quyền sở hữu của đơn vị) nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho đơn vị. TK này có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Phản ánh giá trị hàng mua đang đi đường tăng.

Bên Có: Phản ánh giá trị hàng mua đang đi đường đã về nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao bán thẳng cho khách hàng.

Dư Nợ: Giá trị thực tế của hàng đang đi đường hiện có.

- Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu: Tài khoản này dùng để theo dòi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm của các loại nguyên vật liệu tại kho của đơn vị theo giá thực tế. Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguyên liệu, vật liệu trong kỳ (nhập kho nguyên vật liệu theo giá thực tế).

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguyên liệu, vật liệu trong kỳ (xuất kho nguyên liệu, vật liệu theo giá thực tế)

Dư Nợ: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho hiện có.

- Tài khoản 153- Công cụ dụng cụ: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ công cụ dụng cụ, đồ dùng cho thuê, bao bì luân chuyển tại kho của đơn vị theo giá thực tế. Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị thực tế của công cụ dụng cụ Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trị thực tế của công cụ dụng cụ Dư Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của công cụ dụng cụ tồn kho hiện có.

- Tài khoản 156- Hàng hoá: Tài khoản này dùng để theo dòi giá trị tồn kho và tình hình biến động nhập xuất qua kho hàng hoá trong kỳ của đơn vị. Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

+ Giá mua của hàng hoá nhập kho trong kỳ

+ Chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

+ Giá trị hàng mua xuất kho

+ Xuất hàng hoá đã mua trả lại người bán

+ Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng

+ Giá trị hàng thiếu hụt

Dư Nợ: Giá trị hàng hoá tồn kho hiện có

- Tài khoản 1331 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Bên Có:

+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ trong kỳ

+ Kết chuyển số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ

+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn lại trong kỳ

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí