Số Dư Đầu Kỳ Của 1 Số Tài Khoản: (Đvt: Đồng)

Có TK 111, 112, 331…

(10) Khi phân bổ chi phí trả trước có liên quan đến hoạt động của phân xưởng trong từng kỳ, ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 142- Chi phí trả trước

(11) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335- Chi phí phải trả

(12) Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng trong phân xưởng sản xuất ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 335- Chi phí phải trả

(13) Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627- Chi phí sản xuất chung

(14) Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho ghi: Nợ TK 152- Nguyên vật liệu

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang

hoặc nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho Nợ TK 152- Nguyên vật liệu

Có TK 621, 627- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí sản xuất chung

(15) Giá thành thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ: Nợ TK 155- Thành phẩm

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang

(16) Trường hợp sản phẩm hoàn thành không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang

(17) Trường hợp sản phẩm hoàn thành không nhập kho, mà gửi bán cho khách hàng: Nợ TK 157- Hàng gửi bán

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang

Ví dụ :

Tại Công ty K có một phân xưởng chuyên sản xuất 1 loại sản phẩm A, có tài liệu tháng 9/N như sau:

I. Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản: (Đvt: đồng)

- TK 152: 40.000.000. Trong đó:

+) TK 152_VLC : 25.000.000

+) TK 152_VLP : 10.000.000

+) TK 152_ Nhiên liệu : 5.000.000

- TK 154: 17.000.000

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

1. Mua vật liệu chính trị giá thanh toán: 110.000.000 (trong đó thuế giá trị gia tăng 10.000.000), đã trả bằng tiền gửi ngân hàng, hàng đã nhập kho.

2. Xuất kho vật liệu để chế tạo sản phẩm, trị giá 90.000.000, trong đó vật liệu chính 85.000.000, vật liệu phụ 5.000.000.

3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 30.000.000 nhân viên quản lý 5.000.000.

4. Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định (34,5%) trên tổng số tiền lương. Trong đó: tính vào chi phí kinh doanh 24%, trừ vào lương người lao động 10,5%.

5. Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất:

- Chi phí nhiên liệu : 5.000.000

- Chi phí trả trước phân bổ kỳ này: 6.000.000

- Chi phí khấu hao tài sản cố định : 10.000.000

- Chi phí dịch vụ khác mua ngoài trả bằng tiền mặt: 3.984.000

6. Tổng số sản phẩm hoàn thành trong kỳ 800 chiếc, trong đó nhập kho 500 chiếc, gửi đi bán 300 chiếc.

III. Số liệu cuối kỳ: (Đvt: đồng)

- Giá trị nguyên liệu, vật liệu tồn kho 45.000.000. Trong đó:

+ Vật liệu chính: 40.000.000

+ Vật liệu phụ: 5.000.000

- Giá trị sản phẩm dở dang: 20.400.000 (trị giá theo nguyên liệu chính)

Yêu cầu:

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Lập bảng tính giá thành sản phẩm A

Giải


1. Nợ TK 152_VLC:

100.000.000

Nợ TK 133:

10.000.000

Có TK 112:

110.000.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguyên lý kế toán - 18

2. Nợ TK 621 90.000.000

Có TK 152 90.000.000

+ Vật liệu chính: 85.000.000


+ Vật liệu phụ:

5.000.000

3. Nợ TK 622

30.000.000

Nợ TK 627

5.000.000

Có TK 334

35.000.000

4. Nợ TK 622

7.200.000

Nợ TK 627

1.200.000

Có TK 338

8.400.000

Nợ TK 334

3.675.000

Có TK 338

3.675.000

5. Nợ TK 627

24.984.000

Có TK 152_Nhiên liệu

5.000.000

Có TK 142

6.000.000

Có TK 214

10.000.000

Có TK 112

3.984.000

6a. Nợ TK 154

90.000.000

Có TK 621

90.000.000

b. Nợ TK 154

37.200.000

Có TK 622

37.200.000

c. Nợ TK 154

31.184.000

Có TK 627

31.184.000

Bảng tính giá thành sản phẩm

Tên sản phẩm: SPA - Số lượng sản phẩm hoàn thành: 800 sp

Đvt: 1.000 đồng



STT


Khoản mục chi phí

Giá trị SPDD

đầu kỳ

CPSX

phát sinh trong kỳ

Giá trị SP DD

cuối kỳ

Tổng giá thành sản phẩm

Giá thành đơn vị

1

CP NL,VL trực tiếp

17.000

90.000

20.400

86.600

108,25


Trong đó: Vật liệu chính

17.000

85.000

20.400




Vật liệu phụ


5.000




2

CP nhân công TT


37.200


37.200

46,50

3

CP sản xuất chung


31.184


31.184

38,98


Cộng

17.000

158.384

20.400

154.984

193,73

6d. Nî TK 155: (500 x 193.730) = 96.865.000

Nî TK 157: (300 x 193.730) = 58.119.000

Cã TK 154: 154.984.000

6.4. Kế toán quá trình tiêu thụ

6.4.1. Khái niệm

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đưa các loại sản phẩm đã sản xuất vào lưu thông bằng các hình thức bán hàng. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phát sinh các quan hệ về chuyển giao sản phẩm hàng hoá và thanh toán giữa đơn vị kinh tế với khách hàng, trong quá trình đó phát sinh các nghiệp vụ về kinh tế về chi phí bán hàng như: quảng cáo, vận chuyển, bốc dỡ… Mặt khác, sau khi tiêu thụ sản phẩm, đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản thuế trên cơ sở doanh thu tiêu thụ từng mặt hàng và thuế suất quy định.

Có 2 phương pháp tiêu thụ sản phẩm: nhận hàng và gửi hàng

- Nhận hàng: Là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà người mua sẽ nhận hàng tại xí nghiệp sản xuất khi đã thanh toán tiền hàng hoặc đã chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp này, sản phẩm đã giao cho khách hàng được xác định là tiêu thụ ngay.

- Gửi hàng: Là phương thức tiêu thụ sản phẩm mà bên bán có trách nhiệm phải giao hàng đến tận nơi cho khách hàng theo hợp đồng đã ký, kể cả trường hợp gửi hàng cho các đại lý bán. Trong trường hợp này sản phẩm gửi đi bán chưa được xác nhận là tiêu thụ, chỉ khi nào khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng thì lúc đó sản phẩm gửi đi bán mới được coi là đã tiêu thụ.

6.4.2. Nhiệm vụ của kế toán quá trình tiêu thụ

- Theo dòi tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm một cách chính xác theo 2 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị

- Phản ánh chính xác kịp thời tình hình thu hồi tiền bán hàng, tình hình công nợ và thanh toán công nợ phải thu ở người mua về hàng hóa đã bán.

- Tính toán chính xác giá vốn hàng xuất bán, các khoản thuế phải nộp Nhà nước, xác định kết quả bán hàng.

6.4.3. Tài khoản sử dụng

Kế toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh chủ yếu sử dụng các tài khoản kế toán sau:

- Tài khoản 155- Thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tồn kho và tình hình biến động tăng, giảm của các loại thành phẩm tại kho cửa đơn vị với kết cấu như sau:

Bên Nợ: Giá trị thành phẩm nhập kho trong kỳ và phát hiện thừa khi kiểm kê. Bên Có: Giá trị thành phẩm xuất kho trong kỳ và phát hiện thiếu khi kiểm kê Dư nợ: Giá trị thành phẩm tồn kho hiện có

- Tài khoản 157- Hàng gửi bán: Tài khoản này được sử dụng để theo dòi giá trị hiện có và tình hình biến động của sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hoá nhờ đại lý, ký gửi hay giá trị dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán

Bên Nợ: Giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã chuyển cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

Bên Có:

+ Giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ gửi bán đã được khách hàng chấp nhận thanh toán

+ Giá trị hàng gửi bán bị khách hàng từ chối, trả lại

Dư nợ: Giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ gửi bán hiện có

- Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá của toàn bộ số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng theo trực tiếp) cũng như kết chuyển doanh thu thuần với kết cấu như sau:

Bên Nợ:

+ Số thuế phải nộp Nhà nước (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

+ Số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại chấp nhận cho khách hàng

+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả

Bên Có: Giá bán của toàn bộ số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.

Kế toán được ghi nhận doanh thu bán hàng khi:

+ Doanh nghiệp mất quyền sở hữu về hàng hóa

+ Doanh nghiệp đã thu tiền hoặc có quyền thu tiền ở khách hàng về số

hàng đã giao

- Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển giá vốn của toàn bộ số hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ với kết cấu như sau:

Bên Nợ: Tập hợp giá vốn của toàn bộ số thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ

Bên Có: Giá vốn của số thành phẩm, hàng hoá đã bán chấp nhận cho khách hàng trả lại. Kết chuyển giá vốn thành phẩm, hàng hoá thực tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả

Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư.

- Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của khách hàng về tiền bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vu. Kết cấu của tài khoản 131 như sau:

Bên Nợ:

+ Khoản phải thu ở người mua phát sinh trong kỳ về bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ.

+ Tình hình thanh toán với người mua về các khoản ứng trước.

Bên Có:

+ Số tiền khách hàng đã thanh toán.

+ Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.

Số dư cuối kỳ bên Nợ: Khoản phải thu của người mua hiện còn cuối kỳ

Số dư cuối kỳ bên Có: Số tiền khách hàng ứng trước hoặc trả thừa đến cuối kỳ. Ngoài ra kế toán cũng sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 156 “Hàng hóa”,

tài khoản 111 “Tiền mặt”, tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”, tài khoản 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nộp”,...

6.4.4. Phương pháp hạch toán

Quá trình tiêu thụ thường phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như: chuyển giao thành phẩm, hàng hoá cho khách hàng, thu tiền bán hàng, thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ, thanh toán các khoản thuế doanh thu với ngân sách

(1) Khi xuất kho bán sản phẩm theo phương pháp giao trực tiếp, ghi:

(a) Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 156- Hàng hóa

Có TK 155- Thành phẩm

Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

(b) Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng giá chưa thuế Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp

(2) Khi chuyển thành phẩm cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc chuyển thành phẩm đi tiêu thụ theo phương thức đại lý, ký gửi, kế toán ghi:

Nợ TK 157- Hàng gửi bán

Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 155- Thành phẩm

Có TK 156- Hàng hóa

(3) Khi sản phẩm gửi đi bán được xác nhận là đã tiêu thụ:

(a) Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 157- Hàng gửi đi bán

(b) Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng giá chưa thuế Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp

(4)Trường hợp người mua ứng trước tiền

- Khi nhận tiền ứng trước của người mua căn cứ phiếu thu, Giấy báo Có của ngân hàng kế toán ghi:

Nợ TK 111- Tiền mặt

Nợ TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 - Phải thu khách hàng

- Khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua về các khoản ứng trước, căn cứ hóa đơn bán hàng kế toán ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng giá chưa thuế Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 155- Hàng gửi đi bán hoặc Có TK 156- Hàng hóa

(5) Cuối kỳ, kế toán khấu trừ thuế giá trị gia tăng Nợ TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

- Xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp của số hàng đã tiêu thụ


Thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ

Thuế giá trị

= gia tăng đầu ra - trong kỳ

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trong kỳ


Ví dụ:

- Khi doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng Nợ TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp

Có TK 111, 112 - Số tiền nộp thuế


Tại doanh nghiệp X có tài liệu sau:

1. Xuất kho 1 lô hàng bán cho doanh nghiệp M

- Hàng A: 1.500 chiếc, giá bán chưa thuế: 80.000 đ/chiếc

- Hàng B: 2.200 chiếc, giá bán chưa thuế: 100.000 đ/chiếc Thuế giá trị gia tăng của 2 loại hàng trên là 10%

Tiền bán hàng Công ty M đã trả bằng tiền mặt 200 triệu đồng, số còn lại chưa thanh toán. Biết giá xuất kho của hàng A là 60.000 đ/chiếc; hàng B là 75.000đ/chiếc.

2. Xuất kho 1 đợt hàng bán cho Công ty N:

- Hàng C: số lượng 200, đơn giá xuất kho 155.000 đồng, đơn giá bán chưa thuế

185.000 đồng.

Công ty N đã nhận nợ số hàng trên.

3. Nhận được tiền của Công ty N chuyển trả về lô hàng ở nghiệp vụ (2) qua tài khoản tiền gửi ngân hàng (đã có báo Có).

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên

Giải


1a. Phản ánh doanh thu bán hàng


Đơn vị tính: 1.000 đồng


Nợ TK 111:

200.000

Nợ TK 131 _M

174.000

Có TK 511:

340.000

Có TK 3331:

34.000

1b. Giá vốn hàng bán


Nợ TK 632:

255.000

Có TK 156:

255.000

Chi tiết hàng A:

90.000

Chi tiết hàng B:

165.000

2a. Phản ánh doanh thu bán hàng


Nợ TK 131 _N

40.700

Có TK 511:

37.000

Có TK 3331:

3.700

2b. Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632: 31.000

Có TK 156_C: 31.000

3. Công ty N thanh toán tiền hàng

Nợ TK 112: 40.700

Có TK 131_N: 40.700

6.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

6.5.1. Khái niệm

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng phần chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ sau khi trừ đi tổng chi phí.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022