Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Phương Pháp Tổng Hợp Cân Đối Kế Toán


Bài 7

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Xác định giá thành đơn vị sản phẩm.


Doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A, B có các tài liệu sau: (Đvt: 1.000 đồng) Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng sản phẩm A: 400.000, sản phẩm B:

250.000.

Tình hình phát sinh trong tháng:

1. Vật liệu xuất kho có giá trị 5.000.000, sử dụng cho sản xuất sản phẩm A: 3.000.000, sản xuất sản phẩm B: 1.800.000, phục vụ ở phân xưởng 200.000.

2. Tiền lương phải thanh toán cho công nhân là 1.200.000, trong đó công nhân sản xuất sản phẩm A 600.000, công nhân sản xuất sản phẩm B 400.000, nhân viên phân xưởng là 200.000.

3. Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định 34,5%. Trong đó: 24% tính vào chi phí doanh nghiệp chịu; 10,5% trừ vào lương nhân viên.

4. Khấu hao tài sản cố định tính cho phân xưởng sản xuất là 500.000.

5. Trong tháng doanh nghiệp sản xuất hoàn thành 1.000 sản phẩm A và 400 sản phẩm B đã nhập kho hàng thành phẩm. Biết rằng:

- Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng của sản phẩm A là 400.000, sản phẩm B là 350.000.

- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm A, sản phẩm B theo chi phí nhân công trực tiếp.

Yêu cầu:

- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

- Xác định giá thành đơn vị sản phẩm A, sản phẩm B.

CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


5.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

5.1.1. Khái niệm

Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán.

Hình thức biểu hiện cụ thể hay kết quả của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán là hệ thống các bảng tổng hợp – cân đối kế toán.

5.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

- Tổng hợp và cân đối kế toán thể hiện quan hệ trực tiếp giữa người sử dụng thông tin kế toán và hệ thống kế toán doanh nghiệp. Các phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá chủ yếu thể hiện tính kỹ thuật của kế toán thì phương pháp tổng hợp cân đối kế toán thể hiện đầy đủ các yêu cầu của người sử dụng thông tin đối với kế toán.

- Tổng hợp và cân đối kế toán cung cấp các thông tin tổng hợp về tài sản, nguồn vốn tại từng thời điểm và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ.

- Thông tin trên các báo cáo tài chính của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán là căn cứ chủ yếu để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng sinh lời của vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp... làm cơ sở ra các quyết định kinh doanh cho nhiều đối tượng khác nhau cả trong và ngoài doanh nghiệp.

5.2. Bảng cân đối kế toán

5.2.1. Khái niệm

Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp – cân đối tổng thể phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp trên 2 mặt: giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định.

5.2.2. Nội dung và kết cấu cơ bản

Bảng cân đối kế toán (CĐKT) có 2 nội dung chính là: Tài sản và nguồn vốn

- Phần tài sản: bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng loại, mục, khoản phản ánh tình trạng của tài sản và cơ cấu của tài sản.

Về mặt kinh tế số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên tài sản phản ánh tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Về mặt pháp lý số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản ánh giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đang chiếm hữu và sử dụng cho hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.

Tài sản của đơn vị được phân chia thành: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là tài sản được dự tính để bán hay sử dụng trong một chu kỳ kinh doanh bình thường hoặc được nắm giữ cho mục đích thương mại hay cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm. Các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn thì được xếp vào loại tài sản dài hạn.

- Phần nguồn vốn: bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng loại, mục, khoản phản ánh tình trạng của nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn.

Về mặt kinh tế số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế bên nguồn vốn phản ánh tổng quát tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý số liệu của hệ thống chỉ tiêu kinh tế này phản ánh trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước chủ đầu tư và chủ nợ về các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các khoản mục thuộc nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự mức độ trách nhiệm phải thanh toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiên thanh toán. Như vậy, các khoản Nợ phải trả được xếp trước sau đó mới đến Vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả bao gồm: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn. Một khoản Nợ phải trả được trình bày vào loại Nợ ngắn hạn khi khoản nợ đó dự kiến được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các khoản Nợ phải trả khác không phải là Nợ ngắn hạn thì được xếp vào Nợ dài hạn.

- Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán: bổ sung các thông tin chưa thể hiện trên bảng cân đối kế toán như: Tài sản thuê ngoài; vật tư hàng hóa giữ hộ, gia công; hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi, nợ khó đòi đã xử lý; ngoại tệ các loại…Những chỉ tiêu này vừa trình bày thông tin về những tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng tham gia vào quá trình sinh lời, vừa cung cấp thêm thông tin về thực trạng một số tài sản, nguồn vốn mà các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán chưa thể hiện đầy đủ.

Bảng cân đối kế toán có thể được kết cấu theo 2 dạng: Kiểu kết cấu dọc và kiểu kết cấu ngang

Bảng 5.1. Kiểu kết cấu dọc

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ

I. Tài sản



A. Tài sản ngắn hạn



B. Tài sản dài hạn



Tổng cộng tài sản



II. Nguồn vốn



A. Nợ phải trả



B. Nguồn vốn chủ sở hữu



Tổng cộng nguồn vốn



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguyên lý kế toán - 14


Bảng 5.2. Kiểu kết cấu ngang

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN



Tài sản

Số

đầu kỳ

Số

cuối kỳ


Nguồn vốn

Số

đầu kỳ

Số

cuối kỳ

A. TS ngắn hạn

B. TS dài hạn



A. Nợ phải trả

B. Nguồn vốn chủ sở hữu



Tổng cộng tài sản



Tổng cộng nguồn vốn



5.2.3. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán

- Số đầu kỳ này là số cuối kỳ trước (lấy số cuối ở trên bảng cân đối kế toán kỳ

trước)


- Không được bù trừ số dư công nợ khi lập Bảng cân đối kế toán.

- Tài khoản dư Nợ ghi bên Tài sản.

- Các tài khoản phản ánh Hao mòn tài sản cố định (dùng điều chỉnh giá trị tài

sản cố định), phản ánh Dự phòng (điều chỉnh giá trị hàng tồn kho, công nợ phải thu,

…) có số dư Bên Có, nhưng được ghi âm bên Tài sản cùng với số dư của tài khoản mà nó điều chỉnh.

- Tài khoản dư Có ghi bên nguồn vốn.

- Các tài khoản phản ánh Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, Chênh lệch đánh giá lại tài sản, Lợi nhuận chưa phân phối, nếu dư Có thì số dư sẽ được ghi bình thường bên nguồn vốn, nếu dư Nợ thì số dư được ghi âm bên nguồn vốn.

5.2.4. Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán

Trong hệ thống thông tin của kế toán, phương pháp tài khoản kế toán được coi là bộ xử lý thông tin trung tâm của hệ thống kế toán. Thông tin đơn lẻ, cá thể về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ chứng từ kế toán được xử lý qua phương pháp tài khoản sẽ trở thành thông tin tổng hợp về tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán. Để thông tin này trở nên thông dụng và hữu ích với người sử dụng thì chúng phải được trình bày trên các bản báo cáo theo những yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là quá trình tiếp theo của hệ thống thông tin kế toán, chúng được coi là quá trình cung cấp thông tin “đầu ra” của kế toán. Trong chu trình thông tin của kế toán nếu tài khoản là nơi xử lý thông tin thì tổng hợp cân đối kế toán là nơi truyền tải thông tin đến cho người sử dụng. Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán đều phản ánh tình trạng đối tượng kế toán xong ở phạm vi mức độ khác nhau. Bảng cân đối kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh tại một thời điểm, còn tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái vận động, là thông tin của cả quá trình. Do đó giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình thông tin thông suốt của kế toán. Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán là quan hệ về số liệu, biểu hiện:

- Mỗi chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều được mở một tài khoản hoặc một số tài khoản để phản ánh tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, tên gọi của các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều tương ứng và phù hợp với nội dung kinh tế của các đối tượng kế toán mà chúng phản ánh trên tài khoản.

- Đầu niên độ kinh doanh khi mở các tài khoản kế toán để theo dòi tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán có thể căn cứ vào sổ cuối kỳ ở bảng cân đối kế toán kết thúc niên độ kinh doanh trước để ghi hoặc để kiểm tra.

- Cuối kỳ kinh doanh căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán để lập bảng cân đối kế toán ở cuối kỳ theo nguyên tắc số dư cuối kỳ các tài khoản tài sản được xếp vào các chỉ tiêu bên tài sản của bảng cân đối, số dư cuối kỳ các tài khoản nguồn vốn được xếp vào các chỉ tiêu bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.

5.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

5.3.1. Khái niệm

Báo cáo kết quả kinh doanh là bảng tổng hợp về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong 1 thời kỳ cụ thể của đơn vị kế toán.

5.3.2. Nội dung và kết cấu cơ bản

Báo cáo kết quả kinh doanh có thể được trình bày theo 2 dạng: kết cấu nhiều bước và kết cấu một bước.

Kết cấu nhiều bước: từng loại chi phí sẽ được khấu trừ dần vào doanh thu theo một trình tự phù hợp, cung cấp nhiều chỉ tiêu trung gian sau mỗi bước khấu trừ trước khi tính được kết quả cuối cùng.

Bảng 5.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Kết cấu nhiều bước)


Đơn v:...............................

Địa chỉ:..............................

MẪU SỐ B02-DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm......

Đơn vị tính: ......

CHỈ TIÊU

MÃ SỐ

THUYẾT MINH

NĂM TRƯỚC

NĂM NAY

1

2

3

4

5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1

VI.25



2. Các khoản giảm trừ doanh thu

2




3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)

10




4. Giá vốn hàng bán

11

VI.27



5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)

20




6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

VI.26



7. Chi phí tài chính

22

VI.28



- Trong đó: Chi phí lãi vay

23




8. Chi phí bán hàng

24




9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25




10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}

30




11. Thu nhập khác

31




12. Chi phí khác

32




13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40




14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50




15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

VI.30



16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

52

VI.30



17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52)

60




18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70




Lập, ngày ... tháng ... năm .....

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kết cấu một bước: tổng chi phí được khấu trừ một lần vào tổng doanh thu, không phân biệt trình tự. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng này chỉ cung cấp được thông tin cơ bản theo 3 chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, kết quả, không có các chỉ tiêu trung gian.

Bảng 5.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Kết cấu một bước)


Chỉ tiêu

Số tiền

- Doanh thu

Doanh thu thuần Doanh thu khác

- Chi phí

Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Lợi nhuận thuần



5.3.3. Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Cơ sở dữ liệu: báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước, số phát sinh của các tài khoản kế toán phản ánh doanh thu, chi phí.

Các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo kết quả kinh doanh được xác định như sau:


(1) Doanh thu thuần =


(2) Các

Doanh thu bán hàng

Các khoản giảm trừ

-

doanh thu

Các khoản

khoản giảm trừ doanh thu

Chiết khấu

= +

thương mại

Giảm giá hàng bán

Hàng bán

+ +

bị trả lại

thuế không được hoàn

(3) Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán


(4) Lợi nhuần thuần


Lợi

= nhuận + gộp

Doanh thu hoạt động tài chính

Chi phí hoạt

- -

động tài

chính


Chi phí

bán -

hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

(5) Lợi nhuận hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác

(6) Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận hoạt động khác

(7) Thuế thu nhập doanh nghiệp

phải nộp


Lợi nhuận trước

= x

thuế

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

(8) Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN phải nộp

5.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5.4.1. Khái niệm

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (còn gọi là Bảng cân đối thu – chi tiền tệ) là báo cáo tài chính tổng hợp có nhiệm vụ trình bày thông tin về các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép người sử dụng nắm rò các hoạt động, các nguồn tạo ra tiền trong doanh nghiệp (luồng tiền vào), cũng như tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp trong kỳ (luồng tiền ra). Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp có thể:

- Nhận biết hoạt động tạo ra tiền cho doanh nghiệp trong kỳ.

- Lập các dự toán thu – chi tiền cho các kỳ kế toán tương lai của doanh nghiệp.

- Đưa ra các đánh giá chính xác về khả năng đầu tư, khả năng thanh toán… của doanh nghiệp, mà việc phân tích các báo cáo tài chính khác chưa thể cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết.

- Nhận thức được quan hệ giữa luồng tiền với các chỉ tiêu lien quan đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh.

- Xác định chính xác nhu cầu về tiền trong tương lai của doanh nghiệp trong từng hoạt động và khả năng đáp ứng nhu cầu này của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định bổ sung luồng tiền từ khoản đi vay hay không…

5.4.2. Nội dung và kết cấu cơ bản

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm các nội dung;

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Theo 2 mẫu

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí