dạng hoá các hình thức đào tạo, sử dụng các chuyên gia nước ngoài bằng chính sách trả lương cao để hợp tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Ba là, hợp tác với các nước trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. Cần phải đẩy mạnh hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế về phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức khác nhau. Thông qua mối quan hệ giữa Bộ giáo dục và Thể thao, Bộ ngoại giao, các đại sứ quán. Lãnh sự quán Lào ở nước ngoài và tại Lào điều tra, xác định các cơ sở đào tạo có chất lượng nhất cho từng ngành nghề phù hợp với danh mục mà Thủ đô có nhu cầu.
Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, các thủ đô của các nước có cam kết hợp tác với Thủ đô Viêng Chăn để gửi học sinh đến học tập với kinh phí ưu đãi thông thường.
Bốn là, trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đối với phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể là đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, qua đó các nhà khoa học nước nhà có thể nắm được các kết quả nghiên cứu khoa học mới, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm để tìm ra các xu thế phát triển cũng như tìm ra các nguồn tài trợ nước ngoài cho công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.
Năm là, dựa vào các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để mở rộng giao lưu, trao đổi và hợp tác với các thủ đô của các nước trong khu vực nhằm mở rộng, tăng cường hợp tác trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa với các thủ đô của các nước để điều tiết nhu cầu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Thủ đô cần xây dựng kế hoạch cụ thể về tăng cường hợp tác đào tạo, nghiên cứu chuyển giao nhân lực thông qua các cơ ngoài giao của Lào ở nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt
động ở Thủ đô nói chung nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Giáo Dục Đào Tạo Để Đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Đủ Số Lượng Cơ Cấu Hợp Lý Và Có Chất Lượng Cao
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 19
- Giải Pháp Về Thu Hút, Khai Thác Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 22
- Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn - 23
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
4.2.6. Giải pháp về chính sách huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Tăng mức đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, đầu tư cho các cơ sở đào tạo và dạy nghề do Thủ đô quản lý, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề trọng điểm; các cơ sở quy hoạch được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học và từ trung cấp lên cao đẳng và từ trung tâm dạy nghề lên trường trung cấp nghề. Đồng thời hàng năm, dành một phần vốn ngân sách để thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các cơ sở đào tạo, dạy nghề ngoài công lập…
Cần xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chỉ thực hiện các nhiệm vụ đào tạo và dạy nghề theo mục tiêu, ưu tiên và thực hiện bình đẳng xã hội, đặc biệt chú trọng đến các hoạt động đào tạo, dạy nghề trên địa bàn, địa phương nông thôn và đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách…
Để đảm bảo nhu cầu vốn cho nguồn nhân lực, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ các doanh nghiệp, từ dân cư, nguồn vốn FDI, vốn ODA,…
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề để huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Các nguồn lực đó gồm: Từ ngân sách nhà nước khoảng 60%. Trong đó: ngân sách Thủ đô khoảng 30%; các chương trình dự án 20%; các nguồn ngân sách khác khoảng 10%; người học đóng học phí khoảng 20%; doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân sử dụng lao động khoảng 20%...
Nhà nước, doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực. Nhà nước cần giành phần ngân sách thoả đáng cho đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật và cả sự quan tâm đến giáo dục nâng cao trình độ văn hoá để làm nền tảng, tri thức cơ sở cho phát triển nhằm tạo ra cho tương lai nguồn lao động chất lượng cao. Doanh nghiệp trước và trong quá trình sử dụng lao động cũng phải quan tâm đầu tư tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng lao động, phục vụ thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề, chú ý đến việc đào tạo lại cho người lao động đang làm việc, nhằm giúp người lao động thích ứng được yêu cầu mới và xu hướng phát triển mới trên thị trường lao động. Cần chú trọng đầu tư ngân sách và có những chính sách, chế độ ưu tiên hơn nữa cho các vùng nông thôn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo để khắc phục dần tình trạng mất cân đối về cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực trong Thủ đô.
Cần có chính sách ưu đãi, miễn phí, giảm thuế cho các trường và cơ sở dạy nghề; có chính sách khuyến khích giáo viên và các nhà nghiên cứu khoa học và cần có quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học - ứng dụng. Thực hiện tốt hơn nữa chính sách thu hút, bố trí và sử dụng nhân tài. Phát hiện và đào tạo phải gắn với sử dụng và trả lương thoả đáng cho đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, có tầm nhìn chiến lược, có văn hoá, đạo đức, có năng lực quản lý giỏi, kinh doanh giỏi, có tay nghề cao để từ đó thu hút, tập hợp họ làm việc, cống hiến cho Thủ đô và cho Tổ quốc.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, huy động nguồn vốn đầu tư ; tranh thủ và vận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của Trung ương và các tổ chức quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật trường học…để tạo tiền đề tốt hơn trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Tóm lại, xuất phát từ thực trạng và vấn đề đặt ra về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua, trước
yêu cầu mới về khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực con người) vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, Thủ đô cần có sự thay đổi căn bản và mạnh mẽ về nhận thức, xác định đẩy đủ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển.
Trên cơ sở đó, xác định rõ phương hướng và đề xuất những giải pháp hữu ích nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Giữa các giải pháp có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau nên khi thực hiện đòi hỏi phải đồng bộ và linh hoạt, có như vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp và đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn Thủ đô, đáp ứng được một bộ phận lực lượng lao động có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào.
KẾT LUẬN
Trong ba nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia như vốn, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố hàng đầu của sự phát triển, nhất là trong điều kiện hiện nay thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Nó có ý nghĩa đối với sự thành công của quá trình CNH, HĐH, là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, có khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào quá trình lao động; Đó là tổng hợp thể lực, trí lực, tâm lực… của một bộ phận lực lượng lao động xã hội hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó.
2. Tiêu chí để đánh giá nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: Tiêu chí đánh giá về số lượng, cơ cấu; chất lượng; kết quả đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; kết quả thu hút, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Song yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện nhất đó là yếu tố đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
3. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như: quyết định tăng trưởng kinh tế; quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất; là điều kiện quyết định sự thành công của CNH, HĐH đất nước; là động lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức; là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động; là động lực để hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần củng cố quốc phòng an ninh. Do vậy, nguồn nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói chung, Thủ đô Viêng Chăn nói riêng trở nên cần thiết khách quan.
4. Kinh nghiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia đã để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói chung, Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
5. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2006 - 2013 đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn bộc lộ nhiều hạn chế như: chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, cơ cấu chưa hợp lý; công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút, sử dụng, trọng dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập… Điều này chủ yếu là do các cấp, các ngành của Thủ đô chưa nhận thức đẩy đủ và sâu sắc về vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế quản lý kinh tế, môi trường kinh tế - xã hội ở Thủ đô chưa thực sự thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực; đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô chưa thực sự được coi trọng và chưa đủ mức cần thiết... đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
6. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên cơ sở quán triệt và thực hiện đẩy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, phải tập trung thực hiện 6 giải pháp: Nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực; đổi mới, phát triển toàn diện giáo dục đào tạo; thu hút, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực; nâng cao thể lực, chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống; mở rộng hợp tác quốc tế đảm bảo nguồn nhân lực và chính sách huy động các nguồn lực cho đầu tư đảm bảo nguồn nhân lực.
Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ là một phần nhỏ của vấn đề to lớn,
nên trong quá trình nghiên cứu đề tài, nội dung luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời gian qua và đề xuất phương hướng, giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời gian tới.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, do trình độ và ngôn ngữ có hạn, hạn chế về số liệu thực tế ở Thủ đô, chắc chắn luận án không tránh khỏi các thiếu sót. Tác giả luận án kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ chỉ đạo thực tiễn và đồng nghiệp để việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Sư Lao Sô Tu Ky (SUELAO SOTOUKY) (2013), "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở Thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào", Tạp chí Giáo dục lý luận, (199).
2. Sư Lao Sô Tu Ky (SUELAO SOTOUKY) (2013), "Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước CHDCND Lào", Tạp chí Lý luận chính trị & truyền thông, (7).