Vay Ngân Hàng Nhà Nước Hoặc Tổ Chức Tín Dụng Khác.

tình thế do khả năng thu hút bằng nguồn tiết kiệm hạn chế. Ngân hàng thường sử dụng các loại giấy tờ có giá dưới các hình thức:

(1). Phát hành trái phiếu:

Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu, các NHTM chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung Ương, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng.

(2). Phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng. người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường tiền tệ.

(3). Phát hành kỳ phiếu.

Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm). Nó có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn trái phiếu vì vậy nó được sử dụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng.

(4). Giấy tờ có giá khác.

Điển hình là việc phát hành EURO DOLLAR. Đây là hình thức phát hành phiếu nợ để thu hút vốn ở nước ngoài. Nó có đặc điểm là chỉ dùng huy động vốn bằng đô la và khi trả lãi và vốn gốc cũng bằng đô la. Đối với loại này ngân hàng sử dụng để thu hút vốn huy động ngắn hạn (3 tháng). Ở các trung tâm tài chính, loại phiếu nợ này được chấp nhận như là đô la.

Quyền phát hành ở một số nước trong đó có Việt Nam được giới hạn ở một số ngân hàng đặc biệt, như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng xuất nhập khẩu. Các ngân hàng trên được phép phát hành phiếu nợ này ở trong nước và nước ngoài, còn với các ngân hàng khác chỉ được phát hành ở nước ngoài.

Huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá các Ngân hàng thương mại phải trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi. Vì vậy khi phát hành các Ngân hàng thương mại phải căn cứ vào đầu ra để quyết định đến khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động phù hợp.

2.4.3 Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác.

Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được nhờ thông qua quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung Ương hoặc các Ngân hàng thương mại với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác. Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chịu chi phí cao hơn vốn huy động vì vậy chỉ trong

trường hợp ngân hàng thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn nào đó thì ngân hàng mới tìm đến các NHTM khác để thoả mãn nhu cầu vốn khả dụng.

Nếu Ngân hàng thương mại không thoả mãn được nhu cầu đó từ phía các Ngân hàng thương mại khác thì giải quyết tiếp theo là đi vay của Ngân hàng Trung Ương. Tuỳ theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, các Ngân hàng thương mại có thể vay Ngân hàng Trung Ương các loại vốn:

Vốn vay ngắn hạn bổ sung vốn ngắn hạn còn thiếu của Ngân hàng thương mại hoặc vốn vay để thanh toán giữa các ngân hàng nhằm bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, hoặc các Ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến Ngân hàng Trung Ương xin tái chiết khấu (tái cấp vốn).

Ngân hàng Trung Ương thông qua nhu cầu vay vốn của Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung Ương nhằm mục đích phát hành thêm tiền Trung Ương theo kế hoạch, bổ sung lượng vốn khả dụng cho Ngân hàng thương mại một cách thường xuyên và là cứu cánh cho vay cuối cùng nhằm cứu nguy cho các Ngân hàng thương mại khi cần thiết, nếu sự đổ vỡ của các Ngân hàng thương mại có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

3. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

3.1 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM

3.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn

- Khái niệm:

Tiền gửi không kỳ hạn là loại hình tiết kiệm không quy định về thời gian tiền gửi cũng như số dư ấn định trong tài khoản. Khách hàng của tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là những người cần nhờ ngân hàng bảo quản thay số tiền và sẽ rút trong tương lai gần ngay khi có nhu cầu sử dụng. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn vẫn được tính lãi theo mức lãi suất ấn định của ngân hàng phát hành, tuy nhiên không vượt quá 1%/năm.

Các gói tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất khá thấp. Tuy nhiên đổi lại, khách hàng sẽ không bị áp lực về quản lý tài khoản:

Rút tiền linh hoạt không cần báo trước: Ngay khi cần sử dụng, khách hàng có thể rút trực tiếp tại ATM hoặc quầy giao dịch của ngân hàng. Thủ tục rất đơn giản và không cần thông báo trước cho ngân hàng.

Số dư tối thiểu thấp: Từ 50.000 VNĐ, khách hàng đã có thể mở tài khoản nhanh chóng và tiếp tục gửi tiền vào hàng tháng. Điều này đặc biệt có lợi với các bạn sinh viên hoặc người có thu nhập thấp.

Không chịu phí quản lý hàng tháng: Bạn không cần lo lắng hàng tháng bị trừ phí quản lý, số tiền đã gửi sẽ không bị ảnh hưởng.

Mở tài khoản dễ dàng và nhanh chóng: Bạn có thể mở tài khoản ngay trên ứng dụng của ngân hàng chỉ mất vài thao tác đăng ký. Đồng thời quản lý và theo dõi tình trạng tài khoản thường xuyên.

Chủ sở hữu tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn có thể sử dụng số tiền cho nhiều mục đích khác nhau như: rút, chuyển khoản, thanh toán,... và các mục đích khác trong phạm vi cho phép của ngân hàng.

- Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

Với tính chất không ổn định của nguồn vốn huy động nên tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi suất khá thấp.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ có chênh lệch tùy vào chính sách của từng ngân hàng. Tuy nhiên con số này không vượt quá 1%/năm theo quy định tại Quyết định số 2173/QĐ-NHNN ban hành ngày 28/10/2014 bởi Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.1: Bảng thống kê lãi suất không kỳ hạn tại một số NHTM vào tháng

05/2020


TÊN NGÂN HÀNG


LÃI SUẤT TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN


Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - VPB


0.5%/năm


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank - SCB


0.1%/năm


Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank - VARB


0.1%/năm


Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam Eximbank - EIB


0.1%/năm


Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - BIDV


0.1%/năm


Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB - VIB


0.2%/năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 4

Nguồn: https://www.vpbank.com.vn/

Hiện nay đa số các ngân hàng trên cả nước đều áp dụng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 0.1 - 0,5/năm.

- Cách tính lãi tiền gửi không kỳ hạn

Tin lãi

=

Số dư thực tế x Số ngày tồn tại số dư x Lãi suất (%/năm)

365

Chủ sử dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể chủ động tính toán mức sinh lời dựa trên lãi suất đã được ngân hàng công bố. Cách tính được thực hiện theo công thức sau:


- Một số điểm cần chú ý khi tính lãi tiền gửi:

+ Cách tính và trả lãi theo số dư thực tế cuối ngày và hàng tháng, theo ngày quy định của ngân hàng.

+ Ngày nhận tiền gửi của khách hàng là ngày bắt đầu tính lãi. Ngày trả tiền gửi cho khách hàng là ngày không tính lãi.

+ 01 năm có 365 ngày, 01 năm có 12 tháng, 01 ngày có 24 giờ.

+ Nếu trả lãi trùng vào ngày lễ hay ngày nghỉ hàng tuần thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.

+ Nếu khách hàng rút vốn trước hạn thì tùy theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng mà khách hàngđược hưởng theo lãi suất thỏa thuận.

+ Nếu đến ngày đáo hạn mà khách hàng không đến thanh toán thì mặc nhiên ngân hàng cho khách hàng được gia hạn thêm 1 kỳ hạn nửa (tái tục thêm 1 kỳ hạn) sẽ tính hưởng lãi suất theo thời điểm hiện tại.

- Hồ sơ mở tài khoản:

+ Giấy đề nghị mở tài khoản

+ Chứng từ pháp lý

- Quy trình mở tài khoản

+ KH nộp hồ sơ đề nghị mở tài khoản

+ Đăng ký chữ ký mẫu, con dấu

+ Ngân hàng mở và cung cấp số tài khoản

+ Khách hàng nộp tiền

- Chứng từ giao dịch:

+ Giấy nộp tiền mặt

+ Giấy lĩnh tiền mặt

+ Uỷ nhiệm chi

+ Séc

+ Thẻ

- Cách sử dụng tài khoản

+ Khách hàng gửi tiền → Ngân hàng ghi có → báo có cho khách hàng

+ Khách hàng rút tiền → Ngân hàng ghi nợ → báo nợ cho khách hàng Ví dụ 1: Thông tin về tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của một khách hàng

trong tháng 3/20XX như sau: (Đvt: 1.000 đồng)

- Số dư đầu kỳ: 15.000

- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng


Ngày

Nội dung

Số tiền

10/03

Nộp tiền mặt vào tài khoản

6.000

15/03

Thanh toán tiền điện thoại

500

23/03

Nhận tiền lương tháng 3

9.000

Yêu cầu: Tính lãi tiền gửi của khách hàng trong tháng 3, biết rằng:

- Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 1%/năm

- Ngân hàng tính lãi vào ngày 25 mỗi tháng


Ngày

Nội dung

Số tiền

Số dư có

Số ngày tồn tại Số Dư

1/03

Số dư đầu kỳ

15.000

15.000

9

10/03

Nộp tiền mặt vào tài khoản

6.000

21.000

5

15/03

Thanh toán tiền điện thoại

500

20.500

8

23/03

Nhận tiền lương tháng 3

9.000

29.500

3

25/03

Ngân Hàng tính lãi

13,493

Số tiền lãi == 13,493

3.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn

- Khái niệm:

Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là loại tiền gửi huy động các khoản tiền để dành tạm thời chưa sử dụng mà khi gửi vào khách hàng chỉ được rút ra sau một khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng được phân loại như sau:

+ Theo mục đích: Tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm

+ Theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

+ Theo đối tượng: Tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân

+ Theo loại ngoại tệ: Tiền VND, ngoại tệ hay vàng…

Trong quá trình giao dịch, người gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng sẽ ký hợp đồng tiền gửi với đơn vị ngân hàng kỳ hạn từ 1 tuần trở lên. Phương thức trả lãi suất được áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn có nhiều hình thức như: Trả trước, trả sau hoặc trả định kỳ với mức lãi suất được tính trên cơ sở 1 năm (365 ngày) hoặc theo tháng (30 ngày).

Đối tượng và phạm vi sử dụng tiền gửi có kỳ hạn

- Đối tượng:

+ Khách hàng là cá nhân: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế hành vi dân sự. Với những khách hàng chưa đủ 15 tuổi bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, khi tham gia dịch vụ tiền gửi phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Còn những khách hàng khó khăn trong nhận thức và khó làm chủ hành vi của mình thì việc thực hiện giao dịch phải thông qua người giám hộ.

+ Khách hàng là pháp nhân: Khách hàng trực tiếp thực hiện giao dịch sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện ủy quyền của pháp nhân.

Phạm vi sử dụng

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp đều được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ pháp nhân, cá nhân ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng hoạt động phi ngân hàng chỉ nhận được tiền gửi từ pháp nhân theo quy định của nhà nước. Việc nhận tiền gửi bằng ngoại tệ/VND của đối tượng người cư trú, không cư trú,

người cư trú là cá nhân nước ngoài được áp dụng đối với tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ ngoại hối.

- Cách tính số tiền lãi

Tính lãi cuối kỳ đúng ngày đến hạn. Đây là cách tính khi khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng và lãnh vào đúng ngày đến hạn (hoặc lãnh sau) hoặc cũng có thể áp dụng với hình thức gửi tiết kiệm lĩnh trước (nhận được tiền lãi ngay sau khi gửi). Có thể áp dụng 1 trong 2 công thức sau:

Tiền lãi

=

Số dư thực tế x Số ngày tồn tại số dư x Lãi suất (%/năm)

365

HOẶC:


Tiền lãi =

Số dư thực tế x Số tháng tồn tại số dư x Lãi suất (%/năm)

12


Ví dụ 2: Khách hàng A gửi 100.000.000 đồng vào ngân hàng trong kỳ hạn 3 tháng với lãi suất gửi tiết kiệm là 4,3%/năm, lãnh tiền cuối kỳ thì tiền lãi mà khách hàng A nhận được sẽ là: 100.000.000 x 0,043 x 90/365 = 1.075.000 VND.

Tiền lãi hàng tháng nhận được =

= 1.075.000 đồng

Ví dụ 3: Khách hàng B gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng XYZ với lãi suất 6,5% 1 năm. lãnh định kỳ hàng tháng thì số tiền khách hàng A nhận được mỗi tháng là:

Tiền lãi hàng tháng nhận được =

= 541.666.667 đồng

Phân biệt gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

Ranh giới giữa hai khái niệm “gửi tiết kiệm có kỳ hạn” và “tiền gửi có kỳ hạn” rất mong manh. Chính vì vậy, người gửi cần rõ từng “chân tơ kẽ tóc” về sự khác biệt để có những trải nghiệm tốt nhất.

GIỐNG NHAU:

+ Khách hàng đều được trả lãi định kỳ theo tháng, quý, năm.

+ Khi khách hàng cá nhân có nhu cầu rút tiền gốc trước thời hạn, toàn bộ lãi sẽ tính theo mức không kỳ hạn.

KHÁC NHAU:


Tiền gửi có kỳ hạn

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Loại tiền

Khách hàng có thể gửi tiền

bằng tiền VND, USD, EUR.

VND, USD, EUR (mệnh giá tối

thiểu là 500.000 VND, 100


USD, 100 EUR)


Lãi suất


Lãi suất được tính trên cơ sở 1 năm (365 ngày), một tháng

(30 ngày).

Hưởng lãi theo quy định hiện hành của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.


Hình thức

Không nhận được sổ tiết

kiệm, toàn bộ hoạt động gửi tiền sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng


Nhận được sổ tiết kiệm


3.1.3 Tiền gửi tiết kiệm

- Khái niệm:

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động các khoản tiền để dành của cá nhân, được gửi vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích sinh lời và an toàn tài sản.

Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư phổ biến hiện nay, được đánh giá là tương đối an toàn và ít rủi ro.

Với hình thức này, khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng có mục đích chính đó là tiết kiệm. Tức là đây là một khoản tiền để dành, chưa có kế hoạch sử dụng, chứ không phải khoản tiền cho việc chi tiêu thường xuyên, thanh toán cá nhân. Khách hàng sẽ đạt được một khoản lợi nhuận nhất định từ ngân hàng bằng hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng.

Đặc điểm của gửi tiết kiệm:

- Thời gian gửi tiền linh hoạt

Khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng có thể chọn kỳ hạn gửi tiền tùy theo nhu cầu của mình với từng mục thời hạn gửi là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng... Ngày cuối cùng của mỗi kỳ hạn gửi tiền được gọi là ngày đáo hạn. Khi đó, bạn được nhận được khoản tiền lãi từ ngân hàng. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có thể tất toán bất cứ lúc nào.

- Sổ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh số tiền gửi tiết kiệm đồng thời giúp bạn quản lý tài khoản tiết kiệm hiệu quả. Do đó khách hàng phải kiểm tra thông tin cá nhân trên sổ tiết kiệm trước khi nhận và có trách nhiệm bảo quản tránh làm mất, hư hỏng.

- Sản phẩm đa dạng: Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai nhiều sản phẩm gửi tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm của khách hàng. Các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2024