Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Phần 1 - Thái Bá Cẩn - 11

Hiểu biết về thị trường là một điều kiện quan trọng. Bạn phải nhạy bén với thị trường để giúp khách hàng khắc phục hiện tượng mua lúc không nên mua (nhập cuộc trễ) hoặc hiện tượng bán lúc chưa nên bán (bán quá sớm) tức là biết khi nào cần phải nhảy vào cuộc chơi và biết khi nào cần phải thoát ra.

Điều kiện cần thứ tư là sự am hiểu về pháp luật

Là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, ngoài các kiến thức chuyên môn, bạn phải am hiểu pháp luật, không chỉ đơn thuần là pháp luật về chứng khoán mà còn phải am hiểu các bộ luật có liên quan khác như luật thuế, luật doanh nghiệp, luật đầu tư… để tư vấn cho khách hàng


Tư vấn đầu tư chứng khoán là hoạt động rất phổ biến trên thị trường thứ cấp, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là những lời khuyên hay những bản tin, những bài phân tích hoặc những hợp đồng dịch vụ. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng, và việc thực hiện và giám sát mỗi hình thức này lại có những tính chất khác nhau.

Tư vấn trực tiếp:

Hoạt động này thường diễn ra cùng với hoạt động môi giới. Khi khách hàng gọi điện thoại tới cho nhà môi giới, thường người ta sẽ hỏi rằng: Giá cả hôm nay như thế nào?” và sau khi nghe trả lời, họ có thể muốn biết quan điểm của nhà môi giới về xu hướng giá cả. Trong trường hợp này, nhà môi giới không được phép đánh giá về xu hướng giá cả của chứng khoán mà chỉ được nêu những sự kiện thực tế đã diễn ra một cách trung thực và hỗ trợ cho nhà đầu tư muốn mua bán bằng cách khuyên người đầu tư về mức giá đặt hợp lý để có thể mua bán được.

Việc quản lý hoạt động này vô cùng khó khăn vì rất khó tìm được những bằng chứng về các hành vi tư vấn của nhà môi giới, đồng thời có thể hoạt động tư vấn mà không cần có giấy phép. Điều đó có thể dẫn đến những lỏng lẻo về chất lượng của hoạt động tư vấn, gây nên những mâu thuẫn giữa việc quản lý thực tế và thực tế hoạt động của công ty môi giới.

Hơn nữa, nghiệp vụ tư vấn loại này có những mâu thuẫn với hoạt động tự

doanh. Nếu không tách biệt các hoạt động này trong cùng một công ty thì có thể nhà môi giới nếu cần bán một loại chứng khoán nào đó thì sẽ khuyên khách hàng mua vào, còn nếu họ cần mua thì khuyên khách hàng bán ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Cung cấp thông tin và đánh giá tình hình

Trước đây, việc cung cấp thông tin được hiểu là việc phát hành các bản tin dưới hình thức giấy tờ. Ngày nay, với những tiến bộ của công nghệ thông tin hiện đại, việc cung cấp thông tin có thể dưới hình thức giấy tờ, có thể là qua các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là Internet.

Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Phần 1 - Thái Bá Cẩn - 11

Các bản tin này có lúc chỉ đơn giản là đưa ra những con số biến động giá cả: các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty niêm yết. Tuy nhiên, để các bản tin hấp dẫn hơn, người ta thường có kèm những lời phân tích và đánh giá tình hình thị trường, tình hình giá cả của các loại chứng khoán. Người ta có thể dùng lời văn hay những biểu đồ để phân tích, những biểu đồ này thường được xây dựng theo lý thuyết thị trường nhất định hoặc theo những đánh giá riêng của từng nhà tư vấn. Việc phân tích các tình huống thực tế theo các quan điểm khác nhau cho nên các bài phân tích có thể rất khác nhau.

Việc phân biệt ranh giới giữa tư vấn kiểu này với lũng đoạn thị trường cũng không hoàn toàn rõ ràng. Nếu một nhà tư vấn được phép phát ngôn thoải mái, họ rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Ai cũng biết rằng các nhà tư vấn là các chuyên gia trong lĩnh vực của họ, họ có nhiều thông tin và kiến thức hơn người khác, do vậy họ có thể đánh giá tình hình chính xác hơn và những lời phát ngôn của họ có thể trở thành những lời tiên đoán, định hướng cho toàn bộ thị trường.

Nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nhà tư vấn là khác nhau. Theo tư duy thông thường, không ai tự coi mình là sai cả, một nhà tư vấn cũng vậy, họ luôn khẳng định những phân tích, dự đoán của mình là chính xác, có căn cứ khoan học. Mặt khác, họ lại không phải chịu trách nhiệm về những dự đoán của mình, họ chỉ phân tích còn quyền quyết định lại là của các nhà đầu tư. Khi một nhà tư vấn muốn lũng đoạn thị trường, anh ta có thể lèo lái những phân

tích, đánh giá và dự đoán xu hướng thị trường theo hướng mà mình muốn, tạo ra tâm lý làm theo của các nhà đầu tư và thu lợi bất chính.

Nhà tư vấn cũng có thể áp dụng hay tự phát minh ra những công thức phức tạp, khó hiểu và đánh giá tình hình dựa trên những công thức đó. Những người bình thường không có kiến thức về lĩnh vực tài chính sẽ không thể hiểu nổi những công thức như vậy mà chỉ còn biết hút theo sự dẫn dắt của người viết.

Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động này dù sao cũng đỡ khó khăn hơn so với quản lý hoạt động tư vấn trực tiếp vì các bản tin, bản báo cáo đánh giá là những bằng chứng về hành vi của nhà tư vấn. Cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu nhà tư vấn phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như thái độ khách quan khi nhìn nhận sự việc. Thái độ khách quan của nhà tư vấn chính là thước đo đạo đức công việc của anh ta. Cơ quan quản lý có thể bắt nhà tư vấn khi làm các báo cáo phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, đánh giá trên cơ sở tổng hợp các số liệu, không được phép thiên lệch về một hay một vài sự kiện nào đó mà bỏ qua những sự kiện khác. Nhà tư vấn cũng không được phép đưa ra các lời khẳng định như: “Ngày mai giá cổ phiếu A lên” vì nó tuy là một lời đánh giá nhưng lại mang tính lôi kéo, kích động các nhà đầu tư hôm sau đổ xô vào thị trường này.

Như vậy, việc dự đoán tình hình thị trường không được phép mang tính ngắn hạn. Đánh giá về một loại chứng khoán nào đó phải có tính dài hạn, tức là trên cơ sở các phân tích vĩ mô và vi mô, đánh giá triển vọng lâu dài của một loại chứng khoán nào đó.

Tính khách quan và tính chính xác của bản tin phân tích tài chính là uy tín, chất lượng của nhà tư vấn và anh ta chỉ có thể tồn tại nếu làm được điều đó. Một điểm quan trọng khác là, nếu nhà tư vấn đồng thời kiêm thêm nhiều hoạt động dịch vụ khác thì hoạt động tư vấn cũng làm ảnh hưởng đến uy tín chung. Một nhà môi giới tư vấn không tốt sẽ bị khách hàng tẩy chay, còn nếu anh ta không hoạt động tư vấn sẽ có ít khách hàng đến với hoạt động môi giới của anh ta hơn.

3.2.4.3 Đạo đức nghề nghiệp tư vấn chứng khoán Đạo đức kinh doanh trong tư vấn đầu tư

Trong bất cứ ngành kinh doanh nào, để tồn tại và phát triển, chủ doanh nghiệp phải duy trì và phát triển được khách hàng về cho doanh nghiệp của mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải tổ chức các hoạt động kinh doanh dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm. Ngành chứng khoán cũng vậy. Do thị trường chứng khoán là thị trường của thông tin nên sự thành công của thị trường chủ yếu phụ thuộc vào lòng tin của công chúng về tính minh bạch, công bằng và toàn vẹn của thị trường.

Theo kinh nghiệm của thị trường chứng khoán các nước, để củng cố và duy trì sự tin tưởng của công chúng, cần phải xây dựng và thực thi bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và bộ Quy tắc ứng xử để điều tiết mọi hoạt động của tất cả các tổ chức, tất cả các cá nhân được cấp phép hành nghề.

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, người ta thừa nhận năm giá trị căn bản sau đây:

Thứ nhất, người hành nghề phải có sự cẩn trọng đúng mức, phải có sự đánh giá chuyên nghiệp và độc lập.

Thứ hai, người hành nghề phải ứng xử một cách đáng tin cậy, trung thực và công bằng trong các giao dịch với cả khách hàng lẫn đồng nghiệp.

Thứ ba, người hành nghề phải nỗ lực duy trì và nâng cao kiến thức chuyên môn để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp.

Thứ tư, người hành nghề phải hành động phù hợp với Luật chứng khoán và các quy tắc của các tổ chức tự quản (Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà môi giới…) mà công ty tham gia với tư cách thành viên

Thứ năm, người hành nghề phải thực hiện quy trình bảo mật chặt chẽ các thông tin của khách hàng.

Quy tắc ứng xử

Tôn trọng các giá trị cơ bản của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trong ứng xử đối với khách hàng, người hành nghề chứng khoán phải tuân thủ năm chuẩn mực cụ thể sau đây

Chuẩn mực đầu tiên là tính cẩn trọng.

Không ai và không có bộ óc siêu việt nào có thể đánh bại thị trường mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy trong hành nghề tư vấn , để bảo vệ các nhà đầu tư, người hành nghề chứng khoán phải có nghĩa vụ cẩn trọng khi đưa ra các phân tích, khuyến nghị.

Các khuyến nghị chỉ được đưa ra sau khi đã thu thập đầy đủ và phân tích cẩn thận các thông tin cần thiết về nhân thân, tình trạng tài chính, học vấn và các mục tiêu đầu tiên của mỗi khách hàng. Nói một cách khác, thực hiện chuẩn mực này, nhà tư vấn chuyên nghiệp phải xem quy tắc hiểu khách hàng (KYC- Know Your Clients) là quy tắc tối quan trọng để có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trong khi tuân thủ chuẩn mực này, nhà tư vấn chuyên nghiệp phải luôn nhắc nhở khách hàng chỉ nên xem khuyến nghị của các nhà tư vấn như một trong số các nguồn thông tin để tham khảo thêm trước khi quyết định; Nhà tư vấn cũng phải luôn nhắc các khách hàng của mình rằng, trong khi lắng nghe ý kiến của các nhà tư vấn, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm với các quyết định của mình, dù là các quyết định dựa trên khuyến nghị của nhà tư vấn hoặc các quyết định tự nguyện.

Chuẩn mực thứ hai là tính trung thực, công bằng và đáng tin cậy.

Chuẩn mực này đỏi hỏi trong các quan hệ với khách hàng, các nhà tư vấn phải tôn trọng các nguyên tắc sau.

Một là phải cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời cho khách

hàng

Hai là trong trường hợp có phát sinh mâu thuẫn giữa khách hàng với

công ty chứng khoán, các lệnh khách hàng phải được ưu tiên thực hiện trước.

Ba là không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào.

Bốn là không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ, hay chào mới khách hàng mua bán một loại chứng khoán nhất định nào đó.

Năm là nhà tư vấn không được sử dụng tiền của khách hàng để mua bán

tài sản, chứng khoán cho chính mình hoặc cho bên thứ ba. Nhà tư vấn cũng không được có quan hệ tài chính cá nhân với khách hàng hoặc chia sẻ các lợi ích tài chính trong một tài sản với khách hàng.

Chuẩn mực thứ ba là tính chuyên nghiệp

Chuyên nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với một ngành kinh doanh có điều kiện (phải được cấp phép hành nghề) như ngành chứng khoán. Để tránh cho khách hàng thất vọng khi trông cậy hoàn toàn vào sự hiểu biết đầu tư của các chuyên gia tư vấn, nhà tư vấn phải chú ý thực hiện các biện pháp sau đây:

Một là tất cả các giao dịch với các khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng của công ty phải do nhân viên đã được cấp giấy phép hành nghề thực hiện.

Hai là phải kiểm soát và duy trì hoạt động kinh doanh cá nhân của nhân viên tư vấn ở mức độ hợp lý vì hoàn toàn có lý do để không thể không lo ngại về chất lượng, tính trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của các nhân viên tư vấn mà suốt ngày chỉ say sưa và la đà vào công việc kinh doanh cá nhân.

Ba là nhà tư vấn phải nỗ lực tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo nhằm nâng cao và duy trì chuẩn kiến thức chuyên môn cần thiết cho các nhân viên tư vấn.

Chuẩn mực thứ tư là tuân thủ pháp luật

Chuẩn mực này quy định, ngoài việc tuân thủ các quy định của luật và của Ủy ban chứng khoán nhà nước, các công ty chứng khoán và nhân viên tư vấn không được cố ý tham gia hoặc trợ giúp vi phạm các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức kinh doanh và quy tắc ứng xử trong hoạt động kinh doanh chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào.

Chuẩn mực thứ năm là bảo mật

Yêu cầu của chuẩn mực này là người hành nghề (công ty, nhân viên) phải có nghĩa vụ bảo mất tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng trừ khi khách hàng cho phép bằng văn bản hoặc phải cung cấp thông tin cho mục đích giám sát theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Việt Nam, khi thực hiện tư vấn đầu tư chứng khoán cho

khách hàng, các công ty chứng khoán và nhân viên kinh doanh phải:

- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động tư vấn.

- Không được tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Không được có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó.

- Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp đươc khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tư vấn và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ tư vấn khi vi phạm cam kết trong hợp đồng tư vấn.

Tuy nhiên, các nhà tư vấn thường đánh giá tình huống theo kiến thức, kinh nghiệm và tư duy chủ quan của họ, do vậy việc đánh giá tình huống của mỗi nhà tư vấn là khác nhau. Tính khách quan và chính xác của các bản phân tích sẽ mang lại uy tín cho nhà tư vấn.

Câu hỏi ôn tập chương 3

Câu 1: Tự doanh chứng khoán là gì?

Câu 2: Phân tích mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán?

Câu 3: Hãy phân tích các điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh có hiệu quả?

Câu 4: Hãy trình bày những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh?

Câu 5: Phân tích điều kiện và nguyên tắc của hoạt động tư vấn tại công ty chứng khoán?

Câu 6: Trình bày các loại nghiệp vụ tư vấn của công ty chứng khoán? Câu 7: Trình bày những điều kiện cần đối với người tư vấn đầu tư chứng khoán?

Câu 8: Trình bày quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nghề tư vấn chứng khoán? Câu 9: Trình bày quy tắc ứng xử của nghề tư vấn chứng khoán?

Câu 10: Nghiệp vụ tư vấn có ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động tự doanh ?

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 13/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí