40% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 53,5% so với tổng lượng giao dịch thanh toán bù trừ qua NHNN (tỷ trọng này trong năm 2009 là 45,1%).
- Sự thay thế Hệ thống CTĐT và biến động số lượng giao dịch thanh toán chuyển tiền qua NHNN: Kể từ tháng 01/2009, hệ thống CTĐT gần như ngừng giao dịch khi tất cả các đơn vị thuộc hệ thống NHNN có thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử đã tham gia trực tiếp vào Hệ thống TTĐTLNH để thực hiện chuyển tiền thông qua hệ thống TTĐTLNH. Qua bảng tổng hợp số liệu hai hệ thống CTĐT và TTĐTLNH (Bảng 2.2) cho thấy tình hình tăng trưởng giao dịch thanh toán không có nhiều biến động kể từ thời điểm sáp nhập hai hệ thống năm 2009, tỷ lệ tăng cao số món giao dịch năm 2009 một phần có thể do ảnh hưởng của sự sụt giảm của năm 2008. Hệ thống TTĐTLNH đã tiếp nhận và thực hiện tốt chức năng của Hệ thống CTĐT.
Bảng 2.2: Tổng hợp giao dịch thanh toán qua hai hệ thống chuyển tiền điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Tổng phát sinh | Tăng, giảm (%) | |||
SLGD (món) | GTGD (tỷ đồng) | Số món | Số tiền | |
2005 | 3.801.435 | 4.304.291 | 44,3 | 167,7 |
2006 | 4.819.533 | 6.262.825 | 26,8 | 45,5 |
2007 | 6.674.512 | 11.225.322 | 38,5 | 79,2 |
2008 | 7.352.078 | 14.017.817 | 10,2 | 24,9 |
2009 | 12.516.525 | 19.338.042 | 70,2 | 38,0 |
2010 | 17.375.434 | 26.344.056 | 38,8 | 36,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 11
- Phương Thức “Kiểm Soát Tập Trung, Đối Chiếu Phân Tán”
- Kết Quả Hoạt Động Của Các Hệ Thống Thanh Toán Những Năm Qua
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Thanh Toán Qua Các Tổ Chức Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Thời Gian Qua
- Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 16
- Cấp Phép Và Kiểm Tra, Giám Sát Thực Hiện
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
- Tình hình chuyển tiền giữa các đơn vị NHNN từ năm 2005 đến 2010: Số lượng và giá trị các giao dịch thanh toán giữa các đơn vị NHNN vẫn gia tăng mạnh trong năm 2010 (Bảng 2.3). Điều đó cho thấy hệ thống chưa mở rộng được tới đa số các đơn vị TCCƯDVTT tại các địa bàn tỉnh, thành phố tham gia thành viên trực tiếp nhằm làm giảm các khoản thanh toán gián tiếp qua các đơn vị thành viên thuộc NHNN.
Bảng 2.3: Tổng hợp giao dịch thanh toán chuyển tiền giữa các đơn vị Ngân hàng Nhà nước qua chuyển tiền điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng.
CTĐT + TTĐTLNH (NỘI BỘ NHNN) | ||||
Tổng phát sinh | Tăng, giảm (%) | |||
SLGD (món) | GTGD (tỷ đồng) | Số món | Số tiền | |
2005 | 458.073 | 2.519.457 | ||
2006 | 438.176 | 3.071.413 | -4,3 | 21,9 |
2007 | 498.389 | 4.326.775 | 13,7 | 40,9 |
2008 | 529.155 | 5.298.339 | 6,2 | 22,5 |
2009 | 527.968 | 7.340.868 | -0,2 | 38,6 |
2010 | 678.016 | 11.745.070 | 28,4 | 60,0 |
(Nguồn: Số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
- Tình hình thanh khoản: theo báo cáo từ các đơn vị NHNN cũng như các ngân hàng thành viên hệ thống thanh toán thì các ngân hàng thành viên đều đảm bảo khả năng thanh khoản để quyết toán các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, trong năm 2010, tình hình phát sinh cho vay thanh toán bù trừ và nhất là cho vay qua đêm của NHNN tuy đã giảm so với năm 2009 nhưng còn khá cao, điều này cho thấy vấn đề khó khăn về thanh khoản trong hệ thống thanh toán đã xuất hiện cần phải được quan tâm theo dõi giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn hệ thống trong bối cảnh khó khăn bất ổn kinh tế năm 2011.
Năm | Cho vay qua đêm | Cho vay thanh toán bù trừ |
2007 | 1.055 | 22 |
2008 | 106.893 | 52 |
2009 | 484.076 | 111 |
2010 | 440.069 | 64 |
(Nguồn: Số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
2.2.4 Thanh toán song phương giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Qua tổng hợp Báo cáo tình hình hoạt động thanh toán của các TCTD cho thấy, hiện nay, bên cạnh việc tham gia thành viên các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý và vận hành, đa số các TCTD đều tham gia, thiết lập kênh thanh toán điện tử song phương với một/một số ngân hàng quy mô lớn, có đầu tư và phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (hệ thống VCB - Money với 181 đơn vị đối tác), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (hệ thống INCAS với 5 ngân hàng đối tác), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (hệ thống BIDV Home Banking với 7 ngân hàng đối tác), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (hệ thống VBA với 2 ngân hàng đối tác). Các Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trực tiếp kết nối với nhau hình thành một mạng lưới kết nối thanh toán song phương bên cạnh hệ thống VCB - Money rộng lớn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Bảng 2.4: Bình quân giao dịch thanh toán song phương VNĐ qua một số tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đóng vai trò trung tâm/đầu mối thanh toán trong năm 2010
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán | Bình quân số lượng giao dịch (món/ngày) | Bình quân giá trị giao dịch (tỷ đồng/ngày) | |
1 | NH TMCP Ngoại thương VN | 15.072 | 4.781 |
2 | NH Đầu tư và Phát triển VN | 10.669 | 2.727 |
3 | NH Nông nghiệp và PTNT VN | 14.014 | 2.233 |
4 | NH TMCP Công thương VN | 11.692 | 1.715 |
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng)
Theo đánh giá của các TCTD thì việc kết nối thanh toán điện tử song phương đã đem lại hiệu quả cao: tốc độ thanh toán được xử lý nhanh chóng; không bị hạn chế về thời gian, địa bàn thanh toán; tiết giảm chi phí thanh toán. Theo đó, đây là một kênh thanh toán được hầu hết các TCTD lựa chọn, chủ yếu là sau thời điểm đóng cổng thanh toán của hệ thống thanh toán do NHNN vận hành, chủ trì. Trong đó, đáng chú ý là Hệ thống VCB - Money của NH TMCP Ngoại thương VN hiện nay còn cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ (trong khi NHNN chưa có hệ thống thanh toán ngoại tệ). Bình quân ngày, hệ thống VCB - Money xử lý khoản 15.500 giao dịch ngoại tệ với giá trị giao dịch quy đổi khoảng
86.055.000 tỷ đồng (gấp 860 lần giá trị giao dịch bình quân ngày của Hệ thống TTĐTLNH). Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của các TCTD thì để tham gia hệ thống thanh toán này, các TCTD bị phân tán nguồn vốn do phải mở tài khoản lẫn nhau.
Hiện nay, các hệ thống thanh toán điện tử song phương đều do TCTD tự phát xây dựng, triển khai, chưa có sự theo dõi, giám sát của NHNN nên chưa có thông tin để đánh giá về sự phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành hay tính an toàn, hiệu quả của các hệ thống này.
2.3 Tổng hợp kết quả hoạt động thanh toán trong nền kinh tế
Bảng 2.5: Tổng hợp tỷ trọng thanh toán kinh doanh thương mại từ 2007 - 2010
Đơn vị tính: %
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1. Tổng khối lượng TT KDTM Trong đó: | 100 | 100 | 100 | 100 |
+ NHTM Nhà nước | 77,70 | 73,5 | 70,0 | 63,9 |
+ NHTM Cổ phần | 9,6 | 9,8 | 10,3 | 11,5 |
+ Các tổ chức phi ngân hàng | 1,5 | 1,3 | 1,0 | 0,8 |
+ Thanh toán qua NHNN | 14,2 | 15,4 | 18,7 | 23,8 |
2. Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán | 83,64 | 85,4 | 85,99 | 86,0 |
3. Các loại hình thanh toán chủ yếu | ||||
- Thanh toán bằng tiền mặt | 16,36 | 14,6 | 14,01 | 14,0 |
- Thanh toán không dùng tiền mặt | 83,64 | 85,4 | 85,99 | 86,0 |
a) Thanh toán bằng séc | 0,21 | 0,15 | 0,10 | 0,09 |
b) Thanh toán bằng lệnh chi | 91,37 | 92,55 | 91,30 | 91,34 |
c) Thanh toán bằng nhờ thu tín dụng | 2,30 | 0,15 | 0,15 | 0,10 |
d) Thanh toán bằng thư tín dụng | 1,10 | 1,05 | 1,15 | 1,05 |
e) Thẻ và thanh toán khác | 5,02 | 6,20 | 7,30 | 7,32 |
(Nguồn: Số liệu tuyệt đối trong báo cáo của Ngân hàng Nhà nước)) (vì không được sử dụng số tuyệt đối nên tính bằng số tương đối)
Nhận xét:Qua bảng tổng hợp tình hình thanh toán những năm 2007 - 2010 cho ta thấy (Bảng 2.5):
Một là:Về tỷ trọng thanh toán qua Ngân hàng của các NHTM thì nhóm các Ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất:
Năm 2007 chiếm tỷ trọng 74,7%
Năm 2008 chiếm tỷ trọng 73,5%
Năm 2009 chiếm tỷ trọng 70,0%
Năm 2010 chiếm tỷ trọng 63,9%
Tỷ trọng này phản ánh đúng chức năng NHTM là kinh tế tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng được thể hiện từ khi có Luật NHNN và luật các TCTD.
Nhóm các Ngân hàng Cổ phần và các tổ chức phi NH chiếm tỷ trọng 9,6% năm 2007; 9,8% năm 2008; 10,3% năm 2009 và 11,5% năm 2010, nó nói lên tỷ trọng 2010 còn thấp, khả năng tài chính chưa lớn. Tuy nhiên phải thấy rằng hiện chúng ta đang tồn tại yếu tố không bình đẳng trong cạnh tranh giữa hệ thống NHTM NN với hệ thống các Ngân hàng khác. Chỉ có trên cơ sở thực hiện cổ phần hoá một số NHTM Nhà Nước và sự phấn đấu vươn lên của hệ thống các Ngân hàng Cổ phần mới giảm dần cánh kéo cách xa đó. Mặc dù năm 2007 đã thực hiện cổ phần hóa 2 NHTM NN là NH Ngoại thương và NH Công thương nhưng tỷ phần cổ phần mới chiếm dưới 10%.
Thanh toán qua NHNN chỉ chiếm tỷ trọng 14,2%, 15,4%, 18,7% và 23,8% tương ứng với năm 2007; 2008; 2009 và 2010. Tỷ trọng này phản ánh đúng với chức năng của NHNN, từ khi có luật Ngân hàng thì NHNN đóng vai trò người quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô về hoạt động tín dụng tiền tệ và Ngân hàng. Song NHNN là người cho vay cuối cùng nên hoạt động tiền tệ của NHNN không thể không có. Ngân hàng Nhà Nước mà thông qua hoạt động của Sở giao dịch để thực hiện cho vay tái cấp vốn và cho vay chiết khấu,... NHNN cũng là người tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt - nói cách khác NHNN thực hiện chính sách quản lý Nhà Nước bằng điều tiết vĩ mô hoạt động ngân hàng. Tỷ trọng tăng dần do từ 2009 TTĐTLNH được thực hiện ở tất cả 63 Chi nhánh NHNN.
Hai là:Về tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán:
Không như những năm cuối thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ngày một tăng và tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt giảm dần, 16,36%; 14,6%; 14,01% và 14% vào các năm 2007 - 2010. Đây là xu thế kết quả của đổi mới - Hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng, nhất là từ khi thực hiện Đề án 291 về thanh toán không dùng tiền mặt.
Ba là:Về các loại hình thanh toán chủ yếu (Bảng 2.6)
Nói chung xã hội đòi hỏi các dịch vụ thanh toán của NH phải đảm bảo được tiện ích của khách hàng. Diễn biến đó thể hiện ở tỷ trọng hình thành trong thanh toán.
Bảng 2.6 : Tỷ trọng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng
Uỷ nhiệm chi | Séc | Uỷ nhiệm thu | Thẻ + TT khác | |||||
Số món | Số tiền | Số món | Số tiền | Số món | Số tiền | Số món | Số tiền | |
2006 | 91,5 | 95,62 | 1,35 | 1,8 | 4,15 | 2,2 | 3 | 0,38 |
2007 | 94,3 | 97,02 | 1 | 1,3 | 1,67 | 1,29 | 3,03 | 0,39 |
2008 | 95,89 | 92 | 0,15 | 0,37 | 0,29 | 0,9 | 3,67 | 0,73 |
2009 | 99,43 | 92,30 | 0,30 | 0,10 | 0,04 | 0,15 | 0,23 | 7,45 |
2010 | 98,20 | 92,34 | 0,25 | 0,09 | 0,05 | 0,10 | 1,50 | 7,47 |
(Nguồn: Số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2010)
a) Thanh toán bằng séc
Séc hiện nay chiếm tỷ trọng chưa được 1% về số tiền. Hiện tỷ trọng Séc giảm sút nhanh chóng, khách hàng ít sử dụng (chỉ chủ yếu thanh toán trong cùng địa phương). Do quy định của Séc còn rườm rà, thời gian thanh toán chậm hơn so với các phương thức khác.
b) Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi (lệnh chuyển có)
Như vậy trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phương thức Uỷ nhiệm chi chiếm tỷ trọng tuyệt đối lớn nhất cả về số tiền và số lần giao dịch với tỷ trọng trên 95%. Tỷ trọng cao này vẫn diễn ra trong suốt lịch sử hình thành các phương tiện thanh toán trong hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Trong tương lai Uỷ nhiệm chi vẫn tiếp tục xu hướng tăng lên. Sở dĩ có tình trạng này là nhờ tiện lợi và do áp dụng công nghệ chuyển tiền điện tử trong thanh toán ngày được mở rộng mà cơ sở của thực hiện lệnh chuyển tiền điện tử là Uỷ nhiệm chi.
c) Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu (lệnh chuyển nợ)
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và có xu hướng giảm. Xu hướng giảm là do dịch vụ thẻ có nhiều tiện ích, có thể giao dịch 24/24h.
Các thể thức khác trong thanh toán như tín dụng thư, nhờ thu ... là do bên bán hàng đòi hỏi nên phải tồn tại nhưng sẽ giảm dần cùng với sử dụng công nghệ mới trong dịch vụ thanh toán của NH.
d) Thanh toán bằng thư tín dụng
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thường chỉ áp dụng đối với trường hợp hai bên mua bán không tin tưởng lẫn nhau. Hiện nay, phương thức thanh toán này chỉ đứng vào hàng thứ 4 mà khách hàng sử dụng vì nó làm cho bên mua phải ứng vốn trước để gửi vào tài khoản tại ngân hàng cho bên bán tin tưởng. Song trong thực tế đối với 2 bên do lần đầu giao dịch hoặc chưa đủ độ tin cậy lẫn nhau họ vẫn áp dụng phương thức này để bảo đảm thu hồi vốn kịp thời sau khi đã xuất hàng hóa dịch vụ (tỷ trọng qua các năm chỉ chiếm trên 1% là không lớn).
e) Thanh toán thẻ
Đến cuối năm 2010, số lượng ATM đã được các TCCƯDVTT đầu tư, lắp đặt trên toàn quốc lên đến gần 11.500 máy, tăng thêm hơn 1.700 máy (tăng 17%) so với thời điểm cuối năm 2009; mạng lưới POS cũng được mở rộng lên đến gần 52.000 POS, tăng 52% so với thời điểm cuối năm 2009, phục vụ cho nhu cầu thanh toán của trên 30 triệu thẻ thuộc 47 tổ chức phát hành thẻ với khoảng 230 thương hiệu thẻ (trong đó có 2 tổ chức chưa có ATM, POS, 2 tổ chức có POS, không có ATM; 15 tổ chức có ATM không có POS, 28 tổ chức có ATM và POS). Ngoài ra còn có 2 tổ chức đã đăng ký nhưng chưa phát hành thẻ.
Dịch vụ ATM nhìn chung đáp ứng khá tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, chất lượng dịch vụ đã được cải thiện, việc kết nối liên mạng ATM ngày càng được các liên minh thẻ mở rộng. 3 liên minh thẻ bao gồm: Banknetvn (16 thành viên), Smartlink (28 thành viên), VNBC (9 thành viên).