Nhiệt độ:
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy sinh học. Báo cáo chỉ ra rằng việc giảm nhiệt độ hoạt động khiến vi khuẩn tiết ra nhiều EPS hơn. Nhiệt độ rất thấp có liên quan đến gia tăng sự xuất hiện của vi khuẩn dạng sợi, tạo ra nhiều SMPs hơn trong MLSS, do đó có nhiều xu hướng gây tắc màng hơn. Sự khử keo tụ, độ nhạy, sự phân hủy sinh học và sự hấp phụ trong MBR cũng được chỉ ra là phụ thuộc vào nhiệt độ.
Năm 2013, Ma và cộng sự [91] đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự bám bẩn màng trong MBR đặt chìm quy mô thí điểm với SMPs giảm từ 28,1 mg/g MLSS (ở 8,7oC) đến 2,2 mg/g MLSS (ở 25,9oC) với sự khác biệt 25,9 mg/g MLSS. Hơn nữa, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột đã được báo cáo là gây ra sự giải phóng tự phát của SMP và tăng tỷ lệ bám bẩn. Sự kết tụ của bùn đã được báo cáo xảy ra sau khi nhiệt độ tăng từ 30oC đến 45oC dẫn đến tăng độ đục và tăng nồng độ SMPs. Việc tăng nhiệt độ đột ngột cũng được cho là làm giảm sinh khối và giảm protein trong EPS. Do vậy, nên vận hành MBR ở nhiệt độ môi trường xung quanh và tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột (tăng hoặc giảm). Cần tránh độ nhớt tăng bằng cách tăng cường sục khí khi nhiệt độ thấp.
Mặt khác, tỉ lệ COD/N là một trong những thông số quan trọng đối với VSV. Thông số vận hành này cũng đã được báo cáo là có tương quan tốt với sự bám bẩn của màng trong hệ thống MBR. Feng và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ COD/N đến sự bám bẩn của màng trong hai hệ thống MBR đặt chìm giống hệt nhau, hoạt động song song tỉ lệ COD/N = 10:1 và 5:1 [92]. Báo cáo chỉ rằng hoạt động ở tỷ lệ COD/N 10:1, tỉ lệ bám bẩn màng giảm đáng kể thông qua áp suất xuyên màng không ổn định tăng chậm hơn so với MBR hoạt động ở tỷ lệ COD/N là 5:1. Họ cũng phát hiện ra rằng thời gian của giai đoạn 2 của bước nhảy áp suất xuyên màng gấp đôi (hơn 30 ngày) theo tỷ lệ COD/N là 10:1 so với 5:1.
Tương tự, Hao và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ COD/N đến sự bám bẩn màng trong MBR hoạt động ở ba các tỉ lệ khác nhau (100:5; 100:2,5 và 100:1,8) trong hơn một năm [93]. Báo cáo cho thấy việc tăng tỷ lệ COD: N từ 100:5 lên 100:1,8 dẫn đến cải thiện hiệu suất màng.
Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ MBR
Ưu điểm:
Đối với công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính thông thường (CAS): đầu tiên là trong bể sục khí nước thải được xử lý nhờ các VSV hoạt động (bùn hoạt tính).
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Hóa Chất Diệt Cỏ Glyphosate Đến Con Người Và Môi Trường
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Của Quá Trình Ef Ảnh Hưởng Nồng Độ Fe2+:
- Tình Hình Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Fenton Và Fenton Điện Hóa Tại Việt Nam
- Hệ Ef Trong Phòng Thí Nghiệm Theo Đó, Hệ Ef Bao Gồm:
- Giá Trị Ph Của Quá Trình Ef Trong Các Nghiên Cứu Khác Nhau
- Bảng Pha Chất Nuôi Bùn Hoạt Tính
Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.
Sau đó, nước sau xử lý và bùn hoạt tính được tách trong bể lắng hoặc bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính không thể tách hoàn toàn trong bể lắng và phần nhẹ hơn sẽ đi ra ngoài cùng với nước thải đã qua xử lý. Đối với công nghệ MBR, sử dụng màng với kích thước lỗ xốp khác nhau vì vậy phần lớn bùn hoạt tính có thể được tách ra.
Kích thước bể phản ứng sinh học nhỏ hơn do không phải thiết kế bể lắng do đó làm giảm diện tích hệ thống xử lý [94].
Không giới hạn về nồng độ của hỗn hợp chất rắn lơ lửng (MLSS) trong quá trình MBR qua đó làm giảm lượng bùn thải hoạt tính (WAS). Nếu trong phương pháp truyền thồng thì nồng độ tối đa của MLSS là khoảng 5000 mg/L thì đối với quá trình MBR mức tối ưu của MLSS trong khoảng 8000 ÷ 12000 mg/L.
Chất lượng nước sau xử lý có thể xác định cùng với SRT. SRT được kiểm soát tốt trong quá trình MBR do không phải sử dụng bể lắng.
Đối với quá trình CAS thì SRT thường từ 5 ÷ 15 ngày. Còn áp dụng với quá trình MBR thì SRT dài hơn (từ 20 ngày trở lên) điều này giúp khả năng xử lý nước tốt hơn.
Do kích thước lỗ màng nhỏ nên chất lượng nước được xử lý tốt hơn.
Nồng độ các vi sinh cao và SRT kéo dài do đó lượng bùn dư tạo ra ít điều này giúp tiết kiệm kinh phí xử lý bùn [95].
BOD, COD xử lý có thể đạt 90% ÷ 95%.
Kích thước bể không cần tăng khi công suất tăng lên 20%. Hiệu suất xử lý sinh học tăng từ 10 ÷ 20% do MLSS tăng 2 ÷ 3 lần so với bể truyền thống.
Nhược điểm:
Hiện tượng bám bẩn trên màng thường gặp phải trong quá trình MBR dẫn đến ảnh hưởng quá trình xử lý nước thải [96].
Chi phí hoạt động của quá trình MBR lớn hơn do liên quan đến chi phí thiết bị màng lọc.
Việc bảo trì, vệ sinh thiết bị màng lọc và phương pháp làm sạch là vấn đề gặp phải của quá trình MBR.
Trong quá trình MBR do nhu cầu sục khí lớn do đó dẫn đến tạo nhiều bọt điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng xử lý nước thải đầu ra.
Điện năng tiêu thụ trong quá trình MBR cao hơn. Đôi khi gấp đôi mức tiêu thụ điện năng trong quá trình CAS.
1.3.2. Nguyên nhân cơ chế ảnh hưởng gây bít tắc màng MBR
Sự tắc nghẽn màng MBR được chỉ ra do sự kết tụ, bám bẩn của chất rắn bên trong hoặc bề mặt màng [97]. Do đó sự tắc nghẽn màng có thể được phân loại thành tắc nghẽn bên trong, tắc nghẽn bên ngoài. Sự tắc nghẽn gây ra bởi sự kết tụ các chất hòa tan, hạt keo ở bên trong màng được gọi là sự tắc nghẽn bên trong và đôi khi được gọi là sự tắc nghẽn lỗ mao quản. Sự kết tụ của các hạt, chất keo và các phân tử trên bề mặt màng được gọi là sự tắc nghẽn bên ngoài. Sự bám bẩn bên ngoài tạo thành lớp bám bẩn gây tắc nghẽn trên bề mặt màng. Lớp bám bẩn phân loại là lớp gel hoặc lớp bánh. Lớp gel được hình thành do sự kết tụ của các đại phân tử, chất keo và chất hòa tan vô cơ trên bề mặt của màng do sự chênh lệch áp suất.
Quá trình tắc màng lọc được chia thành tắc nghẽn có thể đảo ngược và tắc nghẽn không thể đảo ngược tùy theo mức độ loại bỏ chất bẩn. Tắc nghẽn có thể đảo ngược do sự kết tụ chất rắn lơ lửng trên màng có thể được loại bỏ bằng các biện pháp vật lý như rửa ngược hoặc hoạt động gián đoạn của màng dưới quá trình lọc dòng chảy chéo. Tắc nghẽn không thể đảo ngược là do sự tắc nghẽn của các lỗ màng và sự bám dính mạnh mẽ của các chất bẩn vào bề mặt của màng, việc bám bẩn cần làm sạch bằng hóa chất và không thể loại bỏ bằng cách làm sạch vật lý. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hình thành và nén chặt của lớp bánh là nguyên nhân chính gây tắc màng.
Theo thành phần của chất ô nhiễm, tắc nghẽn màng có thể được chia thành tắc nghẽn hữu cơ, tắc nghẽn vô cơ và bám bẩn gây tắc nghẽn sinh học.
Các nghiên cứu đã chỉ ra tắc nghẽn màng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Trước hết, tắc nghẽn màng bị ảnh hưởng bởi tốc độ kết tụ chất rắn trong màng bởi nó liên quan đến tốc độ nước được thoát khỏi bùn. Do đó tốc độ kết tụ cũng phụ thuộc vào cả lưu lượng và thời gian lưu trú của bùn trong các kênh màng, vì mức độ tách nước tăng lên ở thời gian lưu trú lâu hơn. Ngoài ra, bản thân thời gian lưu trú trong màng liên quan trực tiếp đến sự thông khí của màng, liên quan đến cả sự phân bố của bọt khí và tốc độ sục khí tổng thể. Sự kết tụ cũng liên quan nồng độ và đặc tính của các hạt rắn, vì các hạt mà chúng dễ dàng bám vào màng hơn hoặc bám vào với nhau có thể kết tụ gây tắc nghẽn nhanh hơn.
Nhận thấy ảnh hưởng tắc nghẽn màng, nhiều công bố trên thế giới đã tập chung nghiên cứu đặc điểm, nguyên nhân để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng màng. Năm 2009, Lin và cộng sự nhận thấy rằng hàm lượng chất hữu cơ trong phần nổi của
bùn hoạt tính cao hơn so với trong nước thải MBR được giải thích là do hàm lượng chất hữu cơ cao trong phần nổi có chứa BPC (biopolymer clusters). BPCs hoạt động giống như keo, giúp bùn bám vào bề mặt của màng và tạo thành lớp bánh. Mặt khác, nghiên cứu năm 2010 của Gao và cộng sự nhận thấy rằng khoảng 65% các hạt trong lớp bánh màng có kích thước nhỏ, do đó chúng có thể đi qua các lỗ màng và có thể làm tắc các lỗ màng [98]. Hơn thế nữa, năm 2018 nhóm nghiên cứu của Wang đã nghiên cứu sự tắc nghẽn của màng động và đặc tính của nó [99]. Kết quả cho thấy 80% chất hữu cơ trong nước thải có thể được thu hồi nhanh hơn trong trường hợp vận hành liên tục.
Từ các đặc điểm trên trong quá trình áp dụng công nghệ màng MBR cần chú ý đến quá trình làm sạch tắc nghẽn màng đảm bảo hiệu quả trong quá trình xử lý.
1.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng quá trình MBR trong xử lý nước
Trên thế giới
Một số công trình ứng dụng quá trình sinh học – màng MBR trong xử lý nước đã được nghiên cứu và công bố cụ thể:
Năm 2006, J. Radjenovic và các cộng sự báo cáo xử lý nước thải chứa các thành phần dược phẩm bằng mô hình MBR. Các thành phần có trong dược phẩm như: gemfibrozil, bezafibrate, ofloxacin…sau khi qua mô hình MBR đã được xử lý hiệu quả với hiệu suất cao (>80%) và nồng độ đầu ra của diclofenac, ketoprofen, ranitidine, gemfibrozil, bezafibrate, pravastatin và ofloxacin ổn định hơn so với hệ thống xử lý thông thường [100].
Với hệ MBR kị khí, Y. Xu nghiên cứu chất hữu cơ vi lượng gây ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác thải. Trong nghiên cứu này, 17 loại thuốc trừ sâu hữu cơ chứa Clo (OCPs), 16 loại chất hữu cơ vòng thơm (PAHs) và 4 - nonylphenol (4-NP) đã được nghiên cứu và kết quả chỉ ra rằng hợp chất 4-NP bị loại bỏ bởi MBR còn OCPs và PAHs chủ yếu bị loại bỏ bởi quá trình kị khí. Kết quả còn cho thấy 94% OCPs, 77% (4- NPs) và 59% PAHs đã được xử lý [101].
Một nghiên cứu của Xia năm 2011 để xử lý para-chloronitrobenzene (p-CNB) trong nước uống sử dụng MBR dạng sợi rỗng kết hợp với chất khử H2. Đầu tiên p- CNB bị chuyển thành para-chloraniline (p-CAN) sau đó từ p-CAN bị chuyển thành aniline và clo bị khử bởi chất khử là H2. Tùy vào lượng H2 cấp vào mà hiệu quả xử lý là khác nhau, trong thí nghiệm này HFMBR đạt hiệu suất cao nhất là 98,2% [102].
41
Trong nghiên cứu của Liberman và cộng sự năm 2016 với kết quả COD, NH4+ sau khi xử lý đạt mức cho phép, modun siêu lọc có thể tạo dòng thẩm thấu ổn định trong một năm chỉ với việc sục khí mà không cần rửa ngược màng hoặc tái tạo lại màng bằng hóa chất [103].
Các thống kê cho thấy MBR đã được chứng minh là một phương pháp thân thiện với môi trường, nhỏ gọn và đáp ứng tốt để xử lý các hóa chất BVTV, tiêu biểu là chất diệt cỏ phenoxyacetic và acid benzoic. Để làm sáng tỏ điều này, năm 2013 Ghoshdastidar đã nghiên cứu xử lý 2,4-D, mecoprop và dicamba trong điều kiện phản ứng sử dụng màng sinh học MBR [104]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 2,4-D đã phân hủy hơn 99% trong vòng 12 ngày, mecoprop và dicama khó phân hủy hơn và giảm lần lượt 69% và 75,4% sau 112 ngày thí nghiệm. Bên cạnh đó, chu kì bán rã của 2,4-D; mecoprop và dicamba cũng được chỉ ra tương ứng 1,9; 10,5 và 28,3 ngày.
Năm 2018, Erkan và cộng sự đã nghiên cứu xử lý ứng dụng cộng nghệ màng sinh học sMBR để xử lý nước thải sữa với HRT là 15 h, SRT là 40 ngày. Kết quả cho thấy khả năng loại bỏ COD đạt 98,2%, amoni đạt 95,4% và photphat (PO4 -P) là 88,9% [105].
Hơn thế nữa, năm 2020 Erkan và cộng sự cũng đã chỉ ra khả năng loại bỏ COD đạt tới 93,1% và giảm được 87,1% màu khi sử dụng hệ thống màng MBR cho chất Reactive Red 390 [106].
Tại Việt Nam
Với những ưu điểm vượt trội của màng MBR, công nghệ này được áp dụng những quy trình xử lý nước thải, nước bị nhiễm hóa chất BVTV,… tiêu biểu có thể kể đến như:
Giai đoạn năm 2005 – 2006, Nguyễn Phước Dân nghiên cứu công nghệ MBR áp dụng để xử lý nước thải đô thị. Tại nghiên cứu này, màng sinh học MBR qui mô pilot đã được ứng dụng để xử lý tại công ty sản suất ống dẫn nước composit (VIGLAFICO) Láng Hòa Lạc. Mục đích của quá trình đánh giá hiệu quả loại bỏ COD, TN và khả năng tách vi sinh ra khỏi bùn sau xử lý.
Một số công trình xử lý nước thải tại khu nghỉ dưỡng, khách sạn, bệnh viện trong miền Nam đã áp dụng công nghệ MBR, do một số công ty chuyên cung cấp các thiết bị nguyên chiếc của nước ngoài lắp đặt nên giá chào bán các thiết bị còn rất cao, chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam. Ở quy mô lớn hơn, dự án xử lý
42
nước thải bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng bộ công thương, bằng công nghệ AAO & MBR do công ty môi trường Ngọc Lân chế tạo đã xử lý thành phần COD, NH3, BOD5, Coliform trong nước thải đều đạt loại A. Ngoài ra, công nghệ này tiết kiệm điện năng, diện tích xây dựng lên đến 50% so với công nghệ truyền thống.
Năm 2008, quá trình MBR được áp dụng xử lý nước thải tại nhà máy điện tử Samsung tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh. Kết quả nước thải sau xử lý đạt mức II theo TCVN 6772:2000. Quá trình MBR cũng được lắp đặt cho nhà máy xử lý nước thải tại KCN Bắc Thăng Long với công suất 2000 m3/ngày.
Năm 2010, Lê Văn Chiều và cộng sự đã sử dụng màng vi lọc (MBR) kết hợp bùn than hoạt tính để xử lí nước ô nhiễm ở hồ Kim Liên, Hà Nội (công suất từ 60 ÷ 100 m3/ngày). Thử nghiệm qui mô pilot trong 9 tháng và loại bỏ 100% SS, 85% COD, 97% amoni và 99% coliform đáp ứng QCVN 08:2008/BTNMT [107]. Với công nghệ MBR tuy ra đời và phát triển từ lâu, nhưng ở Việt Nam chỉ mới bước đầu được nghiên cứu, ứng dụng trong một vài năm gần đây và số lượng các công trình nghiên cứu công bố không nhiều.
Cùng năm 2010, nhóm nghiên cứu của Đỗ Khắc Uẩn đã ứng dụng quá trình sinh học và lọc màng để xác định lượng bùn dư có trong nước thải đô thị. Các thông số về điều kiện vận hành như: SRT, điều kiện vận hành, động học, HRT được đánh giá. Báo cáo kết luận SRT ảnh hưởng nhất đến lượng bùn dư [108].
Năm 2011, Trung tâm Tư vấn và công nghệ môi trường đã áp dụng công nghệ MBR được để xử lý nước ô nhiễm tại hồ Biển Bạch, Ninh Bình. Sau khi lắp đạt hệ thống và xử lý cho chất lượng nước với các chỉ tiêu BOD5, COD, NH3, Coliform đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A.
Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Trần Thị Việt Nga đã triển khai đề tài khoa học cấp bộ “Nghiên cứu phát triển công nghệ màng sinh học trong điều kiện kỵ khí” để xử lý nước thải sinh hoạt trong điều kiện Việt Nam và được triển khai tại trạm xử lý nước thải Kim Liên [109]. Tất cả các nghiên cứu đều cho kết quả khả quan, mở đầu cho xu hướng ứng dụng công nghệ màng MBR cho xử lý nước thải, nước nhiễm hóa chất BVTV,…
Bên cạnh đó, MBR cũng được ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt tại các khách sạn, bệnh viện, khu thương mại,… Công ty cổ phần môi trường GreenTech tại thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng thành công công nghệ màng sợi rỗng nhúng chìm để
43
xử lí nước thải sinh hoạt khu dân cư thành phố xanh công suất 150m3/ngày và khách sạn Caravelle là 350 m3/ngày.
Năm 2015, Nhóm nghiên cứu của Đỗ Khắc Uẩn áp dụng quá trình MBR đối với nước thải nhiễm dầu. Báo cáo công bố hiệu quả xử lý đạt 99,9% ở điều kiện HRT là 13,3 giờ, COD đầu vào là 500 ÷ 1000 mg/L, hàm lượng MLSS duy trì trong khoảng
12.000 ÷ 15.000 mg/L. Qua nghiên cứu đã báo cáo cho thấy công nghệ MBR là một công nghệ có tiềm năng trong xử lý nước thải [110].
Năm 2017, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Minh Kỳ đã báo cáo áp dụng quá trình MBR để xử lý nước thải khu dân cư. Kết quả công bố hiệu suất TSS đạt 89,4%, COD đạt 92,6%, BOD5 đạt 94,6%, TP đạt 79,2%, TN đạt 64,6%. Kết quả cho thấy công nghệ màng sinh học MBR là một công nghệ có ứng dụng tốt cho các nguồn nước thải có hàm lượng chất hữu cơ [111].
1.3.4. Quá trình sinh học – màng MBR kết hợp với công nghệ xử lý khác
Việc ứng dụng kết hợp quá trình sinh học – màng MBR và công nghệ xử lý khác được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu:
Năm 2013, Sánchez Peréz và cộng sự kết hợp MBR và Fenton quang hóa để xử lý nước thải thực phẩm [112], hay cũng nghiên cứu của Peréz cùng cộng sự kết hợp 2 công nghệ trên để xử lý hóa chất trừ sâu, nhờ sự kết hợp này mà chi phí xử lý giảm đi đáng kể.
Năm 2015, Vergili đã kết hợp Fenton với lọc màng để xử lý nước thải dược phẩm. Mặc dù lọc nano đơn (NF) và Fenton đều xử lý các thành phần dược phẩm, các chất ô nhiễm hữu cơ có nồng độ cao tuy nhiên có thể gây tắc nghẽn màng dẫn đến giảm thông lượng qua màng. Vì vậy khi kết hợp hai quá trình, Fenton đóng vai trò tiền xử lý có thể đảm bảo thông lượng qua màng cao hơn khi xử lý bằng màng NF ở giai đoạn sau. Quá trình, Fenton – NF được ứng dụng hiệu quả để xử lý nước thải từ ngành công nghiệp dược phẩm có chứa thành phần etodolac [113].
Trong năm 2016 nhóm nghiên cứu của Li đã báo cáo kết quả khả quan khi xử lý nước thải dệt nhuộm sử dụng quy trình kết hợp MBR – NF. Báo cáo cho thấy MBR kết hợp NF xử lý COD,TOC, màu sắc và độ đục tốt hơn nhiều so với các phương pháp thông thường, cụ thể là COD < 20 mg/L, TOC đạt giá trị 3.99 ± 3,06 mg/L, giá trị màu sắc và độ đục tương ứng là, 47,6 ± 15,3 HU và 0,22 ± 0,12 NTU [114].
44
Ngoài ra, năm 2019 trong nghiên cứu của Arafath để xử lý loại bỏ phenol trong nước thải từ xơ dừa áp dụng quá trình MBR kết hợp với quy trình photo - Fenton. Tại điều kiện phản ứng trong khoảng 1÷15 giờ, HRT là 8 giờ đã giảm được 99% COD và 78% phenol đã được loại bỏ [115].
1.4. Quá trình Fenton điện hóa kết hợp quá trình MBR để xử lý glyphosate và hóa chất BVTV trong nước
Từ những đặc điểm các phương pháp trong xử lý nước thải như hấp phụ, hấp thụ, phương pháp màng lọc, sinh học và phương pháp oxi hóa tiên tiến nhận thấy rằng:
Đối với phương pháp hấp phụ ưu điểm là dễ dàng tìm kiếm vật liệu, tận dụng nguồn vật liệu giá thành rẻ, có khả năng làm sạch cao. Sau khi sử dụng chất hấp phụ đều có khả năng tái sinh, giúp làm hạ giá thành xử lý. Đối với phương pháp hấp phụ có nhược điểm chính là không áp dụng đối với nguồn thải có tải trọng ô nhiễm cao. Trước đây, phương pháp hấp phụ trở thành một phương pháp khả quan để loại bỏ hóa chất BVTV. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý này hóa chất BVTV chỉ bị tách và cô lập chứ không xử lý hoàn toàn. Nhận thấy rõ ràng yêu cầu của phương pháp này là điều kiện phản ứng phải có tính axit là một nhược điểm lớn vì không nên thay đổi đáng kể độ pH của nước thải không tương thích với việc thải ra môi trường. Hơn thế nữa, không có chất hấp phụ nào là chọn lọc đối với glyphosate. Đây cũng là một nhược điểm lớn, vì nước thải có nhiều chất gây ô nhiễm ở nồng độ cao hơn sau đó là glyphosate. Ngay cả khi ái lực của glyphosate với một số chất hấp phụ là khá tốt thì phương pháp này cũng không được áp dụng để xử lý chính. Quá trình hấp phụ làm giảm nồng độ glyphosate khi các lượng chất ô nhiễm khác không lớn. Như vậy khi áp dụng xử lý bằng quá trình hấp phụ thì đồng thời phải kết hợp phương pháp khác thì hiệu quả xử lý mới cao.
Phương pháp lọc màng có ưu điểm là công nghệ có thể áp dụng ở điều kiện nhiệt độ thấp, cho phép xử lý đối với các chất có tác động ảnh hưởng với nhiệt độ. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến lọc màng không chỉ được sử dụng trong xử lý nước thải mà còn được sử dụng trong sản xuất thực phẩm, đồ uống. Phương pháp này tốn ít năng lượng, hầu hết năng lượng sử dụng để bơm chất lỏng qua màng, tổng năng lượng sử dụng có thể coi là nhỏ so với các kỹ thuật khác. Đây là phương pháp khá dễ dàng mở rộng quy mô. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm xảy ra tình trạng tắc, nghẽn màng bởi chất bẩm bám vào sau một thời gian hoạt động.