Thời Gian Lưu Trú Của Khách Du Lịch Tại Đăk Lăk (Nguồn: Kết Quả Phỏng Vấn Của Đề Tài)


Thị trường khách du lịch trọng điểm trong nước của Đăk Lăk là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, thời gian gần đây đã dầnthu hút được khách du lịch đến từ các tỉnh phía Bắc thông qua việc gắn kết với chương trình kích cầu, giảm giá của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnamairlines). Về thị trường khách du lịch quốc tế, đa số kháchđến từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nhiều nhất trong số đó là khách du lịch đến từ các nước: Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Đức,...và các quốc gia Đông Nam Á (Asean).

Trong vài năm gần đây, lượng du khách Nga đến Việt Nam tăng nhanh. Từ chỗ 6.000 khách năm 2000 đến năm 2013 đã lên đến 300.000 khách, tăng 50 lần. Hiệp hội Du lịch Đăk Lăk cũng đang tích cực xúc tiến thông qua các Công ty ủy thác lữ hành lớn của thị trường Nga để chia sẻ một lượng khách nhất định, chỉ cần vài phần trăm lượng khách này đến với Đăk Lăk cũng đã là ý nghĩa vì du khách Nga vốn thích những nơi có biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận...

2.2.1.2. Thời gian lưu trú

Dù lượng khách đến với Đăk Lăk tăng đều qua các năm, gần đây có thêm nhiều thị trường khách mới cả trong và ngoài nước. Tốc độ phát triển du lịch cũng ngày càng mạnh, thế nhưng công suất sử dụng buồng phòng vẫn không cao hơn nhiều. Bình quân ngày khách lưu trú là 2,16 ngày/khách. Trong đó, thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa là 2,17 ngày/khách, khách quốc tế là 2,15 ngày/khách, trong đó khoảng 88% du khách lưu lại không quá 3 ngày và khoảng 94% du khách lưu lại 2 ngày.



Biểu đồ 2 1 Thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đăk Lăk Nguồn Kết 1

Biểu đồ 2.1. Thời gian lưu trú của khách du lịch tại Đăk Lăk (Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Kết quả điều tra của đề tài cũng làm rõ hơn về thời gian lưu trú của khách tại Đăk Lăk. Qua biểu đồ thời gian lưu trú, phần lớn du khách lưu lại không quá 3 ngày. Có 88% khách nội địa và 82% khách quốc tế ở dưới 3 ngày, 10% khách nội địa và 14% khách quốc tế ở hơn 3 ngày.Như vậy có thể thấykhả năng giữ chân du khách của ngành du lịch địa phương còn chưa cao, còn thiếu các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí...để du khách có thể tham gia sử dụng và lưu lại lâuhơn. Qua đó, cũng phần nào nói lên thực trạng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch của Đăk Lăk vẫn chưa thật sự tốt, chưa thỏa mãn được phần lớn nhu cầu du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

2.2.1.3. Đặc điểm thị trường khách

Các đặc điểm thị trường khách được đề tài phân tích trên cơ sở các kết quả điều tra khách du lịch do đề tài thực hiện. Phần nào làm rõ hơn hiện trạng thị trường khách đi du lịch tại Đăk Lăk.


Biểu đồ 2 2 Hình thức đi du lịch của khách đến Đăk Lăk Nguồn Kết quả 2

Biểu đồ 2.2. Hình thức đi du lịch của khách đến Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)

Khách đến Đăk Lăk có số lượng lớn đi theo tour, trong đó có 44% khách nội địa chỉ đi Đăk Lăk, 56% đi kết hợp với tournhiều điểm đến, trong khi đó 70% khách quốc tế đi kết hợp với nhiều điểm và chỉ 30% chỉ đi riêng Đăk Lăk. Từ đó, cho thấy nhu cầu mua tour để đi tham quan nhiều nơi của khách quốc tế cao hơn. Do đó, các đơn vị kinh doanh lữ hành cần tập trung khai thác vào đối tượng khách quốc tế nhiều hơn, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khách.



Biểu đồ 2 3 Cách thức tổ chức đi du lịch của khách tại Đăk Lăk Nguồn 3

Biểu đồ 2.3. Cách thức tổ chức đi du lịch của khách tại Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)


Biểu đồ 2 4 Các điểm đến tham quan ưa chuộng của khách tại Đăk Lăk 4


Biểu đồ 2.4. Các điểm đến tham quan ưa chuộng của khách tại Đăk Lăk

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn của đề tài)


Trong số những điểm tham quan du lịch ở Đăk Lăk, đa số du khách chọn Buôn Đôn, các thác nước, vườn cà phê, cơ sở sản xuất cà phê...làm điểm đến trên hành trình.

2.2.2. Doanh thu

Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 200 tỷ đồng, tăng 19,27% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 235 tỷ đồng, tăng 18,09% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 287 tỷ đồng, tăng 22,12% so với năm 2011. Doanh thu du lịch năm 2013 đạt 310 tỷ đồng, tăng 8,01% so với năm 2012.

Và theo dự kiến của ngành du lịch, trong năm 2014 doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ đạt 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay mức chi tiêu bình quân chung chỉ đạt gần 800.000 đồng/lượt khách. Một con số vẫn còn khá hạn chế so với tiềm năng khai thác du lịch rất lớn.

Biểu đồ 2 5 Doanh thu du lịch Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014 Nguồn Sở Văn 5

Biểu đồ 2.5. Doanh thu du lịch Đăk Lăk giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đăk Lăk)

Biểu đồ cho thấy doanh thu du lịch Đăk Lăk có sự tăng trưởng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tăng khoảng 37 tỷ đồng.


2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch Đăk Lăk

2.3.1. Các yếu tố và điều kiện chính phát triển sản phẩm du lịch

+ Về kết cấu hạ tầng

Không giống các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên nói chung và Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk nói riêng chỉ có giao thông đường bộ và đường hàng không (không có giao thông đường sắt và đường thủy). Hơn nữa, trong điều kiện giao thông đường hàng không hiện nay với chi phí còn khá cao nên giao thông đường bộ càng trở nên rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển du lịch của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, trong đó có du lịch Buôn Ma Thuột

– Đăk Lăk.

Hệ thống giao thông gồm 5 tuyến Quốc lộ quan trọng đi qua tỉnh với tổng chiều dài là 678 km, bao gồm Quốc lộ 14, 26, 27, 29 kết nối Đăk Lăk với các điểm đến quan trọng trong vùng Tây Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành phía Nam như: Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết. Sân bay Buôn Mê Thuột được xác định là đầu mối giao thông quan trọng – cửa ngõ hàng không nối Tây Nguyên – Đăk Lăk với các trung tâm kinh tế và du lịch lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Nghệ An, Côn Đảo, Phú Quốc và trong tương lai là các thị trường quốc tế.

+ Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch gồm: nhà nghỉ, khách sạn, nhà khách và các loại hình cơ sở lưu trú khác là 159 với 3.249 buồng; Trong đó có 52 khách sạn với 1.760 buồng, gồm: 2 khách sạn 4 sao với 276 buồng, 4 khách sạn 3 sao với 270 buồng, 6

khách sạn 2 sao với 259 buồng, 12 khách sạn 1 sao với 246 buồng, 28 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 709 buồng; Các loại hình khác (nhà khách, nhà nghỉ) gồm 107 cơ sở với 1.489 buồng. Trong đó, hầu hết các cơ sở lưu trú trên đều thuộc địa bàn thành phố Buôn Mê Thuột. Hệ thống cơ sở lưu trú đang ở giai đoạn tăngtrưởng ban đầu, do đó chủ yếu tăng trưởng về số lượng. Chất lượng có sự chuyển biến song còn thấp, chưa đạt yêu cầu; Quy mô cơ sở lưu trú nhỏ, chất lượng dịch vụ chưa cao.

+ Các điểm tham quan du lịch


Các điểm tham quan, du lịch như: du lịch sinh thái, văn hóa, cà phê, voi, cồng chiêng..., đã hình thành một số khu, điểm du lịch nổi bật như Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Ko Tam, Công viên nước Đăk Lăk, Bảo tàng, Nhà đày Buôn Mê Thuột (thành phố Buôn Mê Thuột),...Kết nối không gian du lịch với khu du lịch thác Dray Sáp Thượng – Dray Nur (huyện Krông Ana); Điểm du lịch hồ Lắk; Điểm du lịch Buôn Jun (huyện Lắk); Khu du lịch văn hóa sinh thái Buôn Đôn, điểm du lịch cầu treo Buôn Trí, điểm du lịch thác Bảy Nhánh, điểm du lịch vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn); Điểm du lịch thác Dray Knao (huyện M’Drắk); Điểm du lịch thác Krông Kmar (huyện Krông Bông); Trên cơ sở đó, bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước, kết nối tour, tuyến đưa khách du lịch đến với Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk.

2.3.2. Các sản phẩm, loại hình du lịch đang khai thác

Tiềm năng và tài nguyên du lịch địa phương là rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi sẵn có để hình thànhsản phẩm du lịch. Vì vậy, việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù tại các khu, điểm du lịch nhằm tạo sắc thái riêng cho du lịch Đăk Lăk trong hình ảnh du lịch Tây Nguyên nói chung là việc làm cần thiết.

Hiện tại, ngành du lịch địa phương đã và đang khai thác các sản phẩm loại hình du lịch như: du lịch trên hồ, sông nước; Du lịch leo núi; Du lịch hang động; Du lịch dã ngoại, sinh thái (đi bộ xuyên rừng kết hợp đi voi); Du lịch tham quan bảo tàng cách mạng, bảo tàng dân tộc, các di tích lịch sử văn hoá (nhà đày Buôn Mê Thuột, chùa sắc tứ Khải Đoan, Đình Lạc Giao, tháp Chăm Yang Prông); Lễ hội văn hoá như hội voi, lễ hội đâm trâu, hội cồng chiêng, lễ bỏ mã, lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ cúng voi, lễ mừng nhà mới; Du lịch nghiên cứu khoa học...

Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch còn mang nặng tính “tự phát”, chưa thật sự tuân thủ theo quy hoạch. Trong lĩnh vực du lịch sinh thái, văn hóa, vui chơi giải trí, tình trạng các sản phẩm, loại hình du lịch còn mang tính trùng lập nhiều. Sự “sao chép” vừa làm mất tính đặc trưng riêng có của điểm du lịch, vừa tạo cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho du khách tham quan, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong du lịch.


2.3.3. Tình hình khai thác tiềm năng du lịch cho phát triển sản phẩm

Thế mạnh của Đăk Lăk là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, các sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng của địa phương đều dựa trên cơ sở tiềm năng về du lịch sinh thái (các thác nước, sông hồ, rừng tự nhiên, cà phê, voi,...), du lịch văn hóa (kiến trúc và đời sống buôn làng, văn hóa cồng chiêng, lễ hội của các dân tộc...) trên địa bàn, trong đó Buôn Mê Thuột là nơi tiếp đón, trung chuyển khách du lịch đến các điểm du lịch, khu du lịch khác trong tỉnh.

Tuy nhiên, do tác động từ các công trình thủy điện nên tài nguyên du lịch sinh thái, cảnh quan môi trường tự nhiên ngày càng suy kiệt nghiêm trọng, công tác bảo tồn và phát huy nét đặc sắc của văn hóa đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến các hoạt động phục vụ du lịch (đặc biệt là việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách), đồng thời tác động tiêu cực đến công tác thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Những tài nguyên du lịch tại các thác nước tự nhiên (điểm tham quan) như thác Bảy Nhánh (huyện Buôn Đôn), thác Krông Kmar (huyện Krông Bông); thác Dray Nur, thác Dray Sáp Thượng (huyện Krông Ana) ngày càng suy kiệt nghiêm trọng do thủy điện, ảnh hưởng đến các hoạt động phục vụ du lịch, nhất là việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách, đồng thời tác động tiêu cực đến công tác thu hút đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch...

Trong những năm qua, việc khai thác tiềm năng du lịch (các giá trị tự nhiên và văn hóa, các tài nguyên du lịch) phục vụ phát triển các sản phẩm và loại hình du lịch cũng đã có những bước chuyển biến nhất định. Nhiều sản phẩm du lịch đã được định hình, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã từng bước hoàn thiện, khách du lịch đến với Đăk Lăk nhìn chung đã có những đánh giá khá tốt.

Tuy nhiên đến nay, du lịch Đăk Lăk mà điển hình là du lịch Buôn Mê Thuột vẫn chưa khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên và nhân văn để phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm cũng như loại hình du lịch. Các chỉ tiêu chuyên ngành như số lượt khách du lịch, ngày lưu trú trung bình nhìn chung còn thấp, thậm chí số ngày lưu trú trung bình của du khách cũng có xu hướng giảm so với trước đây. Sản phẩm, dịch vụ du lịch không nhiều. Ngay đối với các điểm đến đã được đưa vào các

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí