Thành Tích Trung Bình Test Phản Xạ Đơn Mắt - Tay (Ms)


Phản xạ đơn mắt - tay (ms): Kết quả kiểm tra đạt X = 162.7 ± 7.1 và có hệ số biến thiên Cv % = 4.36 <10%, chứng tỏ ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này đồng đều, theo phân loại phản xạ đơn mắt - tay kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức “Khá” (180ms > K > 160ms) so với tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV. [22]

So sánh kết quả trung bình ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này với kết quả trung bình Nữ VĐV chạy cự ly trung bình, và VĐV chạy cự ly dài được thể hiện qua biểu đồ 3.1 cho thấy, thành tích ở test đánh giá của nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn cao hơn nữ VĐV chạy cự ly trung bình và VĐV chạy cự ly dài, độ nhạy của hệ thống phản xạ cao hơn, khả năng bắt tín hiệu tốt phù hợp với đặc điểm môn thể thao chạy cự ly ngắn.

Biểu đồ 3 1 Thành tích trung bình test phản xạ đơn mắt tay ms  Phản xạ 1

Biểu đồ 3.1. Thành tích trung bình test phản xạ đơn mắt - tay (ms)

Phản xạ đơn mắt - chân (ms): Kết quả kiểm tra đạt X = 306.3 ± 4.2 và có hệ số biến thiên Cv% = 1.36 <10%, chứng tỏ ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này đồng đều.

Phản xạ phức mắt - tay (ms): Kết quả kiểm tra đạt X = 196.0 ± 7.2 và có hệ số biến thiên Cv% = 3.68 <10%, chứng tỏ ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV


cấp cao chạy cự ly ngắn này đồng đều, theo phân loại phản xạ phức tay - mắt kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức “Tốt” (K ≤ 270ms), so với tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV. [22]

So sánh kết quả trung bình ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này với kết quả trung bình Nữ VĐV chạy cự ly trung bình, và VĐV chạy cự ly dài được thể hiện qua biểu đồ 3.2 cho thấy, thành tích ở test đánh giá của nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn cao hơn nữ VĐV chạy cự ly trung bình và VĐV chạy cự ly dài, độ nhạy của hệ thống phản xạ cao hơn, khả năng phân tích, lựa chọn tín hiệu tốt phù hợp với đặc điểm môn thể thao chạy cự ly ngắn.

Biểu đồ 3.2. Thành tích trung bình test phản xạ phức mắt - tay (ms)

Khả năng phối hợp vận động: Kết quả kiểm tra đạt X = 33.0 ± 3.0 và có hệ số biến thiên Cv% = 9.09 <10%, chứng tỏ ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này đồng đều. Theo phân loại khả năng phối hợp vận động kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức “Tốt”.

Khả năng phân phối chú ý: Kết quả kiểm tra đạt X = 2.9 ± 0.3 và có hệ số biến thiên Cv% = 10.7 >10%, chứng tỏ ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này chưa đồng đều. Theo phân loại khả năng chú ý kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức phân loại “Trung bình”.


Năng lực xử lý thông tin: Kết quả kiểm tra đạt X = 1.52 ± 0.04 và có hệ số biến thiên Cv% = 2.78 <10%, chứng tỏ ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này đồng đều. Theo phân loại năng lực xử lý thông tin kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức “Khá”.

Loại hình thần kinh: Kết quả kiểm tra đạt X = 31.8 ± 1.8 và có hệ số biến thiên Cv% = 5.59 <10%, chứng tỏ ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này đồng đều. Theo phân loại loại hình thần kinh kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu là loại hình thần kinh “Linh hoạt - cận linh hoạt - ổn định”, nhóm loại hình thần kinh này phù hợp với đặc điểm môn chạy cự ly ngắn đòi hỏi các VĐV phải huy động sức mạnh tốc độ không chỉ cơ bắp mà còn cả sức mạnh thần kinh

trong khoảng thời gian rất ngắn. Vì vậy năng lực tâm lý của nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn hoàn toàn phù hợp với môn thể thao.

Về loại hình thần kinh so với nữ VĐV chạy cự ly trung bình và VĐV chạy cự ly dài tỷ lệ % của nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn có loại hình thần kinh “Ổn định” và “Linh hoạt” đạt gần (100%) cao hơn nữ VĐV chạy cự ly trung bình (70.83%) có loại hình thần kinh thuộc nhóm 1, VĐV chạy cự ly dài (60%) có loại hình thần kinh thuộc nhóm 2. Những người có loại hình thần kinh thuộc nhóm 1 là phản ứng nhanh, động tác chính xác, sáng tạo, sức làm việc cao và ổn đinh. Trong khi những người thuộc nhóm 2 thì thường phản ứng chậm hơn nhóm 1 nhưng tỉ mỉ, cần cù, tư duy chính xác, có khả năng làm việc bền bỉ.

Ngoài ra so sánh kết quả trung bình ở test khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn này với kết quả trung bình Nữ VĐV chạy cự ly trung bình, và VĐV chạy cự ly dài được thể hiện qua biểu đồ 3.3.



Biểu đồ 3.3. Thành tích trung bình test Loại hình thần kinh (K)

Qua đánh giá khảo sát tâm lý nữ VĐV cấp cao chạy cự ly ngắn cho thấy các test đa số có sự đồng đều ở mức cao Cv% <10. Kết quả các test kiểm tra so với mức phân loại chuẩn của thế giới đa số đều ở mức phân loại “Khá” và “Tốt”, đặc biệt loại hình thần kinh ở nhóm 1 (Linh hoạt - ổn định) phù hợp với đặc điểm thi đấu của môn chạy cự ly ngắn.

* So sánh tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam và một số công trình nghiên cứu khác.

So sánh các chỉ số tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam với một số công trình nghiên cứu có liên quan ở các môn thể thao khác nhau được trình bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. So sánh đặc điểm tâm lý các môn thể thao khác nhau [7], [15]



TT


Nội dung

Nữ VĐV

cấp cao chạy cự ly ngắn


Nam VĐV Bóng bàn Quốc gia


Nam VĐV Bắn súng Quốc gia


Nữ VĐV

Judo TP.HCM

Đội tuyển bóng nước


Nữ VĐV

bóng rổ TP.HCM

Đội tuyển Bóng đá An

Giang


X ±


X ±


X ±


X ±


X ±


X ±


X ±

1

Phản xạ đơn

mắt - tay (ms)

162.7±7.1

163.7±6.5

178.0±5.3

176.6±4.57

183.2

±21.5

199.4

±21.4

176.3

±30.24


2

Phản xạ đơn mắt - chân

(ms)


306.3±4.2


-


-


-


-


-


-

3

Phản xạ phức

mắt - tay (ms)

196.0±7.2

359.0±8.2

477.0±1.7

340.7±22.3

496.2

±43.1

376.6

±48.5

471.8

±87.03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.




TT


Nội dung

Nữ VĐV

cấp cao chạy cự ly ngắn


Nam VĐV Bóng bàn Quốc gia


Nam VĐV Bắn súng Quốc gia


Nữ VĐV

Judo TP.HCM

Đội tuyển bóng nước


Nữ VĐV

bóng rổ TP.HCM

Đội tuyển Bóng đá An

Giang


X ±


X ±


X ±


X ±


X ±


X ±


X ±

4

Khả năng phối

hợp vận động

33.0±3.0

38.4±2.3

-

37.4±1.6

-

-

-


5

Khả năng phân phối chú

ý


2.9±0.3


-


-


2.43±0.31


-


-


-

6

Năng lực xử

lý thông tin

1.52±0.04

1.81±0.05

-

1.72±0.15

-

-

-

7

Loại hình thần

kinh

31.8±1.8

-

36.7±1.1

-

-

-

-

Phản xạ đơn mắt - tay (ms): Kết quả kiểm tra nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam đạt giá trị X = 162.7 ± 7.1. So sánh với VĐV các môn thể thao từ các công trình khoa học đã công bố trước đây cho thấy năng lực phản xạ đơn của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam tốt hơn nam VĐV bóng bàn quốc gia 163.7ms (Phạm Ngọc Viễn, 1987); tốt hơn nữ VĐV Judo TP.HCM 176.6ms (Lý Đại Nghĩa, 2017); tốt hơn nam VĐV bắn súng Quốc gia 178ms (Phạm Thị Hiên 2018); tốt hơn đội tuyển bóng nước 183.2 ±21.5 (Lê Nguyệt Nga, Đặng Hà Việt, Lưu Thiên Sương, 2006) [19]; Tốt hơn nữ VĐV bóng rổ TP.HCM 199.4±21.4; tốt hơn nam đội tuyển bóng đá An Giang 176.3±30.24 (Lê Nguyệt Nga, 2004) [20]

Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế đặc thù môn thể thao, nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có khả năng kiểm soát thính giác cũng như phản xạ thị giác tốt hơn. Theo Gavkare et al (2013) thời gian phản xạ ngắn hơn ở VĐV có thể là do khả năng tập trung và hoạt bát cao hơn, phối hợp cơ tốt hơn, giúp nâng cao thành tích ở các bài tập sức nhanh và chính xác điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tập luyện và thi đấu của VĐV cự ly ngắn.

Phản xạ phức mắt - tay (ms): Kết quả kiểm tra nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam đạt giá trị X =196.0 ± 7.2, theo phân loại phản xạ phức tay - mắt kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức “Tốt” (K ≤ 270ms), so với tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV. [22]


So sánh với VĐV các môn thể thao từ các công trình khoa học đã công bố trước đây cho thấy năng lực phản xạ phức của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam tốt hơn nam VĐV bóng bàn quốc gia 359ms (Phạm Ngọc Viễn, 1987); tốt hơn nữ VĐV Judo TP.HCM 340.7ms (Lý Đại Nghĩa, 2017); tốt hơn nam VĐV bắn súng Quốc gia 477ms (Phạm Thị Hiên 2018); tốt hơn đội tuyển bóng nước

496.2 ± 43.1 (Lê Nguyệt Nga, Đặng Hà Việt, Lưu Thiên Sương, 2006) [19]; Tốt hơn nữ VĐV bóng rổ TP.HCM 376.6 ± 48.5; tốt hơn nam đội tuyển bóng đá An Giang 471.8 ± 87.03 (Lê Nguyệt Nga, 2004) [20]

Thời gian phản xạ là một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công trong thi đấu thể thao, nếu được thường xuyên tập luyện (Bompa, 1994). Phản xạ phức hợp giúp xác định năng lực phối hợp vận động nhiều chiều.Thời gian phản xạ rất cần được cải thiện nhằm phát triển khả năng phản xạ nhanh của VDDV với các kích thích khác nhau trong một môn thể thao.

Khả năng phối hợp vận động: Kết quả kiểm tra nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam đạt giá trị X = 33.0 ± 3.0. Theo phân loại khả năng phối hợp vận động kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức “Tốt”.[22]

So sánh với VĐV các môn thể thao từ các công trình khoa học đã công bố trước đây cho thấy năng lực phối hợp vận động của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam thấp hơn nữ VĐV Judo TP.HCM 37.4 (Lý Đại Nghĩa, 2017);

Khả năng phân phối chú ý: Kết quả kiểm tra nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam đạt giá trị X = 2.9 ± 0.3. Theo phân loại khả năng chú ý kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức phân loại “Trung bình” [22]. Do đặc điểm tính chất của các môn khác nhau, VĐV chạy cự ly ngắn không cần khả năng tư duy tốt trong tập luyện và thị đấu nhưng cần thiết khả năng phản xạ, phối hợp vận động và phát huy các tố chất thể lực.

Chú ý có cơ sở sinh lý là sự hưng phấn trội hơn của trung tâm thần kinh tương ứng vào thời điểm hoạt động được thực hiện. Trong tập luyện và thi đấu của VĐV chạy cự ly ngắn, các phẩm chất chú ý giữ vai trò quan trọng như chuẩn bị vào vị trí xuất phát, bắt thời điểm tốt nhất để đạt thành tích.


So sánh với VĐV các môn thể thao từ các công trình khoa học đã công bố trước đây cho thấy năng lực phân phối chú ý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam tốt hơn nữ VĐV Judo TP.HCM 2.43 (Lý Đại Nghĩa, 2017);

Có thể thấy năng lực chú ý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có tầm quan trọng khá lớn ảnh hưởng đến việc phối hợp vận động và phát huy các tố chất thể lực trong tập luyện và thi đấu.

Năng lực xử lý thông tin: Kết quả kiểm tra nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam đạt giá trị X = 1.52 ± 0.04. Theo phân loại năng lực xử lý thông tin kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu ở mức “Khá”[22].

So sánh với VĐV các môn thể thao từ các công trình khoa học đã công bố trước đây cho thấy năng lực phân phối chú ý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam thấp hơn nữ VĐV Judo TP.HCM 1.72 (Lý Đại Nghĩa, 2017);

Loại hình thần kinh: Kết quả kiểm tra nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam đạt giá trị X = 31.8 ± 1.8.

Trên cơ sở khoa học về 3 đặc tính cường độ, tính linh hoạt và tính cân bằng của 2 quá trình thần kinh hưng phấn và ức chế, Paplop đã phân chia loại hình thần kinh thành 5 nhóm (Nhóm 1: Linh hoạt - cận linh hoạt; Nhóm 2: ổn định - cận ổn định; Nhóm 3: Hưng phấn - cận hưng phấn; Nhóm 4: Trung gian - Dưới trung gian - Cẩn thận; Nhóm 5: Dễ nhiễu - phân tán - ức chế - mơ hồ).

Theo phân loại loại hình thần kinh kết quả kiểm tra của đối tượng nghiên cứu là loại hình thần kinh “Linh hoạt - cận linh hoạt - ổn định” nằm ở nhóm 1 và nhóm 2, nhóm loại hình thần kinh này phù hợp với đặc điểm môn chạy cự ly ngắn đòi hỏi các VĐV phải huy động sức mạnh tốc độ không chỉ cơ bắp mà còn cả sức mạnh thần kinh trong khoảng thời gian rất ngắn. Vì vậy năng lực tâm lý của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam hoàn toàn phù hợp với môn thể thao.

Về loại hình thần kinh so với nữ VĐV chạy cự ly trung bình và VĐV chạy cự ly dài tỷ lệ % của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có loại hình thần kinh “Ổn định” và “Linh hoạt” đạt gần (100%). VĐV bóng nước có loại hình thần kinh thuộc cả 5 nhóm nhưng nhiều nhất là nhóm 1 (33.3%) linh hoạt -


cận linh hoạt; Nhóm 5 chiếm 33.3% (Dễ nhiễu - phân tán - ức chế - mơ hồ); VĐV bóng rổ nữ đa số tập trung ở nhóm 1 (46.15%) không có VĐV ở nhóm 4 và 5. [19]

Qua một số liệu phân tích ở trên có thể thấy được loại hình thần kinh ở các môn thể thao khác nhau có sự phân bố khác nhau ở các VĐV về mức phân loại, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tập luyện và thi đấu ở các môn thể thao khác nhau.

Điều quan trọng là HLV phải biết rò môn thể thao mà VĐV tập luyện, thi đấu đòi hỏi mặt trội nào về năng lực tâm lý để lựa chọn các nội dung phương pháp chuẩn bị về tâm lý phù hợp cho VĐV từng môn thể thao. Đào tạo tài năng thể thao là hoạt động thực tiễn đầy sáng tạo của nhà giáo dục thể chất, huấn luyện viên và người nghiên cứu tâm lý thể thao. Trong điều kiện phát triển khoa học, công nghệ hiện nay sự kết hợp giữa HLV với các nhà khoa học có liên quan là rất cần thiết. Chắc chắn thành quả lao động chung của họ sẽ là động lực mạnh mẽ làm phát triển tài năng thể thao của thanh thiếu niên.


3.2.5. Đặc điểm kỹ chiến thuật trong chạy cự ly 100m

Kỹ thuật thể thao mục đích là thực hiện động tác có hiệu quả cao để giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý. Đánh giá về kỹ chiến thuật trong chạy 100m, là xem xét sự biến đổi các thông số về tốc độ ở các đoạn trong cự ly 100m.

3.2.5.1. Diễn biến tốc độ trong cự ly 100m của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam

Từ kết quả ghi nhận được qua tính toán cho thấy tốc độ chạy các đoạn trong cự ly 100m của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam được thể hiện qua bảng 3.26.

Bảng 3.26. Mô hình tốc độ chạy cự ly 100m của nữ VĐV cấp cao Việt Nam



TT


Tên VĐV

Tốc độ đoạn

30m đầu (m/s)

Tốc độ đoạn 30m-60m

(m/s)

Tốc độ đoạn 60m-80m

(m/s)

Tốc độ đoạn 20m cuối

trong cự ly 100m (m/s)

Tốc độ TB của cự ly 100m

(m/s)

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí