3.2.1.4. So sánh thành phần cơ thể của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam và VĐV thế giới
Bảng 3.7. So sánh thành phần cơ thể của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam và VĐV thế giới [80], [71]
Thông số
VĐV NCAA
2015) | |||
Số lượng VĐV | 17 | 6 | 4 |
Khối lượng mỡ (kg) | 10.1 | 11.3 | 10.9 |
Tỷ lệ mỡ (%) | 15.6 | 21.9 | 18.7 |
Khối lượng cơ (kg) | 53.3 | 32.7 | 44.4 |
Khối lượng cơ tay (kg) | 6.5 | 4.7 | |
Khối lượng cơ chân (kg) | 19.9 | 14.2 | 17.0 |
Khối lượng mỡ thân (kg) | 4.0 | 5.8 | |
Khối lượng khoáng xương 2.7 | 1.1 | 2.2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Các Chỉ Số, Test Đánh Giá Đặc Điểm Sinh Học Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam (Về Hình Thái, Chức Năng, Thể Lực, Tâm Lý, Kỹ Thuật)
- Sơ Lược Lựa Chọn Hệ Thống Các Test Đánh Giá Cấu Trúc Hình Thái Và Chức Năng, Thể Lực, Tâm Lý Của Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam
- Kết Quả Kiểm Định Wilcoxon Giữa 2 Lần Phỏng Vấn Test, Chỉ Số
- Đặc Điểm Thể Lực Của Nữ Vđv Chạy 100M Cấp Cao Việt Nam
- Tương Quan Giữa Sức Mạnh Đẳng Động Gập Gối 60 O /s Với Một Số Test Khác
- Thành Tích Trung Bình Test Phản Xạ Đơn Mắt - Tay (Ms)
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
(Katie R. Hirsch, 2016)
VĐV NCAA
(Erica J. Roelofs,
VĐV cấp cao Việt Nam
(kg)
Kết quả bảng 3.7 cho thấy:
+ Khối lượng mỡ (kg): Nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có khối
lượng mỡ trung bình = 10.9kg là hơi cao hơn so với khối lượng mỡ trung bình của VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) = 10.1kg và khá thấp hơn so với VĐV NCAA (Erica J. Roelofs, 2015) = 11.3kg.
+ Tỷ lệ mỡ (%): Nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có tỷ lệ mỡ trung
bình = 18.7% là cao hơn so với tỷ lệ mỡ trung bình của VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) = 15.6% và thấp hơn so với VĐV NCAA (Erica J. Roelofs, 2015) = 21.9%.
+ Khối lượng cơ (kg): Nữ VĐV chạy 100m cấp cao VĐV Việt Nam có
khối lượng cơ trung bình = 44.4kg là thấp hơn so với khối lượng cơ trung bình của VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) tới 8.9kg nhưng cao hơn so với VĐV NCAA (Erica J. Roelofs, 2015) tới 11.7kg.
+ Khối lượng cơ chân (kg): Nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có
khối lượng cơ chân trung bình = 17.0kg là thấp hơn so với khối lượng cơ chân trung bình của VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) = 19.9kg nhưng cao hơn so với VĐV NCAA (Erica J. Roelofs, 2015) = 14.2kg;
+ Khối lượng cơ tay (kg): Nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có khối
lượng cơ tay trung bình = 4.7kg là thấp hơn khi so với VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) tới1.8kg.
+ Khối lượng mỡ thân (kg): Nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có
khối lượng mỡ thân trung bình = 5.8kg là cao hơn tới 1.8kg khi so với VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016).
+ Khối lượng khoáng xương (kg): Nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt
Nam có khối lượng khoáng xương trung bình = 2.2kg so với VĐV NCAA (Katie R. Hirsch, 2016) có khối lượng khoáng xương trung bình = 2.7kg là thấp hơn nhưng lại cao hơn khi so với VĐV NCAA (Erica J. Roelofs, 2015) có = 1.1kg.
Qua kết quả có thể nhận định thành phần cơ thể của VĐV Việt Nam so với VĐV thế giới với các chỉ số tuy có sự khác biệt nhất định và đó có thể là do một phần là về nhân chủng học của từng quốc gia và vùng miền. Vì vậy cần có một số nghiên cứu tiếp theo để có nhận định rò hơn.
3.2.1.5. Đánh giá thực trạng về cấu trúc hình thể Somatotype của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
Bảng 3.8. Cấu trúc hình thể Somatotype của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam (n=4)
TT Vận động viên Endo Meso Ecto
1 LTC 2.6 2.9 2.9
2 LTMT 3.8 5.6 2.4
3 ĐTQ 4.6 4.5 1.2
4 VTNT 2.9 5.7 2.8
Qua bảng 3.8 cho thấy:
Kết quả đo đạc về cấu trúc hình thể Somatotype trên 04 nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam cho thấy một số khác biệt: VĐV LTC có chỉ số vùng
Endomorphic 2.6 và vùng Mesomorphic 2.9 là hơi thấp hơn so với 03 VĐV còn lại là (LTMT: Endo 3.8 - Meso 5.6; ĐTQ: Endo 4.6 - Meso 4.5; VTNT: Endo
2.9 - Meso 5.7). Với Vùng Ectomorphic của VĐV LTC là 2.9 là hơi cao hơn so với VĐV ĐTQ là 1.2 và VĐV LTMT là 2.4 và khá tương đồng so với VĐV VTNT là 2.8.
Từ sơ đồ cấu trúc Somatotype cho thấy 4 VĐV cấp cao Việt Nam đều nằm trong vùng meso nhưng có 1 VĐV được ký hiệu màu xanh dương là hơi nghiêng về vùng endo. Qua đó có thể nhận định rằng lượng mỡ của VĐV này là hơi cao hơn so với 3 đối tượng VĐV còn lại.
Hình 3.1. Cấu trúc Somatotype của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
3.2.1.6. So sánh cấu trúc hình thể Somatotype của VĐV cấp cao Việt Nam với các công trình đã công bố trên thế giới
Bảng 3.9. So sánh cấu trúc hình thể Somatotype của VĐV cấp cao Việt Nam với các công trình đã công bố trên thế giới
Endo | Meso | Ecto | |
VĐV tham dự Olympic 1984 (Carter, 1984) [63] | 1.7 | 5.2 | 2.8 |
VĐV cấp cao Croatia (Vlatko Vucetić, 2008) [101] | 1.9 | 4.0 | 3.2 |
Nữ VĐV tham dự giải IAAF 2010 (Davide, 2017) | 2.6 | 3.1 | 3.1 |
VĐV cấp cao Việt Nam (2017) | 3.5 | 4.7 | 2.3 |
Qua bảng 3.9 cho thấy:
Cấu trúc hình thể Somatotype trên nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
cho thấy Somatotype của nữ VĐV Việt Nam nằm ở khu vực trung tâm meso, là dạng hình thể kết hợp cân bằng giữa cơ và xương phù hợp cho hoạt động thể thao, điều này tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới đã công bố về xu hướng, hướng tới một Somatotype cân bằng ở khu vực meso của nữ VĐV Chạy cự ly ngắn tham gia Olympic 1984 (Carter, 1984). Mặt khác, khi so sánh với cấu trúc Somatotype của nữ VĐV tham gia Olympic 1984 theo công bố của (Carter, 1984) cho thấy một sự phát triển lớn hơn của vùng mesomorphic là 5.2 so với VĐV Việt Nam là 4.7, và VĐV Việt Nam cao hơn khi so với VĐV Croatia theo công bố của (Vlatko Vucetić, 2008) là 4.0. Giá trị vùng ectomorphic VĐV Việt Nam là 2.3 là khá thấp khi so với VĐV tham gia Olympic 1984 (Carter, 1984) là
2.8 và VĐV Croatia (Vlatko Vucetić, 2008) là 3.2. Qua hai vùng chỉ số trên cho thấy cấu trúc hình thái của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam ở vùng mesomorphic và ectomorphic là khá tương đồng với các VĐV cấp cao thế giới. Tuy vậy, vùng endomorphic của VĐV Việt Nam là 3.5 là khá cao so với VĐV tham gia Olympic 1984 (Carter, 1984) là 1.7 và VĐV Croatia (Vlatko Vucetić, 2008) là 1.8.
Hình 3.2. Cấu trúc hình thể Somatotype của VĐV cấp cao Việt Nam với các công trình công bố trên thế giới
Từ sơ đồ cấu trúc hình thể Somatotype cho thấy VĐV cấp cao Việt Nam và hai công trình đã công bố trên thế giới đều nằm trong vùng meso nhưng với VĐV cấp cao Việt Nam được kí hiệu màu vàng thì hơi nghiên về vùng endo. Qua đó cho thấy lượng mỡ của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam là cao hơn so với hai công trình đã công bố phía trên.
3.2.2. Đặc điểm về chức năng của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
Kết quả kiểm tra chức năng và sự biến đổi công suất vận động của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam được trình bày ở bảng 3.10.
3.2.2.1. Đánh giá thực trạng về chức năng và sự biến đổi công suất vận động của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
Bảng 3.10. Chỉ số chức năng và sự biến đổi công suất vận động của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam (n=4)
Giá trị | ||||||
| | CV % | Max | Mix | ||
Wingate test | RPP (W/kg) | 8.23 | 1.15 | 14.01 | 9.56 | 6.77 |
RMCP (W/kg) | 6.10 | 0.56 | 9.19 | 6.68 | 5.35 | |
RFI (W/kg) | 2.14 | 0.79 | 37.07 | 3.26 | 1.42 | |
VO2max | 49.78 | 1.66 | 3.34 | 51.70 | 47.70 | |
Công năng tim | 3.80 | 1.68 | 44.24 | 6.00 | 2.00 | |
Dung tích sống (lít) | 3.96 | 0.14 | 3.47 | 4.10 | 3.80 |
Chú thích:
+ RPP - Công suất yếm khí tối đa tương đối (Relative Peak Power Output).
+ RMCP - Công suất yếm khí trung bình tương đối (Relative Mean Capacity Power).
+ RFI - Chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí tương đối (Relative Fatigue Index).
Kết quả bảng 3.10. cho thấy:
+ Wingate test:
- RPP (W/kg): Công suất yếm khí tối đa tương đối của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có = 8.23 ± 1.15, hệ số biến thiên CV= 10 < 14.01% < 20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất trung bình. Giá trị lớn nhất Max = 9.56, giá trị nhỏ nhất Min = 6.77.
- RMCP (W/kg): Công suất yếm khí trung bình tương đối của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có = 6.10 ± 0.56, hệ số biến thiên
CV=9.19%<10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao. Giá trị lớn nhất Max=6.68, giá trị nhỏ nhất Min = 5.35.
- RFI (W/kg): Chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí tương đối của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có = 2.14 ± 0.79, hệ số biến thiên CV= 37.07%
>20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất thấp. Giá trị lớn nhất Max = 3.26, giá trị nhỏ nhất Min = 1.42.
+ VO2max: Khả năng hấp thụ oxy tối đa của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có = 49.78 ± 1.66, hệ số biến thiên CV= 3.34% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao. Giá trị lớn nhất Max = 51.70, giá trị nhỏ nhất Min = 47.70.
+ Công năng tim: Công năng tim của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt
Nam có = 3.80 ± 1.68, hệ số biến thiên CV = 44.24% >20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất thấp. Giá trị lớn nhất Max = 6.00, giá trị nhỏ nhất Min = 2.00.
+ Dung tích sống (lít): Dung tích sống của nữ VĐV chạy 100m cấp cao
Việt Nam có có = 3.96 ± 0.14, hệ số biến thiên CV = 3.47%<10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao. Giá trị lớn nhất Max = 4.10, giá trị nhỏ nhất Min=3.80.
Nhận xét: Kết quả kiểm tra chỉ số chức năng và sự biến đổi công suất vận động của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam cho thấy 2/6 chỉ số (RFI, Công năng tim) có Cv>20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất thấp; và có 1/6 chỉ số (RPP) 10
3.2.2.2. So sánh chỉ số VO2max và dung tích sống của VĐV cấp cao Việt
Nam với các công trình công bố trên thế giới
Bảng 3.11. So sánh chỉ số VO2max và dung tích sống của VĐV cấp cao Việt Nam với các công trình công bố trên thể giới
Các công trình đã công bố RPP (W/kg)
VO2max (ml/kg/phút)
Dung tích sống (lít)
VĐV cấp cao Croatia (Matej Plevnik,
2013) [85] 53.39 ± 3.65 4.06 ± 0.40
VĐV Olympic (Alejandro, 2005)[54] 48.20 ± 5.60 VĐV cấp cao Pháp (Gratas, 1994) 11.5±0.7
VĐV cấp cao Việt Nam 8.23±1.15 49.75 ± 1.66 3.96 ± 0.14
Kết quả bảng 3.11. cho thấy:
+ VO2max: Khả năng hấp thụ oxy tối đa của VĐV cấp cao Việt Nam có
=49.75 ± 1.66 là thấp hơn khi so với VĐV cấp cao Croatia (Matej Plevnik, 2013) =53.39 ± 3.65 nhưng cao hơn so với VĐV tham gia Olympic (Alejandro, 2005) có = 48.20 ± 5.60.
+ Dung tích sống: Dung tích sống của VĐV cấp cao Việt Nam có
=3.96±0.14 là khá tương đồng với VĐV cấp cao Croatia (Matej Plevnik, 2013) có = 4.06 ± 0.40.
+ RPP (W/kg): VĐV cấp cao Việt Nam có = 8.23±1.15 nhỏ hơn so với VĐV cấp cao Pháp (Gratas, 1994) có = 11.5±0.7.
Qua kết quả so sánh có thể nhận định rằng dung tích sống và VO2max của
nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam là khá tương đồng với các công trình đã công bố trên thế giới.
3.2.2.3. Đánh giá đặc điểm sinh hóa vận động của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
Bảng 3.12. Chỉ số sinh hóa của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam (n=4)
Test | X | | Cv% | |
1 | RBC (10^12/L) | 4.33 | 0.27 | 6.18 |
2 | Hb (g/dL) | 13.53 | 0.3 | 2.21 |
3 | Hct (%) | 39.6 | 1.78 | 4.49 |
4 | MCV (fl) | 91.6 | 1.96 | 2.14 |
5 | Cortisol (μg/dL) | 15.96 | 2.97 | 18.6 |
6 | Testosterone (F : 14 - 76 ng/dL) | 29.18 | 7.06 | 24.19 |
Kết quả bảng 3.12 cho thấy:
RBC (10^12/L): lượng hồng cầu của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có = 4.33 ± 0.27, có CV = 6.18% <10% nên mẫu có độ đồng nhất cao.
Hb (g/dL): Hemoglobin của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có
=13.53 ± 0.3, có CV = 2.21% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao.
Hct (%): dung tích hồng cầu của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có = 39.6 ± 1.78, có CV= 4.49% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao.
MCV (Fl): thể tích trung bình hồng cầu của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam có = 91.6 ± 1.96, hệ số biến thiên CV = 2.14% <10% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất cao.
Cortisol (ug/dL): Hàm lượng Cortisol của nữ VĐV chạy 100m cấp cao
Việt Nam có = 15.96 ± 2.97, hệ số biến thiên CV = 18.6% <20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất trung bình.
Testosterone (ng/dL): Hàm lượng Testosterone của nữ VĐV chạy 100m
cấp cao Việt Nam có =29.18 ± 7.06, hệ số biến thiên Cv=24.19% >20% chứng tỏ mẫu có độ đồng nhất thấp.
Như vậy, qua kết quả trên cho thấy đặc điểm sinh hóa máu của nữ VĐV
chạy 100m cấp cao Việt Nam đều nằm trong giới hạn tham chiếu so với người bình thường ít tập luyện thể thao.
3.2.2.4. So sánh đặc điểm sinh hóa của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam và một số công trình của các nước khác
Bảng 3.13. So sánh đặc điểm sinh hóa của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam và VĐV một số môn của các nước khác
VĐV cấp cao 800m (n=13) Tây Ban Nha (2017) | Nam VĐV (n=19) marathoners TaiWan (2017) | Nữ VĐV cấp cao Việt Nam (n=4) | |
RBC (10^12/L) | 5.05 ± 0.41 | 4.66 | 4.33 ± 0.27 |
Hb (g/dL) | 15.11 ± 0.75 | 14.8 | 13.53 ± 0.3 |
Hct (%) | 43.83 ± 2.32 | 42.7 | 39.6 ± 1.78 |
MCV (fl) | 87.04 ± 4.73 | 91.1 | 91.6 ± 1.96 |
Qua kết quả bảng 3.13 cho thấy:
RBC (10^12/L) của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam = 4.33 ± 0.27 thấp hơn so với VĐV cấp cao 800m Tây Ban Nha = 5.05 ± 0.41 và VĐV marathoners TaiWan với = 4.66;
Hb (g/dL) của nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam = 13.53 ± 0.3 thấp hơn so với VĐV cấp cao 800m Tây Ban Nha = 15.11 ± 0.75 và VĐV marathoners TaiWan với = 14.8;