Xây Dựng Mô Hình Trồng Giống Hồng Ngọc Và Giống Tat062659 Ở Đbsh


Bảng 3.38. Tóm tắt qui trình trồng 2 giống cà chua triển vọng ở ĐBSH


TT

Nội dung chính trong qui trình

Qui trình cho giống Hồng Ngọc

Qui trình cho giống TAT062659

1

Đất trồng

Đất vàn cao, màu mỡ

Đất hai vụ lúa, đất bãi

2

Thời vụ: (Thời gian gieo, trồng)

Trồng được cả trong vụ chính và vụ trái ở ĐBSH và trên các chân đất khác nhau

Nên trồng trong vụ Đông chính


Vụ Hè Thu

Gieo từ 20-30/7, trồng từ15-25/8



Vụ Thu Đông

Gieo từ 10-30/8, trồng từ 1-22/9



Vụ Đông

Gieo từ 5/10-25/11, trồng từ 30/10

– 5/12

Gieo từ 5/10-25/11, trồng từ 30/10 – 5/12


Vụ Xuân Hè

Gieo từ 15/1- 20/2, trồng từ 10/2 – 15/3


3

Mật độ, khoảng cách trồng

Vụ Thu Đông trồng với mật độ 28,6 nghìn cây/ha, khoảng cách là 70 x 55 cm. Vụ Xuân Hè trồng 26 nghìn cây/ha , tương đương khoảng cách là 70 x 50 cm

Vụ Đông trồng với mật độ 35,7 nghìn cây/ha tương đương khoảng cách 70x40 cm

4

Lượng phân bón và cách bón

150-180 kg N + 180-200 kg P2O5 +

200 kg K2O (cho Xuân Hè và Thu Đông)

150N+ 180 P2O5 +200

kg K2O (cho vụ Đông)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


3.3.5. Xây dựng mô hình trồng giống Hồng Ngọc và giống TAT062659 ở ĐBSH

3.3.5.1. Mô hình trồng giống Hồng Ngọc

Từ kết quả nghiên cứu về mật độ trồng và chế độ phân bón, đã triển khai các mô hình trình diễn giống Hồng Ngọc trong vụ Xuân Hè với mật độ 26,0 nghìn cây/ha (khoảng cách trồng 70 x 55 cm) trên nền phân bón 150N:200P2O5:200K2O tại 5 điểm Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; Hoài Đức, Hà Nội; Bồ Sơn, Bắc Ninh; Nam Sách, Hải Dương; Hải Hậu, Nam Định và vụ Thu Đông với mật độ trồng 28,7 nghìn cây/ha (khoảng cách trồng 70x50 cm), trên nền phân bón 150N:200P2O5:200K2O tại 5 địa phương là Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; Mê Linh, Hà Nội; Bồ Sơn, Bắc Ninh; Yên Phú, Hưng Yên và Hải Hậu, Nam Định. Giống đối chứng là giống Savior đang được trồng phổ biến tại các địa phương này, kỹ thuật trồng giống phổ biến tương tự như qui trình trồng giống Hồng Ngọc. Kết quả thu được từ các mô hình trình bày ở các bảng 3.39, bảng 3.40:


Năng suất của giống Hồng Ngọc trong vụ Xuân Hè ở các điểm trình diễn khá ổn định, khoảng biến động năng suất từ 54,5 – 55,7 tấn/ha, lợi nhuận của mô hình đạt được từ 60,5 - 87,2 triệu đồng/ha. Năng suất giống khảo nghiệm ở các mô hình trình diễn có sự vượt trội so với sản xuất thông thường từ 1,2 - 6,4%.

Bảng 3.39. Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn giống Hồng Ngọc trong vụ Xuân Hè tại một số địa phương (trồng từ 17-22/2/2011)


Chỉ tiêu


Địa phương

Diện tích mô hình (ha)

Năng suất TB (tấn/ha)

Tổng thu

(trđ/ha)

Tổng chi phí (trđ/ha)

Lợi nhuận (trđ/ha)

Năng suất cà chua Savior (tấn/ha)

Tăng so với Savior (%)

Vĩnh Tường,

Vĩnh Phúc

1,0

55,7

250,8

163,6

87,2

53,0

4,8

Hoài Đức,

Hà Nội

1,0

55,4

238,1

163,6

74,5

52,5

5,3

Bồ Sơn,

Bắc Ninh

1,0

54,5

245,1

164,2

80,9

53,8

1,2

Nam Sách,

Hải Dương

1,0

55,2

237,4

164,2

73,2

53,1

3,8

Hải Hậu,

Nam Định

0,5

54,8

224,7

164,2

60,5

51,3

6,4


Trong vụ Thu Đông, năng suất của giống Hồng Ngọc từ các mô hình trình diễn ở các địa phương đạt 54,3 - 59,1 tấn/ha với lợi nhuận tương ứng từ 79,8 – 106,0 triệu đồng/ha. Các địa phương tham gia mô hình trình diễn, phần lớn sử dụng giống Savior trong sản xuất và năng suất của Savior ở các địa phương này đạt được khá cao. Kết quả so sánh năng suất của Hồng Ngọc so với Savior trong các mô hình đều tương đương nhau, ở Nam Định năng suất cao hơn đối chứng cao nhất ở mức 5,2%, riêng ở Hưng Yên năng suất Hồng Ngọc thấp hơn Savior 1,3%. Thông thường giá bán cà chua trong vụ Thu Đông thường cao hơn hẳn so với vụ Đông và vụ Xuân Hè, vụ Thu Đông năm 2011, giá bán trung bình trong suốt quá trình thu hoạch từ 4500-4700 đồng/kg, thời điểm có giá cao nhất đạt 8500 đồng/kg do đó sự khác biệt này đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng cà chua trong điều kiện trái vụ ở ĐBSH.


Bảng 3.40. Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trình diễn giống Hồng Ngọc trong vụ Thu Đông tại một số địa phương (trồng từ 25-30/7/2011).

Chỉ tiêu


Địa phương

Diện tích mô hình (ha)

Năng suất (tấn/ha

)

Tổng thu

(trđ/ha)

Tổng chi

(trđ/ha)

Lợi nhuận (trđ/ha)

Năng suất cà chua Savior (tấn/ha)

Tăng so với Savior (%)

Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

1,0

58,7

264,2

163,7

100,4

57,5

2,0

Hoài Đức, Hà Nội

1,0

59,1

265,8

163,7

102,1

57,9

2,0

Bồ Sơn, Bắc Ninh

1,0

57,5

270,4

164,4

106,0

57,0

0,9

Yên Phú, Hưng Yên

1,0

54,3

244,5

164,5

90,6

55,0

-1,3

Hải Hậu, Nam Định

1,0

54,9

258,1

164,5

93,5

52,0

5,2


Đánh giá kết quả mô hình trình diễn giống cà chua Hồng Ngọc trong vụ Thu Đông 2011, vụ Hè Thu 2012 ở một số địa phương cho thấy giống Hồng Ngọc có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vụ Hè Thu, Thu Đông ở các địa phương thể hiện ở khả năng sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ đậu quả, năng suất và chất lượng quả ở cả điều kiện chính vụ và trái vụ. Các địa phương làm mô hình trình diễn đều có nguyện vọng được mở rộng phát triển giống này trong sản xuất trong các năm tiếp theo (Phụ lục 9)

3.3.5.2. Mô hình trồng giống TAT062659

Giống TAT062659 được xác định trồng trong cơ cấu vụ Đông trên chân đất hai vụ lúa ở ĐBSH, với lợi thế thời gian thu hoạch ngắn, chiều cao cây trung bình nên thuận lợi trong công tác xây dựng cơ cấu giống tại các địa phương này.

Mô hình giống TAT062659 trong vụ Đông với mật độ trồng 35,7 nghìn cây/ha (Khoảng cách trồng 70 x 40 cm) trên nền phân bón NPK là 150:180:200 tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc; Hoài Đức, Hà Nội; Lạng Giang, Bắc Giang và Hải Hậu, Nam Định. Các giống phổ biến làm đối chứng ( VL2004/ BM199/ Perfect89) được trồng theo qui trình của giống đã được khuyến cáo, diện tích mỗi điểm tương đương so với giống làm mô hình. Kết quả thu được từ các mô hình trình bày ở bảng 3.41:

Năng suất giống TAT062659 đạt được khá cao ở các địa phương, giao động giữa các mô hình từ 51,6 - 55,3 tấn/ha, lợi nhuận thu được tương ứng từ 46,9 -


62,5 triệu đồng/ha. Năng suất của các mô hình trình diễn tăng so với các giống đang trồng phổ biến tại các địa phương từ 9,0-14,5%.

Bảng 3.41. Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng giống cà chua TAT062659 trong vụ Đông 2011 tại các địa phương thuộc ĐBSH


Chỉ tiêu


Địa phương

Diện tích mô hình (ha)


Năng suất (tấn/ha)


Tổng thu

(trđ/ha)


Tổng chi (trđ/ha)


Lợi nhuận (trđ/ha)

Năng suất các giống phổ biến (tấn/ha)

Tăng so với giống phổ biến (%)

Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

0,2

55,3

172,2

120,0

51,2

46,8*

15,4

Hoài Đức, Hà Nội

0,2

51,6

180,9

120,0

60,8

47,0*

9,0

Lạng Giang, Bắc Giang

0,5

54,9

181,3

118,8

62,5

47,6**

13,3

Hải Hậu, Nam Định

0,5

51,8

165,8

118,8

46,9

45,8***

11,5

* VL2004; ** BM199; *** Perfect89

Nhận xét về kết quả đánh giá các mô hình trình diễn ở các địa phương cho thấy: giống cà chua TAT062659 có nhiều đặc điểm tốt so với các giống dạng hữu hạn đang sử dụng trong sản xuất ở khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả thương phẩm. Giống cà chua TAT062659 nổi trội hơn các giống như VL2004, BM199 ở chất lượng quả chín trên cây và mức độ kháng bệnh sương mai trong vụ Đông (Phụ lục 9).


3.4. HOÀN THIỆN QUI TRÌNH GHÉP VÀ HIỆU QUẢ CỦA SẢN XUẤT CÀ CHUA SAVIOR GHÉP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.4.1. Xác định loại gốc ghép phù hợp cho giống cà chua Savior

Sử dụng gốc ghép kháng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua và trên các loại cây trồng khác đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và chứng minh. Các công trình đã chỉ ra hiệu quả của sử dụng gốc ghép làm tăng năng suất rõ rệt , tăng khả năng thích ứng ở các điều kiện bất thuật như nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao. Sử dụng gốc ghép làm tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng năng suất ở những vùng bị nhiễm bệnh nặng, tăng số lượng hoa và năng suất sản xuất hạt lai, làm tăng khả năng chống chịu khô hạn, chịu mặn và chịu ngập úng (AVRDC, 2000) [69]; (Estan et al., 2005) [91]. Nhiều tác giả cũng cho rằng sự tương tác giữa gốc ghép và giống ghép làm tăng sức khỏe của bộ rễ, làm tăng khả năng hút khoáng chất, tăng năng suất và chất lượng quả cà chua (Dẫn theo Khah E.M. et al, 2006) [117].


Các kết quả nghiên cứu về giống gốc ghép cà tím EG203 và cà chua Hawaii 7996 về khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn đã được khẳng định [10], [18], [102]. Hiệu ứng năng suất sử dụng gốc ghép EG203 và giống cà chua Hawaii trên một số giống cà chua cũng đã được nhiều tác giả công bố [2], [18]. Giống cà gai (cà dại – Solanum spp) được thu thập tại Vĩnh Phúc, được đánh giá sơ bộ về khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn và khả năng nhân giống . Với mục tiêu hoàn thiện qui trình kỹ thuật và đánh giá hiệu quả của giống cà chua Savior trên các loại gốc ghép này, đã tiến hành các thí nghiệm để hoàn thiện qui trình ghép một cách tối ưu phục vụ sản xuất cây giống trong điều kiện vụ Hè Thu tại ĐBSH.

Bảng 3.42. Một số đặc điểm nông học của các giống gốc ghép


Giống

Đặc điểm

Cà tím EG203

Cà gai

Thời gian từ trồng – ra hoa đầu (ngày)

45

50

Thời gian từ trồng – thu quả đầu (ngày)

63

70

Chiều cao cây (cm)

92,5

95,8

Số cành cấp 1 (cành)

7

5

Số quả/cây (quả)

10,3

35,6

Khối lượng trung bình quả (g)

167,5

25,5

Hình dạng quả

Hình trứng

Tròn

Năng suất quả (tấn/ha)

30,5

28,6

Năng suất hạt (kg/ha)

140

122,3

Khả năng chống chịu bệnh HXVK (đánh giá bằng biểu hiện nhiễm bệnh trên đồng ruộng)

Kháng cao

Kháng cao

Mùa vụ nhân giống

Xuân Hè

Xuân Hè,

Thu Đông


Đánh giá một số đặc điểm nông học, khả năng nhân giống và khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của các giống gốc ghép (bảng 3.42) cho thấy: Giống cà tím có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Xuân Hè, năng suất hạt giống khá cao, dễ nhân giống, giống cà gai có nguồn gốc hoang dại nên có sức sinh trưởng, phát triển rất tốt, dễ ra hoa, đậu quả ở cả vụ Xuân Hè và Thu Đông, khả năng nhân giống đơn giản và mức độ chống chịu tốt bệnh héo xanh vi khuẩn. Như vậy nếu các giống gốc ghép này có khả năng kết hợp tốt với giống cà chua Savior sẽ rất dễ dàng trong công tác nhân giống.


3.4.1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà chua và gốc ghép trong giai đoạn vườn ươm

Đánh giá động thái tăng trưởng về số lá và đường kính thân của các loại gốc ghép và giống cà chua Savior thu được kết quả ở hình 3.4.



Hình 3 4 Động thái tăng trưởng chiều cao tốc độ ra lá và đường kính thân 1


Hình 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao, tốc độ ra lá và đường kính thân của các loại gốc ghép và cà chua Savior trong vụ Hè 2011 tại Tam Đảo


Để đạt được tiêu chuẩn chung của cây làm gốc ghép và ngọn ghép với các chỉ tiêu về đường kính thân ≥25 mm, chiều cao cây ≥18 cm, có từ 3-5 lá thật sẽ đạt được tỷ lệ sống cao nhất [6], [11]. Kết quả đánh giá ở hình 3.4 cho thấy thời gian để đạt được tiêu chuẩn của gốc ghép với giống cà chua Hawaii là 23-25 ngày sau khi mọc, giống cà tím đạt được sau khi mọc 37-39 ngày và giống cà gai đạt được vào thời điểm sau mọc 43-45 ngày. Giống cà chua Savior đạt được tiêu chuẩn để


ghép vào khoảng 23-25 ngày sau khi mọc. Căn cứ vào tiêu chuẩn này để có thể bố trí thời gian gieo các loại gốc ghép và ngọn ghép cho phù hợp.

Sự phù hợp giữa gốc ghép và ngọn ghép thể hiện qua các chỉ tiêu sinh trưởng. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà chua và cây gốc ghép trong giai đoạn vườn ươm được trình bày ở bảng 3.43.

Kết quả đánh giá ở bảng 3.43 cho thấy giống cà tím EG203 và giống cà gai có thời gian từ khi gieo đến khi mọc dài hơn các giống cà chua Hawaii và cà chua Savior. Về thời gian từ mọc đến ghép của cà tím và cà gai dài hơn so với cà chua Savior tương ứng là 16 ngày và 21 ngày. Như vậy có thể thấy rằng khi gieo ngọn ghép và gốc ghép thì tùy thuộc vào loại gốc ghép mà cần gieo trước từ 19 ngày đối với gốc ghép là cà tím EG203, 24 ngày đối với giống gốc ghép cà gai và 1-2 ngày đối với gốc ghép cà chua Hawaii. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống gốc ghép cà tím, cà gai và cà chua đều có sức sinh trưởng khỏe, sau khi mọc 39-44 ngày cây gốc ghép đạt chiều cao 18,8 – 19,1 cm, có từ 3-4 lá thật và đường kính thân đạt được từ 0,26-0,28 cm, riêng giống cà gai có đường kính gốc ghép nhỏ hơn 0,25 cm. Những chỉ tiêu này phù hợp với tuổi của ngọn ghép cũng như đường kính thân của ngọn ghép là giống Savior. Đường kính thân tương đương ở thời điểm ghép là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến độ khớp nối của gốc ghép và ngọn ghép và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây ghép.

Bảng 3.43. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà chua Savior và các loại cây gốc ghép trong vườn ươm trước khi ghép tại Tam Đảo năm 2011

Chỉ tiêu


Giống


Từ gieo – mọc (ngày)


Từ mọc – ghép (ngày)


Số lá khi ghép

Chiều cao cây khi ghép (cm)

Đường kính cây khi ghép (cm)

Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn ghép (%)

Cà tím EG203

6

39

3,5

18,8b

0,26b

89,0b

Cà chua Hawai

3

23

3,0

20,5a

0,28a

92,1ab

Cà gai

6

44

3,5

19,1b

0,25c

80,7c

Cà chua Savior

3

23

3,5

18,6b

0,28a

94,5a

CV (%)




2,6

0,28

2,6

LSD 0,05




0,6

0,01

4,7


Kết quả ở bảng 3.43 cho thấy, với giống cà tím EG203 có thời gian từ khi gieo hạt đến khi ghép là 45 ngày, cây có từ 3-4 lá thật, đường kính thân khoảng 0,26 cm là thích hợp để tiến hành ghép. Giống cà gai có đường kính thân nhỏ hơn


so với ngọn ghép Savior. Với giống cà chua Hawaii từ khi gieo hạt đến khi ghép khoảng 26 ngày, cây có từ 3-4 lá thật, đường kính thân từ 0,26-0,28 cm nên thích hợp để ghép. Với ngọn ghép Savior từ khi gieo đến khi ghép khoảng 26 ngày, cây có từ 3-4 lá thật, đường kính thân đạt 0,28 cm và tương đối tương thích với đường kính thân của các loại gốc ghép cà tím và cà chua Hawaii.

Tỷ lệ sống của cà chua ghép cũng là một chỉ tiêu cho thấy gốc ghép có phù hợp với cây ghép hay không. Đánh giá thời gian qua các giai đoạn của quá trình khớp nối của mối ghép cũng như tỷ lệ cây sống của cà chua Savior trên các loại gốc ghép khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.44.

Bảng 3.44. Tỷ lệ sống của cà chua ghép trên một số gốc ghép khác nhau


Công thức

Từ ghép đến hồi

xanh (ngày)

Từ ghép đến

trồng (ngày)

Tỷ lệ cây ghép

sống (%)

Savior/ cà tím EG203

5

15

91,9

Savior/ cà chua Hawai

4

13

92,1

Savior/ cà gai

6

15

85,6


Ở các công thức ghép khác nhau, thời gian từ khi ghép đến khi hồi xanh giữa các loại gốc ghép cũng khác nhau trong đó thời gian hồi xanh giữa cà chua Savior trên gốc cà chua Hawaii có thời gian hồi xanh nhanh hơn (4 ngày), trên gốc cà tím và cà gai là 5-6 ngày. Tỷ lệ cây ghép thành công thể hiện ở tỷ lệ sống của cây ghép, các loại gốc ghép khác nhau có tỷ lệ sống khác nhau đạt cao nhất là ghép trên gốc cà chua Hawai với tỷ lệ sống là 92,1%, tiếp đến là cà tím đạt 91,9% và tỷ lệ trên gốc cà gai đạt 85,6%. Với gốc cà gai cần chú ý kỹ thuật ghép và sử dụng ống ghép có đường kính nhỏ hơn. Như vậy, với kết quả này có thể thấy rằng đường kính thân của gốc ghép giao động từ 0,26-0,28 cm sẽ cho tỷ lệ cây sống cao. Trong sản xuất cây ghép thương mại, với tỷ lệ cây ghép sống đạt >85% là đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Kết quả ở bảng 3.43 và bảng 3.44 cho thấy, qui trình hoàn thành cây cà chua Savior ghép trên gốc cà tím trong vụ Hè Thu là: gieo hạt cà tím trước cà chua Savior 19 ngày, tiến hành ghép khi cà tím đạt 3-4 lá thật, chiều cao cây đạt 18,0- 20,0 cm, đường kính thân đạt 0,26-0,28 cm, thời gian hồi phục trong nhà mát 4 ngày và sau 13 ngày ở điều kiện thường cây sẽ đảm bảo để trồng ra ruộng. Với gốc ghép cà chua Hawaii cần gieo trước hạt cà chua Savior 1-2 ngày, tiến hành ghép khi cây đạt 3-4 lá thật, chiều cao cây đạt 18,0 – 20,0 cm, đường kính thân đạt 0,28 cm, thời gian hồi phục trong nhà mát 4 ngày và sau khi ghép 12-13 ngày có thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022