Xác Định Mật Độ Trồng Và Chế Độ Phân Bón Phù Hợp Cho Giống Tat062659 Trong Điều Kiện Chính Vụ Ở Đbsh


qui trình hợp lý, phát huy hiệu quả cao nhất của giống. Các công thức phân bón được thiết lập dựa trên qui trình của các giống có cùng dạng hình sinh trưởng đang áp dụng trong sản xuất. Thí nghiệm được tiến hành trên nền đất chuyên trồng rau, nền ruộng đồng đều về dinh dưỡng, đất trung tính (pH từ 5,0-5,3), độ phì trung bình, hàm lượng mùn trung bình (Phụ lục 9). Ảnh hưởng của các chế độ phân bón khác nhau đến khả năng sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất của giống được trình bày ở các bảng 3.30, 3.31, 3.32 và 3.33.

Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng và mức độ nhiễm bệnh hại ở vụ Xuân Hè và Thu Đông (bảng 3.30) cho thấy, các chế độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của giống, sự biến động xảy ra rõ rệt ở khoảng thời gian thu hoạch. Ở công thức bón thấp hơn, thời gian thu hoạch ngắn hơn, biến động trong vụ Xuân Hè từ 38-45 ngày, còn vụ Thu Đông từ 45-50 ngày, ở CT1 và CT2 khi sử dụng hàm lượng N thấp, ảnh hưởng rõ rệt đến đến thời gian thu hoạch.

Tỷ lệ nhiễm bệnh mốc sương, đốm lá ở các công thức phân bón cũng có sự khác biệt, công thức sử dụng hàm lượng N:P:K thấp có tỷ lệ nhiễm các đối tượng bệnh này cao hơn ở cả hai thời vụ thí nghiệm. Trong vụ Xuân Hè ở các công thức có hàm lượng N thấp (CT1) và hàm lượng N cao (CT5,CT6) có mức độ nhiễm bệnh mốc sương cao hơn. Với bệnh đốm lá trong vụ Thu Đông các công thức có hàm lượng N:P:K thấp (CT1,CT2) và hàm lượng N cao (CT5, CT6) có mức độ nhiễm bệnh đốm lá cao hơn.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến thời gian thu hoạch và mức độ nhiễm bệnh hại của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH



Chỉ tiêu


Công thức

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Thời gian thu hoạch (ngày)

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương (1), đốm lá

(2) (điểm)

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè (1)

Thu Đông (2)

CT1. 120:150:150

142

147

38

45

1-2

1-2

CT2. 120:180:180

145

147

40

47

1

1-2

CT3. 150:180:200

150

150

45

50

0-1

1

CT4. 150:200:200

150

150

45

50

0-1

1

CT5.180:180:180

148

150

43

50

1-2

1-2

CT6.180:200:200

148

150

43

50

1-2

1-2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng - 15


Kết quả đánh giá cho thấy chế độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển cũng như mức độ nhiễm bệnh hại của giống.

Ở tính trạng chiều cao cây, khoảng biến động giữa các công thức từ 131,5- 135,5 cm trong vụ Xuân Hè và 130,0-134,9 cm trong vụ Thu Đông, giá trị nhỏ nhất xảy ra ở CT1,2 với hàm lượng N thấp nhất, và giá trị cao nhất xảy ra ở công thức có hàm lượng N cao nhất (CT5,6). Điều này cho thấy chiều cao cây của giống mẫn cảm với hàm lượng N.

Các yếu tố cấu thành năng suất của giống có ảnh hưởng bởi chế độ phân bón, ở tỷ lệ đậu quả 5 chùm đầu cho thấy ở CT1 và CT2 có tỷ lệ đậu quả thấp hơn so với các công thức khác trong cả hai thời vụ. Số quả/cây ở CT1 và CT2 có giá trị thấp nhất ở cả hai thời vụ, chứng tỏ giống Hồng Ngọc có nhu cầu phân bón cao, nếu cung cấp thiếu phân sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả cũng như số quả/cây.

Khối lượng quả cũng chịu tác động bởi chế độ phân bón, ở CT1 và CT2 có hàm lượng NPK thấp hơn làm cho khối lượng trung bình quả cũng nhỏ hơn các công thức có hàm lượng phân bón cao ở mức tin cậy 95%.

Năng suất của giống ở các chế độ phân bón khác nhau phản ánh tiềm năng năng suất của giống ở điều kiện tối ưu cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng của chế độ phân bón đến hiệu quả sản suất. Ở CT1 và CT2 năng suất thấp hơn hẳn so với các công thức khác, ở CT 3, CT4 có hàm lượng N trung bình nhưng hàm lượng Lân và Kali cao nên vẫn cho năng suất cao tương đương so với các công thức có hàm lượng N cao (CT5, CT6).

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến chiều cao cây và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ,

năm 2010 ở ĐBSH



Chỉ tiêu Công thức

Chiều cao cây (cm)

Tỷ lệ đậu quả (%)

Số quả TB/cây (quả)

Khối lượng quả (g)

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

CT1. 120:150:150

131,5b

130,0d

53,9b

51,4b

25,9b

24,3b

98,3c

99,0c

CT2. 120:180:180

131,7b

130,8cd

54,8ab

51,9b

26,3b

25,4b

98,7c

99,3c

CT3. 150:180:200

132,7b

133,1ab

57,4a

55,3ab

29,8a

29,7a

103,0a

101,7b

CT4. 150:200:200

132,5b

132,5bc

57,4a

54,7ab

31,4a

30,7a

103,7a

102,0ab

CT5.180:180:180

134,5ab

134,2ab

56,8ab

53,9ab

30,8a

29,4a

102,0b

102,3ab

CT6.180:200:200

135,5a

134,9a

57,1a

55,6a

30,6a

29,1a

102,1ab

103,7a

CV (%)

4,5

4,9

3,1

3,3

3,9

4,1

4,2

3,0

LSD0,05

2,3

2,1

3,0

3,5

2,2

2,1

1,7

1,8


Như vậy, đối với giống Hồng Ngọc, lượng phân bón từ 150-180N, 180-200 P2O5 và 200 K2O sẽ cho giá trị năng suất tối ưu ở cả hai thời vụ Xuân Hè và Thu Đông. Giá trị lãi thuần đạt được cao nhất ở CT4 trong cả hai thời vụ Xuân Hè và Thu Đông và chế độ phân bón khuyến cáo cho giống này với lượng N:P:K tương đương 150N:200P2O5:200K2O trên nền 25 tấn phân chuồng + 500 kg vôi bột.

Chế độ bón phân còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng quả cà chua.

Chế độ phân bón thấp hoặc không cân đối làm cho màu sắc quả không đỏ đẹp và màu đỏ không đồng nhất khi chín, như xảy ra ở các CT1 và CT2. Ở những công thức có hàm lượng K2O cao cho quả chắc và ít bị nứt vai quả hơn (CT3, CT4, CT6). Trong khi ở những công thức có hàm lượng phân bón thấp (CT1, CT2) hoặc không cân đối (CT5) có nhiều quả bị nứt vai hơn (điểm 5 -7) so với các công thức khác ( điểm 9).

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và hiệu quả đầu tư của giống Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH

Chỉ tiêu


Công thức

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Lãi thuần (trđ/ha)

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

CT1. 120:150:150

58,6c

61,5c

42,3c

45,2c

52,3

60,1

CT2. 120:180:180

62,5b

70,2b

46,1b

51,6b

65,3

89,2

CT3. 150:180:200

67,4a

78,3a

52,4a

57,6a

95,7

116,7

CT4. 150:200:200

68,9a

79,7a

53,6a

58,6a

100,9

121,0

CT5.180:180:180

68,4a

77,2a

53,2a

56,8a

99,2

112,7

CT6.180:200:200

68,6a

78,0a

53,5a

57,3a

85,6

114,3

CV (%)

3,8

4,7

3,6

4,2



LSD0,05

4,5

5,4

4,4

4,1




Tóm lại: Để giống cà chua Hồng Ngọc đạt được năng suất tối ưu và chất lượng quả đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện trái vụ, chế độ phân bón vô cơ hợp lý nhất được xác định: 150-180 kg N/ha, 180-200 kg P2O5/ha và 200 kg K2O, trường hợp bón thiếu phân hoặc không cân đối đều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả và mức độ nhiễm một số loại bệnh hại.


Bảng 3.33. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến phẩm chất hình thái quả cà chua Hồng Ngọc trong điều kiện trái vụ, năm 2010 ở ĐBSH


Chỉ tiêu Công thức

Màu sắc quả chín

Độ chắc quả (điểm)

Độ nứt vai quả (điểm)

Độ Brix (%)

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

Xuân Hè

Thu Đông

CT1. 120:150:150

Đ

Đ

7

7

5

7

4,4

4,5

CT2. 120:180:180

Đ

Đ

7

7

7

7

4,5

4,5

CT3. 150:180:200

ĐĐ

ĐĐ

9

9

9

9

4,5

4,6

CT4. 150:200:200

ĐĐ

ĐĐ

9

9

9

9

4,6

4,6

CT5.180:180:180

ĐĐ

ĐĐ

7

7

5

7

4,6

4,6

CT6.180:200:200

ĐĐ

ĐĐ

9

9

7

7

4,6

4,6


3.3.3. Xác định mật độ trồng và chế độ phân bón phù hợp cho giống TAT062659 trong điều kiện chính vụ ở ĐBSH

Kết quả đánh giá tính thích ứng và năng suất của các giống dạng sinh trưởng hữu hạn cho thấy giống TAT062659 có nhiều tính trạng vượt trội như năng suất khá, chất lượng quả cao và thích ứng tốt trong cả điều kiện chính vụ và trái vụ. Trong thực tế sản xuất ở ĐBSH hiện nay, giống có dạng hình sinh trưởng hữu hạn được trồng chủ yếu trên chân đất hai vụ lúa trong vụ Đông là chính. Với mục đích phát triển giống TAT062659 trên chân đất hai vụ lúa, đã tiến hành thí nghiệm xác định mật độ trồng và chế độ phân bón hợp lý trong điều kiện vụ Đông.

3.3.3.1. Xác định mật độ trồng phù hợp cho giống TAT062659 trong vụ Đông

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống TAT062659 được ghi nhận trong bảng 3.34 và bảng 3.35:

Mật độ trồng có ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch và thời gian sinh trưởng của giống, ở công thức M1 với mật độ cao làm cho thời gian thu hoạch ngắn lại và có giá trị ngắn nhất (40 ngày) trong khi đó ở các công thức có mật độ thấp hơn có thời gian thu hoạch dài hơn (50 ngày). Chiều cao cây ở công thức M1 cao hơn hẳn so với các mật độ trồng khác.

Mức độ kháng bệnh là đặc tính di truyền của mỗi giống, ở những giống không có gen kháng thì mức độ nhiễm bệnh còn chịu ảnh hưởng bởi mật độ trồng và chế độ phân bón, thời vụ trồng… Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của giống


TAT062659 với các mật độ trồng khác nhau cho thấy: Mức độ nhiễm bệnh mốc sương không có sự khác biệt giữa các công thức khác nhau và mức độ xuất hiện bệnh ở mức độ thấp (0-1 điểm). Mức độ nhiễm bệnh đốm lá có sự khác biệt ở các công thức, những công thức trồng với mật độ cao thì có mức độ nhiễm bệnh cao hơn. Công thức có mức độ nhiễm bệnh đốm lá cao nhất là M1 với khoảng biến động từ 1-2 điểm.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống TAT062659 ở bảng 3.35 cho thấy ở mật độ trồng cao giống có tỷ lệ đậu quả thấp hơn ở mật độ trồng thấp, mật độ M1 có tỷ lệ đậu quả thấp nhất và đạt <50%, điều này có ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng. Các công thức M2,3,4,5 có tỷ lệ đậu quả tương đối tốt với tỷ lệ >50%.

Số quả/cây có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm, khoảng giao động giữa các công thức từ 26,3 – 32,7 quả/cây trong đó công thức M1 có số quả/cây thấp nhất, các công thức còn lại không có sự sai khác về giá trị.

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm bệnh của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010

ở ĐBSH (nghìn cây/ha)



Chỉ tiêu


Công thức


Thời gian sinh trưởng (ngày)


Thời gian thu hoạch (ngày)


Chiều cao cây (cm)

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương

(điểm)

Mức độ nhiễm bệnh đốm lá (điểm)

M1 (40,8)

115

40

126,8a

0-1

1-2

M2 (35,7)

120

45

123,3b

0-1

0-1

M3 (31,7)

125

50

122,6b

1

0-1

M4 (28,6)

125

50

122,0b

0-1

0-1

M5 (26,0)

125

50

123,5b

0-1

0-1

CV(%)



4,0



LSD0,05



2,34




Trong canh tác cà chua, nếu trồng ở mật độ quá dày sẽ làm cho quả nhỏ lại, số quả/cây ít đi và ảnh hưởng đến hình dạng, mẫu mã của quả … kết quả thí nghiệm cũng cho thấy khối lượng quả có sự ảnh hưởng bởi mật độ trồng, ở công thức M1 khối lượng quả nhỏ hơn các công thức còn lại.


Năng suất cá thể và năng suất thực thu phản ánh sự khác biệt về giá trị năng suất rất rõ giữa các mật độ trồng khác nhau, trồng ở mật độ cao năng suất cá thể thấp hơn có ý nghĩa so với các công thức trồng ở mật độ thấp, năng suất lý thuyết ở công thức 1 và 2 đạt giá trị cao nhất, tương ứng với năng suất thực thu ở công thức M1 và M2 cho giá trị cao nhất, ở công thức M3,4,5 có giá trị năng suất thực thu thấp hơn. Trong các công thức thí nghiệm, công thức trồng ở mật độ 35,7 nghìn cây/ha trồng ở khoảng cách 70x40 cm cho giá trị năng suất thực thu cao nhất, đạt 51,6 tấn/ha.

Tóm lại: Đối với giống cà chua dạng hữu hạn TAT062659, mật độ trồng 35,7 nghìn cây/ha (70x40 cm) là thích hợp nhất, cho năng suất tối ưu đạt 51,6 tấn/ha. Mật độ trồng hợp lý sẽ phát huy được cao nhất tiềm năng năng suất của giống trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt. Tương ứng với giá trị năng suất, công thức trồng ở mật độ 35,7 nghìn cây/ha cũng cho giá trị lãi thuần cao nhất, đạt 60,4 triệu đồng/ha.

Bảng 3.35. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và hiệu quả đầu tư của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010 ở ĐBSH (nghìn cây/ha)


Chỉ tiêu Công thức


Tỷ lệ đậu quả (%)

Số quả/cây (quả)

Khối lượng quả (g)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Lãi thuần (trđ/ha)

M1 (40,8)

49,7

26,3b

93,2b

79,7a

50,2ab

54,7

M2 (35,7)

54,0

32,4a

97,7a

69,1b

51,6a

60,4

M3 (31,7)

55,5

32,0a

98,3a

65,4b

48,1bc

48,9

M4 (28,6)

55,8

33,0a

98,6a

60,3c

45,7cd

41,3

M5(26,0)

55,6

32,7a

98,1a

55,6d

42,8d

31,6

CV(%)


3,5

3,0

3,6

3,5


LSD0,05


1,6

1,8

4,5

3,2



3.3.3.2. Xác định chế độ phân bón phù hợp cho giống TAT062659 trong vụ Đông

Bên cạnh yếu tố mật độ trồng, chế độ phân bón đóng vai trò quyết định đến năng suất và phẩm chất của nông sản nói chung và cà chua nói riêng. Nhiều công trình nghiên cứu về chế độ phân bón cho cây cà chua đã chỉ ra rằng chế độ phân bón hợp lý cho mỗi loại giống có thể làm gia tăng năng suất lên >10% [22]. Bên cạnh yếu tố mật độ trồng, chế độ phân bón cũng là một trong những yếu tố quan


trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến hiệu quả của giống được thực hiện trên chân đất trồng hai vụ lúa, có độ pH thấp, hàm lượng mùn trung bình, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình (Phụ lục 9). Ảnh hưởng của các chế độ phân bón khác nhau đến khả năng sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của giống TAT062659 cho kết quả ở bảng 3.36 và bảng 3.37.

Bảng 3.36 cho thấy chế độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch của giống. Các công thức có lượng phân bón hợp lý sẽ kéo dài thời gian thu hoạch hơn (45 ngày) như ở các công thức CT2, CT3, CT4, CT7 và CT8 so với các công thức CT1, CT5, CT6 có thời gian thu hoạch ngắn hơn (40 ngày).

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá có liên quan đến chế độ phân bón, ở CT1, CT5, CT6 giống bị nhiễm bệnh mốc sương và đốm lá nặng hơn các công thức khác (điểm 1). Kết quả đánh giá cũng cho thấy bón phân hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm bệnh của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010 ở ĐBSH


Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Thời gian thu hoạch (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Mức độ nhiễm bệnh mốc sương (điểm)

Mức độ nhiễm bệnh đốm lá (điểm)

CT1. 120:150:150

115

40

121,9b

1

1

CT2. 120:180:180

120

45

123,4ab

0-1

0-1

CT3. 150:180:200

120

45

123,2ab

0-1

0-1

CT4. 150:200:200

120

45

123,3ab

0-1

0-1

CT5.180:180:180

115

40

123,9a

0-1

1

CT6.180:200:200

115

40

123,7a

1

1

CV(%)



4,2



LSD0,05



1,5




Kết quả trình bày ở bảng 3.37 cho thấy, chế độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất. Ở chỉ tiêu tỷ lệ đậu quả có sự khác biệt không lớn giữa các công thức thí nghiệm, khoảng biến động từ 51,8 – 54,5% trong đó CT1 có tỷ lệ đậu quả thấp nhất. Số quả/cây ở CT1 cũng đạt giá trị thấp nhất (26,7 quả/cây) so với các công thức còn lại từ 30,0 – 30,7 quả/cây. Khối lượng quả có sự khác biệt ở CT1 và CT2 so với các công thức khác ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả này cho thấy vai trò của Kali ảnh hưởng đến khối lượng quả vì ở công thức 3 hàm lượng Kali cao hơn CT2 và CT1 đã cho khối lượng quả cao hơn.


Bảng 3.37. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến năng suất và hiệu quả đầu tư của giống TAT062659 trong vụ Đông, năm 2010 ở ĐBSH




Chỉ tiêu

Công thức

Tỷ lệ đậu quả (%)

Số quả/cây (quả)

Khối lượng quả (g)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)


Độ Brix (%)

Lãi thuần (trđ/ha)

CT1. 120:150:150

51,8b

26,7b

97,3b

57,7c

48,4b

4,6

52,1

CT2. 120:180:180

52,5ab

30,0a

97,7b

60,4ab

50,9ab

4,8

59,2

CT3. 150:180:200

54,5a

31,0a

99,7a

64,6a

54,2a

5,0

69,5

CT4. 150:200:200

53,6ab

30,7a

99,3a

64,3a

54,0a

5,1

68,4

CT5.180:180:180

52,3ab

30,6a

99,7a

63,5a

52,0a

5,0

66,2

CT6.180:200:200

52,6ab

30,4a

99,3a

61,9ab

53,3a

5,0

60,5

CV (%)

3,6

4,2

2,7

4,9

4,9



LSD0,05

2,4

1,2

1,2

3,2

2,7




Có sự khác biệt về năng suất cá thể và năng suất thực thu ở CT1 so với các công thức còn lại, giá trị năng suất đạt cao nhất ở các CT 3, CT4. Khoảng biến động giữa các công thức từ 48,4-54,2 tấn/ha, giá trị lãi thuần đạt cao nhất ở CT3 và CT4 tương ứng 69,5 và 68,4 triệu đồng/ha. Như vậy với giống cà chua TAT062659, chế độ phân bón hợp lý nhất là 150N: 180P2O5: 200K2O và 150N: 200 P2O5: 200 K2O trên nền 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột


3.3.4. Giới thiệu tóm tắt 2 qui trình kỹ thuật trồng giống Hồng Ngọc và giống TAT062659

Từ các kết quả nghiên cứu bổ sung, đã xây dựng được qui trình kỹ thuật sản xuất thương phẩm cho giống Hồng Ngọc và giống TAT062659, áp dụng cho các địa phương ở ĐBSH (Phụ lục 5). Dưới đây là tóm tắt 2 qui trình trồng ở ĐBSH.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022