Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam - 16


46. Thanh Trần, Chính sách 'Tài chính xanh' vì sự phát triển bền vững: Bài 5-Tiềm năng của Hàn Quốc và những 'quân bài' bí mật, Tạp chí Nhà Đầu tư, số 16/03/2021, 2021

47. Thanh Trần, Chính sách 'Tài chính xanh' vì sự phát triển bền vững: Tham vọng của Vương quốc Anh (Kỳ 2), Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường, số 14/03/2021, 2021

48. Trần Trọng Triết, Phát triển ngân hàng xanh hướng tới bền vững, Tạp chí Hòa Nhập, số 04/08/2020, 2020

49. Trần Thị Thanh Tú, Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh: Kinh nghiệm của một số nước và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí cộng sản, số 21/05/2020, 2020

50. Trung tâm con người và thiên nhiên, Nguyên tắc xích đạo, Chuẩn mực môi trường

- xã hội tự nguyện cho các nhà đầu tư tài chính, 2006, tại địa chỉ https://www.nature.org.vn/vn/tai-lieu/Equator_Principles_Vietnamese_Web.pdf truy cập ngày 28/01/2022

51. Trâm Anh, Ngân hàng thờ ơ với tín dụng xanh, Tạp chí điện tử kinh tế Việt Nam, số 08/06/2021, 2021

52. Văn Linh, Cần có khung khổ pháp lý cho tín dụng xanh, Báo Đầu tư Chứng khoán, 28/10/2019, tại địa chỉ https://tinnhanhchungkhoan.vn/can-co-khung-kho-phap-ly-cho-tin-dung-xanh-post223619.html truy cập ngày 28/01/2022


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nguyên tắc xích đạo (Equator Principles)

Nghiên cứu về ngân hàng xanh Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam - 16

Nguyên tắc Xích đạo là bộ chuẩn mực mang tính chất tự nguyện được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chuẩn mực hiện có và nhu cầu của các nhà đầu tư tài chính. Nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các dự án mới được tài trợ trên phạm vi toàn cầu có tổng vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở lên và áp dụng đối với mọi ngành công nghiệp. Ngoài ra nguyên tắc này cũng áp dụng để xem xét cho việc tài trợ các dự án mở rộng hay nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có trong trường hợp quy mô và phạm vi của những dự án này có thể gây ra những tác động lớn về xã hội và môi trường hoặc làm thay đổi đáng kể mức độ và bản chất của các tác động hiên tại.

Nội dung của Nguyên tắc xích đạo như sau:

Nguyên tắc 1: Xem xét và phân loại

Khi một dự án đề xuất xin tài trợ, như một bước xem xét và thẩm định nội bộ, định chế tài chính tham gia Nguyên tắc Xích đạo (The Equator Principles Financial Institutions - EPFI) sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn lược duyệt môi trường và xã hội của Tập đoàn Tài chính Quốc tế - IFC để phân loại dự án dựa trên mức độ của các tác động và rủi ro tiềm ẩn về xã hội và môi trường.

Theo đó, các dự án được phân thành nhóm:

Nhóm A - Dự án gây ra những rủi ro và/hoặc tác động lớn về mặt môi trường và xã hội. Những rủi ro và/hoặc tác động này đa dạng, không thể phục hồi và chưa có tiền lệ.

Nhóm B - Dự án gây ra những rủi ro và/hoặc tác động trung bình đến môi trường và xã hội. Những rủi ro và/hoặc tác động này xảy ra trong một phạm vi nhất định, có thể phục hồi và có thể kiểm soát được thông qua áp dụng các biện pháp giảm thiểu.

Nhóm C - Dự án không gây ra những rủi ro và/hoặc tác động hoặc gây ra những rủi ro và/hoặc tác động rất nhỏ đến môi trường và xã hội.

Nguyên tắc 2: Đánh giá tác động môi trường và xã hội

Với mỗi dự án thuộc nhóm A hay nhóm B, bên nhận tài trợ phải thực hiện quá trình Đánh giá tác động Môi trường và Xã hội phù hợp và thoả mãn các yêu cầu của nhóm các EPFIs. Báo cáo đánh giá tác động phải xác định được các tác động và rủi


ro về xã hội và môi trường có liên quan đến dự án, đồng thời phải đề xuất được các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động phù hợp bản chất và quy mô của dự án.

Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn môi trường và xã hội thích hợp

Đối với những dự án được triển khai ở các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hoặc ở các nước OECD không thuộc nhóm thu nhập cao, Các tiêu chuẩn thực thi của IFC và Hướng dẫn EHS cho từng ngành công nghiệp sẽ được sử dụng để tham khảo trong quá trình đánh giá. Ngoài ra, việc tuân thủ luật pháp, quy định liên quan đến các vấn đề môi trường và xã hội của nước sở tại cũng cần được xem xét trong quá trình đánh giá.

Nguyên tắc 4: Kế hoạch hành động và Hệ thống quản lý

Đối với những dự án thuộc nhóm A và B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD hoặc các nước OECD không thuộc nhóm có thu nhập cao (được liệt kê trong Cơ sở Dữ liệu các Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới), bên nhận tài trợ phải chuẩn bị Kế hoạch hành động đáp ứng được các kết quả dự kiến và đưa ra kết luận từ quá trình đánh giá. Bản kế hoạch hành động phải mô tả và xác định được các hoạt động ưu tiên trong khâu triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, các hoạt động điều chỉnh và biện pháp giám sát cần thiết nhằm quản lý các tác động và rủi ro. Bên nhận tài trợ sẽ xây dựng, duy trì hay thiết lập một hệ thống quản lý các tác động, rủi ro và các hoạt động điều chỉnh cần thiết nhằm tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường và xã hội tại nước sở tại cùng các yêu cầu trong Các tiêu chuẩn thực thi IFC và Hướng dẫn EHS đã được xác định trong Kế hoạch Hành động. Đối với những dự án được triển khai tại các nước OECD thu nhập cao, EPFIs có thể yêu cầu phát triển Kế hoạch hành động dựa trên luật pháp và các quy định liên quan của nước sở tại.

Nguyên tắc 5: Tham vấn và công khai thông tin

Đối với tất cả các dự án thuộc nhóm A và nhóm B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD và các nước OECD không thuộc nhóm có thu nhập cao, chính phủ, bên nhận tài trợ hoặc chuyên gia từ một cơ quan độc lập sẽ phải tham vấn cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi dự án theo phương thức phù hợp với văn hoá địa phương. Đối với những dự án có thể gây những tác động đáng kể, bên nhận tài trợ phải đảm bảo quá trình tham vấn cộng đồng theo nguyên tắc đồng thuận, tự do,


báo trước và được cung cấp thông tin. Đồng thời, quá trình này cũng cần thúc đẩy sự tham gia của người dân, đáp ứng hợp lý mối quan tâm của họ nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của EPFIs. Để thực hiện nguyên tắc này, hồ sơ Đánh giá tác động và bản Kế hoạch hành động, hoặc các báo cáo tóm tắt bằng tiếng địa phương và phù hợp với văn hóa địa phương sẽ được bên nhận tài trợ công bố rộng rãi trong một khoảng thời gian tối thiểu thích hợp. Bên nhận tài trợ có trách nhiệm biên soạn báo cáo đánh giá gồm các thông tin về quá trình tham vấn, các kết quả tham vấn và các hoạt động đã được thống nhất trong quá trình tham vấn. Đối với các dự án có thể gây ra các tác động tiêu cực về mặt môi trường và xã hội, việc thông báo cần được thực hiện sớm và cập nhật thường xuyên trong quá trình đánh giá và trong tất cả các sự kiện trước khi dự án được khởi công.

Nguyên tắc 6: Cơ chế khiếu nại

Đối với tất cả các dự án thuộc nhóm A và nhóm B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD hoặc các nước OECD không thuộc nhóm có thu nhập cao (xác định bởi Cơ sở dữ liệu Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới), để đảm bảo sự tham vấn, tính công khai và sự tham gia của cộng đồng dân cư xuyên suốt quá trình xây dựng và vận hành dự án, bên nhận tài trợ sẽ đánh giá mức độ rủi ro và các tác động tiêu cực nhằm xây dựng được một Cơ chế khiếu nại như một phần của hệ thống quản lý. Điều này cho phép bên nhận tài trợ nhận và triển khai các giải pháp phù hợp, đáp ứng các quan ngại và khiếu nại của các cá nhân, các nhóm trong cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng. Bên nhận tài trợ sẽ thông báo cho cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng về cơ chế khiếu nại trong quá trình tham gia và đảm bảo rằng cơ chế này sẽ giải quyết được các vấn đề một cách minh bạch, phù hợp với văn hóa địa phương và dễ tiếp cận với tất cả các đối tượng trong cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc 7: Đánh giá độc lập

Với tất cả các dự án thuộc nhóm A và một số dự án thích hợp thuộc nhóm B, một chuyên gia độc lập về môi trường hoặc xã hội sẽ xem xét bản Đánh giá tác động, Kế hoạch hành động và Kết quả quá trình tham vấn nhằm giúp EPFIs thẩm định và đánh giá sự tuân thủ Nguyên tắc Xích đạo.

Nguyên tắc 8: Các điều khoản giao kèo


Điểm mạnh nổi bật của bộ Nguyên tắc là tính thống nhất giữa các điều khoản đi kèm với yêu cầu thực thi. Đối với dự án thuộc nhóm A và B, bên nhận tài trợ phải cam kết thực thi các điều khoản sau trong hồ sơ xin tài trợ:

a. Tuân thủ luật pháp và tất cả các quy định về xã hội và môi trường của nước sở tại.

b. Tuân thủ Kế hoạch hành động (ở nơi có thể áp dụng) trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.

c. Cung cấp các báo cáo định kỳ theo mẫu chuẩn của EPFIs (tần suất nộp báo cáo định kỳ tùy thuộc vào mức độ tác động của dự án, hoặc theo quy định của luật pháp, nhưng không ít hơn một lần mỗi năm). Báo cáo có thể do nội bộ bên nhận tài trợ hoặc chuyên gia độc lập thực hiện nhưng phải đảm bảo các yêu cầu: i) phù hợp với Kế hoạch hành động (nếu áp dụng), ii) cung cấp các bằng chứng thể hiện sự tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường và xã hội của nước sở tại và của địa phương nơi triển khai dự án.

d. Hoạt động tháo dỡ và thu dọn sau khi công trình hoàn tất tại nơi thực hiện dự án phải thực hiện theo đúng kế hoạch đã cam kết trước.

Trường hợp bên nhận tài trợ không tuân thủ các điều khoản quy định về môi trường và xã hội, EPFIs sẽ làm việc với bên nhận tài trợ nhằm bắt buộc thực thi các điều khoản. Nếu bên nhận tài trợ vẫn không thể tuân thủ các yêu cầu trong khoảng thời gian thỏa thuận, EPFIs sẽ xem xét xử lý theo cách phù hợp.

Nguyên tắc 9: Theo dõi và báo cáo độc lập

Để đảm bảo việc giám sát và báo cáo được thông suốt trong thời gian cho vay, EPFIs sẽ chỉ định chuyên gia độc lập về môi trường và/ hoặc xã hội, hoặc yêu cầu bên nhận tài trợ thuê chuyên gia độc lập có đủ kinh nghiệm và năng lực để xác minh thông tin về quá trình giám sát sẽ được gửi lên EPFIs.

Nguyên tắc 10: Báo cáo với EPFIs

Mỗi định chế tài chính tham gia EPFIs phải cam kết báo cáo công khai và thường niên về quá trình và kinh nghiệm thực thi Nguyên tắc Xích đạo, kể cả các thông tin bảo mật nếu thấy hợp lý.


Phụ lục 2: Tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội

Bộ tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội của Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) được cụ thể trong 8 tiêu chuẩn như sau:

Tiêu chuẩn 1: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động đến môi trường và xã

hội.

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: để xác định và đánh giá rủi ro và tác động môi

trường và xã hội của dự án; để thực hiện hệ thống phân cấp nhằm lường trước và tránh, hoặc trong trường hợp không thể tránh thì giảm thiểu và trong trường hợp vẫn có hậu quả để lại thì thực hiện bồi thường cho những rủi ro và tác động đến người lao động, các cộng đồng bị ảnh hưởng và môi trường; thúc đẩy cải thiện hiệu suất hoạt động môi trường và xã hội của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý; đảm bảo các khiếu nại của các cộng đồng bị ảnh hưởng và thông tin từ các đối tượng liên quan khác được trả lời và giải quyết hợp lý; xúc tiến và cung cấp cơ hội để các cộng đồng bị ảnh hưởng tham gia một cách thích hợp vào các vấn đề mà có thể ảnh hưởng đến họ trong suốt vòng đời của dự án và đảm bảo các thông tin về môi trường và xã hội liên quan sẽ được công bố và cung cấp đầy đủ. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hoạt động dự án có rủi ro và/hoặc tác động môi trường và/hoặc xã hội. Trong tiêu chuẩn hoạt động này, “dự án” được hiểu là một nhóm các hoạt động của doanh nghiệp, kể cả những hoạt động chưa được xác định nhưng có thể có những yếu tố, khía cạnh và cơ sở hạ tầng vật chất cụ thể có khả năng tạo ra các rủi ro và tác động. Phạm vi có thể bao gồm cả những khía cạnh từ giai đoạn sơ khai đến toàn bộ vòng đời của tài sản vật chất đó (thiết kế, xây dựng, lắp đặt, hoạt động, tháo dỡ, đóng cửa hoặc, khi tích hợp, sau đóng cửa) . Những yêu cầu của Tiêu chuẩn hoạt động này phải được áp dụng cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, trừ phi có những giới hạn/ngoại lệ.

Tiêu chuẩn 2: Điều kiện làm việc và lao động

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: thúc đẩy việc đối xử công bằng, không phân biệt đối xử và cơ hội bình đẳng cho người lao động; thiết lập, duy trì và hoàn thiện quan hệ giữa người lao động và quản lý; thúc đẩy việc tuân thủ các luật lệ về tuyển dụng và lao động quốc gia; bảo vệ người lao động, bao gồm cả nhóm người lao động dễ bị tổn thương như trẻ em, lao động nhập cư, lao động của bên thứ ba và lao động


của các nhà cung cấp; thúc đẩy điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, cũng như sức khỏe của người lao động; tránh sử dụng lao động cưỡng bức. Việc áp dụng Tiêu chuẩn Hoạt động này được quy định trong quá trình đánh giá rủi ro và tác động môi trường và xã hội. Việc thực hiện các hành động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn Hoạt động này được Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội của khách hàng quản lý. Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn hoạt động này phù thuộc vào loại quan hệ lao động giữa khách hàng và người lao động. Tiêu chuẩn này áp dụng cho người lao động mà khách hàng thuê trực tiếp (gọi là lao động trực tiếp), lao động do bên thứ ba thuê để thực hiện những công việc liên quan đến những quy trình dự án chính yếu trong một thời gian đáng kể (lao động hợp đồng) cũng như lao động do nhà cung cấp chính của khách hàng thuê (lao động của nhà cung cấp).

Tiêu chuẩn 3: Tiết kiệm nguồn tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: tránh hoặc giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường bằng cách tránh hoặc giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động của dự án; thúc đẩy việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, kể cả năng lượng và nước; giảm phát thải khí nhà kính (GHG) từ các hoạt động của dự án. Việc áp dụng Tiêu chuẩn hoạt động này được quy định trong quá trình đánh giá rủi ro và tác động môi trường và xã hội. Việc thực hiện các hành động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn hoạt động này do Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội của khách hàng quản lý. Các yêu cầu hệ thống quản lý và đánh giá được đề cập tại Tiêu chuẩn hoạt động 1.

Tiêu chuẩn 4: Sức khỏe, An toàn và An ninh Cộng đồng

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: dự báo và tránh rủi ro và tác động tiêu cực đối với sức khỏe và an toàn của cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng trong vòng đời dự án trong cả các tình huống thường xuyên và bất thường; đảm bảo rằng việc bảo vệ người và tài sản được thực hiện phù hợp với các nguyên tắc về quyền con người và tránh hoặc giảm thiểu các rủi ro đối với an toàn và an ninh của cộng đồng bị ảnh hưởng.

Tiêu chuẩn 5: Thu hồi đất và tái định cư không tự nguyện

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: tránh hoặc ít nhất là giảm thiểu việc tái định cư không tự nguyện khi có thể có những phương án thiết kế khác cho dự án; tránh hoạt


động cưỡng chế người dân ra khỏi đất; dự báo và tránh, hoặc nếu không tránh được thì giảm thiểu tác động xấu về xã hội và kinh tế từ việc thu hồi hay hạn chế sử dụng đất bằng cách: (i) bồi thường thiệt hại mất tài sản bằng chi phí di dời, và (ii) đảm bảo rằng các hoạt động tái định cư được thực hiện với việc công bố thông tin, tham vấn thích hợp, và sự tham gia có hiểu biết của những người bị ảnh hưởng; cải thiện hoặc ít nhất là phục hồi sinh kế và mức sống cho những người phải di dời; cải thiện điều kiện sống cho những người phải di dời thông qua việc cung cấp chỗ ở với đảm bảo quyền nắm giữ hợp pháp tại địa điểm tái định cư.

Tiêu chuẩn 6: Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng sinh học; duy trì các lợi ích của dịch vụ hệ sinh thái; thúc đẩy việc quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc áp dụng các hoạt động thực tiễn tích hợp các nhu cầu bảo tồn và ưu tiên phát triển.

Tiêu chuẩn 7: Người thiểu số bản địa

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: đảm bảo rằng quá trình phát triển thúc đẩy tôn trọng đầy đủ nhân phẩm, nhân quyền, nguyện vọng, văn hóa và sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên của người dân tộc thiểu số; dự báo và tránh những tác động tiêu cực của dự án lên cộng đồng của người dân tộc thiểu số, hoặc khi không thể tránh được thì giảm thiểu, và/hoặc bồi thường cho các tác động đó; thúc đẩy các lợi ích và cơ hội phát triển bền vững cho người dân tộc thiểu số một cách thích hợp về văn hóa; thiết lập và duy trì một mối quan hệ thường xuyên thông qua quá trình tham vấn toàn diện (ICP) với những người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án; đảm bảo những người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng hiểu rõ và không bị ép buộc (gọi là FPIC - Free, Prior and Informed Consent) khi xảy ra các tình huống được mô tả trong Tiêu chuẩn hoạt động này; tôn trọng và bảo tồn văn hóa, kiến thức và sinh hoạt thực tiễn của người dân tộc thiểu số.

Tiêu chuẩn 8: Di sản văn hoá

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là: bảo vệ di sản văn hóa trước các tác động tiêu cực của các hoạt động dự án và hỗ trợ việc bảo tồn di sản; xúc tiến việc phân chia công bằng các lợi ích thu được từ việc sử dụng di sản văn hóa cho kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023