Nghiên Cứu Đặc Điểm,hành Vi Trực Tuyến Của Khách Du Lịch Và Kết Hợp Internet Marketing Với Marketing Truyền Thống


4.2.3.1. Phân tích môi trường internet marketing

Tất cả các DNDLVN đều hoạt động trong một môi trường marketing luôn thay đổi, vì vậy phải liên tục phân tích, đánh giá môi trường để tìm ra các biến đổi mà có cách ứng xử cho khôn khéo, tránh được các yếu tố có hại, tận dụng được các cơ hội trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực của doanh nghiệp. Phân tích môi trường marketing và những vấn đề trở ngại chính là cơ sở để một DN hoạt động có hiệu quả và duy trì có một cách thành công.

Tương tự như vậy, trước khi quyết định ứng dụng IM trong hoạt động kinh doanh, các DNDLVN cần phải phân tích yếu tố môi trường. Ngoài các yếu tố môi trường truyền thống như khi tiến hành các hoạt động kinh doanh nói chung thì còn phải phân tích thêm các yếu tố môi trường internet. Do hành vi của KDL trên mạng internet có sự khác biệt so với hành vi KDL trên môi trường truyền thống, nên để có thể nắm được hành vi của KDL trên môi trường internet, các DNDLVN cần phải phân tích những xu hướng nào sẽ diễn ra trong môi trường internet, rà soát các yếu tố của môi trường để xem xét các cơ hội mà DN có thể tận dụng cũng như các rủi ro mà DN có thể gặp phải. Việc xem xét các yếu tố môi trường internet giúp DN có cái nhìn tổng thể nhất, dự báo được những vấn đề trong tương lai. Đặc thù của ngành du lịch là xuất khẩu tại chỗ, khách du lịch quốc tế chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách du lịch tới Việt Nam, chính vì vậy, việc xem xét các yếu tố môi trường internet ở nước ngoài cũng cần phải được phân tích rõ ràng. Chẳng hạn những DNDL nước ngoài có khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn trên internet cũng cần được nghiên cứu kỹ và rút ra bài học kinh nghiệm cho chính DN mình.

Trong việc ứng dụng IM, hiểu biết về hành vi trên mạng internet của KDL là nội dung mà các DNDLVN cần phải nghiên cứu kỹ. Khách hàng của DN là ai, họ có hành vi trên mạng internet như thế nào, các yếu tố giao tiếp xã hội hay cá nhân, tâm lý nào ảnh hưởng tới hành vi tìm kiếm và mua sản phẩm du lịch, dịch vụ lưu trú trên mạng internet của KDL, quá trình thông qua quyết định mua của KDL như thế nào, hành vi của họ thay đổi như thế nào khi có internet...Đó chính là những nội dung quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chiến lược IM của các DNDLVN.

Bản chất của việc nghiên cứu hành vi khách hàng là việc phân tích một phần dữ liệu lớn về KDL trên mạng internet. Những nhà cung cấp các sản phẩm số như google, Facebook... có một số lượng lớn những dữ liệu về người dùng. Từ nguồn dữ liệu này, các nhà cung cấp sản phẩm số hoặc các đối tác của họ sẽ phân tích các


thông tin để hỗ trợ cho các DNDLVN nếu họ có nhu cầu.

Để có thể thực hiện tốt bước này, các DNDLVN cần tăng cường hiệu quả thu thập thông tin và phân tích thông tin về môi trường cũng như hành vi của người nhận tin để doanh nghiệp có được nguồn dữ liệu marketing dồi dào nhằm thiết lập được chương trình marketing phù hợp nhất. Các doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ thông tin trong việc tập hợp thông tin từ nhiều nguồn các nhau, thiết kế các mẫu khảo sát khách hàng, các phần mềm thống kê hành vi của khách. DNDLVN cần sử dụng công cụ nghiên cứu điện tử để kiểm soát và cập nhật thường xuyên sự phản hồi đánh giá của khách hàng, tổ chức hội thảo trực tuyến, điều tra, phỏng vấn trực tuyến (qua các công cụ điều tra trực tuyến như google docs, survey monkey…). Để thực sự tiếp cận khách hàng và cung cấp những nội dung vừa hấp dẫn và liên quan, các công ty trước hết cần hiểu KH của mình. Các DNDLVN cũng có thể dùng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, phân tích hành vi của khách hàng khi sử dụng internet. Qua các công cụ này, các DNDLVN có thể hiểu hơn về sở thích của khách hàng và biết phải làm gì tiếp theo. Việc thu thập dữ liệu và chạy phân tích tự động có sự kết nối mật thiết với nhau. Dữ liệu chính là nhiên liệu. Nhiên liệu cần được nạp liên tục và nhiên liệu cần phải phù hợp với bộ máy. Các DNDLVN cần tận dụng tối đa các công cụ phân tích dữ liệu để đi sát với trải nghiệm và mong muốn của khách hàng. Các DNDLVN cũng có thể thu thập các thông tin thứ cấp trực tuyến có sẵn trên mạng, cùng với sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm trực tuyến như google, bing, baidu, yandex, duck duck go… DN có thể khai thác được nguồn dữ liệu khổng lồ, luôn hiện hữu với chi phí thấp từ Internet thông qua các trang web chính thức của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu, các trường đại học, các trang web của các công ty, các DN, các Bộ, ban ngành.

Bên cạnh đó, trên môi trường Internet còn có rất nhiều các cá nhân hay các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu, tập hợp và cung cấp miễn phí rất nhiều thông tin hữu ích về du lịch như một cách xây dựng thương hiệu cá nhân của chính họ hay do văn hóa chia sẻ trên Internet. Ngoài những trang web cung cấp tin tức miễn phí, còn xuất hiện các công ty nghiên cứu thị trường chuyên tập hợp, nghiên cứu và bán các cơ sở dữ liệu hay các trung gian thông tin chuyên thực hiện việc thu thập và tập hợp dữ liệu theo chủ đề, bao gồm từ danh mục thư điện tử, các bài báo viết về các công ty du lịch cho đến tin tức của ngành du lịch hay các vấn đề vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


4.2.3.2. Marketing mục tiêu trực tuyến

Nghiên cứu ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam - 19

Marketing mục tiêu trực tuyến nhằm tìm ra đoạn thị trường mục tiêu trực tuyến để DN có thể tập trung mọi nỗ lực marketing vào đoạn thị trường đó và xây dựng một vị thế trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.

Trong phân đoạn thị trường khách du lịch truyền thống, có rất nhiều tiêu chí phân đoạn khác nhau như phân đoạn theo khu vực địa lý, phân đoạn theo nhân khẩu học, theo mục đích chuyến đi, phân đoạn theo đồ thị tâm lý, theo sản phẩm hoặc theo kênh phân phối (Alastair M.Morrison, 1998). Tuy nhiên, trong môi trường internet, một số các tiêu chí mới liên quan đến Internet và công nghệ thông tin được sử dụng để phân đoạn thị trường trong IM. Việc phân đoạn thị trường trong IM không chỉ dựa vào các tiêu chí như đã liệt kê ở trên, mà còn chủ yếu dựa vào hành vi sử dụng Internet của từng nhóm KH khác nhau, từ đó tìm ra các nhóm KH khác nhau về nhu cầu/hành vi mua sắm SP và hành vi sử dụng Internet để có thể chọn được các hình thức hay công cụ IM phù hợp với họ. Ngoài ra, trong IM, các nhà hoạt động marketing cũng thường dùng các tiêu thức để mô tả hành vi sử dụng Internet của KH, ví dụ như trình độ và khả năng sử dụng Internet, thói quen vào mạng, động cơ lên mạng, hành vi online...

Mặc dù có phân đoạn theo hành vi của khách hàng trên internet, tuy nhiên các DNDLVN thường chỉ coi tiêu thức này là tiêu thức phụ sau khi đã sử dụng các tiêu thức phân đoạn truyền thống. Tuy nhiên cách tiếp cận này chưa lựa chọn ra được đoạn thị trường hiệu quả nhất trên internet. Các DNDLVN cần sử dụng tiêu thức phân đoạn theo hành vi như là một tiêu thức chính trong phân đoạn thị trường trực tuyến thay vì các tiêu thức truyền thống như nhân khẩu học. Vì trong quá trình hoạt động trên mạng để thư giãn, tìm hiểu thông tin, giao tiếp, hay mua sắm các dịch vụ du lịch, nhiều khách du lịch ẩn danh hoặc sử dụng biệt danh để tham gia nên rất khó khăn trong việc xác định các yếu tố nhân khẩu học. Chính vì vậy tiêu thức hành vi trực tuyến là một tiêu thức hiệu quả có thể sử dụng. DN có thể tìm hiểu xem khách hàng truy cập vào những website nào, thời gian nào, thời lượng truy cập là bao lâu, khách du lịch tham gia vào những cuộc trao đổi nào, thể hiện quan điểm như thế nào trong những cuộc trao đổi đó, họ quan tâm chia sẻ những nội dung gì trong những hoạt động trên mạng của họ... Khi trả lời được những câu hỏi đó, DN đã có thể hiểu về thị trường trực tuyến, tìm ra đoạn thị trường mục tiêu trực tuyến phù hợp và cách thức định vị trực tuyến trên đoạn thị trường mục tiêu đó.


DNDLVN cũng có thể phân chia khách hàng dựa trên nhóm khách hàng chủ động (đã nhận thức được nhu cầu và đã chủ động tìm kiếm thông tin/mua sản phẩm dịch vụ trên mạng internet) và khách hàng bị động (chưa nhận thức được nhu cầu về sản phẩm nhưng có khả năng tiếp cận được hoạt động IM của DN). Việc tìm ra thị trường mục tiêu cần hướng tới sẽ quyết định toàn bộ các hoạt động IM sau này.

Định vị là việc xây dựng nét riêng của SP, công ty nổi bật hơn so với các SP và công ty cạnh tranh. Trong marketing truyền thống, 5 bước cần thiết để xác định vị thế một cách có hiệu quả bao gồm: Documenting (chuẩn bị tài liệu); Deciding (quyết định); Diferentiating (khác biệt hóa); Designing (thiết kế); Delivery (thực hiện) (Alastair M.Morrison, 1998). Đối với IM tại các DNDLVN, ngoài những khác biệt thuộc chính dịch vụ đem chào bán thì còn cần tạo ra sự khác biệt cho website của DNDLVN giúp tăng lượng theo dõi, tương tác và làm cho KH thường xuyên quay lại với thời gian truy cập lâu hơn. Khi lượng truy cập cao thì trang web sẽ được các cỗ máy tìm kiếm ưu tiên hơn trong bảng xếp hạng các kết quả trả về, tức là website của DN sẽ xuất hiện đầu tiên trong các trang web tìm kiếm, điều này giúp website của DNDLVN sẽ có cơ hội thu hút được nhiều KH mới ghé thăm hơn. Bên cạnh đó, việc KH thường xuyên truy cập website sẽ giúp website được nhiều người biết đến hơn. Đối với KH cũ, thường xuyên truy cập vào website, KH sẽ biết các chương trình du lịch mới, khả năng tiêu thụ được sẽ cao hơn, KH cũng sẽ trải nghiệm được nhiều thứ hơn với website và từ đó có tình cảm với DN.

4.2.3.3. Xác định mục tiêu chiến lược internet marketing

Trong IM, các DNDLVN cần xác định mục tiêu cụ thể, yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng một chiến lược IM phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Mục tiêu cụ thể còn giúp cho người làm marketing có thể đo lường hiệu quả của việc thực hiện chiến lược IM của mình. Các DNDLVN cần lưu ý các mục tiêu chiến lược IM phải được sắp xếp theo thứ tự quan trọng của các chúng và cách tổ chức và sử dụng nguồn lực marketing của DN để đạt được mục tiêu đó. Những chiến lược này là bộ phận của chiến lược chung marketing đã xác định cho cả môi trường internet và môi trường thực, nên ở bước này cần căn cứ vào các chiến lược chung đó để xác định mục tiêu IM và cách thức để đạt mục tiêu đó. Chiến lược IM cần được tích hợp vào chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh của DN. Mục tiêu chiến lược IM có thể liên quan đến việc truyền thông TH hoặc truyền thông bán hàng. Đối với mục


tiêu chiến lược IM hướng tới TH, các DNDLVN cần trả lời câu hỏi: Làm sao để biết mục tiêu chiến lược IM hướng tới TH là hiệu quả và TH của DN chúng ta đang nằm ở đâu trong tâm trí của KH mục tiêu. Để biết được điều này, các DNDLVN cần thực hiện các cuộc khảo sát khách hàng để xem chỉ số về mức độ nhận biết TH, chỉ số về ghi nhớ thuộc tính TH, hoặc đơn giản là ghi nhớ các thông điệp hoặc các chiến dịch truyền thông gần đây của TH. Các DNDLVN sẽ cần quan tâm tới: số lượt tương tác của khách hàng (like, share, comment...), số người tiếp cận trên các phương tiện truyền thông, số lượt truy cập (trang web hoặc fanpage...). Đối với mục tiêu chiến lược bán hàng, các DNDLVN cần quan tâm tới: Hành động của KH sau khi xem thông tin về sản phẩm (gọi điện vào hotline, chat trực tuyến trên website, inbox vào fanpage của DN...), số lượng các giao dịch trực tuyến thành công... Ngoài ra còn có các mục tiêu chiến lược khác như tăng mức độ thâm nhập thị trường (hay còn gọi là giáo dục KDL về sản phẩm dịch vụ của DN), tăng độ trung thành...

4.2.3.4. Hoạch định marketing mix trực tuyến

Các công cụ marketing - mix trong IM được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: theo marketing truyền thống bao gồm các Ps trong kinh doanh du lịch, hoặc tiếp cận các công cụ này với tên gọi phổ biến của chúng, bao gồm: công cụ website, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO), công cụ mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến...Mặc dù vậy nhưng cả hai cách tiếp cận này đều giống nhau ở các chỗ chỉ ra công cụ cụ thể của IM, điểm khác biệt là ở chỗ sắp xếp các công cụ đó vào nhóm nào trong marketing - mix trực tuyến. Trong mô hình, nghiên cứu sinh sử dụng 5Ps: Sản phẩm trực tuyến, giá trực tuyến, phân phối trực tuyến, xúc tiến trực tuyến, con người trực tuyến.

Sự khác biệt của công cụ này so với marketing hỗn hợp trong môi trường thực nằm ở tính tương tác, tính cá nhân hoá và tính kết nối chặt chẽ giữa các công cụ. Các thông tin cá nhân về hành vi và hành vi online của các nhóm KDL và của từng KDL mục tiêu sẽ được sử dụng nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của các DNDLVN. Một trong những đặc điểm của marketing - mix trực tuyến là sự liên kết cao và khả năng cá nhân hóa. Tất cả những hành vi trên mạng internet của KDL sẽ được nghiên cứu rõ ràng để nhằm phục vụ cho những quyết định liên quan đến marketing - mix trực tuyến. Chính sách sản phẩm cần chú trọng đến sự chuyển giao các giá trị số cho KDL thông qua các công cụ như video, công nghệ thực tế ảo, bản đồ, sự tương tác cá nhân hóa thông qua việc KDL tự tạo các sản phẩm trọn gói cho


riêng mình. Chính sách giá ngoài đưa ra các chiến lược giá cho các đoạn thị trường trực tuyến khác nhau, các DNDLVN cần áp dụng linh hoạt hơn nữa phương pháp định giá động, tức là mức giá phân biệt hoàn toàn đối với khách hàng khác nhau ở các thời điểm hay tình huống mua khác nhau. Chính sách phân phối trực tuyến giúp cho việc phân phối trực tiếp đến các KH ở khắp nơi trên thế giới qua mạng internet và loại bỏ khâu trung gian, hoặc có những hình thức trung gian mới gia nhập vào thị trường, điển hình là các OTA. Điều này giúp cho DN giảm được chi phí thiết kế và quản lý phân phối. Bên cạnh đó, nhờ sự trưng bày của các cửa hàng, đại lý ảo, KDL có thể hữu hình hóa những sản phẩm du lịch vốn dĩ là vô hình. Chính sách xúc tiến trực tuyến cung cấp những công cụ linh hoạt nhất và được sử dụng nhiều nhất trong KDDL nói chung và KDDL ở Việt Nam nói riêng. Nó đề cập đến quảng cáo trực tuyến, khuyến mại trực tuyến, bán hàng cá nhân trực tuyến, PR trực tuyến và marketing trực tiếp trực tuyến. Nhiều người lầm tưởng rằng chính sách xúc tiến trực tuyến chính là IM. Khi hoạch định marketing - mix trực tuyến, cần lưu ý tới phối thức xúc tiến trực tuyến, tức là sự phối hợp các công cụ xúc tiến trực tuyến với nhau, tùy từng thị trường mục tiêu để đạt được hiệu quả cao nhất. Con người là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động IM trong lĩnh vực du lịch. Con người trong IM yêu cầu nhiều hơn trình độ liên quan tới khả năng chuyên môn, kiến thức về CNTT, kỹ năng ngoại ngữ. Với đặc thù ngành du lịch tạo ấn tượng dựa trên khía cạnh tình cảm nhiều hơn, chính sách con người là một chính sách mà các DNDLVN cần dành nhiều sự đầu tư hơn nữa.

4.2.3.5. Tổ chức thực hiện ứng dụng internet marketing

Không những phải xây dựng chiến lược, kế hoạch, các chương trình IM phù hợp với điều kiện của mình mà các DNDLVN còn phải tổ chức thực hiện tốt các chiến lược, chương trình và biện pháp IM đã xây dựng. Những kế hoạch marketing dù có tốt đến đâu nó cũng trở nên kém hiệu quả nếu nó không được tổ chức thực hiện tốt.

Điều cần lưu ý ở đây là: trong khi chiến lược đề cập đến vấn đề cần có những hoạt động IM nào, tại sao; chiến lược đó cho những sản phẩm và thị trường nào thì việc thực hiện IM đề cập đến vấn đề ai thực hiện, thực hiện ở đâu, khi nào và thực hiện như thế nào? Giữa chiến lược IM và thực hiện hoạt động IM có liên hệ chặt chẽ với nhau, nghĩa là mỗi phần của chiến lược đòi hỏi phải có những nhiệm vụ chiến thuật ở mức thấp hơn. Việc thực hiện ứng dụng IM là một bộ phận trong


chiến lược marketing nói chung và cần phải thống nhất với tất cả các hoạt động khác trong DNDLVN. Để thực hiện tốt các kế hoạch IM đã đề ra, các nhà quản trị marketing trong các DNDLVN phải có kế hoạch chi tiết và các bảng phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể. Với những DNDLVN quy mô nhỏ, tiềm lực ít, các hoạt động ứng dụng IM chưa nhiều thì việc thực hiện IM có thể giao cho chính nhân viên trong công ty đảm nhận. Những DN quy mô lớn hoặc có sự quyết tâm thực hiện ứng dụng IM một cách toàn diện thì có thể thuê ngoài và có sự phân bổ nhân lực, ngân sách phù hợp khi tổ chức thực hiện. DNDLVN cần xác định các công cụ giao tiếp với KH một cách tương tác trên môi trường trực tuyến, bao gồm trang web và các công cụ liên quan đến sự hiện diện điện tử của DN như quảng cáo trực tuyến, mạng lưới người sử dụng, xúc tiến trên các công cụ tìm kiếm và thư mục tìm kiếm, phối hợp nhãn hiệu, tài trợ, email, PR trực tuyến… Trong quá trình thực hiện, DNDLVN cũng cần cập nhật thông tin liên tục lên website của DN và các trang web khác, sao cho luôn có sự hiện diện điện tử của sản phẩm dịch vụ và DN trong tâm trí của KH mục tiêu.

Các DNDLVN cần chú ý quan tâm và tăng cường ngân sách cho hoạt động IM. Cuộc cách mạng 4.0 đang dẫn tới nhu cầu phải cá thể hóa các sản phẩm tiêu dùng, trong đó có du lịch. Để làm được điều này, chúng ta phải hiểu rõ hơn nhu cầu của du khách thông qua những công nghệ như internet vạn vật hay dữ liệu lớn. Chuyển đổi số là điều bắt buộc phải làm, nhưng một số DN sẽ gặp không ít khó khăn vì mức độ hiểu biết của DN về số hóa không cao và chưa đồng đều. Khi thực hiện việc số hóa sẽ dẫn tới tái cấu trúc DN và quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các DNDLVN cần bổ sung ngân sách dành cho việc số hóa nhằm đẩy mạnh các hoạt động này.

4.2.3.6. Đánh giá, điều chỉnh ứng dụng internet marketing

Việc đánh giá cũng cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo các hoạt động ứng dụng IM được thực hiện trôi chảy, các giá trị của hoạt động IM được chuyển giao đầy đủ cho KDL, sự phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ marketing - mix trực tuyến. Việc đánh giá, điều chỉnh các hoạt động ứng dụng IM dễ dàng hơn do đặc điểm hoạt động marketing được thực hiện trên môi trường internet: các phần mềm phân tích, hệ đếm counter, phần mềm thống kê... miễn phí hay trả phí thấp rất phổ biến và có thể hỗ trợ cho các DNDLVN trong quá trình đánh giá, điều chỉnh hoạt động IM. DNDLVN cũng có thể tự nghiên cứu xây dựng các ứng dụng riêng


để đánh giá kết quả hoạt động của mình hoặc thuê các công ty chuyên nghiên cứu IM hỗ trợ phân tích. Các DNDLVN cần lưu ý khi đánh giá ứng dụng IM, ngoài các tiêu chí liên quan đến lượt truy cập, lượt tiếp cận website thì cũng cần đi sâu vào từng thị trường KDL cụ thể, cũng như cần xác định được số lượng KDL được mang đến nhờ chiến dịch online marketing nào.

4.2.3.7. Nghiên cứu đặc điểm,hành vi trực tuyến của khách du lịch và kết hợp internet marketing với marketing truyền thống

Trong suốt quá trình thực hiện chiến lược IM, việc nghiên cứu đặc điểm và hành vi trực tuyến của KDL cần phải được các DNDLVN thực hiện thường xuyên, liên tục. Điểm xuất phát và điểm kết thúc của hoạt động marketing trong KDDL là là nhu cầu của KDL. Từ việc hiểu nhu cầu và mong muốn của KDL, các DNDL tìm cách đáp ứng nhu cầu, mong muốn đó thông qua việc hoạch định marketing - mix trực tuyến.

Thêm vào đó, ứng dụng IM chỉ có hiệu quả với những KDL có sử dụng internet. Nếu các DNDLVN chỉ chú trọng vào IM mà bỏ marketing truyền thống, DN sẽ bỏ sót các khách hàng không tiếp xúc với môi trường mạng. Hơn nữa, các DNDLVN có một số lượng lớn là các DN vừa và nhỏ. Đối với những DN này, việc chuyển đổi hoàn toàn từ hoạt động marketing truyền thống và IM là không cần thiết. IM và marketing truyền thống cần phải được hiện thực song song với nhau để tăng hiệu quả hoạt động marketing cho các DNDLVN.

4.2.4. Áp dụng công nghệ thực tế ảo vào thiết kế website

Đây là vấn đề mà rất nhiều DNDLVN chưa thực sự quan tâm đầu tư. Du lịch thực tế ảo trong ngành du lịch đang dần phổ biến rộng rãi hơn đặc biệt là đối với một quốc gia lấy ngành du lịch là chủ đạo như nước ta. Dịch vụ du lịch là vô hình, nhưng công nghệ thực tế ảo có thể cung cấp cho khách hàng những yếu tố hữu hình, hình ảnh trực quan về phòng nghỉ trong khách sạn với các thiết bị được bày bố thông minh và đạt chuẩn về chất lượng. Điều này có thể tăng mức độ tiếp cận của khách hàng, khiến khách hàng truy cập vào website của DN nhiều hơn, kích thích nhu cầu mua và sử dụng dịch vụ. Đối với các DN kinh doanh lữ hành, công nghệ thực tế ảo cũng mang lại nhiều giá trị to lớn, đặc biệt trong các hoạt động IM. Du lịch qua công nghệ thực tế ảo sẽ là công cụ truyền thông hiệu quả từ xa về các thành phố nói chung và những địa điểm du lịch nổi tiếng nói riêng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Có thể hiểu đơn giản rằng, khi di tích, thắng cảnh đã được số hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023