Nghiên cứu ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam - 20


trên môi trường 3D, người dùng chỉ cần đeo kính thực tế ảo và tai nghe, dù đang ở nước ngoài, hay ở Hà Nội vẫn có thể ngắm nhìn quang cảnh hùng vĩ của núi rừng Mộc Châu hay thưởng ngoạn những nhũ đá triệu năm huyền ảo dưới hang động Sơn Đoòng, ngắm kì quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Thậm chí, du khách có thể tương tác gần như thực tế với thắng cảnh. Mặc dù hiện nay dịch bệnh Covid - 19 vẫn chưa được khống chế trên nhiều quốc gia, nhưng sau khoảng thời gian dịch bệnh không được đi du lịch, mọi người đều muốn được trở về trạng thái bình thường và nhu cầu đi du lịch sẽ tăng lên. Lúc này, triển vọng ngành du lịch Việt Nam có cơ hội cao để phát triển hơn sau khi dịch bệnh kết thúc. Tăng độ trải nghiệm ảo tỉ lệ thuận với ham muốn trải nghiệm thật của con người. Đây chắc chắn là cách thức mà các DNDLVN cần phải nắm bắt để triển khai trong thời gian tới.

4.2.5. Tận dụng thế mạnh của điện thoại di động thông minh, nghiên cứu thiết kế các công cụ interrnet marketing theo hướng thân thiện với điện thoại di động

Theo báo cáo của Hootsuite, hiện có 5,22 tỉ người trên thế giới sử dụng smartphone, tương đương 66,6% tổng dân số thế giới. Kể từ tháng 1/2020, số lượng người dùng smartphone tăng 1,8% (93 triệu), trong khi tổng số kết nối di động (một người sở hữu nhiều thiết bị) tăng 0,9% (72 triệu) lên 8,02 tỉ (tháng 1/2021). Những con số này khẳng định việc tận dụng thế mạnh của di động chính là chìa khóa để thực hiện du lịch trực tuyến thành công. Phần lớn DNDLVN chưa có những trang web có giao dịch thân thiện với điện thoại thông minh, tốc độ truy cập lại chậm dẫn đến đánh mất khả năng thúc đẩy khách mua hàng. Bởi thế, muốn thúc đẩy du lịch trực tuyến, các DN trước hết cần đầu tư về kỹ thuật để các thông tin có thể đến được nhanh nhất với người sử dụng thiết bị cầm tay thông minh. Xu hướng hiện nay là có những website phù hợp giao diện di động, thuận tiện trong truy cập, đưa được đầy đủ thông tin, hỗ trợ được nhiều tính năng như thanh toán trực tiếp, đặt tour, đặt phòng… và có phần tương tác, trao đổi giúp khách hàng có thể tham vấn đánh giá từ những người từng sử dụng dịch vụ. Đây là yếu tố đáng chú ý vì thói quen tham khảo dịch vụ của khách hàng đã có sự thay đổi. Ngoài ra, các DNDLVN cũng có thể tạo ra những ứng dụng trên điện thoại di động của riêng mình để thuận tiện hơn cho KH trong việc tham khảo thông tin và kết nối tốt hơn.

4.2.6. Mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các OTA trong và ngoài nước

Hiện nay các OTA nước ngoài đang kinh doanh và có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng tại Việt Nam nhưng họ không phải chịu thuế, trong khi DN trong nước phải thực


hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế. Lợi thế này giúp các DN nước ngoài có thêm vốn để đầu tư cho tiếp thị, quảng cáo… và củng cố thêm năng lực tài chính để tăng chiết khấu cho đối tác, chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Nhưng một trong những hạn chế về nền tảng trực tuyến của các OTA nước ngoài tại Việt Nam chính là không có bộ phận chăm sóc khách hàng hoàn chỉnh. Ðây cũng là cơ hội để các OTA trong nước tận dụng để thu hút khách hàng. Do đó, các DNDLVN cần kết hợp cả 2 mối quan hệ với các OTA trong nước và nước ngoài để tận dụng những thế mạnh của từng đối tác.

4.2.7. Sáng tạo nội dung marketing, tăng cường các video marketing

Có rất nhiều loại video marketing, mỗi một loại lại phục vụ một mục đích truyền thông khác nhau. Tuy nhiên đối với các DNDLVN, những loại video sau đây có thể phù hợp cho chiến lược truyền thông tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh thu: Video giới thiệu sản phẩm dịch vụ: giới thiệu trực tiếp những gì DN có. Về chất lượng dịch vụ của DN, không gian, trải nghiệm, về giá thành hay lịch sử, văn hoá công ty…; Video review về sản phẩm dịch vụ: khách hàng đa số thích những dạng video thế này. Bởi thông qua video, họ có thể chọn lựa những phương án tốt hoặc tránh đi những trải nghiệm không hay thông qua trải nghiệm của chính người đi trước; Video sự kiện: Video sự kiện là một cách để nắm bắt tất cả các hành động tại một sự kiện trực tiếp, để tiếp tục tiến hành IM được ngay cả sau khi sự kiện kết thúc. Video sự kiện là một trong những loại video giúp khách hàng hiểu rõ hơn về DN. Có rất nhiều cơ hội để nắm bắt những khoảnh khắc đáng nhớ tại một sự kiện, bao gồm cả việc tạo các video kích thích khán giả đến tham dự, video thuyết trình hay đoạn video ấn tượng làm nổi bật cho sự kiện; Video âm nhạc: Âm nhạc có sức ảnh hướng lớn đến đời sống xã hội hiện nay và việc khách hàng học thuộc một bài hát cũng nhanh hơn việc khách hàng ghi nhớ một đoạn văn. Điểm mấu chốt ở đây chính là việc âm nhạc sẽ tiếp cận khách hàng tốt hơn và việc khách hàng ghi nhớ một sản phẩm quảng cáo âm nhạc cũng dễ hơn một quảng cáo thông thường rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

4.2.8. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực trực tuyến

Những đội ngũ hoạt động IM trực tuyến có thể bao gồm những người làm marketing, quản trị website của DN và đội ngũ bán hàng cá nhân trực tuyến. Điều quan trọng nhất để có được một trang web hay là phải có đội ngũ nhân viên chuyên phát triển nội dung website. Đội ngũ quản trị website trong các DNDLVN phải được đào tạo để có thể biên tập các tin bài, đồng thời phải có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong cách thể hiện, nếu không, nội dung trang web sẽ sơ sài và thiếu hấp dẫn. Người sử dụng truy

Nghiên cứu ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam - 20


cập vào một website chủ yếu là để tìm kiếm thông tin. Vì vậy, website của DN sẽ không thể giữ chân được khách hàng nếu không thường xuyên được cập nhật những thông tin mới. Bên cạnh đó, để phát triển kênh bán hàng trực tuyến, việc phát triển nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng. DN phải đào tạo được đội ngũ nhân viên biết cách và có thói quen bán trực tuyến cũng như theo dõi thanh toán, chăm sóc khách và tạo kho sản phẩm đủ lớn. Nhân viên bán hàng cá nhân trực tuyến phải theo sát quá trình thực hiện dịch vụ trực tuyến, kiểm tra xác nhận của hãng hàng không, khách sạn…qua công cụ internet nhằm biết tour nào còn bán được hay hết để nhanh chóng đóng tour, tránh làm cho khách phiền lòng. Theo như quá trình phân tích thực trạng về các yếu tố marketing - mix trực tuyến ảnh hưởng như thế nào tới ý định mua của khách du lịch, kết quả thu được yếu tố con người có tác động nhiều nhất tới ý định mua của khách. Trên thực tế thì trong các yếu tô marketing - mix trực tuyến, các DNDLVN vẫn chưa thực sự đầu tư vào yếu tố này. Do vậy, các DNDLVN cần phải nâng cao quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân lực du lịch trực truyến, vừa có kiến thức kỹ năng chuyên môn, vừa am hiểu về CNTT. Mặc dù có những công việc trong IM, các DNDLVN có thể thuê nhân sự bên ngoài, tuy nhiên đối với những DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực du lịch, không nên thuê ngoài 100%, đó là bởi vì các công việc về xây dựng kế hoạch và sản xuất nội dung truyền thông rất cần sự trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về hiện trạng của DN, về thị trường ngành và đặc điểm của khách hàng. Mà điều này đôi khi các DN CNTT ở ngoài không thể nắm rõ được.

4.2.9. Kết hợp giữa công cụ interrnet marketing và marketing truyền thống

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật so với các công cụ marketing truyền thống, đặc biệt là khả năng truyền thông nhanh chóng tới các khách hàng, cá nhân hóa khách hàng trên quy mô toàn cầu nhưng IM cũng chỉ là một phần của marketing. Chính vì vậy IM chỉ có thể giải quyết một số vấn đề chứ không thể thay thế hoàn toàn marketing truyền thống. Bên cạnh đó, marketing truyền thống giúp DN có thể khai thác hết những thị trường tiềm ẩn mà IM không thể hướng tới (với những thị trường mà KH tại đó không sử dụng internet, thị trường trọng giao dịch trực tiếp hoặc khi DN không có đủ đội ngũ am hiểu về CNTT). Lúc này sự kết hợp giữa IM và marketing truyền thống sẽ giúp các DNDLVN tận dụng những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mỗi hình thức marketing, làm hiệu quả hơn hoạt động marketing nói chung của DN.

Trong việc thực hiện quy trình, với mỗi chiến lược marketing, cũng cần xác định đâu là phần riêng và đâu là phần chung của cả IM và marketing truyền thống. Cần đảm


bảo sự thống nhất về mục tiêu marketing trong môi trường thực và môi trường Internet. Vai trò của sự thống nhất về chiến lược nội dung rất quan trọng, giúp đảm bảo cho tính thu hút và tính kết dính lâu bền với các thị trường mục tiêu của sản phẩm, của DN.

Trong việc lựa chọn các công cụ marketing, cần phối hợp được các công cụ giữa 2 môi trường này. Để làm được điều này, trước hết các DNDLVN cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động marketing, thị trường mục tiêu của DN muốn gì và ngân sách dành cho hoạt động marketing nói chung của DN là bao nhiêu. Một số cách kết hợp IM và marketing truyền thống mà DNDLVN có thể sử dụng như: Kết hợp giữa dữ liệu KH tiềm năng của DN thu thập được từ mạng internet và gọi điện thoại chào hàng cho nhóm KH tiềm năng thu thập được; xác định vị trí địa lý của KH khi KH truy cập internet và xây dựng các thông điệp đánh trúng vào đặc điểm KH ở khu vực địa lý đã xác định; gửi email kết hợp tặng quà và gặp mặt trực tiếp; hoặc các hoạt động quản trị quan hệ KH, DN cần lưu ý lấy thông tin về KH trên các nguồn môi trường thực và nguồn Internet, các hoạt động quản lý danh mục KH, quản lý trải nghiệm của KH, tạo giá trị cho KH hay quản trị vòng đời của KH (giành KH, giữ KH và phát triển KH)... cũng đều cần phối hợp trên cả hai môi trường một cách hợp lý và nhất quán. Các hoạt động marketing truyền thống có thể được nhiều người nhận tin mục tiêu biết đến hơn nếu có sự hỗ trợ từ IM và ngược lại, những hoạt động IM lại hấp dẫn KH, kết nối tốt hơn với KH thông qua marketing truyền thống. Sự kết hợp giữa IM và marketing truyền thống giúp DN tạo dấu ấn riêng và mang lại cho KH nhiều trải nghiệm thú vị.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT. Khung pháp lý cho TMĐT Việt Nam đã cơ bản định hình với một loạt văn bản từ luật, nghị định cho đến thông tư điều chỉnh những khía cạnh khác nhau của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT. Bên cạnh đó, luật An ninh mạng năm 2018 đã tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ trong hoạt động TMĐT, tuy nhiên cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các văn bản nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống pháp luật được định hướng theo chuẩn mực chung và hỗ trợ cho giao dịch điện tử phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập của Việt Nam. Có thể thấy rằng, môi trường pháp lý về TMĐT được hình thành và phát triển từ hệ thống lập pháp của hệ thống chính trị. Nhà nước cần thường xuyên rà soát khung khổ pháp lý để có các điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước, cũng như phù hợp với xu


hướng công nghệ và luật pháp quốc tế. Các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ thông tin và TMĐT cần được xây dựng. Việt Nam cũng xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy, nhà nước cần đặc biệt chú ý đến việc hỗ trợ về chính sách thuế. Hiện nay, dịch Covid - 19 khiến ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, Nhà nước nên có những gói hỗ trợ các DN giúp các DNDLVN có thể sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Và chuẩn bị các phương án tiếp nhận điều kiện mở cửa, từng bước đón khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam. Tại các địa phương có các DNDL hoạt động kinh doanh cũng cần có nhiều các hoạt động rà soát, kiểm tra hàng năm để nắm vững tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT được tốt hơn.

- Cần tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo hay nói chuyện chuyên đề ở nhiều cấp khác nhau, nhiều địa phương khác nhau nhằm phổ biến cho mọi người dân, mọi đối tượng và mọi thành phần kinh tế những kiến thức cơ bản nhất về internet và TMĐT. Hiện nay, đã thực hiện việc triển khai các chương trình đào tạo về TMĐT, về marketing có lồng ghép thêm nội dung IM ở bậc đại học, cao đẳng trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực TMĐT. Tuy nhiên, nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN giúp cho nguồn nhân lực về TMĐT có cơ hội được thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về hoạt động IM, vai trò, lợi ích của việc ứng dụng IM trong kinh doanh nói chung và KDDL nói riêng. Như qua quá trình tìm hiểu thực trạng hoạt động ứng dụng IM tại các DNDLVN đã cho thấy, vấn đề quan trọng nhất không phải ở chỗ việc thực hiện việc ứng dụng IM gặp khó khăn mà chính là ở chỗ bản thân các nhà lãnh đạo DN (đặc biệt là các DN có quy mô vừa và nhỏ) nhận thức về việc ứng dụng IM chưa đầy đủ, chưa biết và chưa tiếp cận các công cụ hiệu quả của hoạt động IM. Chính vì lẽ đó việc đầu tư cho hoạt động IM vẫn chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm hiệu quả của việc ứng dụng IM trong kinh doanh. Việc tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức và giúp DN định hướng sao cho hoạt động IM được đầu tư bài bản và hiệu quả nhất.

4.3.2. Đối với Tổng cục Du lịch

- Tổng cục Du lịch cần xác định IM là một giải pháp, công cụ lớn, hiệu quả, đáng được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả thiết thực cho việc quảng bá xúc tiến


đến đến du lịch quốc gia, xây dựng và củng cố, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia từ đó có những chính sách ưu tiên cụ thể cho việc nghiên cứu, ứng dụng một cách đồng bộ, bài bản IM trong hoạt động marketing chung của toàn ngành.

- Xem xét có chính sách ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong các hoạt động IM của DNDL. Cũng cần tìm ra cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cùng chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm và các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa nguồn lực của các bên, hỗ trợ cho các DNDLVN trong ứng dụng IM. Quan tâm bố trí tài lực dài hạn đối với hoạt động IM, để hoạt động IM có thể phát huy hết những ưu điểm của nó. Bố trí nguồn nhân lực phù hợp để có bộ phận chuyên trách về IM, hỗ trợ các DN ứng dụng IM. Thông tin được thông suốt từ trên xuống dưới, tạo sự thống nhất trong các hoạt động IM.

- Làm đầu mối liên kết, phối hợp các DNDL trong thực hiện các hoạt động IM. Phối hợp với các DN xây dựng cơ sở dữ liệu khách du lịch, hỗ trợ nghiên cứu thị trường mục tiêu, cập nhật các thông tin du lịch, thông tin và kết quả nghiên cứu thị trường lên các website cổng thông tin du lịch cho các DNDL có thể sử dụng kết quả đó phát triển hoạt động IM. Liên kết các website giữa các DN cung cấp dịch vụ du lịch, có thể tạo ra một website riêng kết nối các DNDL dưới sự xác thực của Tổng cục Du lịch. Các DN lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và các DN kinh doanh dịch vụ du lịch khác sẽ có được lợi ích thông qua việc xác thực này. Bên cạnh đó có thể phối hợp nội dung và triển khai việc xây dựng các hình thức IM tới các DNDLVN.

4.3.3. Đối với các bên liên quan khác

- Bộ thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DNDLVN trong lĩnh vực thông tin và truyền thông internet; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các DNDLVN theo đúng quy định của pháp luật, tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động marketing nói riêng tại các DNDLVN.

- Các cơ quan truyền thông liên kết, hỗ trợ các DNDLVN trong hoạt động ứng dụng IM, truyền tải các thông điệp, thông tin về du lịch trên internet, tạo các banner, các video, phim ngắn về du lịch qua phương tiện truyền thông internet để truyền thông cho các DNDLVN nói riêng và ngành du lịch nói chung.


KẾT LUẬN

Sự xuất hiện của internet đã thay đổi hoàn toàn cách làm du lịch và việc ứng dụng IM vào hoạt động kinh doanh là tất yếu nếu DN không muốn bị loại khỏi thị trường. Có thể nói, việc xuất hiện và phát triển internet giúp mọi người trên khắp thế giới truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng toàn cầu là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch của mọi người dân. Trước đây, để truyền thông cho DN, cho SP, để phát triển điểm đến, người ta phải mất rất nhiều thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho việc quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, phát tờ rơi, tập gấp, bản đồ, giới thiệu các tour và giá mỗi tour du lịch… thì nay thông qua ứng dụng các website thông minh và tổng đài ảo, giá thành chi phí truyền thông đã giảm đi rất nhiều.

Mặc dù ứng dụng IM trong hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi ích, nhưng tại Việt Nam việc ứng dụng IM tại các DNDLVN còn nhiều bất cập, ứng dụng không đầy đủ, bỏ qua việc xây dựng một quy trình ứng dụng IM thống nhất, IM được hiểu không đầy đủ, chưa có sự quan tâm đầu tư tới hoạt động IM dẫn tới chưa khai thác hết được những lợi ích to lớn của hoạt động ứng dụng IM. Luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Thứ nhất, với việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm IM, lợi ích của việc ứng dụng IM, các quy trình ứng dụng IM và các công cụ marketing - mix trực tuyến trong IM, xác định khoảng trống nghiên cứu, xây dựng quy trình và phương pháp nghiên cứu luận án.

Thứ hai, nghiên cứu sinh đã tóm lược một số vấn đề lý luận về IM trong KDDL, xây dựng mô hình nghiên cứu các công cụ marketing - mix trực tuyến ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm du lịch của khách du lịch, nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của các DN lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các DNDLVN trong ứng dụng IM.

Thứ ba, nghiên cứu sinh đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng IM tại các DNDLVN thông qua khảo sát 115 DN lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và 263 khách du lịch nội địa, khách từ những thị trường quốc tế đến hàng đầu Việt Nam.

Thứ tư, từ việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng, nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp và các kiến nghị liên quan đến điều kiện ứng dụng IM, quy trình ứng dụng IM, công cụ marketing - mix trực tuyến đối với các DNDLVN.


Ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch là xu hướng tất yếu. Các DNDLVN không muốn mất khả năng cạnh tranh, vị thế ngay trên chính sân nhà của mình thì cần phải thay đổi tư duy và cách thức tiến hành hoạt động IM thì mới có thể tận dụng hết lợi thế mà việc ứng dụng IM mang lại cho DN.

Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đạt được một số thành công như vậy, luận án vẫn còn một số điểm hạn chế:

- Chưa tập hợp một cách hệ thống các dữ liệu để đánh giá đầy đủ hơn theo các tiêu chí đánh giá để đi tìm hiểu thực trạng các tiêu chí đánh giá hoạt động IM này tại các DNDLVN.

- Chưa phân định được hoạt động ứng dụng IM tại các nhóm DN khác nhau trong ngành du lịch (nhóm các DNLH, nhóm các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhóm các DN vận chuyển hàng không, nhóm các DN kinh doanh các dịch vụ vu lịch khác).

- Chưa chỉ ra được cách thức làm IM khác nhau cho những DN có quy mô khác nhau, cũng như cách thức ứng dụng IM khác nhau với những đoạn thị trường khác nhau.

Những hạn chế trong nghiên cứu này của nghiên cứu sinh đều có thể là hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai của bản thân nghiên cứu sinh cũng như các tác giả khác.

Internet đã ngày càng trở nên thân thuộc đối với khách hàng và đối với các DN, việc ứng dụng internet vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là IM đã không còn xa lạ, tuy nhiên, việc ứng dụng IM như thế nào để đạt hiệu quả cao vẫn đang là một câu hỏi khó cho nhiều DNDLVN. Internet marketing có những yêu cầu lớn hơn rất nhiều về chất lượng nguồn nhân lực cũng như công nghệ và những kỹ thuật, kỹ xảo riêng. Thêm nữa, trong bối cảnh thế giới phẳng, sức lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ của thông tin qua hệ thống mạng xã hội, vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin trở thành thách thức cho tất cả các DN nói chung và DNDL nói riêng. Vì vậy, các DNDLVN cũng như cơ quan truyền thông nhà nước về du lịch cần tiếp tục đầu tư về nhân lực, nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng, xây dựng chiến lược phù hợp trước khi áp dụng IM vào hoạt động thực tiễn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023