Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số đánh giá tình trạng khô hạn trong đánh giá nguồn nước và giám sát tình hình thiếu hụt nguồn nước vùng sông Phan - Cà Lồ - 9

Kết quả phân tích này cho thấy lượng mưa là yếu tố chi phối đến tình trạng khô hạn trong khoảng tháng 11 đến tháng 1 nhiều hơn là lượng bốc hơi trên vùng nghiên cứu.

Phân tích kết quả tính toán 2 chỉ số SPI3 và Kappa tại trạm Vĩnh Yên có sự tương đồng về tình trạng khô hạn vào các năm 2006, 2010, trong khi xu thế ngược lại vào một số năm như 1986, 1991… như vậy cho thấy thời kỳ này yếu tố bốc hơi đã chi phối nhiều hơn đến tình trạng khô hạn của vùng nghiên cứu và chỉ số Karpa phản ánh thực tế hơn.

So sánh kết quả tính toán tại Vĩnh Yên cùng thời kỳ với 2 chỉ số Kappa và SPI6 cho thấy có sự tương đồng về mức độ khô hạn vào lân cận các năm 1988, 1992, 1995 và 1998…hay tại Tam Đảo các năm 1988, 1998, 2005. Tuy nhiên chỉ số SPI6 cho kết quả mức độ khô hạn nhỏ hơn tính toán bằng chỉ số Karpa, điều này cho thấy sự hạn chế khi chỉ xét đến yếu tố thiếu hụt lượng mưa mà chưa xem xét đầy đủ tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi. Mặc dù vậy, mức độ khô hạn ghi nhận trong vùng nghiên cứu hầu hết ở mức độ không quá lớn, mặt khác các năm được đánh giá là hạn nhiều từ kết quả tính toán như 1998, 2004 khá phù hợp với số liệu thống kê trên thực tế tại lực vực, nên có thể sử dụng một trong hai chỉ số này để đánh giá đều phù hợp.

Căn cứ vào tình hình đo đạc khí tượng và khả năng áp dụng các chỉ số trên tại vùng nghiên cứu, tác giả lựa chọn chỉ số SPI để phân tích tình hình hạn ở vùng nghiên cứu (diễn biến, mức độ, diện tích hạn...) vì:

- Kết quả giữa hai chỉ số là khá tương đồng, thể hiện rõ ở những năm xảy ra thiếu hụt nguồn nước lớn. Mặc dù ở một số năm chỉ số Kappa cho kết quả đánh giá sát thực tế hơn, SPI cho giá trị nhỏ hơn, nhưng xét về xu thế đa số là tương đồng.

- Chỉ số SPI được sử dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam như một công cụ đánh giá xu thế xảy ra hạn khí tượng.

- Tại vùng nghiên cứu chỉ có 2 trạm đo khí tượng với lượng bốc hơi được thống kê đầy đủ đến năm 2010 nên việc dùng chỉ số Kappa để đánh giá diễn biến hạn đến các năm gần đây và phân tích diện tích bị hạn là rất hạn chế.

3.4. Xây dựng bản đồ hạn SPI và đánh giá diện tích hạn‌

Kết quả xây dựng bản đồ mức độ thiếu hụt lượng mưa mùa khô thông qua chỉ số SPI3 tháng 5 tại lưu vực sông Phan – Cà Lồ được thể hiện trong các Hình vẽ từ 3.8 đến 3.12 dưới đây.Từ các bản đồ đã xây dựng cho thấy hạn hán vụ Chiêm thường xảy ra trên diện rộng vào các năm trước đây, trong đó có những năm như 1988, 2005 thì sự thiếu hụt lượng mưa xẩy ra rất lớn, kể cả các vùng nhiều mưa như vùng núi Tam Đảo. Có những năm như 1995 hay 2010 tình trạng khô hạn cũng xảy ra trên diện tích rất lớn, gần như toàn bộ lưu vực nhưng tập trung ở vùng trung du và đồng bằng, tại vùng núi Tam Đảo phí Tây Bắc có lượng mưa dồi dào hơn.

Có một xu thế đáng quan tâm khi xem xét chỉ số SPI3 là những năm gần đây, từ sau năm 2010, tình trạng thiếu hụt lượng mưa trên lưu vực giảm đi đáng kể, chỉ còn xảy ra ở diện nhỏ phần giáp Hà Nội (2015)


Hình 3 8 Bản đồ hạn theo chỉ số SPI 3 lưu vực sông Phan – Cà Lồ năm 1988 1

Hình 3.8 Bản đồ hạn theo chỉ số SPI 3 lưu vực sông Phan – Cà Lồ năm 1988

Hình 3 9 Bản đồ hạn theo chỉ số SPI 3 lưu vực sông Phan – Cà Lồ năm 2


Hình 3.9 Bản đồ hạn theo chỉ số SPI 3 lưu vực sông Phan – Cà Lồ năm 1995


Hình 3 11 Bản đồ hạn theo chỉ số SPI 3 lưu vực sông Phan – Cà Lồ năm 3

Hình 3 11 Bản đồ hạn theo chỉ số SPI 3 lưu vực sông Phan – Cà Lồ năm 4


Hình 3.11 Bản đồ hạn theo chỉ số SPI 3 lưu vực sông Phan – Cà Lồ năm 2010


Từ các bản đồ trên cũng nhận thấy một điểm chung là hầu hết tình trạng 5

Từ các bản đồ trên cũng nhận thấy một điểm chung là hầu hết tình trạng thiếu hụt lượng mưa xảy ở khoảng 2/3 lưu vực phía Tây Nam, trong phạm vi hẹp hơn thì vùng trung tâm lưu vực lại thường xuyên xảy ra thiếu hụt nguồn nước (xét trên yếu tố khí tượng) vào mùa khô.

Xét về yếu tố diện tích (Bảng 3.3 ) cho thấy hạn hán mùa khô trong vùng nghiên cứu hầu hết ở mức tương đối hạn hoặc gần chuẩn. Điều đó cũng có nghĩa là thời gian và tỷ lệ diện tích chịu hạn nặng và hạn cực nặng là khá ít. Trong quá khứ đã có những thời điểm gần 87% diện tích lưu vực chịu hạn nặng và khoảng 13,2% diện tích hạn cực nặng vào giai đoạn các năm 1977. Ngược lại, cũng như đã phân tích ở trên, Bảng 3.3 cũng cho thấy xu thế hạn hán giảm đi trong những năm gần đây, trong đó năm 2015 không có diện tích bị hạn, hơn 98% ở mức gần chuẩn.

Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích hạn của vùng nghiên cứu


Thời đoạn

Hạn cực nặng

Hạn nặng

Tương đối hạn

Gần chuẩn

Tương đối ẩm

Rất ẩm

Cực ẩm

5.1977

13.246

86.754






5.1995

0.050

52.057

40.773

7.120




5.1985


6.401

22.597

71.002




5.1988


0.345

54.928

44.727




2.1988



51.998

48.002




5.2005



73.085

26.915




5.2010



2.169

97.831




5.2015



0.000

97.171

2.829



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

3.5. Đề xuất một số giải pháp ứng phó, khắc phục thiếu hụt nguồn nước lưu vực sông Phan - Cà Lồ‌

Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy hạn hán, thiếu hụt nguồn nước trên lưu vực sông Phan Cà Lồ tuy không nghiêm trọng nhưng cũng thường xuyên xảy ra trên diện rộng, trong đó vùng thường xuyên nhất lại là vùng trung tâm lưu vực, nơi tập trung phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ, cả trong phát triển đô thị, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Do vậy cần thiết phải có các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nước, đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, kinh tế xã hội.

3.5.1. Một số giải pháp công trình‌

Vùng hệ thống thủy lợi Liễn Sơn - Bạch Hạc: Hệ thống Liễn Sơn hiện nay phục vụ

tưới tương đối chủ động với 4 công trình tưới lớn. Về vụ mùa nguồn nước đảm bảo nhưng về vụ chiêm nguồn nước bị hạn chế nhất là những năm hạn. Do vậy cần chủ động nguồn nước hơn nữa bằng cách xây dựng mới hoặc sử dụng hiệu quả các trạm bơm lấy nước dọc trục sông Phan.

+ Phía kênh Hữu có khoảng 670 ha thường bị hạn do đầu nước thấp cần có giải pháp nâng cao đầu nước hoặc kéo dài chõ bơm.

+ Vùng bãi sông Phó Đáy còn 500 ha thường xuyên hạn hán do khó khăn về nguồn nước: cần bổ sung trạm bơm nhỏ, trạm bơm dã chiến để chủ động ứng phó.

+Vùng hệ thống thủy lợi Tam Đảo: Nguồn nước cung cấp chính cho hệ thống là mạng lưới sông suối nội vùng, bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, nguồn sinh thuỷ dồi dào.Tuy nhiên, do điều kiện địa hình vùng đồi núi phức tạp, chia cắt, ruộng dốc... nên vấn đề điều phối nguồn giữa các vùng gặp khó khăn. Trong vùng còn một số vùng khó khăn thiếu nước tưới là vùng tưới vùng hồ Làng Hà (khoảng 300 ha), cần cải tạo nâng cao hiệu quả cấp nước của hồ chứa này hoặc bổ sung nguồn nước từ các trạm bơm, cống lấy nước dọc sông.

+ Vùng hệ thống thủy lợi Phúc Yên: Diện tích hạn khoảng 500 ha vùng Cà Lồ cụt phía thượng nguồn cầu Tiền Châu, cần bổ sung lấy nước bằng động lực từ sông Cà Lồ.

3.5.2. Một số giải pháp phi công trình‌

* Công tác phòng ngừa:


- Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội cập nhật kịp thời các bản tin dự báo trung hạn, dài hạn tới các cấp, các ngành về tình hình nắng nóng, hạn hán;

- Quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng; tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại

những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống; linh hoạt điều phối, hòa mạng lưới cấp nước để hỗ trợ cho nhau (trạm bơm cấp nước bổ sung vùng diện tích tưới do hồ chứa phục vụ thiếu hụt nguồn nước và ngược lại)

* Công tác ứng phó:


- Vận hành hợp lý các công trình hồ chứa, cống điều tiết, trữ nước vào kênh rạch tạo nguồn; kết hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để có sự phối hợp đồng bộ nhằm đóng mở các cống, điều hòa phân phối nước hợp lý.

- Thường xuyên kiểm tra các trạm bơm, chuẩn bị sẵn sàng cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đối với trường hợp hạn hán. Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.

- Có giải pháp chủ động tiết kiệm nước, khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sử dụng nước trong trường hợp hạn hán nặng nề, kéo dài.

- Thông báo cho địa phương và người dân trong khu vực bị hạn hán, thường xuyên theo dõi thông tin, kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước tưới.

- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh, đặc biệt đối với trẻ em và người già khi xảy ra nắng nóng, hạn hán.

- Ưu tiên bảo đảm cung cấp nước sạch cho khu vực vùng cao xảy ra thiếu nước vào mùa khô.

* Công tác khắc phục hậu quả:


- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất,kinh doanh, ổn định đời sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1.5 I)Kết luận‌

Hạn hán là một trong những loại hình thiện tai xảy ra thường xuyên tại vùng lưu vực sông Phan Cà Lồ, tuy mức độ không lớn nhưng do tần suất thường xuyên nên cần phải có những đánh giá một cách đầy đủ, xây dựng được các công cụ đánh giá, hỗ trợ quản lý thiên tai hạn một cách hiệu quả, chủ động.

Luận văn đã ứng dụng các chỉ số đánh giá hạn khí tượng phổ biến trên thế giới như chỉ số cán cân nước Karpa và chỉ số chuẩn hóa lượng mưa SPI để đánh giá tình hình hạn hán tại vùng nghiên cứu.

Lượng mưa, bốc hơi được thu thập, phân tích làm đầu vào tính toán 2 chỉ số nói trên. Kết quả tính toán cho thấy rất nhiều năm hạn hán xảy ra trên diện rộng tại lưu vực sông Phan - Cà Lồ, đặc biệt những năm như 1988, 1998, 2003, 2005, 2010… Tuy nhiên kết quả xây dựng bản đồ chỉ số hạn SPI ứng dụng công nghệ Q-GIS cho thấy hầu hết diện tích trên lưu vực chỉ xảy ra hạn nhẹ đến rất nhẹ, có rất ít tỷ lệ diện tích bị hạn nặng đến rất nặng và đã xảy ra trong quá khứ (những năm 1977, 1978).

Kết quả tính toán cũng cho thấy xu thế chung những năm gần đây mức độ hạn hán, thiếu hụt nguồn nước trên lưu vực sông Phan – Cà Lồ đã giảm cả về diện tịch và cấp độ hạn.

Về mặt ứng dụng công cụ tính toán, chỉ số SPI cho kết quả mức độ khô hạn nhỏ hơn tính toán bằng chỉ số Karpa, điều này cho thấy sự hạn chế khi chỉ xét đến yếu tố thiếu hụt lượng mưa mà chưa xem xét đầy đủ tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi. Mặc dù vậy, mức độ khô hạn ghi nhận trong vùng nghiên cứu hầu hết ở mức độ không quá lớn, mặt khác các năm được đánh giá là hạn nhiều từ kết quả tính toán như 1998, 2004 khá phù hợp với số liệu thống kê trên thực tế tại lực vực, nên có thể sử dụng một trong hai chỉ số này để đánh giá đều phù hợp.

Một số giải pháp khắc phục tình trạng hạn hán đã được luận văn đề xuất, tuy nhiên vùng nghiên cứu là vùng trung du, ít có điều kiện xây dựng hồ chứa nên giải pháp chủ yếu được đề nghị là khai thác nguồn nước các trục sông chính bằng trạm bơm. Giải

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí