Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế - 2



khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp hiện nay là các loại vi

Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus

aureus. Nguyên nhân gây bệnh do virus cũng rất phổ biến, nhưng khả năng bội nhiễm vi khuẩn thì rất cao, nhất là ở các nước đang phát triển. Vì vậy, kháng sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm phổi [15].

Tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay của các loại vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng ở nước ta ngày càng gia tăng. Trên thực tế hầu hết các nhóm kháng sinh mới đều đã được sử dụng. Do vậy, việc điều trị viêm phổi nặng ngày càng khó khăn, chi phí điều trị ngày càng cao. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc sử dụng kháng sinh hợp lý [11], [22], [47].

Tại khoa Nhi Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế hằng ngày có nhiều bệnh nhân nhi được chẩn đoán bị viêm phổi và được điều trị nội trú với nhiều loại kháng sinh. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải lựa chọn thuốc kháng sinh đáp ứng được hiệu quả điều trị, an toàn, kinh tế và giảm thiểu được sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cu tình hình sdng kháng sinh trong điu trviêm phi trem ti Bnh vin Trường Đại hc Y Dược Huếvới các mục tiêu sau:

1. Khảo sát đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu.


2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi em.

ở trẻ

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em tại khoa Nhi Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về bệnh viêm phổi ở trẻ em


2.1.1. Định nghĩa


Viêm phổi (VP) là tình trạng viêm cấp tính lan tỏa cả phế nang, mô kẽ và phế quản, có thể một hoặc hai bên phổi [3].

Viêm phổi là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ

bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ

dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ

dưới 2

tháng, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất [6], [19].

2.1.2. Tình hình dịch tễ học viêm phổi ở trẻ em


1.1.2.1. Tình hình dịch tễ học viêm phổi ở trẻ em trên thế giới


Tỉ lệ

mới mắc viêm phổi: Theo số

liệu của

tổ chức Y tế

thế

giới

(WHO) năm 2012 thì hàng năm có 150,7 triệu trẻ em mới mắc viêm phổi,

trong đó có 11­20 triệu trẻ em bị viêm phổi nặng (VPN) cần phải nhập viện (chiếm 7­15 %). Trẻ < 5 tuổi mắc bệnh nhiều nhất chiếm 150 triệu. Mỗi năm một trẻ có thể mắc 0,28 lần VP trong đó 95% là trẻ ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi ở trẻ < 5 tuổi hàng năm là 3% ở nước đã phát triển và 7­18% ở nước đang phát triển [6].

Ở Châu Âu, hằng năm có 2,5 triệu trẻ bị viêm phổi. Ở Bắc Mỹ tỷ lệ mới mắc hiện nay của viêm phổi thay đổi từ 6­12/1000 ở trẻ trên 9 tuổi và từ 30­45/1000 ở trẻ dưới 5 tuổi. Nói chung, viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trẻ càng lớn tỷ lệ này càng giảm. Tần suất viêm phổi ở các nước đang phát triển cao gấp 10 lần ở các nước phát triển [39]. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi cũng thường gặp nhất ở các nước đang phát triển, ước tính có đến 5


triệu trẻ tử

vong hằng năm, và cứ

7 giây có 1 trẻ

dưới 5 tuổi tử

vong vì

nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính [16].

Tình hình tử vong do viêm phổi: Theo số liệu của WHO năm 2012 thì mỗi năm có 3 triệu trẻ em trong đó có 1,4 triệu trẻ em < 5 tuổi chết vì viêm phổi, hơn cả AIDS, sốt rét và lao cộng lại [6].

WHO báo cáo 46% tử vong do VP trên toàn thế giới xảy ra ở Châu Phi,

ở đó suy dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ lớn góp phần vào tỷ lệ tử vong [16].


1.1.2.2. Tình hình dịch tễ học viêm phổi ở trẻ em tại Việt Nam


Ở Việt Nam (2010) theo thống kê của chương trình phòng chống viêm phổi thì trung bình mỗi năm 1 đứa trẻ có thể mắc nhiễm khuẩn hô hấp từ 3­5 lần, trong đó khoảng 1­2 lần viêm phổi [18]. Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số ca viêm phổi mới ở trẻ cao nhất với 2,9 triệu ca/năm, đứng sau Trung Quốc (43 triệu ca), Ấn Độ (21 triệu ca)…[38].

Tại Việt Nam, VP trẻ em chiếm khoảng 33% trong tổng số tử vong ở trẻ nhỏ do mọi nguyên nhân. Theo số liệu của UNICEF (2004) thì mỗi năm có khoảng 4000 trẻ em chết vì VP, chiếm 12% trong tổng số trẻ chết < 5 tuổi [6].

2.1.3. Phân loại viêm phổi ở trẻ em


1.1.3.1. Phân loại viêm phổi cho trẻ dưới 5 tuổi triển [4], [15], [19]

1.3.a) Viêm phổi:

ở các nước đang phát


Ho hoặc khó thở kèm theo tần số thở (TST) nhanh:

< 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/ phút. 2 ≤ ­12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/ phút.


12 tháng ­ 5 tuổi: ≥ 40 lần/ phút.

Không có dấu hiệu của viêm phổi nặng hoặc viêm phổi rất nặng (VPRN).

1.3.b) Viêm phổi nặng:


Ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: Rút lòm lồng ngực.

Phập phồng cánh mũi.

Thở rên (ở trẻ nhũ nhi nhỏ).

Không có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân.

Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng tuổi đều được đánh giá là nặng.

1.3.c) Viêm phổi rất nặng:


Ho hoặc khó thở kèm thèo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: Tím trung tâm.

Không bú được hoặc không uống được hoặc nôn tất cả mọi thứ. Co giật, li bì hoặc hôn mê.

Suy hô hấp nặng.


1.1.3.2. Phân loại viêm phổi trẻ em ở các nước phát triển [15], [44]


Bảng 1.. Phân loại viêm phổi trẻ em ở các nước phát triển



Nhẹ

Nặng

Trẻ nhũ nhi

Nhiệt độ < 38,5 độ C

Nhiệt độ > 38,5 độ C


TST < 50 lần/ phút

TST > 70 lần/ phút


Co kéo nhẹ

Co kéo vừa đến nặng


Ăn, bú tốt

Phập phồng cánh mũi



Tím

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế - 2





Ngưng thở từng cơn Thở rên

Bỏ ăn, bú

Tần số tim nhanh

Thời gian đầy mao

mạch ≥ 2 giây.


Nhiệt độ < 38,5 độ C

Nhiệt độ > 38,5 độ C


TST < 50 lần/ phút

TST > 50 lần/ phút


Khó thở nhẹ

Khó thở nặng


Không nôn

Phập phồng cánh mũi

Trẻ lớn


Tím

Thở rên



Dấu hiệu mất nước



Tần số tim nhanh



Thời gian đầy mao mạch



≥ 2 giây.


2.1.4. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em [12], [19], [47]


Thay đổi tùy theo lứa tuổi. Đối với những nước đang phát triển:


­ Ở trẻ dưới 5 tuổi: viêm phổi được xem như viêm phổi do vi khuẩn

(VK), thường gặp là: Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae), Haemophilus influenzae (H. influenzae), Staphylococcus aureus (S. aureus), Branhamella catarrhalis, Streptococcus pyogenes...

­ Riêng ở trẻ dưới 2 tháng ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có thể gặp VK gram âm đường ruột: E. coli, Kliebsiella, Proteus,...

­ Ở trẻ

từ 5 ­ 15 tuổi:

Mycoplasma pneumoniae, S. pneumoniae, non­

typable

H. influenzae, siêu vi (influenza A hay B, Adenovirus, các loại siêu vi hô hấp khác).

2.1.5. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ em [12], [47]


­ Thời tiết lạnh hoặc khi tiếp xúc với lạnh.


­ Mắc đái tháo đường, bệnh tim mạch, phổi, bệnh gan hoặc bệnh thận mãn tính, suy giảm miễn dịch.

­ Tắc nghẽn đường hô hấp, ứ đọng phổi do nằm lâu, biến dạng lồng ngực,…

­ Bệnh tai mũi họng: viêm xoang, viêm amidan, tình trạng răng miệng kém, viêm răng lợi dễ bị nhiễm vi khuẩn kị khí.

1.1.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phổi ở trẻ em [16], [19], [37]


­ Trẻ viêm phổi không phải lúc nào cũng biểu hiện bệnh cấp, một số trẻ có thể không có dấu chứng hoặc triệu chứng hô hấp. Tuy vậy, không có dấu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng nào đáng tin cậy để phân biệt viêm phổi do vi khuẩn với viêm phổi do các tác nhân khác [36].

­ Khởi phát: thường khởi phát với biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp trên.

­ Toàn trạng: trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường sốt cao, rét run, lo âu, mệt lả, ăn kém. Nếu bệnh khởi đầu từ từ với đau đầu, khó chịu, và sốt nhẹ thì thường là do các tác nhân không điển hình.

­ Ho: thường gặp những thay đổi. Ho có đàm thường gặp trong viêm phổi do vi khuẩn điển hình ở trẻ trên 8 tuổi, trong khi ho khan thường do các tác nhân không điển hình.

­ Sò sè: thường do các tác nhân không điển hình như virus, Mycoplasma

hay Chlamydia.

­ Thở rên: thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Dấu hiệu này cùng với dấu hiệu co kéo cơ hô hấp phụ là hai dấu hiệu đặc hiệu nhất liên quan với biểu hiện thâm nhiễm phế nang trên phim X­quang ngực.

­ Các triệu chứng cơ năng khác:

+ Đau ngực khi thở.


+ Đau bụng và nôn.

­ Khó thở nhanh, nông: là dấu hiệu hữu ích trong chẩn đoán viêm phổi ở

trẻ em.


+ Nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng tuổi.

+ Nhịp thở ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng tuổi.

+ Nhịp thở ≥ 40 lần/phút ở trẻ ≥ 12 tháng đến < 5 tuổi.

+ Nhịp thở ≥ 30 lần/phút ở trẻ ≥ 5 tuổi.

­ Tím trung tâm và biểu hiện hiếu khí: gặp trong trường hợp nặng.

­ Phập phồng cánh mũi: gặp trong trường hợp nặng.

­ Co kéo gian sườn, co kéo hòm ức trên, rút lòm lồng ngực: gặp trong trường nặng.

­ Khám thực thể:

+ Âm vang phế quản hoặc rung thanh tăng.

+ Gò đục.


+ Giảm âm thở.

+ Ran nổ: khó phát hiện ở trẻ nhỏ.

+ Tiếng cọ màng phổi: gợi ý viêm màng phổi kèm theo.

+ Bụng trướng, gan lớn.


2.1.6. Triệu chứng cận lâm sàng 1.1.1.a) Xquang phổi‌

Hình ảnh tổn thương phổi trên Xquang thường đa dạng, tuy nhiên hay gặp các hình thái sau:


­ Đám mờ phổi.

thâm nhiễm nhu mô tập trung hay rải rác, một hay hai bên

­ Đám mờ thâm nhiễm có thể khu trú ở một vùng, một thùy hay phân thùy phổi. Đôi khi có xen kẽ ứ khí, tràn khí màng phổi, xẹp kết hợp.

1.6.a) Xét nghiệm máu ngoại vi


­ Thường có số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa phổi nhân trung tính cao.

­ Khí máu biến đổi khi có suy hô hấp. Hay có biểu hiện PaO2 giảm, PaCO2 tăng, pH giảm, SaO2 thấp...

­ CRP tăng (do vi khuẩn).


1.6.b) Xét nghiệm tìm vi khuẩn


Soi cấy đờm, dịch hầu họng để phân lập, vi khuẩn gây bệnh [16], [25],

[45].


2.2. Tổng quan về điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em


Nguyên tắc chung trong điều trị viêm phổi.

­ Sử dụng kháng sinh (KS).

­ Hỗ trợ hô hấp nếu cần.

­ Điều trị biến chứng.

­ Hỗ trợ dinh dưỡng.


2.2.1. Sử dụng kháng sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022