Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 2


hiểm sẽ là tiềm năng của ngành du lịch nhằm tạo ra nét đặc sắc riêng giữa một môi trường cạnh tranh du lịch đang ngày càng gay gắt hiện nay.

Tại Việt Nam có một số nghiên cứu khoa học trong nước như:


Trương Quang Hải (2006): “Nghiên cứu tuyến Du lịch mạo hiểm Phong Nha – Kẻ Bàng”. Đề tài tập trung vào vấn đề khai thác tiềm năng của một số tuyến du lịch mạo hiểm, từ đó đưa ra định hướng phát triển du lịch mạo hiểm tại Phong Nha – Kẻ Bàng.

Phạm Trung Lương (2008): “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc”. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm – thể thao ở khu vực vùng núi Phía Bắc, xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trịnh Lê Anh (2006): “Du lịch Trekking ở Việt Nam: Loại hình và phương thức tổ chức (Nghiên cứu trường hợp ở Sa Pa – Lào Cai)”. Đề tài bước đầu khái quát cơ sở khoa học loại hình du lịch trekking và hiện trạng phương thức tổ chức trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn (trong phân hệ du lịch thể thao – khám phá, mạo hiểm). Từ đó khuyến nghị phương thức tổ chức khai thác du lịch trekking phù hợp tại Sa Pa.

Trương Việt Trường (2010): “Nghiên cứu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu mỏ Kẽm - Chì Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm, hiện trạng các loại hình du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phân tích hiện trạng khu mỏ Kẽm – Chì, huyện Chợ Đồn, làm rõ các tiềm năng, khả năng phát triển và đưa ra một số định hướng nhằm phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm cho khu mỏ này.

Các công trình trên đều tập trung vào việc phân tích, đánh giá về tiềm năng du lịch của điểm nghiên cứu và đề xuất khai thác các hoạt động du lịch nên được khai


thác và phát triển cho địa phương. Đây cũng là các nghiên cứu quan trọng nhất về cở sở lý luận và định hướng cho việc phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kạn và Ba Bể.

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Các phương pháp nghiên cứu


Thu thập và xử lý thông tin: Mục đích của hoạt động này là nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu, bài học mà đồng nghiệp đã làm về cùng một vấn đề. Do vậy, việc thu thập và đánh giá thông tin nhằm không lặp lại những công việc mà đồng nghiệp đã thực hiện. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả thực hiện việc thu thập các nghiên cứu, văn bản, tài liệu lý luận, các bài báo, công bố nghiên cứu khác nhau về du lịch mạo hiểm, từ đó lựa chọn thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Các thông tin được thu thập từ các nghiên cứu, đánh giá, bài bao khoa học, luận văn, đề án nghiên cứu, từ các nguồn khác nhau, các thông tin về Ba Bể và các hoạt động du lịch ở Ba Bể được tập trung thu thập ở Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Kạn, Ban Quản lý VQG Ba Bể, v.v. Dựa trên nguồn thông tin đó tác giả đã đánh giá, chọn lọc nội dung, thông tin, kinh nghiệm, so sánh, bình luận, nhận định và trích dẫn trong luận văn.

Khảo sát thực địa: Các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tại thực địa đã giúp tác giả kiểm tra, đánh giá lại độ chính xác của các tư liệu, tài liệu và thu thập các số liệu thực tế, các nguồn thông tin mới nhất mà các tài liệu chưa cập nhật được. Khảo sát thực địa được thực hiện thông qua các hoạt động thăm, quan sát, trải nghiệm và đánh giá về hoạt động du lịch mạo hiểm tại Ba Bể. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế trên các tuyến du lịch chính đang được khai thác tại Ba Bể như:

1. Tuyến du lịch sông: Bến thuyền Buốc Lốm - Động Puông - Bản làng ven sông Năng (Bản Cám, Bản Tàu) - Thác Đầu Đẳng.

2. Tuyến du lịch hồ: Hồ Ba Bể - Đảo Bà Goá - Đền An Mã - Ao Tiên.


3. Tuyến du lịch rừng: Đường đi bộ trong rừng nguyên sinh VQG, các chòi quan sát ngắm cảnh hồ, làng bản.

4. Tuyến du lịch làng bản ven hồ: Bản Pác Ngòi (Phía nam hồ) - Bản Bó Lù (Phía Tây nam hồ) - Bản Cốc Tộc (Phía Tây nam hồ).

5. Các điểm tham quan du lịch lân cận hồ Ba Bể: Động Hua Mạ (Xã Quảng Khê) - Thác Bạc (Xã Hoàng Trĩ).

Khảo sát ở các tuyến và điểm du lịch chính này nhằm tìm hiểu, đánh giá được hiện trạng cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, phương thức tổ chức, hiệu quả và các bất cập từ mô hình và cách quản lý vận hành các mô hình này.

Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để lấy ý kiến chủ quan của các đối tượng bằng những câu hỏi về nhu cầu và mức độ hài lòng của đối tượng được khảo sát về du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể. Phương pháp này được tiến hành với các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Lựa chọn nhóm đối tượng điều tra


Đối tượng tác giả lựa chọn là các bên liên quan tới hoạt động du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể. Tuy nhiên, việc am hiểu về tiềm năng và thực trạng của du lịch mạo hiểm tại đây có thể khác nhau đối với từng nhóm đối tượng. Vì vậy, tác giả đã phân khúc ra một số nhóm như sau:

- Những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy có hiểu biết sâu rộng về du lịch mạo hiểm.

- Những người làm công tác tại ban quản lý và hướng dẫn viên tại địa phương tiến hành khảo sát.

- Người dân địa phương sinh sống quanh khu vực nghiên cứu.


- Khách du lịch đến VQG Ba Bể. Giai đoạn 2: Thực hiện khảo sát


Tác giả trực tiếp điều tra theo từng nhóm đối tượng dựa trên bảng hỏi (Xem phụ lục 5, 7). Có 2 loại bảng hỏi đã được sử dụng là:

Bảng hỏi dành cho du khách (cho cả khách Việt Nam và khách nước ngoài) nhằm thu thập thông tin về những đánh giá, cảm nhận và góp ý của du khách về du lịch mạo hiểm Ba Bể. Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần chính: Phần thông tin của du khách và đánh giá của du khách về du lịch mạo hiểm Ba Bể. Tổng số phiếu phát ra là 60 phiếu, tổng số phiếu thu về là 52 phiếu (chiếm tỉ lệ 86,7%), số phiếu không hợp lệ (không gửi lại hoặc không điền đầy đủ thông tin) là 8 phiếu (chiếm 13,3%).

Bảng hỏi dành cho người dân kinh doanh du lịch tại VQG Ba Bể nhằm thu thập thông tin về nhận thức và nhu cầu của cộng đồng dân cư bản địa sinh sống quanh khu vực nghiên cứu. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 20 phiếu.

Nhờ sự giúp đỡ của ban quản lý và hướng dẫn viên tại VQG Ba Bể, tác giả đã thu nhận được phần lớn bảng hỏi của du khách quốc tế. Theo tác giả nhận định, việc tiếp cận với khách nội địa khó khăn hơn người nước ngoài, bởi tính cách của người Việt ngại hoặc chưa quen với hoạt động cho ý kiến.

Giai đoạn 3: Tổng hợp và đưa ra kết quả đánh giá


Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu thu thập được để từ đó đưa ra các ý kiến mang tính khách quan nhất có thể. Để trình bày và xử lý những số liệu điều tra, tác giả đã áp dụng phương pháp tính tỉ lệ phần trăm. Phương pháp này được thực hiện qua việc lập bảng thống kê các số liệu thu được và tính tỉ lệ phần trăm của các biến được chọn trong tổng số những người trả lời câu hỏi (áp dụng cho những câu hỏi được soạn theo thang định danh như các câu hỏi về độ tuổi, giới tính, v.v). Ngoài ra, việc sử dụng thang đo xếp hạng theo thứ tự cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Ví dụ, khi đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể, du khách sẽ đánh giá dựa trên 5 mức độ: 1: Rất kém; 2: Kém; 3: Trung bình; 4: Tốt; 5: Rất tốt. Việc đánh giá


qua các mức độ của từng yếu tố giúp tác giả xác định mức độ giá trị, xếp hạng các yếu tố và từ đó có thể rút ra nhận xét khách quan, khoa học.

Tham vấn chuyên gia: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, ngoài những phương pháp kể trên, tác giả cũng đã tiến hành lấy ý kiến của các hãng lữ hành, các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý tại VQG Ba Bể (phụ lục 8) về các vấn đề: Nhận thức chung về du lịch mạo hiểm, những điều kiện thuận lợi, hiện trạng, tồn tại và thách thức, các đề xuất, định hướng trong việc phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể.

5.2. Kế hoạch thực hiện luận văn


STT

Thời gian thực

hiện

Nội dung

1

15/8/2014 -

15/09/2014

Xác định tên đề tài và lập đề cương chi tiết

2

15/09/2014-

30/10/2014

Thu thập tài liệu


- Những nghiên cứu trong nước và nước ngoài về du lịch mạo hiểm

- Những tài liệu liên quan đến VQG Ba Bể.

3

30/10/2014-

09/11/2014

Khảo sát tại Ba Bể

- Các điều kiện , thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm Ba Bể như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, v.v.

4

09/11/20114-

15/12/2014

Thu thập ý kiến của các chuyên gia

5

15/12/2014-

15/02/2015

Phân tích xử lý số liệu, tổng hợp tài liệu

6

15/02/2015-

20/08/2015

Viết, chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 2



6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ xung cơ sở lý luận khoa học thực tiễn cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, đặc biệt là Ba Bể.

Ý nghĩa thực tiễn: Bước đầu tìm hiểu về thực trạng và các kinh nghiệm thực tế từ mô hình du lịch mạo hiểm ở Ba Bể với các kinh nghiệm, bài học thành công, thất bại. Từ bài học và kinh nghiệm đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển, khai thác hiệu quả hơn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà quản lý, cộng đồng địa phương và du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm tại Ba Bể.

7. Bố cục của luận văn


Luận văn gồm các phần chính sau: Mở đầu

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch mạo hiểm


Chương 2. Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể

Kết luận Kiến nghị

Tài liệu tham khảo Phụ lục


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM‌

1.1. Các khái niệm và cách tiếp cận

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các chuyến du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Còn lữ hành là việc thực hiện chuyến đi từ nơi cư trú và làm việc thường xuyên của con người đến một nơi khác nhằm những mục đích nhất định và những hoạt động phục vụ cho chuyến đi ấy (Trần Đức Thanh, 2005). Như vậy, những chuyến đi không nhất thiết nhằm mục đích du lịch cũng được coi là chuyến lữ hành. Khái niệm “lữ hành” mở rộng hơn khái niệm “du lịch” cả về nội hàm và ngoại diên của nó. Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, đặc biệt là những người ưa khám phá, hoạt động mạo hiểm, gần gũi với thiên nhiên, xu hướng hiểu và hòa mình với tự nhiên. Tuy nhiên, đây là một loại hình du lịch còn mới, đang tiếp tục phát triển do đó thuật ngữ du lịch mạo hiểm vẫn chưa thực sự thống nhất và được hiểu theo nhiều cách với nhiều khái niệm.

Theo John Swarbrooke và cộng sự (2003), du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí, vì vậy có nhiều tên để chỉ loại hình du lịch này: sự mạo hiểm thú vị, hoạt động giải trí mạo hiểm tự nhiên, sự theo đuổi những hoạt động ngoài trời, hoạt động giải trí mạo hiểm, v.v.

Trong nghiên cứu của Millington (2001), ông cho rằng du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí được tổ chức tại một nơi xa nơi cư trú thường xuyên, mới lạ và hoang sơ, kết hợp với các hoạt động có mức độ vận động cao, chủ yếu là các hoạt động ngoài trời. Người tham gia loại hình du lịch mạo hiểm mong muốn được


trải nghiệm sự mạo hiểm ở nhiều mức độ mạo hiểm khác nhau, cảm nhận sự thú vị, tận hưởng sự mới lạ và rèn luyện bản thân.

Muller & Cleaver (2000) đã đưa ra một định nghĩa dưới góc độ của những người cung cấp dịch vụ rằng du lịch mạo hiểm được đặc trưng bằng khả năng cung cấp cho du khách các mức độ cảm nhận hào hứng thường có được nhờ đưa các thành tố thực nghiệm có tính chất thách thức về mặt thể chất vào trải nghiệm của du khách (thường là ngắn). Trong định nghĩa này, các tác giả nhấn mạnh cảm nhận của du khách thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động đòi hỏi nỗ lực về mặt thể chất để vượt qua một thách thức.

Theo Trương Quang Hải (2006) thì “Du lịch mạo hiểm là một hoạt động ngoài trời diễn ra ở nơi chúng ta không thường xuyên tới hay ở một nơi đặc biệt nào đó. Hoạt động này có thể dẫn đến một số rủi ro, song qua đấy chúng ta có thể học được những kinh nghiệm mới để chế ngự chúng và vượt qua những thử thách đối với bản thân” [21, tr.2].

Tác giả Phạm Trung Lương (2008) trong báo cáo Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc cho rằng “Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch tại những khu vực tự nhiên còn tương đối hoang sơ, nơi du khách sẽ được thỏa mãn nhu cầu khám phá những điều không ngờ tới cũng với những cảm xúc bị “đe dọa” bởi những hoạt động “mạo hiểm” mà trước đó họ chưa thể hình dung được song đã tự nguyện chấp nhận tham gia”[9, tr.18]. Ngoài ra, để làm rõ hơn nội hàm của khái niệm này, tác giả cũng đồng thời đưa ra khái niệm về du lịch thể thao – mạo hiểm: “Du lịch thể thao – mạo hiểm là loại hình du lịch mang tính chất thể thao dựa vào việc khai thác các giá trị tự nhiên có thể kết hợp với văn hóa địa phưởng những khu vực còn tương đối hoang sơ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng cường sức khỏe và khám phá những điều không ngờ tới với những cảm giác mạo hiểm”. Như vậy, du lịch mạo hiểm thực chất là một phần nằm trong du lịch thể thao – mạo hiểm và cùng bao gồm những yếu tố nỗ lực cao về mặt thể chất, tinh thần. Tuy nhiên du lịch mạo hiểm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/04/2023