Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------


ĐỖ TUYẾT NGÂN


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------


ĐỖ TUYẾT NGÂN


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN


Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hà


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 3

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Lịch sử nghiên cứu 6

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10

7. Bố cục của luận văn 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM 13

1.1. Các khái niệm và cách tiếp cận 13

1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch mạo hiểm 15

1.3. Phân loại du lịch mạo hiểm 16

1.4. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm 17

1.5. Các điều kiện phát triển của du lịch mạo hiểm 18

1.6. Mối quan hệ giữa du lịch mạo hiểm và các loại hình du lịch khác 18

1.7. Thị trường và đối tượng khách tham gia vào du lịch mạo hiểm 29

1.8. Thực tiễn tổ chức và khai thác du lịch mạo hiểm 32

Chương 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ 40

2.1. Khái quát về vườn quốc gia Ba Bể 40

2.2. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể 44

2.3. Hiện trạng khai thác phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể...50

2.4. Nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm ở Ba Bể 65

2.5. Đánh giá chung hoạt động du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể 67

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ 70

3.1. Những căn cứ chủ yếu 70

3.2. Một số giải pháp cụ thể 72

KẾT LUẬN 84

KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



ATTA

: Adventure Travel Trade Association

Tổ chức Du lịch Thương mại Mạo hiểm

BQL

: Ban Quản lý

Bộ NN&PTNN

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

: Cơ sở vật chất kỹ thuật

DLMH

: Du lịch mạo hiểm

DLST

: Du lịch sinh thái

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

MICE

: Meeting, Incentive, Conventions and Exhibition

Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên

Sở VHTT&DL

: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

TAT

: Tourism Authority of Thailand

Cơ quan Du lịch Thái Lan

UNWTO

: United National World Tourism Organization

Tổ chức Du lịch Thế giới

VQG

: Vườn Quốc Gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


Bảng biểu

Bảng 1.1. So sánh giữa du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm 27

Bảng 2.1. Số liệu khí hậu khu vực VQG Ba Bể 46

Bảng 2.2. Dân số các xã trong khu vực VQG Ba Bể 47

Bảng 2.3. Nơi lưu trú của khách du lịch tại Ba Bể 56

Bảng 2.4. Trình độ cán bộ TTGDMT&DVMTR VQG Ba Bể 59

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch tại Ba Bể giai đoạn 2012 - 2014 43

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách tham gia du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể 54

Biểu đồ 2.3. Các hoạt động du lịch mạo hiểm du khách tham gia 58

Biểu đồ 2.4. Các kênh thông tin về du lịch mạo hiểm Ba Bể 63

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1. Bản đồ du lịch VQG Ba Bể 41


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX và có sự tăng trưởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản phẩm cũng như điểm đến mới. Ngày càng nhiều khách du lịch từ nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính tham gia vào các chương trình du lịch mạo hiểm. Đối tượng khách du lịch mạo hiểm thường có khả năng chi trả cao, đi du lịch dài ngày. Vì vậy, những nước quan tâm phát triển du lịch thường trú tâm tới loại hình du lịch này nhằm đề ra chiến lược quảng bá hiệu quả.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng du lịch và đang nổi lên là một điểm đến mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Với 3/4 địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi đa dạng, các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, với hơn 3.000 km bờ biển tạo nên những cảnh đẹp vô cùng phong phú,

v.v. là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm. Các hoạt động đi bộ băng rừng, leo núi, mô tô, xe đạp địa hình, khám phá hang động, lặn biển, xuôi dòng bằng bè mảng, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù, đu dây v.v. trở thành các hoạt động du lịch hấp dẫn cho cả du khách trong nước và quốc tế. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu, tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm như chương trình chinh phục đỉnh Fan Xi Păng, đỉnh Lang Biang, đỉnh Bạch Mã, đèo Prenn, các chương trình lặn biển ở Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, đi xe đạp địa hình, xe mô tô thể thao ở Hà Giang, chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, các trò chơi dây nước, dây cáp ở Phong Nha

– Kẻ Bàng, v.v. Tuy nhiên, các hoạt động đó mới chỉ khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, gần đường quốc lộ, còn một phần lớn các khu vực có điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm vẫn chưa được đánh giá, khai thác. Việc xây dựng các chương trình du lịch mạo hiểm cho khách còn tương đối manh mún, khai thác ở mức thí điểm,


thăm dò, chưa được tổ chức hiệu quả. Do đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá sâu về loại hình du lịch được đánh giá là tiềm năng này ở Việt Nam nhằm có các đề xuất cho việc khai thác hiệu quả giá trị đó, góp phần vào việc thực hiện chiến lược du lịch của quốc gia và của địa phương.

Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập năm 1992 theo Quyết định số 83/TTg, là nơi bảo tồn sinh cảnh rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới điển hình với đa dạng sinh học cao. Ngoài ra, Ba Bể cũng được công nhận là một trong các khu đất ngập nước quan trọng của thế giới, và gần đây cũng được công nhận là một trong các khu RAMSAR của Việt Nam.

Trung tâm VQG Ba Bể là hồ Ba Bể - hồ kiến tạo tự nhiên lớn nhất ở Việt Nam, được UNESCO xếp vào một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp trên thế giới cần được bảo vệ và phát triển. Hồ có diện tích mặt nước khoảng trên 500 ha với chiều dài khoảng 7km, được bao bọc bởi vách núi đá và dạng địa hình đá vôi điển hình. Tại khu vực hồ Ba Bể có nhiều điểm tham quan, thắng cảnh đẹp và hấp dẫn, tiêu biểu là thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, hệ thống các hang động có vẻ đẹp kỳ vĩ là điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động tham quan, khám phá, mạo hiểm.

Tuy nhiên du lịch mạo hiểm tại Ba Bể phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng. Các sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu, khai thác chưa đồng bộ, hấp dẫn và chưa giữ chân được khách du lịch. Chính vì vậy việc tạo ra yếu tố mới, lạ về loại hình sản phẩm, phương thức tổ chức phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng nhằm phát huy được các tiềm năng du lịch ở đây, đặc biệt là loại hình du lịch mạo hiểm.

Từ những thực tế và sự cấp thiết đó, tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Du lịch mạo hiểm VQG Ba Bể.


Phạm vi nghiên cứu:


+ Về không gian: Vườn quốc gia Ba Bể và các bên liên quan đến hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể.

+ Về thời gian: Từ tháng 09/2014 đến tháng 08/2015.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch mạo hiểm tại Ba Bể nhằm đề xuất các giải pháp cho việc phát triển, khai thác hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể theo hướng hiệu quả, bền vững và trách nhiệm hơn.

4. Lịch sử nghiên cứu


Du lịch mạo hiểm được nghiên cứu ở nhiều nơi cả trên thế giới cũng như Việt Nam. Mỗi nghiên cứu, đều thể hiện những quan điểm riêng, đánh giá vào các vấn đề riêng của hoạt động du lịch mạo hiểm, từ tiềm năng, cách tổ chức, vận hành, lợi ích, hiệu quả cũng như các tác động của chúng.

Trên thế giới có một số nghiên cứu đánh giá điển hình về du lịch mạo hiểm

như:


John Swarbrooke (2003), “Du lịch mạo hiểm: Lĩnh vực mới” (Adventure

tourism: The New Frontier): Tài liệu đã đề cập tới các vấn đề lý luận của du lịch mạo hiểm như khái niệm du lịch mạo hiểm, các nhân tố của du lịch mạo hiểm, thị trường cung – cầu, việc quảng bá du lịch mạo hiểm, vấn đề quản lý trong du lịch mạo hiểm.

Ralf Buckley (2006), “Du lịch mạo hiểm” (Adventure tourism): Tác giả dành ra 23 trong 27 chương để mô tả các loại hình du lịch mạo hiểm cụ thể tại các vùng trên thế giới như đi xuyên rừng, chèo thuyền vượt thác, leo núi, lặn dưới đáy biển, nhảy dù. Ralf Buckley nhấn mạnh hai khía cạnh tạo nên sản phẩm du lịch đó là hoạt động và nơi diễn ra các hoạt động ấy, đồng thời ông cũng đánh giá du lịch mạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/04/2023