Cường Độ Nhiễm Giun Ở 2 Xã Nghiên Cứu Trước Khi Nghiên Cứu



trong đó bệnh do giun gây ra không phải là ít. Đây là nhược điểm của đề tài không có nhiều thời gian nghiên cứu đặc điểm “mô hình bệnh tật tại cộng đồng người dân tộc Ê đê”. Theo nghiên cứu của Vũ Đức Vọng (1992) [111], cho thấy tình hình sức khỏe và bệnh tật của thanh niên 8 dân tộc Tây Nguyên có đến 80,63% là nhiễm giun, 27,94% mắc bệnh tai-mũi-họng, 27,08% bị sâu răng, 24,26% mắc bệnh sốt rét, 23,56% mắc bệnh ngoài da,...Một nghiên cứu khác nghiên cứu tình trạng bệnh tật của một buôn dân tộc Ê đê cho biết có 28,53% mắc bệnh tiêu hóa, 25,45% mắc bệnh tai-mũi- họng, 7,21% mắc bệnh ngoài da, 5,14% bị suy nhược cơ thể (Vũ Văn Vừng 2008) [116].

Một tác giả nghiên cứu xã hội học cho biết “Khuyết điểm lớn nhất của người dân tộc Ê đê đó là có một số hộ người dân Ê đê còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước” [89],[106]; do vậy họ không tự mình làm tốt hơn những việc có thể làm được như mua thuốc tây giun cho mọi người uống, hay tự làm nhà tiêu hợp vệ sinh,…để góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh giun. Ngoài ra điều kiện tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk đất đỏ bazan với tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục, độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao rất thuận lợi cho mầm bệnh giun tồn tại và phát triển trong đất; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,5C0 đến 24,1C0; lượng mưa hàng năm trung bình là 1.346,8 mm đến 2.430,9 mm; số giờ nắng trong cả năm là từ

1.966,0 đến 2.502,9 giờ và độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm từ 80 đến 85% [16]. Với yế tố xã hội , tự nhiên như trên là điều kiện thuận lợi để trứng giun phát triển và tồn tại lâu ở ngoại cảnh.

Qua nghiên cứu những yếu tố nguy cơ gây nhiễm giun và kết quả về tỷ lệ nhiễm giun ở địa bàn nghiên cứu xã Ea Tiêu và Hòa Xuân, đã cho thấy rằng biện pháp hữu hiệu nhất là tuyên truyền giáo dục sức khỏe và kết hợp uống thuốc tẩy giun thường xuyên. Công việc này phải làm song hành, vì từ kết quả của các biện pháp trên sẽ là cơ sở thông báo, giải thích cho cộng đồng biết được lợi ích của uống thuốc, lợi ích của làm nhà tiêu hợp vệ sinh để cho



mỗi thành viên trong buôn dần dần thay đổi về thái độ và thực hiện tốt những thực hành mới có lợi cho sức khỏe và vệ sinh môi trường. Triển khai uống thuốc tẩy giun thường xuyên cho cộng đồng cũng là một nội dung của biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân thấy rõ vai trò của thuốc tẩy giun.

4.1.1.2. Cường độ nhiễm giun ở 2 xã nghiên cứu trước khi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Tại bảng 3.7 cho thấy cường độ nhiễm trung bình của giun đũa là 348,27 trứng/1 gram phân; giun móc/mỏ là 29,84 trứng/1 gram phân và giun tóc là 0,77 trứng/1 gram phân, theo phân loại cường độ nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới thuộc vào loại cường độ nhiễm nhẹ [25],[91],[92],[107]. Cường độ nhiễm của ba loại giun tại hai địa điểm nghiên cứu không có sự khác biệt, với p>0,05.

Theo tác giả Lê Thị Tuyết và CS (2002) [102], nghiên cứu ở xã Quỳnh Trang tỉnh Thái Bình có cường độ nhiễm giun đũa từ 56,7-63,2 trứng/1 gram phân và giun móc/mỏ từ 5,7 -17,5 trứng/ 1 gram phân thấp hơn kết quả của luận án này, ngược lại cường độ nhiễm giun tóc từ 5,1-17,5 trứng/ 1 gram phân của tác giả cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 18

Kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Hoan và CS (2002) [42], ở học sinh tiểu học huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, có cường độ nhiễm giun đũa, giun móc/mỏ thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi lần lượt 152 trứng/ 1 gram phân và 12 trứng/ 1 gram phân, nhưng cường độ nhiễm giun tóc của tác giả cao hơn kết quả của chúng tôi 5 trứng/ 1 gram phân.

Cường độ nhiễm giun ở luận án này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Văn Tràng (2006) [93] ở nội và ngoại thành phố Buôn Ma Thuột: đối với giun đũa 546,94 trứng/gram phân, giun móc/mỏ là 489,49 trứng/gram phân và giun tóc 129 trứng/gram phân [93], cũng như kết quả của Ngô Thị Tâm (2005) về dân tộc Ê đê huyện Lắk đối với giun đũa 1.168 trứng/gram phân [78].



Nguyễn Văn Chương (2004) [12] đối với móc/mỏ 55,79 trứng/ 1 gram phân và giun tóc là 5,34 trứng/ gram phân cũng có cường độ cao hơn.

Một số nghiên cứu khác trong nước cũng có cường độ nhiễm giun cao hơn kết quả nghiên cứu của tôi như:

Vũ Thị Bình Phương và CS (2002) nghiên cứu học sinh trung học và tiểu học ở xã Đông Hưng tỉnh Thái Bình, có cường độ nhiễm giun đũa 14.801

± 4076 trứng/ 1 gram phân, giun móc/mỏ 810 ± 394 trứng/ 1 gram phân và giun tóc 173 ± 83 trứng/ 1 gram phân, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của tác giả cũng có tỷ nhiễm giun chung (95,9%); tỷ lệ nhiễm từng loại giun cao hơn như giun đũa (92,2%) và giun tóc (78,0%).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Toàn và CS (2004) [90], ở học sinh tiểu học của toàn quốc cho thấy: Học sinh tiểu học ở Lục Yên, tỉnh Yên Bái có cường độ nhiễm ba loại giun cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi: giun đũa 1954 trứng/ gram phân; giun tóc 92 trứng/ gram phân và giun móc 111,8 trứng/ gram phân.

Một nghiên cứu khác ở học sinh tiểu học xã Hồng Vân, huyện A Lưới (2005) [38], cho thấy cường độ nhiễm giun đũa là 1176,76 trứng/ 1 gram phân; giun tóc là 23,62 trứng/ 1 gram phân và giun móc là 56,76 trứng/ 1 gram phân.

Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Kim, Nguyễn Thị Việt Hòa (2004) [40] ở học sinh tiểu học tỉnh Ninh Bình cho thấy cường độ nhiễm lần lượt của ba loại giun: giun đũa 593,3 trứng/1g phân; giun tóc 115,1 trứng/1g phân và giun móc 0,6 trứng/1g phân.

Qua số liệu của các tác giả có thể nói rằng: những nơi nào có tỷ lệ nhiễm giun cao, thì nơi đó có cường độ nhiễm giun cao tương ứng với tỷ lệ nhiễm của từng loại giun đó.



4.1.1.3. Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun

Tại kết quả bảng 3.5; 3.6 và hình 3.5; 3.6 cho biết tỷ lệ nhiễm một loại giun chiếm 73,1%, hai loại giun có 26,1% và ba loại giun có tỷ lệ thấp nhất 0,8%. Nhóm 2-5 tuổi có tỷ lệ đơn nhiễm cao nhất 91,5% và nhóm 12-15 tuổi có tỷ lệ nhiễm 2 loại giun cao nhất là 31,3%. Kết quả này phù hợp với một số tác giả khác ở Đắk Lắk như: Ngô Thị Tâm có đơn nhiễm 79,6%, nhiễm hai loại giun 17,86% và nhiễm 3 loại giun 2,6%. Tương tự với kết quả của Trần Văn Tràng có tỷ lệ đơn nhiễm 72,97% và đa nhiễm 27,03%. Nguyễn Xuân Thao cũng cho thấy tỷ lệ đơn nhiễm 73,4%, nhiễm hai loại giun 15,6% và nhiễm ba loại giun 11,0%.

Ngược lại kết quả của Nguyễn Duy Toàn (2004) có tỷ lệ nhiễm hai loại giun cao nhất 33,5%, đơn nhiễm 24,9% và ba loại giun 12,3% [90], tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hưng (2003) tỷ lệ nhiễm hai loại 70,3%, nhiễm một loại giun 24,4% và ba loại giun 5,1%. Qua nhiễm đơn hoặc đa nhiễm nói lên được tình trạng nhiễm bệnh giun ở nước ta là khá trầm trọng. Tác hại của bệnh giun sẽ tăng lên nếu như một người có nhiễm nhiều loại giun.

Với tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và đa nhiễm giun như nêu trên cho thấy công tác phòng chống nhiễm giun ở nước ta hiện đang là gánh nặng thực sự cho ngành Y tế. Để thực hiện giảm tỷ lệ nhiễm và tác hại của giun không phải chỉ riêng ngành Y tế mà cần phải kết hợp với nhiều ban ngành và tổ chức khác cùng nhau hợp tác mới có khả năng giải quyết triệt để.

4.1.2. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun ở 2 xã nghiên cứu

4.1.2.1. Một số yếu tố liên quan đến thói quen của người Ê đê

+ Không rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện là yếu tố có liên quan đến nhiễm giun đũa được trình bày tại bảng 3.14 cho thấy, những người không rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau đại tiện có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao



hơn nhóm có rửa tay thường xuyên (57,0% so với 41,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,34 - 2,51.

Tại bảng 3.13 cho thấy 20,6% thường xuyên rửa tay, 79,4% không rửa tay thường xuyên. Chúng tôi phỏng vấn sâu về vấn đề này nhận thấy rằng: những người có rửa tay trước khi ăn và sau đại tiện, điều này chỉ thực hiện khi ở nhà và khi bể nước còn đầy, lúc thời gian rảnh. Nhưng khi lúc con khóc hay bận việc thì thói quen thực hành tốt này bị quên mất. Đồng bào dân tộc người dân Ê đê thường làm rẫy xa nhà, bắt đầu đi ra rẫy khoảng 8 giờ sáng, làm cho đến trưa, ở lại rẫy ăn cơm trưa, nghỉ trưa tại rẫy, nước uống thường lấy từ nước mạch hay nguồn nước suối gần đó không cần đun sôi để nguội. Tại rẫy không có nhà, họ nghỉ trưa dưới gốc cây có bóng mát, không có nước sinh hoạt nên thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện về thực tế là khó thực hiện được. Mặt khác lúc ở nhà, người dân cũng có rửa tay, nhưng khi phỏng vấn và kết hợp với quan sát nơi rửa tay ở các hộ gia đình đều không có đủ nước sạch, không có xà phòng để rửa tay và cũng không có khăn sạch để lau tay, (họ chùi vào quần áo để cho tay khô), việc làm như vậy không phải là rửa tay sạch. Ngoài ra người dân tộc Ê đê còn có thói quen bốc thức ăn (không dùng đũa hay thìa), theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Quế (1992) [71], khi nghiên cứu số bữa ăn hằng ngày của 7 dân tộc Tây Nguyên cho biết là có 03 bữa, tỷ lệ người ăn bốc bằng tay có thay đổi theo dân tộc, thấp nhất là dân tộc K’Ho có 8%, cao nhất là dân tộc Bahnar 48,7% và người Ê đê cũng có tỷ lệ khá cao là 20,3%. Phong tục này có giảm bớt ở tuổi trẻ so với nhưng người già vùng sâu, vùng xa vẫn còn duy trì. Một người dân đã phát biểu rằng: “Giun sán là một căn bệnh hay gặp trong buôn làng, cả trẻ em và người lớn đều chịu đựng căn bệnh này. Nguyên nhân là vệ sinh cá nhân kém. Trẻ thích chơi trên đất và ăn bất cứ cái gì chúng tìm thấy. Thậm chí người lớn như chúng tôi đây, chúng tôi biết rằng rửa tay trước khi ăn là đúng nhưng thỉnh thoảng chúng tôi không làm hoặc chúng tôi quen làm như



vậy”. Từ thực tế trên, chúng tôi đã phát tờ rơi, tiến hành hướng dẫn trực tiếp quy trình rửa tay sạch và thông qua bài hát để động viên “rửa tay sạch là rửa bằng xà phòng với nước sạch”, rửa các ngón tay, kẽ tay, móng tay, bàn tay và lòng bàn tay. Người dân thường nói rằng: “Để tránh bệnh giun là khó vì mọi người ở đây cần phải làm việc trên nương rẫy” và “giữ cho mặt đất sạch là điều không dễ dàng”.

Theo nghiên cứu của Takemitsu ở học sinh và sinh viên quận Gunma tại Nhật Bản (2001), ông đã xét nghiệm ở bàn tay thấy 11,3% học sinh nam và 10,6% học sinh nữ có trứng giun đũa và xét nghiệm ở móng tay có 11,8% học sinh nam và 6,9% học sinh nữ có trứng giun đũa.

Tại Việt Nam (2007), Nguyễn Thị Việt Hòa và cộng sự đã nghiên cứu về sự ô nhiễm trứng giun truyền qua đất ở bàn tay và móng tay người dân thôn Hạ, ngoại thành Hà Nội như sau: Về mùa mưa thấy trứng giun ở bàn tay có 6,1%. Mùa khô tỷ lệ này cao hơn là 9,3%. Mặt khác tác giả cũng nghiên cứu trứng giun trên móng tay cho thấy: về mùa mưa có 2,9% trứng giun, mùa khô có 3,4% trứng giun [41].

Vậy thói quen rửa tay sạch với xà phòng là rất cần thiết, được làm thường xuyên và cần tuyên truyền sâu, rộng cho học sinh cũng như cả cộng đồng người dân cùng thực hiện. Để thực hiện được tốt thói quen đó trước tiên là đòi hỏi phải có đủ nước sạch, xà phòng. Trong khi đó thực tế lượng nước sinh hoạt tính trung bình trên đầu người tại các buôn là rất ít, nước ở đây được lấy từ những giếng sâu hoặc từ nước mạch về với số lượng ít chỉ dùng để nấu ăn, đây là điều khó có thể thực hiện cho đồng bào dân tộc Ê đê tại vùng sâu và vùng xa. Như vậy vấn đề xây dựng các trạm nước đảm bảo hợp vệ sinh cho cộng đồng người Ê đê là việc làm rất cần thiết để không những cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân mà còn tránh được bệnh giun và tránh các bệnh đường tiêu hóa khác.



Theo một nghiên cứu khác về sự ô nhiễm ký sinh trùng trên rau sống của Lê Thị Kim Ngọc (2007), về rửa rau cho biết, nếu rửa rau bằng nước thường sau 1 lần còn 97,1% mầm bệnh ký sinh trùng; nếu rửa 3 lần vẫn còn 51,9% mầm bệnh [55]. Với điều kiện tại các buôn làng Ê đê có 82,77% số hộ sử dụng nước giếng đào. Giếng đào có độ sâu từ 5-10 mét chiếm 5,26%, từ 11-15 mét có 25,66%, từ 16-20 mét có 39,47% và >20 mét 29,61%. Nước giếng đạt tiêu chuẩn vệ sinh 10,66% và không đạt vệ sinh 89,33% (Đào Xuân Vinh 2000) [110]. Qua đây thấy được nước sinh hoạt của người dân tộc Ê đê tại các buôn làng không những thiếu về số lượng cũng như chất lượng nước sinh hoạt hằng ngày. Đây là sự thách thức của nhiều ngành khi nghiên cứu về cộng đồng Ê đê cũng như cộng đồng người Tây Nguyên nói chung về vấn đề môi trường và nước sạch.

+ Thói quen không đi giày hoặc dép trong sinh hoạt hàng ngày, tại bảng

3.18 cho thấy nhóm người không đi giày hoặc dép sẽ có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn nhóm có đi giày dép (47,2% so với 32,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,42-2,49.

Khi phỏng vấn sâu chúng tôi thấy rằng do cấu tạo đất đỏ Bazan rất dẻo, dính, rất trơn vào mùa mưa hoặc khi tưới cà phê nên người dân thường xuyên bỏ giầy hoặc dép trong khi làm rẫy vào mùa mưa hoặc lúc tưới cà phê. Công việc đồng áng của người dân tộc Ê đê lại liên quan mật thiết với mùa mưa, đầu mùa mưa phát nương, rẫy để đón cơn mưa đầu mùa kịp cho trồng tỉa, giữa mùa mưa phải làm cỏ, cuối mùa mưa thu hoạch, nên người đồng bào phải làm nhiều giờ, nhiều ngày ngoài đồng vào mùa mưa. Ngày nay có nhiều hộ đã tham gia trồng cà phê, người dân không chỉ tiếp xúc với đất vào mùa mưa như trước đây mà còn phải làm việc ngoài đồng cả vào mùa khô, đó là mùa tưới cà phê. Từ những lý do trên cho thấy người dân có số giờ lao động ở ngoài đồng ruộng là khá nhiều. Đa số người Ê đê kể cả đàn ông lẫn đàn bà tham gia vào cuộc điều tra đều làm nghề nông nghiệp (93%). Họ là những



người nông dân có rẫy cà phê hoặc làm thuê cho hàng xóm. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Minh Hoàng (2001) ở người dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, không đi dép hoặc giầy sẽ nhiễm giun móc/mỏ gấp 5,17 lần.

Theo nghiên cứu của Phan Văn Trọng (2002), cho thấy nhóm đi chân đất có nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ gấp 3,5 lần so với nhóm không đi chân đất [98].

+ Thói quen không đi đại tiện vào nhà tiêu tại bảng 3.18 cho thấy nhóm người không đi đại tiện vào nhà tiêu (không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh) có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao hơn nhóm có sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (46% so với 26,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95%, CI dao động từ 1,67-3,43.

Ở vùng nông thôn tại Tây Nguyên, đất vườn rộng, xung quanh nhà trồng cà phê hoặc tiêu có khi lấn sát vào gần nhà. Dưới gốc cà phê là nơi thích hợp cho đi đại tiện ngoài nhà tiêu. Số hộ trong cộng đồng thích sử dụng nhà tiêu đào nông có tỷ lệ khá cao 72,5%. Nhà tiêu đào nông là những hố đào có kích thước khoảng 70 x 70 x 60 cm dùng cây gỗ bắc qua không có mái che nắng, mưa; xung quanh được chắn tấm bạt, làm ngay cạnh những cây cà phê kém phát triển với mục đích tạo điều kiện cho cây phát triển. Thực tế, người dân không biết việc làm như trên sẽ có khả năng phát tán mầm bệnh trứng giun và tạo điều kiện ấu trùng giun móc/mỏ phát triển ở trong môi trường đất, rồi lại xâm nhập vào cơ thể người qua da, mà chỉ biết điều đó sẽ giúp cho cây trồng phát triển tốt hơn. Nhà tiêu này có mùi rất khó chịu vì không có chất độn, mùi khó chịu này tăng lên vào những mùa mưa khi có nắng lên. Từ những kết quả trên, chúng tôi trao đổi với người dân Ê đê tại cộng đồng, họ đều nghĩ rằng: “Nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ là vấn đề cá nhân liên quan đến tiện nghi là chính chứ không phải là một vấn đề công cộng liên quan đến sức khỏe của cộng đồng và sự trong sạch của môi trường sống”. Theo

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí